Giải pháp 3 (giải pháp phụ): Áp dụng hệ thống Ký Quỹ Hoàn Trả cho các Sản Phẩm Bao Bì (vật đựng đồ uống, hộp cactông, v.v).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 89)

Sản Phẩm Bao Bì (vật đựng đồ uống, hộp cactông, v.v).

Giải pháp chỉ có thể áp dụng và thực hiện bởi cơ quan Chính Phủ trung ương, và khi được áp dụng phổ biến sẽ tạo nên những tác động và ảnh hưởng tích cực trong việc thu hồi rác thải vô cơ tại TP Đà Nẵng.

Sự cần thiết của việc tái sử dụng nguồn nguyên liệu từ rác thải

Theo đà phát triển kinh tế của xã hội, nguồn nguyên liệu và năng lượng tiêu hao mỗi ngày một gia tăng để có thể đáp ứng cho nhu cầu của con người. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là nguồn tài nguyên không thể tái tạo như các quặng kim loại, mỏ dầu, than, v.v ) bị khai thác quá mức trong tình trạng kém ý thức và không có điều kiện bảo vệ, các hình thức sỡ hữu chưa rõ ràng, hợp lý, cùng

với hiện nay khi tốc độ công nghiệp hóa đang tăng nhanh vì vậy nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên cũng tăng theo, điều này đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn vật phế thải sẽ tăng lên. Để giải quyết hậu quả đó các quốc gia đã phải tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng. Vì vậy việc “giảm thiểu và tái sử dụng” đang là xu hướng giải quyết các vấn đề về rác thải hiện nay.

Để thực hiện tốt vấn đề trên thì cần phải có biện pháp thu hồi các vật liệu thải có khả năng tái sử dụng (như bao bì các loại đố uống, v.v) thông qua cơ chế giá cả thị trường.

Thí dụ: đối với các chai đựng đồ uống, ở Mỹ, 10 bang đã thực hiện ký quỹ bắt buộc đối với các bao bì nước giải khát và bia. Theo Moore và cộng sự (1989), các bang áp dụng các hệ thống ký quỹ - hoàn trả này (còn gọi là ký quỹ chai) báo cáo rằng 80 – 95% các bao bì ký quỹ, đã được tự nguyện hoàn trả để tái chế. Sự kích thích kinh tế (5 – 10 cent được trả lại cho một bao bì) đủ để tạo ra được các hành vi mong muốn. Ở Đan Mạch – Bộ Trưởng môi trường đã ban hành một lệnh bắt buộc, cho phép bán bia và nước ngọt trong các chai có thể tái sử dụng mà người dùng phải nộp tiền ký quỹ. Ở Phần Lan, các hệ thống ký quỹ - hoàn trả đối với bao bì đồ uống rất thành công: số bao bì được hoàn trả lại là khoảng 90%. Ở Thụy Điển, việc tăng tiền ký quỹ các can bia nhôm gấp đôi, đã làm tăng tỷ lệ can được trả lại từ 70% đến hơn 80% (OECD 1989).

Hiện nay, tại Việt Nam thì cũng có một số áp dụng hệ thống ký thác hoàn trả trong quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường: Ngày 22/10/1999 Liên Bộ Tài chính – Công nghiệp – Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành thông tư số 126/1999/TTLB-BTC-BCN-BKHCNMT hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Và các văn bản pháp luật cũng được áp dụng: Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09-8-2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Điều 30, chương II của Nghị Định quy định về “Vi phạm các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường”.

Bảng 4.19. Các Loại Vật Liệu Có Thể Thu Hồi Được Từ Chất Thải Rắn Sinh Hoạt.

