1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố hà tĩnh

119 252 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Thực trạng đội ngũ GV tiểu họcdù trình độ đào tạo tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng một số GV vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; Tình trạngvừa thừa vừa thiếu G

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH XUÂN KHOA

Trang 2

Tác giả cũng chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên

Sở giáo dục – đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh; các đồng chí lãnh đạo vàchuyên viên UBND, phòng giáo dục – đào tạo thành phố Hà Tĩnh, các đồngchí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, Tổ trưởng, tổ phóchuyên môn, GV các trường Tiểu học trong thành phố, bạn bè đồng nghiệp đãgiúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS –TS Đinh Xuân Khoa

-người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Dù đã rất cố gắng, song luận văn chắc vẫn còn những thiếu sót nhất định,tác giả rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn thêm của quý thầy cô và ý kiếnđóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 12 năm 2010

Trang 3

TÁC GIẢ

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

5

1.3 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 16

1.5 Những định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 25

2.4 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 54

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO

VIÊN TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

58

Trang 4

3.2 Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố

Hà Tĩnh

59

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ trong dân gian đã có những câu tục ngữ truyền miệng “Khôngthầy đố mày làm nên”, “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, ; chođến nay, trong xã hội hiện đại thì vai trò của người giáo viên (GV) vẫnđược đánh giá với một tầm cao mới, với cách nhìn nhận mới: “Không cóthầy giáo thì không có giáo dục” (Hồ Chí Minh), “Nhà giáo giữ vai tròquyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”[33]

Mục đích của giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) là đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài, nâng cao dân trí nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh Để thực hiện mục tiêu

đó thì phải nâng cao chất lượng GD - ĐT

Giáo dục tiểu học là bậc học cơ bản, nền tảng của hệ thống giáo dụcquốc dân Muốn nâng cao chất lượng GD - ĐT thì cần thiết phải bắt đầu

từ việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì yếu tố quan trọng hàng đầu lànâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáodục “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phảiđặc biệt chăm lo xây dựng, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ GV cũngnhư cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) cả về chính trị tư tưởng, đạo đức

và năng lực chuyên môn nghiệp vụ” [11]

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tiểu học thì trước hếtphải đẩy mạnh và quan tâm hơn nữa công tác nâng cao chất lượng độingũ GV tiểu học Đây chính là lực lượng quyết định chất lượng giáo dụctiểu học

Thời gian qua, giáo dục tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh cóbước phát triển đáng kể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tuy

Trang 6

nhiên, thành phố Hà Tĩnh chưa có đề án nào để nâng cao chất lượng độingũ GV tiểu học mang tầm chiến lược Thực trạng đội ngũ GV tiểu học

dù trình độ đào tạo tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng một số GV vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; Tình trạngvừa thừa vừa thiếu GV vẫn còn; cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữa cácvùng, đặc biệt là cơ cấu GV về trình độ, độ tuổi, giới tính, dạy các mônVăn hóa và các môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ(gọi chung là các môn đặc thù) chưa hợp lý; thực hiện cơ chế thu hútnhân tài chưa thường xuyên; tỉ lệ GV tuổi cao vẫn nhiều; chưa giaoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường trong khâu tuyểnchọn đội ngũ GV; chế độ, chính sách động viên GV còn nhiều bất cập…Chính những tồn tại này đã dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dụctiểu học ở thành phố Hà Tĩnh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu pháttriển sự nghiệp GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay Từ những lý do nêutrên và để phù hợp với thực tiễn công tác của bản thân tôi lựa chọn đề

tài: “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh.” làm đề tài luận văn

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm khảo sát thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển độingũ GV tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể: Công tác phát triển đội ngũ GV tiểu học ở thành phố

Hà Tĩnh

3.2 Đối tượng: Các giải pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học ởthành phố Hà Tĩnh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện hệ thống giải pháp do chúng tôi đề xuất thì sẽ phát

Trang 7

triển tốt đội ngũ GV tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh, góp phần nâng caochất lượng GD - ĐT.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

5.2 Phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GV tiểu học ở thành phố

Hà Tĩnh

5.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học ở thànhphố Hà Tĩnh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, cácchuyên đề đã được học, các công trình và các tài liệu khoa học có liênquan làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

6.2 Nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1 Phương pháp quan sát

Người nghiên cứu tiếp cận và xem xét hoạt động giảng dạy của đội ngũ

GV tiểu học nhằm tìm hiểu về thực trạng chất lượng các mặt hoạt động giảngdạy GV; đồng thời nhờ phương pháp này, ta có thể khẳng định thực trạng việcphát triển đội ngũ GV tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh

6.2.2 Phương pháp điều tra

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc và nội dungchủ yếu là thu thập các số liệu nhằm minh chứng thực trạng chất lượng độingũ GV tiểu học để có cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ

GV tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh

6.2.3 Phương pháp chuyên gia

Trang 8

Xây dựng hệ thống các câu hỏi về tính hợp lý và khả thi của các giảipháp phát triển đội ngũ GV tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh tới các chuyên gia(Lãnh

đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT, CBQL, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng, tổphó chuyên môn, GV cốt cán ở các trường tiểu học thành phố Hà Tĩnh) vớimục đích xin ý kiến của các chuyên gia về tính hợp lý và khả thi của các giảipháp quản lý được đề xuất

6.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số thuật toán thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục

để xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu; đồng thời để đánhgiá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra

7 Những đóng góp của đề tài

Phân tích và làm sáng rõ cơ sở lý luận của các giải pháp phát triển độingũ GV tiểu học nói chung và thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.Chỉ ra được thực trạng của đội ngũ GV tiểu học thành phố Hà Tĩnh, tỉnh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báocáo khoa học của đề tài gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ GV tiểu học ởthành phố Hà Tĩnh

Chương II: Thực trạng đội ngũ GV tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh

Trang 9

Chương III: Các giải pháp triển đội ngũ GV tiểu học ở thành phố

Hà Tĩnh

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 1.1 Lịch sử các vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Theo các nhà kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lê nin thì con người vừa làđiểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, là trung tâm của sự biến đổi lịch sử, là chủthể chân chính của quá trình xã hội Người thầy giáo trong đội ngũ nhà giáovới tư cách là chủ thể trong đổi mới GD-ĐT yêu cầu cần phải có tri thức, cóphương pháp công tác khoa học, có sức khoẻ và đạo đức trong sáng

Trên phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà xãhội học, đặc biệt là giáo dục học đã có nhiều công lao to lớn trong việc nghiêncứu, hoàn chỉnh hệ thống lý luận về công tác quản lý xã hội nói chung trong

đó có hệ thống lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ GV Phát triển độingũ GV là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của công tác QLGD.Trong thời gian qua, nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã quan tâm đếnviệc tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ GV, từ đó họ đã đề xuất đượcnhiều giải pháp có hiệu quả

Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết cho rằng: “Kết quả toàn

bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúngđắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ GV” [25]

V.A Xukhômlinxki khẳng định: “Một trong những giải pháp hữu hiệunhất để xây dựng và phát triển đội ngũ GV là phải bồi dưỡng đội ngũ GV,phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng ngày

Trang 10

càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn GV bằng nhiều nguồnkhỏc nhau và bồi dưỡng họ trở thành những GV tốt theo tiờu chuẩn nhất định,bằng những biện phỏp khỏc nhau” [45].

