Mối quan hệ giữa chất thải rắn phát sinh, dân số, GDP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 59)

- Kết luận: Qua biểu đồ hình 4.4, ta thấy thành phấn chất thải rắn sinh hoạt gồm 3 phần chính: hữu cơ, vô cơ và loại khác Trong đó, lượng rác hữu cơ chiếm tỷ

4.3.3.Mối quan hệ giữa chất thải rắn phát sinh, dân số, GDP

Bảng 4.7. Tình Hình Biến Động CTR Phát Sinh, dân số và GDP (2002 – 2006). Khoản mục ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng lượng chất thải rắn Tấn 194.100 217.000 240.366 252.422 263.60 1 - Tốc độ PTLH % 120 112 111 105 104 - Tốc độ tăng LH % 20 12 11 5 4 Dân số Người 741.214 752.439 764.549 779.017 792.895 - Tốc độ PTLH % 101,40 101,51 101,61 101,89 101,78 - Tốc độ tăng LH % 1,40 1,51 1,61 1,89 1,78 GDP Tỷ 6.652 7.774 9.065 11.547 13.869 - Tốc độ PTLH % 117 117 123 121 120 - Tốc độ tăng LH % 17 17 23 21 20

Nguồn tin: Công ty môi trường đô thị và NGTK – cục thống kê TP Đà Nẵng Để so sánh sự tương ứng giữa việc tăng lượng chất thải rắn, dân số và GDP ta có thể sử dụng biểu đồ hình 4.5

Hình 4.5. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Của CTR So Với Dân Số Và GĐP Của TP.

0 5 10 15 20 25 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn tin: Kết quả tính toán

- Nhận xét: Qua biểu đồ hình 4.5, ta thấy dân số và GDP càng tăng thì lượng chất thải rắn cũng tăng theo. Nhìn chung, trong giai đoạn 2002-2006, tốc độ tăng bình quân của chất thải rắn là 10,4%, tốc độ tăng dân dố là 1,7%, tốc độ tăng GDP 19,6%. Như vậy cứ tăng 1% dân số thì lưọng chất thải rắn tăng 6,2% (theo tỉ lệ 1:6), và GDP tăng 11,52%. Đây là sự chênh lệch khá lớn, nó phản ánh đúng xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng ta cần hạn chế lưọng rác thải tăng thêm này, vì theo ứơc tính của công ty môi truờng Đô Thị TPĐN thì khi phát sinh thêm 1% lượng chất thải rắn thì đồng nghĩa với việc bỏ ra gần 365 triệu đồng để thu gom toàn bộ lượng rác thải phát sinh và đây là một con số không nhỏ. Vì vậy, bài toán về chi phí luôn phải được giải quyết một cách tốt nhất.

- Nguyên nhân: Thực tế cho thấy, nền kinh tế Đà Nẵng đang ngày càng phát triển, với tốc độ quy hoạch đựơc xem vào hàng lớn nhất của cả nước. Do đó, Đà Nẵng không chỉ là nơi thu hút các nhà đầu tư mà còn là nơi thu hút nhiều lực lượng lao động ở các tỉnh, bên cạnh đó với lợi thế có nhiều khu danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá nổi tiếng và bờ biển đẹp đã thu hút một lưọng đông khách du lịch, cùng với mức độ tăng dân số của TP Đà Nẵng thuộc hàng cao, đã khiến cho lưọng chất thải của thành phố không ngừng tăng. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trưòng là

không thể tránh khỏi, điều đó chắc hẳn rằng sẽ ảnh hưỏng đến các hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của người dân. Cụ thể:

Sự gia tăng dân số: theo thống kê tổng dân số TP Đà Nẵng năm 2002 là 741.214 người, năm 2003 là 752.439 người và đến năm 2006 tăng đến 792.895 người, tốc độ tăng dân số bình quân là 1,7%, đây cũng là một mức tăng cao. Dẫn đến nhu cầu của xã hội về việc thải bỏ chất thải nói chung và rác thải nói riêng sẽ tăng cao và lượng chất thải rắn tăng cao là điều tất yếu.(bao gồm mức tăng dân số tự nhiên cộng thêm số lượng người nhập cư cũng rất lớn).

Nền kinh tế phát triển, làm cho đời sống người dân ngày một nâng cao hơn. Cụ thể: năm 2002, GDP đạt 6.652.260 triệu đồng, năm 2003 đạt 7.774.633 triệu đồng và đến năm 2006 tăng đến 13.869.063 triệu đồng. Do đó mức sống và nhu cầu tiêu dùng của ngưòi dân cũng tăng theo, điều đó đồng nghĩa với việc thải bỏ (xả thải) cũng tăng theo và thành phần rác thải cũng đa dạng và phưc tạp hơn.

Ngành du lịch TP Đà Nẵng đang ngày càng phát triển với bãi biển đẹp và nhiều danh lam thắng cảnh và cũng đang được tập trung đầu tư, nhiều công trình, sản phẩm mới được xây dựng. Các khách sạn - nhà hàng lớn và cao cấp như Furama, Bamboogreen, khu du lịch Bà Nà - Suối mơ, Suối Lương, v.v đã đưa vào khai thác, tạo sức hấp dẫn mới để thu hút du khách. Tổng lượng khách du lịch ước thực hiện 5 năm khoảng 2.716,4 nghìn lượt khách, tăng bình quân 11%/năm. Vì

vậy lượng rác thải do các hoạt động giải trí, vui chơi, mua sắm theo đó cũng tăng lên, góp phần làm tăng lượng rác thải sinh hoạt nói chung.

Tuy nhiên lượng rác thải ở các quận huyện là khác nhau. Trên đây là mức phát sinh rác thải cho toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 59)