Loại vật liệu Dạng chất thải Đơn giá thu hồi

Nhôm Lon nước giải khát, bia, đồ hộp 350 – 400 đồng/lon Giấy Giấy báo, các tông, giấy hỗn hợp, bao bì,

giấy in máy tính, giấy tạp chí…

2800 – 4000 đồng/kg đồng/kg Nhựa Chai nước giải khát, bình sữa, ống dẫn nước,

v.v

6500 – 8000 đồng/kg đồng/kg Thủy tinh Các loại chai lọ thủy tinh 900 đồng/kg Kim loại Đồ hộp, máy móc gia dụng, nhôm, đồng, chì,

v.v

10000 – 11000 đồng/kg đồng/kg

Nguồn tin: kết quả điều tra và tổng hợp

Áp dụng hệ thống ký thác hoàn trả: Hiện nay, trong cả nước nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng, Hệ thống ký thác hoàn trả là một công cụ chưa được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, với những hiệu quả, tính ưu việt và tính khả thi của công cụ, chúng ta cần xây dựng kế hoạch và phương pháp quản lý chất thải hiện nay thông qua hệ thống này.

Xác định những người tham gia trong hệ thống này và chức năng hoạt động. Cơ quan kiểm soát của chính phủ: Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm lập ra một phòng ban chuyên trách về việc chứng nhận số lượng hàng hóa đăng kí lệ phí ký thác cho các nhà phân phối đầu tiên trước khi đưa lượng hàng này vào trong lưu thông. Cuối chu trình vận hành, các nhà phân phối đầu tiên phải chứng minh xác thực số lượng kiện hàng được hoàn trả lại. Và hoàn trả lại số tiền đã ký thác theo đúng số lượng kiện hàng hoàn trả. Nếu số lượng kiện hàng hoàn trả thấp hơn lượng ký thác thì số tiền không được hoàn trả do thiếu số lượng sẽ được dùng cho các hoạt động thu hồi trung gian khác. Chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả chính sách qua từng giai đoạn và đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn .

Các nhà phân phối đầu tiên: Đây là các nhà sản xuất sản phẩm, nhà đóng chai các sản phẩm có nghĩa vụ phải đăng ký số lượng sản phẩm ký thác trong từng tháng, quý hoặc năm.Và phải đóng một lượng tiền ký thác theo quy định. Sau khi nhận được

lượng và phải có sự xác minh của Sở Tài Nguyên và môi trường. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết khác thì nhà phân phối đầu tiên sẽ nhận lại số tiền đã ký thác theo đúng số kiện hàng được hoàn trả. Số lượng kiện hàng được hoàn trả sẽ được tái chế tại công ty.

Các nhà bán lẻ : Nhà bán lẻ khi nhận lượng hàng từ các nhà phân phối đầu tiên thì phải trả thêm một lượng tiền ký thác theo quy định ngoài giá trực tiếp của sản phẩm. Và số tiền ký thác này phải thấp hơn số tiền ký thác của các nhà phân phối đầu tiên. Nhà bán lẻ cũng có trách nhiệm là thu hồi lại số lượng kiện hàng đã ký thác được đưa vào trong lưu thông từ người tiêu dùng và các đại lý thu hồi trung gian. Sau đó, lượng hiện hàng này sẽ được hoàn trả lại nhà các nhà phân phối đầu tiên để nhận lại số tiền đã ký thác.

Người tiêu dùng : Số tiền ký thác sẽ giảm dần theo bậc thang trong quá trình phân phối sản phẩm, người tiêu dùng sẽ đóng lượng tiền ký thác thấp nhất để đảm bảo lượng tiêu dùng sản phẩm không giảm nhưng hồi và hoàn trả về các nhà phân phối đầu tiên. Lượng tiền ký thác này phải lớn hơn giá thu hồi tự phát trong xã hội để gia tăng khả năng kiện hàng được thu. Người tiêu dùng có thể bán lại kiện hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hoặc bán lại cho các đại lý thu hồi trung gian với giá thấp hơn.

Các đại lý thu hồi trung gian : Bao gồm các đại lý ve chai (bao gồm những người đi thu gom rác riêng lẻ khác) đang hoạt động và cả các đại lý do các cơ quan nhà nước hoặc các công ty hoạt động phi lợi nhuận lập ra chịu trách nhiệm thu hồi số kiện hàng

đã đăng ký ký thác đang lưu thông sau khi sử dụng. Một chi phí dành cho các hoạt động này được trích ra từ số lượng kiện hàng không được hoàn trả.