Một số giải phỏp để nõng cao chất lượng đội ngũ GV mà tỏc giả quantõm là tổ chức hội thảo chuyờn mụn, qua đú GV cú điều kiện trao đổi nhữngkinh nghiệm về chuyờn mụn nghiệp vụ để nõng cao trỡnh độ của mỡnh

V.A Xukhụmlinxki và Xvecxlerơ cũn nhấn mạnh đến biện phỏp dự giờ,phõn tớch bài giảng, sinh hoạt tổ nhúm chuyờn mụn…Trong cuốn “Vấn đềquản lý và lónh đạo nhà trường” V.A Xukhụmlinxki đó nờu rất cụ thể cỏchtiến hành dự giờ và phõn tớch bài giảng giỳp cho thực hiện tốt và cú hiệu quảgiải phỏp nõng cao chất lượng đội ngũ GV Do đú yờu cầu về đào tạo, cơ cấulại đội ngũ GV để thớch ứng với sự thay đổi trở thành ỏp lực thường xuyờn.Khi bàn về cỏc điều kiện cơ bản để phỏt triển giỏo dục như mụi trường kinh

tế giỏo dục, chớnh sỏch và cụng cụ thể chế húa giỏo dục, cơ sở vật chất(CSVC) kĩ thuật và tài chớnh giỏo dục, đội ngũ GV và người học thỡ cỏc nhànghiờn cứu của nhiều nước đều khẳng định GV là điều kiện cơ bản nhất,quyết định sự phỏt triển của giỏo dục Cho nờn nhiều nước đi vào cải cỏchgiỏo dục, phỏt triển giỏo dục thường bắt đầu bằng phỏt triển đội ngũ GV

1.1.2 Cỏc nghiờn cứu ở Việt Nam

Ở gúc độ nghiờn cứu lý luận về quản lý giỏo dục, dựa trờn cơ cở lý luậnkhoa học của Chủ nghĩa Mỏc - Lờ nin và tư tưởng Hồ Chớ Minh, cỏc nhà xóhội học và đặc biệt cỏc nhà giỏo dục học đó tiếp cận hệ thống lý luận quản lýgiỏo dục và quản lý nhà trường chủ yếu dựa vào nền tảng của lý luận giỏo dụchọc Hầu hết cỏc tỏc phẩm về giỏo dục học của cỏc tỏc giả Việt Nam thường

cú một chương về quản lý trường học, cỏc cụng trỡnh tiờu biểu cú đề cập tớichất lượng đội ngũ GV

Trang 11

Phát triển đội ngũ GV cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu ở ViệtNam quan tâm trong nhiều năm qua, đó là các tác giả:

- PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, TS Thái VănThành - Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, tạpchí giáo dục, số đặc biệt, tháng 4/2006

- Nguyễn Anh Dũng - Một số giải pháp phát triển đội ngũ GV THPT huyệnAnh Sơn - tỉnh Nghệ An Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinhnăm 2009

- Lê Công Liêm - Các giải pháp phát triển đội ngũ GV THCS huyện ĐôngSơn, tỉnh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh năm2009

- Phạm Huy Tư - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cáctrường tiểu học thành phố Vĩnh Long Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục,Đại học Vinh năm 2009

Khi nghiên cứu, các tác giả đã nêu lên nguyên tắc chung của việc nângcao chất lượng đội ngũ GV như sau: “Xác định đầy đủ nội dung hoạt độngchuyên môn của GV; Xây dựng hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyênmôn của GV; Tổ chức đánh giá xếp loại chuyên môn của GV; Sắp xếp điềuchuyển những GV không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn” [20]

Từ các nguyên tắc chung, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lýchuyên môn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Bởi do tính chất nghềnghiệp mà hoạt động chuyên môn của GV có nội dung rất phong phú Ngoàigiảng dạy và chủ nhiệm lớp, hoạt động chuyên môn còn bao gồm cả các côngviệc như tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp, sinh hoạtchuyên môn, nghiên cứu khoa học hay nói cách khác, quản lý chuyên môncủa GV thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của người thầy Tùy các mức độ khác nhau, tất cả các đề tài khoa học, các dự án nêu trênđều đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ GV

Trang 12

Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng GV từ lâu đã được các nhà nghiêncứu trong và ngoài nước quan tâm Qua các công trình nghiên cứu của họ,thấy một điểm chung, đó là: Khẳng định vai trò quan trọng của các giải phápphát triển đội ngũ GV trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đây cũng làmột trong những tư tưởng chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta Đối với thành phố Hà Tĩnh, ngoài những văn bản, quy định, Nghị quyết,

đề án mang tính chủ trương đường lối của Thành ủy, ủy ban nhân dân(UBND) thành phố, phòng GD-ĐT về việc tìm các giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ GV tiểu học thì chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này.Vậy làm như thế nào để phát triển đội ngũ GV tiểu học thành phố Hà Tĩnh ổnđịnh về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng được yêu cầuđổi mới của giáo dục? Đây chính là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứutrong luận văn này

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào từnglĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có những cáchhiểu khác nhau về quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” 43

Theo quan điểm triết học, quản lý được xem như một quá trình liên kếtthống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó

Theo quan điểm kinh tế, F.Taylor (1856-1915) - người theo trường pháiquản lý theo kiểu khoa học: “Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa người vớingười, giữa người với máy móc và quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính

Trang 13

xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻnhất" [17]

Nhiều tác giả quan niệm:Quản lý là sự tác động vừa có tính khoa học,vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu.Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: “Quản lý

là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng kế hoạch hóa, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra” [19]

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Trong lịch sử phát triển của khoa học quản lý, QLGD ra đời sau quản lýkinh tế Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quản lý nóichung và QLGD nói riêng Kết quả đã được ứng dụng rộng rãi trong công tácquản lý nhà trường và mang lại một số kết quả nhất định

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể giáo dục (hệ giáodục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa ViệtNam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục, đa hệ giáo dục đếnmục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” 17

Như vậy, bản chất của hoạt động QLGD là quản lý hệ thống giáo dục, là

sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưahoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn

Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục vừa có tính độc lập tương đối và

có nét đặc trưng riêng của mình có quan hệ mật thiết với nhau, tác động tương

hỗ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất Có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:Mục tiêu

HS

Nội dung

CSVC

Phương pháp

GV

Quản lí

Trang 14

Sơ đồ 1: Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục

Sự liên kết của các thành tố trong quá trình giáo dục phụ thuộc rất lớnvào chủ thể quản lý, nói cách khác, người quản lý biết liên kết các thành tố lạivới nhau tạo thành mối quan hệ chặt chẽ để phát huy tác dụng của các thànhtố; biết tác động vào cả quá trình giáo dục hoặc tăng thành tố làm cho quátrình vận động tới mục tiêu đã định, tạo được kết quả giáo dục, đào tạo củanhà trường

1.2.2.Quản lý trường học, trường tiểu học

1.2.2.1 Quản lý trường học

Khoản 2, điều 48 -Luật giáo dục năm 2005 đã ghi rõ: “Nhà trường trong

hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quyhoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục” [33] Trường học là một hệ thống xã hội, nó nằm trong môi trường xã hội và

nó tác động qua lại với môi trường đó “Quản lý nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng HS” và

“Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy và hoạt độnghọc tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác đểdần tiến tới mục tiêu giáo dục”[18]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang : “Quản lý trường học là tập hợpnhững tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, huy động, can thiệp)của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác” [32]

Trang 15

Công tác quản lý trường học bao gồm sự quản lý các tác động qualại giữa trường học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trường

Có thể xem việc quản lý quá trình giáo dục của nhà trường là quản

6 Trường sở và thiết bị trường học

Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động

sư phạm của người thầy, hoạt động học và tự học của trò Song do tínhchất quản lý nhà trường vừa mang tính Nhà nước, vừa mang tính xã hộinên trong quá trình quản lý nhà trường còn bao gồm cả quản lý các hoạtđộng phối kết hợp với các lực lượng xã hội để thực hiện mục tiêu giáodục

1.2.2.2 Quản lý trường tiểu học

Trường tiểu học vừa là một thiết chế xã hội trong quản lý quá trình đàotạo, vừa là một bộ phận của cộng đồng trong hệ thống giáo dục quốc dân Chonên, hoạt động quản lý của trường tiểu học phải thể hiện đầy đủ bản chất củahoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kĩ thuật và nghệ thuậtcủa hoạt động quản lý

Quản lý trường tiểu học là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảngdạy của GV và hoạt động học tập của HS tiểu học; đồng thời quản lý nhữngđiều kiện CSVC và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt mục tiêu củaGD- ĐT

Trang 16

Chủ thể quản lý của trường tiểu học chính là bộ máy QLGD trường họcđứng đầu là Hiệu trưởng Quản lý trường tiểu học chủ yếu gồm quản lý quátrình GD-ĐT; quản lý trường sở, CSVC, thiết bị dạy học; quản lý nhân sự;quản lý hành chính, tài chính; quản lý môi trường giáo dục,

Trong các trường tiểu học hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mốiquan hệ, phối hợp các lực lượng trong quản lý bao gồm:

- Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng do Nhà nước bổ nhiệm chịu tráchnhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường Hiệu trưởng được bổ nhiệmtheo định kỳ, quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng

- Tổ chức Đảng trong nhà trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật

- Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các

tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúpnhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục

- Mỗi trường tiểu học có một GV Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, có trách nhiệm phối hợpvới nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội và các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL)

Mỗi trường tiểu học chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hànhchính của phòng GD-ĐT và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương nơitrường đóng

Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trườngtạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học

Trang 17

2) Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phânbiệt với người thường, không có chức vụ.

Như vậy cán bộ là một thành tố cơ bản của bộ máy Nhà nước, là người

được đào tạo về một chuyên ngành nào đó Nó vừa là động lực, vừa là

phương tiện, và là mục đích của hoạt động cầu nối giữa Đảng, Nhà nước vớiquần chúng

Cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của bộmáy V.I Lê nin khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ cóbản lĩnh, hiện nay đó là vấn đề then chốt: nếu không thế thì tất cả mọi mệnhlệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”[44]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Cán bộ là người đem đường lốichính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chínhphủ hiểu rõ để đặt ra đường lối chính sách cho đúng” [28]

Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh những thành công của cáchmạng cũng như những sai lầm yếu kém trong tổ chức thực hiện đều gắn vớiphẩm chất và trình độ của đội ngũ cán bộ

1.2.3.2 Công chức

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố; trong

cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quânnhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn

vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

Trang 18

đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theoquy định của Pháp luật.” [34].

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-H§H) đất nước, hộinhập quốc tế, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, tác động mạnh trênmọi lĩnh vực đời sống xã hội Trình độ học vấn của nhân dân ngày càng nângcao, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải không ngừng học tập vươn lên Đểphát triển đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” Chủ tịch HồChí Minh nhấn mạnh: “Phải tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đứccách mạng, phát huy tinh thần phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc” Đảng

và Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính cùng với xây dựng chỉnhđốn Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức đáp ứng yêu cầuthời kỳ đổi mới

1.2.4 Giáo viên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên tiểu học

1.2.4.1 Khái niệm về giáo viên

Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994) địnhnghĩa: “Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương” [43].Điều 61, Luật giáo dục năm 2005, nêu: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụgiảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác” [33].Như vậy, GV là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhàtrường hoặc các cơ sở đào tạo khác nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục làxây dựng và hình thành kĩ năng và nhân cách cho người học, đáp ứng yêu cầucủa sự phát triển xã hội

1.2.4.2 Khái niệm về đội ngũ giáo viên

“Đội ngũ nhà giáo trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồmCBQL, GV và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ

đó chủ yếu là đội ngũ GV và đội ngũ quản lý giáo dục”[43]

Trang 19

Như vậy đội ngũ GV là một tập thể người có cùng chức năng, nghềnghiệp (nghề dạy học) cấu thành một tổ chức và là nguồn nhân lực của tổchức đó; cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu GD-ĐT đã đề ra chotập thể đó; họ làm việc theo kế hoạch đồng thời chịu sự ràng buộc của nhữngquy tắc hành chính của ngành và theo quy định của pháp luật.

