Chương II: CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức thanh tra Nhà nước chuyên
ngành
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Quyết định xử phạt phải ghi rừ ngày, thỏng, năm ra quyết định; họ, tờn, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.
Trường hợp phạt tiền thỡ trong quyết định phải ghi rừ mức tiền phạt; cỏ nhõn, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt;
trong trường hợp nộp tiền tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong biờn bản về vi phạm hành chớnh phải ghi rừ ngày, thỏng, năm, địa điểm lập biờn bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng hàng hóa, vật phẩm bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rừ họ, tờn, địa chỉ người bị hại.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.
Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
4. Trường hợp tịch thu hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biờn bản, trong biờn bản phải ghi rừ tờn, số lượng, tỡnh trạng, chất lượng của hàng hóa, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định
thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
6. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.