Sự biến động của rác thải ở các quận huyện trong TP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 63)

- Kết luận: Qua biểu đồ hình 4.4, ta thấy thành phấn chất thải rắn sinh hoạt gồm 3 phần chính: hữu cơ, vô cơ và loại khác Trong đó, lượng rác hữu cơ chiếm tỷ

4.3.4. Sự biến động của rác thải ở các quận huyện trong TP

Sự phát sinh rác thải ở các quận huyện là khác nhau. Điều đo phụ thuộc vào sự phân bố dân cư, mức thu nhập bình quân và do đặc điểm KT - XH ở các quận huyện.

Bảng 4.8. Chất Thải Phát Sinh Ở Các Quận Năm 2006.

Quận Tổng số dân Lượng rác thải phát sinh Mật độ (người/km2) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) Hải Châu 219.480 27,67 199 29,05 8.650 Thanh Khê 167.835 21,17 178 25,99 17.126 Liên Chiểu 74.228 9,36 109 15,91 855 Sơn Trà 115.890 14,62 75 10,95 1.809 Ngũ Hành Sơn 51.824 6,54 69 10,07 1.347 Cẩm Lệ 163.638 20,64 55 8,03 2.164 Tổng 792.895 100 685 100

Nguồn tin: Công Ty Môi Trường TP Đà Nẵng

Dựa vào số liệu bảng 4.8 ta thấy Quận Hải Châu là nơi có dân cư cao nhất nên mật độ dân số cũng khá cao, khoảng 8.650 người/km2. Mặt khác tại đây được xem như là trung tâm của TP nên tập trung rất nhiểu các cơ sở kinh doanh và các dịch vụ đi kèm, nên ngoài lượng rác thải của các hộ dân sinh sống tại đây còn có rác thải của các nhà hàng, quán ăn, các dịch vụ kinh doanh, v.v. Do đó quận Hải Châu có lượng rác thải cao nhất 199 tấn/ ngày trong 6 quận nôi thành.

Quận Thanh Khê với số dân cao đứng thứ 2, nhưng với diện tích rất nhỏ (chiếm 0.74% tổng điện tích TP), Vì vậy mật độ dân cư tại đây cao nhất và lượng rác thải cũng khá cao 178 tấn/ngày chỉ sau Hải Châu. Nguyên nhân là vì Q. Thanh Khê tuy không tập trung nhiều cơ sở, văn phòng, các dịch vụ nhưng là nơi tập trung các bến xe, nhà ga, sân bay, khách sạn, v.v do vậy lượng rác thải cũng rất cao.

Quận Cẩm Lệ tuy dân số đúng thứ 3 nhưng mật độ dân số chỉ tương đối 2.164 người/km2 và lượng rác thải thì ít nhất khoảng 55 tấn/ngày. Bởi lẽ, đây là quận mới được tách từ quận Hải Châu và là quận giáp với ngoại thành nên kinh tế chưa phát triển mạnh và mức sống của người dân thì chưa cao nên tổng lượng rác thải sinh hoạt là thấp nhất so với toàn TP.

Qua việc xem xét các trường hợp trên, thì Quận Hải Châu và Thanh Khê là nơi tập trung nhiều rác thải nhất vì vậy đòi hỏi chính quyền TP cũng như công ty Môi Trường Đô Thị TP cần phải có những biện pháp quản lý và xử lý hữu hiệu. Để

các hoạt động kinh tế và cả việc xả thải không làm phương hại đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w