1.2.4.3 Khái niệm về đội ngũ giáo viên tiểu học

Tập hợp giáo viên của một trường tiểu học gọi là đội ngũ giáo viên củatrường tiểu học đó Tập hợp giáo viên của một thành phố gọi là đội ngũ giáoviên của thành phố đó Khi nói đến đội ngũ giáo viên tiểu học ta phải hiểu vàxem xét trên quan điểm hệ thống Đó không phải là một tập hợp rời rạc, màcác thành tố trong đó có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bởi những cơ chếnào đó Vì vậy, mỗi tác động vào các thành tố đơn lẻ của hệ thống vừa có ýnghĩa cục bộ vừa có ý nghĩa toàn thể

Đội ngũ GV tiểu học là một bộ phận rất quan trọng trong một tập thể sưphạm của trường tiểu học Đội ngũ GV trong nhà trường tiểu học là lựclượng chủ yếu để tổ chức quá trình dạy học và giáo dục Chất lượng dạy học,giáo dục cao hay thấp trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ GV

1.2.5.Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Tuy nhiên, để có những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ

sở lí luận và thực tiễn đáng tin cậy

Trang 20

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta có thể hiểu: Để đạtđược mục đích hoặc cho ra một kết quả nào đó phải có một hệ thống các cáchthức tiến hành cụ thể trong hoạt động thực tiễn hay nói cách khác là phải cócác giải pháp.

1.2.5.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Từ vấn đề nêu trên, ta có thể hiểu: Giải pháp phát triển đội ngũ GV tiểuhọc là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi vềchất

lượng trong đội ngũ GV tiểu học

Cho nên muốn phát triển đội ngũ GV tiểu học thì nhà quản lý giáo dụccần có một hệ thống các cách thức hoạt động thực tiễn, hay nói cách khác đó

là hệ thống các giải pháp phù hợp

1.3 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

1.3.1.1 Vị trí của trường tiểu học

Điều 2, Điều lệ trường tiểu học quy định: “Trường tiểu học là cơ sở giáodục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tàikhoản và con dấu riêng.” [3]

Tiểu học là bậc học đặt nền tảng ban đầu trong việc hình thành, pháttriển nhân cách của con người Đó là cơ sở nền tảng vững chắc cho giáo dụcphổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu học đảm nhận

HS 6 đến 14 tuổi được đào tạo giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 [3]

Như vậy trường tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng trọng hệ thốnggiáo dục quốc dân

1.3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

1) Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theomục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành

Trang 21

2) Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyếttật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục vàchống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáodục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu họctheo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhậnhoàn thành chương trình tiểu học của HS trong nhà trường và trẻ em trong địabàn quản lý của trường.

3) Quản lý cán bộ, GV, nhân viên và HS

4) Quản lý, sử dụng đất đai CSVC, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật

5) Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiệnhoạt động giáo dục

6) Tổ chức cho cán bộ quản lý, GV nhân viên và HS tham gia các hoạtđộng xã hội trong cộng đồng

7) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [3].

“Tất cả trẻ em học hết tiểu học” là mục tiêu được xếp vị trí thứ 3 trong 8mục tiêu thiên niên kỉ.” của Liên hợp quốc đề xướng năm 2005

“Đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học” “Tỉ lệ trẻ

em người dân tộc trong độ tuổi được đến trường ở tiểu học là 90%” “Giáodục hoà nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo để đếnnăm 2020 có 70% người khuyết tật và 95% trẻ em có hoàn cảnh khó khănđược học hòa nhập”[10]

Như vậy, nhiệm vụ của trường tiểu học còn nhằm phát triển những đặctính tự nhiên tốt đẹp của HS, hình thành ở HS lòng ham hiểu biết và nhữngđặc tính, kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt Củng

cố và nâng cao thành quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi trong cả nước

1.3.2 Vai trò của trường tiểu học trong sự nghiệp GD-ĐT

Trang 22

Điều 27, Luật giáo dục: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trunghọc cơ sở”[33]

Như vậy, vai trò của trường tiểu học đặc biệt quan trọng vì đó là bậc họcđặt nền tảng ban đầu trong việc hình thành, phát triển nhân cách của conngười Đó là cơ sở nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệthống giáo dục quốc dân

1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.4.1 Nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt, là điều kiện tiên quyết biến nhữngmục tiêu chiến lược trở thành hiện thực, thực hiện sứ mạng cao cả của nhàtrường nâng cao chất lương giáo dục, luôn đi tiên phong nghiên cứu và tìm racon đường ngắn nhất, cách thức độc đáo, hiệu quả nhất trong việc giáo dục

HS Coi trọng xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ làchìa khoá đi tới thành công Nhiều quốc gia trên thế giới họ đều đặt đội ngũ

GV vào một vị trí ưu tiên đặc biệt trong cải cách và phát triển giáo dục Pháttriển đội ngũ GV là việc làm hết sức quan trọng nhằm tạo ra hiệu quả của mỗithành viên và hiệu quả chung của tổ chức đội ngũ, gắn với việc không ngừngtăng lên về số lượng và chất lượng của đội ngũ như: có phẩm chất chính trị,đạo đức tốt, vững vàng về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vàđồng bộ về cơ cấu

Phát triển đội ngũ GV một mặt có ý nghĩa là củng cố, kiện toàn đội ngũhiện có, mặt khác còn phải định hướng cho việc phát triển về số lượng, chấtlượng, cơ cấu cho đội ngũ ấy trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.Phát triển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành đáp ứng đòi hỏi yêu cầucủa sự nghiệp GD-ĐT nói chung, từng nhà trường nói riêng

Trang 23

Phát triển đội ngũ GV cũng phải thực hiện các nội dung như: Dự báo độingũ GV, tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, thuyên chuyển, Tuy nhiênphát triển đội ngũ GV là phát triển tập thể những con người có học vấn, cónhân cách phát triển ở trình độ cao Vì thế trong phát triển đội ngũ GV chúng

ta cần chú ý một số yêu cầu chính sau đây:

Phát triển đội ngũ GV, trước hết phải giúp cho đội ngũ GV đó phát huyđược vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năngcủa đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mụctiêu giáo dục đề ra

Phát triển đội ngũ phải nhằm hướng GV vào phục vụ những lợi ích của

tổ chức, cộng đồng và xã hội; đồng thời phải đảm bảo thoả đáng lợi ích vậtchất và tinh thần cho GV

Phát triển đội ngũ GV phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mụctiêu phát triển lâu dài của tổ chức; đồng thời phải được thực hiện theo mộtquy chế, quy định thống nhất trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước

Phát triển đội ngũ GV phải đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương

1.4.2 Vai trò của giáo viên trong trường tiểu học

Xu thế đổi mới giáo dục của thế kỷ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới

về phẩm chất, năng lực và làm thay đổi vai trò, chức năng và nhiệm vụ củangười GV Vì vậy mà trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay thì vị trí vàvai trò của GV phải được nâng lên

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp cho HS cơ sở banđầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học ở bậc học tiếp theo cho nên vaitrò của GV tiểu học đặc biệt quan trọng và có những đặc trưng riêng

