Giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 74)

- Phản ứng người dân trong việc nộp phạt khi không thực hiện chương trình phân loại rác tại nhà:

4.5.2. Giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP

Sự cần thiết của việc phân loại rác tại nguồn

Qua việc xem xét thực trạng rác thải tại TP ta thấy lượng chất thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất cao hơn 90% trong tổng lượng rác phát sinh của TP. Nếu việc phân loại rác được thực hiện tốt sẽ làm giảm đi một gánh nặng rất lớn cho công tác thu gom, xử lý , đồng thời việc phân loại rác cũng là một hành động tiền đề để chúng ta thực hiện cơ chế 3R, biến rác thành nguồn nguyên liệu, nguồn tài sản có giá trị. Việc xử lý rác làm phân Compost chỉ có thể thành công khi việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện. Phân loại rác tại nguồn là sự đảm bảo cho chất lượng của nguyên liệu đầu và dẫn đến tăng chất lượng sản phẩm chế biến. Việc phân loại rác tại nguồn, còn làm giảm chi phí trong quá trình xử lý rác sản xuất phân compost. Vì vậy cần tiến hành tăng cường phân loại rác theo từng hộ gia đình. Thông qua việc triển khai hệ thống phân loại tại nguồn sẽ huy động được sự tham gia của mỗi người dân vào hoạt động quản lý CTR và bảo vệ môi trường. Để hoạt động này có hiệu quả đòi hỏi hệ thống quản lý CTR phải thực hiện đồng bộ từ khâu thu gom, phương tiện thu gom, vận chuyển, cơ sở tiếp nhận và xử lý. Tóm lại, phân loại rác thải chính là tiền đề đóng vai trò rất quan trọng cho việc tái chế và xử lý rác thải:

Các chất hữu cơ tự nhiên như lá, cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,... là những thứ rất chóng phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường (gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc). Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.

Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa, v.v có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.

Các chất vô cơ như bao bì, giấy, nhựa, v.v có thể sử dụng lại làm nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất.

Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. Để rác thải trở nên hữu ích thì đầu tiên phải phân loại rác tại nguồn.

Xây dựng kế hoạch thực hiện:

Mục tiêu : rác có thể phân thành 2 loại chủ yếu: rác thực phẩm và rác thải còn lại.

Chương trình thực hiện với 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: xây dựng kế hoạch - Các bước tiến hành:

- Bước 1: tiến hành điều tra thu thập ý kiến người dân trong việc cung cấp các thông tin về lượng rác thải của các hộ, phản ứng trong việc đồng ý phân loại rác, việc chấp hành chương trình này như thế nào, v.v.

- Bước 3: giải pháp để có thể tách rác thải thành 2 loại chủ yếu, đó là chất thải rắn thực phẩm và chất thải rắn còn lại.

Giai đoạn 2: thực hiện chương trình: Đây là giai đoạn đòi hỏi việc huy động các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính vào hoạt động :dựa vào

- Phản ứng của người dân trong quá trình thực hiên: ủng hộ hay phản đối - Thái độ của các đối tượng tham gia (đã đề cấp ở trên)

- Sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên.

- Kết hợp việc thực hiện Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Phân Compost Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả đạt được của chương trình đã đề ra.

Nhận dạng những mặt đã thực hiện được và chưa được, từ đó có hướng giải quyết trong tương lai. (Lợi ích từ việc sản xuất phân compost từ rác thải).

Ngoài ra, để chương trình trên thực hiện tốt cần thực hiện đồng thời các biện pháp: Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn , TP

sẽ

hỗ trợ chương trình bằng cách trang bị cho mỗi hộ gia đình là thùng rác kém với túi chứa rác (2 túi/ngày với 2 màu khác nhau: túi màu xanh chứa rác hữu cơ, túi màu vàng chứa các loại còn lại) và cho trường học các thùng 240L trong thời gian 6 tháng (thùng xanh chứa các chất hữu cơ dư thừa và thùng màu vàng chứa các chất thải còn lại có khả năng tái chế.).

Áp dụng khung pháp lý quy định các mức phạt khi người dân không phân loại rác ngay tại hộ gia đình. Căn cứ trên quyết định số 63/2007/QĐ-UBND quy

định mức thu và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng, điểm a.16 khoản 4, chương III của Thông tư số 97/2006/TT-BTC quy định về thu phí vệ sinh và điều 14,15 v à 26, chương II, Nghị định số 81/2006/N Đ-CP. Áp dụng mức phạt cho từng đối tượng cụ thể được thể hiện qua bảng 4.12, 4.13, và 4.14. Bằng cách:

Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho phương tiện đến từng nhà đem các túi rác đó đi. theo giờ cố định: buổi sáng từ 5h30 đến 7h và buổi chiều từ 7h đến 8.h30. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ngay hôm sau sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Và việc kiểm tra có phân loại rác hay không sẽ do người thu gom đảm nhiệm.

Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt, v.v thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.

Kết hợp giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản

lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường.

Bảng 4.12: Quy Định Mức Phạt Đối Với Hộ Gia Đình Không Sản Xuất Kinh Doanh.

Đối tuợng Đơn vị tính Mức phạt

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 90.000

Chung cư cao cấp Đồng/hộ/tháng 60.000 Nhà tập thể, nhà tạm, chung

cư thu nhập thấp

Đồng/hộ/tháng 35.000

Ghi chú: Mức phạt = mức thu phí*5; mức phạt ở đây là chưa kể đến mức thu phí vệ sinh hằng tháng.

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Bảng 4.13: Quy Định Mức Phạt Đối Với Hộ Gia Đình Sản Xuất Kinh Doanh Tại Nhà

Đối tuợng Đơn vị tính Mức phạt

Nhóm 1: Kinh doanh vật liệu xây dựng, ăn uống, rau, hoa, quả

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 215.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 180.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 155.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 130.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 110.000

Nhóm 2: Kinh doanh điện máy, lương thực, thực phẩm, may mặc, chim, cá cảnh

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 190.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 165.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 140.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 120.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 100.000

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 180.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 155.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 130.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 105.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 85.000

Ghi chú: Mức phạt = mức thu phí*5; mức phạt ở đây là chưa kể đến mức thu phí vệ sinh hằng tháng.

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Bảng 4.14: Quy Định Mức Phạt Đối Với Trường Học, Nhà Trẻ, Cơ Quan Hành Chính Sự Nghiệp, Trụ Sở Làm Việc của Doanh Nghiệp.

Đối tuợng Đơn vị tính Mức phạt

Trường hợp lượng rác thải dưới 1 m3/tháng Đồng/tháng 490.000 Trường hợp lượng rác thải từ 1 m3/tháng trở

lên

Đồng/m3 rác 500.000

Ghi chú: Mức phạt = mức thu phí* 5; mức phạt ở đây là chưa kể đến mức thu phí vệ sinh hằng tháng.

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán Đối với cửa hàng, khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống mức phạt là: 640.000 đồng/m3.

Đối với nhà ga, bến tàu, bến xe và các khu vực khác thì mức phạt là: 590.000 đồng/m3.

Đối với các hộ buôn bán nhỏ ở vỉa hè thì mức phạt là: 5000 đồng/ngày.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w