Các khu tái chế: Các khu tái chế thu hồi các kiện hàng không ký thác và cả các kiện hàng đã được ký thác nhưng các nhà phân phối đầu tiên không có chức năng tái chế.

Các tổ chức tài chính hoạt động phi lợi nhuận : Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, song trên nguyên tắc hoàn vốn và bù đắp chi phí quản lý. Quỹ sẽ cho các đơn vị và cá nhân vay vốn để thực hiện các dự án, hoạt động giảm thiểu chất thải từ nguồn, tái sử sụng và tái chế chất thải bao gồm cả công tác giáo dục môi trường, trong đó ưu tiên cho các hoạt động tái chế vỏ đồ uống, kim loại. Quỹ chủ yếu do nhà Nước thành lập và sẽ kêu gọi đầu tư từ các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận khác vì môi trường trên thế giới.

Xác định đối tượng và lệ phí: Tất cả các loại nước uống như lon bia, lon nước ngọt, v.v có vỏ làm bằng nhôm.

Lệ phí ký thác đối với người tiêu dùng (≥ 350 đ/lon) Lệ phí trực tiếp : 400 VNĐ

VAT: 5% là 20 VNĐ Tổng : 420 VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và cứ tiếp tục thì lượng tiền ký thác sẽ lớn dần theo thứ tự Người tiêu dùng => Nhà bán lẻ => Các nhà phân phối đầu tiên.

Tiền hoàn trả chỉ khi nào có sự hiện diện của đối tượng ký thác (ở đây là vỏ lon nước ngọt, lon bia, v.v) . Trình tự ký thác và hoàn trả thể hiện qua hình (4.8).

Điều kiện thực hiện: Để thiết lập phần lớn các hệ thống ký thác hoàn trả, cần phải có cơ cấu tổ chức mới để điều hành việc thu gọn và tái chế các sản phẩm và các chất cũng như để quản lý các công việc tài chính. Điều này yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia và địa phương phối hợp thiết lập nên hệ thống này.

Bên cạnh đó cấn áp dụng hệ thống pháp luật song song với qúa trình thực hiện. Đó là quy định về xử phạt hành chình đối với các sản phẩm bao bì đã qua sử dụng. (Điều 30-chương II, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09-8-2006 của Chính phủ).

Khu tái chế

Nhà phân phối đầu tiên

Cơ quan kiểm soát Chính Phủ (chứng nhận đăng kí) Nhà phân phối đầu tiên Các tổ chức phi lợi nhuận Người bán lẻ Người bán lẻ (NBL) Người tiêu dùng (khách hàng) Các điểm thu hồi trung gian Xác nhận hoàn trả Nhà PP đầu tiên trả cho NBL NBL trả cho khách hàng Khách hàng trả cho NBL NBL trả cho nhà PP đầu tiên Khách hàng trả cho người thu hồi

Hình 4.8. Sơ Đồ Quy Trình Vận Hành Hệ Thống Kí Thác Hoàn TRả Cho Các Loại Bao Bì Nước Uống.

Nguồn tin: thu thập và tổng hợp Lợi ích khi thực hiện hệ thống kí thác hoàn trả:

nhôm, (tương tự cho các loại nhựa, thủy tinh, kim loại khác, v.v)

Các phương tiện tái chế và sử dụng lại ở mức độ cao làm cho các tài nguyên được bảo tồn và giảm thải luợng rác thải.

Hệ thống ký thác hoàn trả cũng mang lại những lợi ích xã hội dưới dạng thu nhập được phân phối lại trong một bộ phận dân cư mà không cần có người làm. Trong hệ thống này thì những người thu mua, quản lý cũng như người tiêu dùng đều được hưởng một phần tiền hoàn trả.

Khuyến khích những người tiêu dùng hàng hóa không thải rác bừa bãi. Trong trường hợp những người tiêu dùng không cần lấy lại số tiền đã ký quỹ đó và họ cứ thải bỏ những bao bì này, thì những người nghèo kiếm sống họ sẵn sàng thu nhặt chúng mang đến trung tâm tái chế để thu khoản phí đó => tính hiệu quả của DRS.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 89)