Trang 24

Giáo dục tiểu học là bậc học đặtnền móng cho hệ thống giáo dục quốc dânnên toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin hi vọng vàocác thầy cô giáo tiểu học trong việc dạy dỗ HS Đó là những bước đi đầu tiêncủa thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước Chính vì thế cho nên ở nước

ta cũng như tất cả các Quốc gia khác đều quan tâm đến giáo dục tiểu học vàluôn dành cho nó sự quan tâm đặc biệt, nhất là đào tạo GV

Dạy ở tiểu học, vấn đề lựa chọn dạy cái gì cũng quan trong nhưng dạy nhưthế nào mới quan trọng hơn Cho nên giáo dục tiểu học được coi là bậc họccủa phương pháp.Vì vậy, tiêu chí đầu tiên cần có ở người GV tiểu học đóchính là tác phong, cách tư duy, trình bày, cách ứng xử và hơn cả đó chính làlòng yêu nghề mến trẻ GV tiểu học phải là người vừa biết dạy vừa biết dỗ.Bởi nơi đây, các em vừa từ giã vòng tay ấm áp của bố mẹ đến với môi trườngmới, bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân Các em rất cần có sựchăm chút chu đáo với tình yêu thương, trách nhiệm, tay nghề tinh xảo củathầy cô giáo tiểu học GV tiểu học chính là tấm gương mà HS được soi đầutiên Tuy nhiên, đấy chưa phải là những gì có mà đã đủ Để trở thành thầy côkhi bước vào trường sư phạm họ còn được đào tạo, giáo dục tiếp một cáchcông phu Tức là GV tiểu học phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết sâu rộngnhưng phải biết cho trẻ thơ những gì tinh túy nhất, những gì chúng thích đểsau này các em trở thành những con người thật sự có ích cho xã hội Đó chính

là nghệ thuật Dạy-Học của GV tiểu học Về việc này, không ai có thể thay thếđược vai trò của người GV tiểu học Có thể nói không quá rằng đầu tư baonhiêu để đào tạo đội ngũ GV tiểu học cũng chưa xứng với vị trí, vai trò của độingũ này trong sự nghiệp giáo dục

1.4.3 Nhiệm vụ và yêu cầu về trình độ của giáo viên tiểu học

1.4.3.1 Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Điều 31, Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ của GV tiểu học: 1) Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục,

Trang 25

kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS; quản lý

HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạtđộng của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy

và giáo dục

2) Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước HS, thương yêu, đối xử côngbằng và tôn trọng nhân cách của HS; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đángcủa HS; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

3) Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương

4) Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục

5) Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và củangành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phâncông, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp QLGD

6) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng

Hồ Chí Minh, với gia đình HS và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạtđộng giảng dạy và giáo dục [3]

1.4.3.2 Yêu cầu về trình độ của giáo viên tiểu học

Chuẩn trình độ đào tạo là trình độ đào tạo chuẩn được pháp luật quyđịnh cho đội ngũ lao động của một ngành nghề ở một giai đoạn nhất định.Trình độ đào tạo chuẩn sẽ được xác nhận thông qua loại bằng cấp đào tạotương ứng

Điều 33, Điều lệ trường tiểu học quy định về trình độ chuẩn được đàotạo của GV tiểu học:

1)Trình độ chuẩn được đào tạo của GV tiểu học là có bằng tốt nghiệp trungcấp sư phạm

2) Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn được hưởng chế độ

Trang 26

chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tácdụng trong giảng dạy và giáo dục GV chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạođược nhà trường, các cơ quan QLGD tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạttrình độ chuẩn để bố trí công việc phù hợp[3].

1.4.3.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

NGƯT.TS Đặng Huỳnh Mai-NguyênThứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định:

“Xã hội hiện đại quản lý theo chuẩn bởi vì xu hướng chung của thế giới ngàynay là tiến tới toàn cầu hoá và kinh tế tri thức dựa trên nền tảng sáng tạo khoahọc và công nghệ Với GD-ĐT, nền giáo dục của thế kỉ XXI người ta chorằng đó là nền giáo dục dựa trên cơ sở của sự thích ứng với những điều kiệnkhả năng và nhu cầu phát triển xã hội Nhiều nước cho rằng trong thế giớihiện đại trách nhiệm của giáo dục là phải thường xuyên đưa ra những biệnpháp cải cách có nghĩa là xây dựng biện pháp quản lý theo chuẩn Vì vậy việcxây dựng Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học chính là một sự tiếp cận đối vớilĩnh vực đổi mới tư duy trong QLGD hiện đại, quản lý trong điều kiện ViệtNam gia nhập WTO”[2]

* Yêu cầu chuẩn hóa giáo viên tiểu học

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra yêu cầu hiện đại hóa, chuẩnhóa đối với ngành giáo dục nói chung, với việc xây dựng đội ngũ GV nóiriêng Con đường nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học cũng là conđường hiện đại hóa và chuẩn hóa đội ngũ này

Từ trước đến nay khi bàn đến việc chuẩn hóa đội ngũ GV, nhiều ngườimới chỉ chú trọng đến việc đào tạo do Luật giáo dục qui định Điều đó làđúng nhưng chưa đủ Việc chuẩn hóa đội ngũ GV tiểu học nói riêng, đội ngũ

GV nói chung cần được quan niệm rộng hơn Đó là quá trình phấn đấu đểkhắc phục sự không đồng đều của đội ngũ này về mọi mặt, từ phẩm chất đạođức tới trình độ kiến thức văn hóa, kĩ năng sư phạm

Trang 27

Như vậy trình độ đào tạo chỉ là một trong nhiều phương diện người GVphải phấn đấu để hướng tới Đối với những GV đang đứng trên bục giảng, sựphấn đấu không mệt mỏi để cập nhật các kiến thức chuyên môn và kiến thứcvăn hóa chung; sự rèn luyện nỗ lực không ngừng để nâng cao nghiệp vụ sưphạm trong việc dạy người, dạy chữ có ý nghĩa quan trọng nếu không nói làquyết định đối với quá trình phát triển của bản thân họ Quá trình này dựa vàođâu? Theo kinh nghiệm của nhiều nước đã đưa ra chuẩn GV, coi đó là tiêu chí

mà mỗi GV cần vận dụng để xem xét bản thân và xác định con đường tự phấnđấu rèn luyện Quan trọng hơn, đó còn là căn cứ để xây dựng mới chươngtrình đào tạo, đào tạo lại GV của trường sư phạm, là căn cứ để các cấp quản lýxây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm mà GV tiểuhọc cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học được điều chỉnh phù hợp với điều kiệnkinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn [2]

* Mục đích của ban hành chuẩn

Mục đích làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo,bồi dưỡng GV tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm Giúp

GV tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch họctập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ Làm cơ sở để đánh giá GV tiểu học hàng năm theoquy chế đánh giá xếp loại GV Mầm non và GV phổ thông công lập ban hànhkèm theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng BộNội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV tiểuhọc Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GV tiểu học được đánhgiá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng ởmức cao hơn [2]

Trang 28

* Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của chuẩn

Lĩnh vực của chuẩn là tập hợp các yêu cầu có nội dung liên quan trongcùng phạm vi thể hiện một mặt chủ yếu của năng lực nghề nghiệp GV tiểuhọc Trong quy định này chuẩn gồm có 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu.Yêu cầu của chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực củachuẩn đòi hỏi người GV phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểuhọc ở từng giai đoạn Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí Tiêu chí của chuẩn lànội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của chuẩn thể hiện một khía cạnh về nănglực nghề nghiệp GV tiểu học [2]

1.4.4 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Nội dung phát triển GV tiểu học được cấu thành nhiều yếu tố có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Để phát triển đội ngũ GV, chúng ta cần nghiêncứu tìm ra những qui luật chung nhất, các đặc điểm chi phối, những nguyênnhân của thành công và thất bại, từ đó xác định các biện pháp để thúc đẩy sựphát triển của đội ngũ Cụ thể là thực hiện tốt các nội dung sau:

1.4.4.1 Tìm hiểu đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên

Nội dung của bước này là phải hội tụ đủ các chứng cứ cần thiết phục vụcho việc quản lý và phát triển đội ngũ Trong đó có các công việc phải tiếnhành gồm: thống kê và phân tích đội ngũ GV

Khi thống kê, hệ thống các tiêu chí đưa ra phải đảm bảo để sau khi thuthập số liệu đủ để đánh giá được hiện trạng về số lượng, chất lượng và cơ cấuđội ngũ Sau đó, tiến hành phân tích, so sánh theo các tiêu chí, so sánh vớichuẩn chung hoặc với các vùng, khu vực liên quan để rút ra kết luận

Một phân tích hiện trạng được coi là tốt nếu trong đó đã xác định đượccác qui luật chi phối liên quan, từ đó nhìn thấy hướng phát huy những thànhtựu và khắc phục các tồn tại để có bước phát triển tốt và bền vững hơn

Trang 29

1.4.4.2 Dự báo và quy hoạch đội ngũ giáo viên

Để dự báo và quy hoạch đội ngũ GV tiểu học cần thực hiện nội dung sau:

* Phân tích định hướng phát triển giáo dục

Phát triển đội ngũ GV là để phục vụ cho định hướng phát triển GV Dovậy phân tích định hướng phát triển GV là để làm nổi bật những yêu cầu,những mục tiêu mà người GV và cả đội ngũ phải đạt đến từ đó mà đề ra cácmục tiêu, biện pháp phát triển đội ngũ

Khi phân tích định hướng phát triển GV cần tập trung vào các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển GV như:

- Định hướng chỉ đạo của địa phương về GV, đặc điểm kinh tế - xã hội củađịa phương, cơ chế, chính sách GV

- Căn cứ quy hoạch, định hướng phát triển GV mà UBND các cấp xâydựng, để nghiên cứu các chỉ tiêu,giải pháp,điều kiện chi phối đến đội ngũ GV

* Xác định mục tiêu chiến lược của phát triển đội ngũ giáo viên

Việc xác định mục tiêu phát triển đội ngũ GV phải căn cứ trên cơ sởđánh giá hiện trạng đội ngũ hiện có và định hướng phát triển của cấp học.Mục tiêu phải chỉ ra được số lượng GV cần có, cơ cấu, chất lượng cần đạt(Trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, mức độ bồi dưỡng, ) Xác địnhmục tiêu phù hợp, khả thi có tính quyết định đến các chỉ tiêu phát triển

* Xác định các biện pháp phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển đội ngũ GV, xác định các biệnpháp thực hiện để đạt được mục tiêu đó Các biện pháp phải tạo thành một hệthống, có tác động lẫn nhau, liên hệ và thúc đẩy lẫn nhau

Các nhóm giải pháp cần sử dụng là:

- Thứ nhất: Giải pháp về tăng cường số lượng giáo viên.

Trang 30

- Thứ hai: Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

1.5 Những định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

1.5.1 Những định hướng của Đảng, Chính phủ và của ngành GD-ĐT về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.

Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: “GD-ĐT là quốc sáchhàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Pháttriển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội,trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, giữ vai tròquyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [11]

Chỉ thị 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ngày15/6/2004, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộQLGD, đã chỉ đạo: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lươngtâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng địnhhướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH [6]

Đại hội Đảng lần thứ X nói về hợp tác Quốc tế về đào tạo và xây dựngchiến lược GD-ĐT đến năm 2020 nêu rõ: “Tăng cường hợp tác Quốc tế vềGD-ĐT Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêucầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thếgiới”[13]

Với quan điểm giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáodục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diệnnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chăm lo cho sự nghiệp giáodục là trách nhiệm của toàn xã hội, song ngành giáo dục bao giờ cũng giữ vai

Trang 31

trò chủ yếu chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc pháttriển đội ngũ GV nói chung và GV tiểu học nói riêng.

Trên đây là một số nội dung Văn kiện của Đảng liên quan đến công tácxây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu CNH - HĐHcủa đất nước và hội nhập kinh tế Quốc tế Những định hướng đó sẽ là cơ sởvững chắc giúp cho việc tìm ra các biện pháp để xây dựng và phát triển độingũ GV tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.5.2 Những định hướng của tỉnh Hà Tĩnh về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Công tác phát triển đội ngũ GV nói chung và GV tiểu học nói riêng đượcĐảng bộ, các cấp chính quyền và của ngành giáo dục Hà Tĩnh xác định định

rõ đây là mục tiêu số một để nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng độingũ GV là sự phản ánh trực tiếp của chất lượng giáo dục, Nghị quyết 03NQ/TV của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh khẳng định “Giáo viên là nhân

tố quyết định chất lượng giáo dục” [39]

Từ những quan điểm, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo của Đảng

về công tác phát triển đội ngũ GV tiểu học; các cấp lãnh đạo và CBQL cóđược định hướng trong việc dự báo, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

GV Ngành giáo dục đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộQLGD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về

cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhàgiáo, cán bộ QLGD

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục Các cấp ủy Đảng từtỉnh đến các cơ sở thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủtrương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, công tácchính trị tư tưởng, xây dựng nề nếp kỉ cương; coi việc phát triển và nâng caochất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng và củng cố tổ chứcĐảng để thực sự thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường” [14]

Trang 32

1.5.3 Mục tiêu và định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh.

1.5.3.1 Mục tiêu chung:

Xây dựng đội ngũ cán bộ GV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chấtlượng Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và phương pháp giảng dạy, nâng caochất luợng giáo dục toàn diện cho HS Tăng cường nguồn lực và hợp tác quốc

tế về GD - ĐT, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục Xây dựng ngànhGD- ĐT thành phố Hà Tĩnh phát triển toàn diện, vững chắc [9]

1.5.3.2 Một số chỉ tiêu và định hướng cơ bản đến 2015:

- 100% trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

- Triển khai thực hiện thành công đề án nâng cao chất lượng dạy và họcTin học, Ngoại ngữ giai đoạn 2008 - 2013 100% số trường tiểu học cóphòng

máy vi tính với số máy ít nhất là 25 máy/ trường

- Các trường tiểu học tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày

- 100% HS hoàn thành chương trình tiểu học

- 100% CBGV có trình độ đạt chuẩn trong đó trên chuẩn 80%

- Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

- Tỷ lệ Đảng viên trong các nhà trường tiểu học 80%

- Tỷ lệ giáo viên/lớp đối với tiểu học là 1,45 GV/lớp [9]

Từ mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra đó, Thành ủy, Hội đồng nhân dân,UBND thành phố Hà Tĩnh chỉ đạo định hướng phát triển đội ngũ GV tiểu họcnhư sau:

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004, của Ban Bí thưTrung ương và Quyết định 09/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005, của Thủ tướng

Trang 33

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2006-2010”.

Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” kết hợp với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gươngđạo đức, tự học và sáng tạo”, triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng chínhtrị nhằm giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức choCBQL, đội ngũ GV

Tiếp tục đẩy mạnh, củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức cơ sở Đảngtrong trường học, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo; thực hiện tốt công tácphát triển đảng viên mới trong đội ngũ nhà giáo để nâng cao tỉ lệ đảng viêntrong trường học

Đổi mới mạnh mẽ công tác tự học, tự bồi dưỡng kể cả nội dung và phươngthức nhằm đạt hiệu quả cao Động viên cán bộ GV tham gia các lớp học tạichức, từ xa, các lớp bồi dưỡng Ngoại ngữ, Tin học

Đưa công tác đánh giá, xếp loại công viên chức hàng năm đi vào nề nếp,khách quan và có chất lượng để làm cơ sở đưa vào diện quy hoạch, dự nguồn,

có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công tác đề bạt, kiện toàn bộ máy.Thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, tuyển dụng viên chức theo Quyết định số11/2009 và Quyết định số 15/2009 của UBND thành phố

Tổ chức khảo sát, điều tra hiện trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGDhiện có về số lượng, chất lượng chuyên môn, cơ cấu bộ môn, nhân viên phục

vụ theo thông tư 35/2008/TTLT-BGD-ĐT-BNV Tinh giản biên chế, điềuđộng, luân chuyển, sắp xếp đội ngũ GV và cán bộ QLGD theo Nghị định132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 của Chính phủ, nhằm từng bước khắc phụctình trạng thừa, thiếu biên chế ở các cơ sở giáo dục trong cùng cấp học, trongcùng địa bàn; không để tình trạng mất cân đối kéo dài, gây lãng phí Có cơchế thu hút những GV trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức tư cách tốt vềgiảng dạy tại thành phố

Trang 34

Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách của Trung ương và địaphương đã quy định Tham mưu với địa phương để có chế độ bồi dưỡng GVdạy 2 buổi/ngày đúng với công sức họ bỏ ra khi chưa có đủ định biên 1,5 GV/lớp Đặc biệt lưu ý chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo

và CBQL giáo dục, tránh tình trạng sai sót, bất hợp lý gây sự bất công, thiệtthòi cho công chức, viên chức

Kết luận chương I

Trong chương I, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận các chủ trươngđường lối của Đảng, Nhà nước, của ngành GD-ĐT, của Tỉnh ủy, Hội đồngnhân dân, UBND tỉnh Hà Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh về việc phát triển đội ngũ

GV tiểu học Để có giải pháp đúng, ngoài cơ sở lý luận cần phải xuất phát từthực tiễn do đó chúng tôi đã khảo sát thực trạng đội ngũ GV tiểu học thànhphố Hà Tĩnh, vấn đề này được trình bày trong chương II

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở

THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển thành phố

Hà Tĩnh

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành

Thành phố Hà Tĩnh nằm trên trục quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội 350km,cách thành phố Vinh 50 km về phía Bắc Ba phía: Bắc, Tây, Đông của thànhphố giáp huyện Thạch Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên

Vùng đất này, thời cổ xưa là đất Việt Thường; dưới thời Bắc thuộc nằmtrong châu Phúc Lộc; đời Tiền Lê (980-1008) thuộc châu Thạch Hà; đời Lý(1025), có thể thuộc trại Định Phiên; đời Trần - Hồ (1226-1407) thuộc châuNhật Nam; thời thuộc Minh (1407-1427) là đất huyện Bàn Thạch, châu Nam

Trang 35

Tĩnh; từ 1469, vua Lê Thánh Tôn định bản đồ đất nước cho đến đầu đờiNguyễn là đất Thạch Hà, phủ Hà Hoa, Thừa Tuyên Nghệ An.

Năm Tân Mão (1831), niên hiệu Minh mệnh thứ 12, tỉnh Hà Tĩnh đượcthiết lập, tỉnh lị đặt trên đất xã Trung Tiết Tháng 2-1886 Pháp đưa quân vàochiếm tỉnh thành Hà Tĩnh và ra sức xây dựng tỉnh lị thành một trung tâm đôthị đủ điều kiện phục vụ bộ máy cai trị Ngày 03/7/1924, toàn quyền ĐôngDương ra Nghị định thành lập thị xã Hà Tĩnh Cho đến năm 1942, Thị xã HàTĩnh chỉ là một tỉnh lị nhỏ bé với diện tích 247 ha và 4.400 dân

Trước tháng 8/1945, thị xã Hà Tĩnh chưa phải là một cấp hành chính,việc cai trị do chính quyền cấp tỉnh trực tiếp đảm nhiệm Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), thị xã Hà Tĩnh được nâng lên thành đơn vị hành chínhngang huyện, trực thuộc tỉnh với diện tích 1,2 km2 và dân số khoảng dưới5.000 người Năm 1960, thị xã Hà Tĩnh được công nhận là đơn vị hành chínhtương đương cấp thành phố Đến năm 1975, thị xã Hà Tĩnh trực tiếp quản lýhai tiểu khu Bắc Hà, Nam Hà

Năm 1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định nhập 2 tỉnh Nghệ

An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh, thị xã Hà Tĩnh không còn là tỉnh lỵnhưng vẫn được coi là trung tâm chính trị, kinh tế phía Nam của tỉnh

Tháng 9 năm 1989, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định sát nhập 6 xã của huyện Thạch Hàvào thị xã Hà Tĩnh

Tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kì họp thứ 9 - Quốc hội khóaVIII về việc chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh, thị

xã Hà Tĩnh trở lại là trung tâm tỉnh lị của tỉnh Hà Tĩnh, quy mô dân số pháttriển, có điều kiện phát triển đô thị nhanh hơn

Tháng 4 năm 1994, thành lập thêm 2 phường mới Tân Giang và TrầnPhú, thị xã Hà Tĩnh có 4 phường và 6 xã, diện tích tự nhiên 30,6 km2, dân số49.410 người

Trang 36

Đầu năm 2004, Chính phủ có Nghị định mở rộng địa giới hành chính thị

xã Hà Tĩnh lần 2 nhập thêm 5 xã của huyện Thạch Hà vào và nâng cấp một số

xã thành phường Thị xã Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9

xã Ngày 19/7/2006 đô thị Hà Tĩnh được Bộ Xây dựng công nhận là đô thịloại III, đây là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong việc xâydựng và phát triển đô thị thị xã Hà Tĩnh Ngày 28/5/2007 Chính phủ có Nghịđịnh công nhận thị xã Hà Tĩnh là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh

Đến nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, thành phố Hà Tĩnh có16 đơn vị hành chính gồm 10 phường, 6 xã với diện tích tự nhiên 56,32

km2 (trong đó nội thị 24,76 km2), dân số 117.546 người Nội thành có cácphường: Bắc Hà, Nam Hà, Trần Phú, Tân Giang, Hà Huy Tập, Đại Nài,Nguyễn Du, Văn Yên, Thạch Quý, Thạch Linh Ngoại thành có các xã: ThạchTrung, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình [38]

2.1.2 Khái quát về quá trình phát triển kinh tế- xã hội

Hà Tĩnh - Thành phố trẻ là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, xã hộicủa tỉnh, có quá trình hình thành và phát triển trên 175 năm Là đơn vị Anhhùng lực lượng vũ trang nhân dân, thành phố Hà Tĩnh có sự đổi mới, pháttriển và hiện nay là thành viên hiệp hội đô thị Việt Nam

Từ năm 2005 đến nay, nền kinh tế của thành phố phát triển tương đối ổnđịnh, mức tăng trưởng bình quân đạt trên 13% năm, thu nhập bình quân đầungười năm 2006 đạt 712 USD Nét nổi bật là cơ cấu kinh tế trên địa bàn đượcchuyển dịch tích cực, phù hợp với tính chất kinh tế đô thị Công nghiệp - xâydựng chiếm 50,9%, thương mại-dịch vụ 40,53%, nông nghiệp - thuỷ sảnchỉcòn 8,68% Hiện nay thành phố không còn hộ đói, số hộ nghèo còn 6,63%.Thành phố Hà Tĩnh được thành lập sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọngtrong quá trình phát triển đô thị Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh nhà nói chung và thành phố nói riêng Mặt khác, việc thành

Trang 37

lập thành phố Hà Tĩnh là bước phát triển tất yếu, phù hợp với định hướng quyhoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020

Trước mắt và những năm tiếp theo, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với tính chất của nềnkinh tế đô thị, tăng giá trị và tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; khai thác tốt các

cơ sở, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có; quan tâm tạo điều kiện pháttriển các thành phần kinh tế trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý quyhoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị; bổ sung và điều chỉnh quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm2020; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư bỏvốn đầu tư các công trình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn [15].Chính sự phát triển của thành phố Hà Tĩnh về kinh tế, xã hội đã tạo điềukiện thuận lợi cho giáo dục phát triển

2.1.3 Khái quát về quá trình phát triển giáo dục thành phố Hà Tĩnh 2.1.3.1 Về công tác phát triển trường lớp

Hiện nay, toàn thành phố có 18 trường Mầm non trong đó có 2 trường tư thục, 17 trường tiểu học, 10 trường THCS Ngoài ra trên địa bàn còn có 4trường THPT, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm dạy nghề, 1Trung tâm bồi dưỡng chính trị Các trường tiểu học được phân bố đều trên tất

cả 16 phường xã nhưng số HS tập trung nhiều nhất ở các phường nội thànhNguyễn Du, Bắc Hà, Nam Hà; một số trường tiểu học quy mô nhỏ chỉ 5-7 lớpnên số HS ít như Thạch Bình, Văn Yên, Thạch Môn

Bảng số 2.1: Số lượng trường, lớp, học sinh tiểu học thành phố Hà Tĩnh

trường

Số HS

Số trẻ

ra lớp (%)

HS/lớp

Số HS học 2buổi/

ngày (%)

Số HS bán trú (%)

Trang 38

Quy mô phát triển trường lớp ở tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

từ những năm 1994-1995 đến 1998-1999 có 14 trường, đến nay có 17 trường Quan sát bảng 2.1 ta thấy: từ năm học 2005-2006 đến 2006-2007 số HStiểu học trên toàn thành phố có giảm 10 lớp (Từ 216 lớp xuống 206 lớp - giảm

290 HS) do hiệu quả của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên Tỉ lệ huy độngtrẻ ra lớp hàng năm đạt từ 99,4% trở lên (Số HS chưa ra lớp do sức khỏekhông đảm bảo) Tỉ lệ bình quân HS/lớp của toàn thành phố là khoảng 30 đến

31 HS/lớp, các trường ở nội thành phố có số HS vượt 35 HS/lớp như trườngtiểu học Nguyễn Du, Bắc Hà và Nam Hà do quy hoạch các khu đô thị mớitrên địa bàn nên số dân tăng, do tiếp nhận thêm số HS có nhu cầu bán trú màcác trường thuộc xã không có điều kiện đáp ứng

Tuy nhiên, số lớp, số HS qua các năm không có biến động lớn nên khôngảnh hưởng nhiều đến qui mô phát triển cũng như chất lượng dạy - học và cáchoạt động giáo dục khác của các trường tiểu học thành phố Hà Tĩnh

Hiện nay, ngành giáo dục đang khuyến khích các trường tiểu học thựchiện dạy học 2 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mụctiêu giáo dục tiểu học: “phát triển toàn diện” Từ năm học 2007-2008 đến nay,

tỉ lệ HS học 2 buổi /ngày là 100% Số HS tham gia bán trú chủ yếu ở cáctrường nội thành tăng dần ( năm học 2009-2010: 48,3%) CSVC phục vụ bántrú hầu như đang tạm bợ Để đáp ứng được yêu cầu này, ngành giáo dục củathành phố phải xây dựng CSVC, cơ cấu đội ngũ cơ bản đủ về số lượng đểđảm bảo chất lượng dạy học 2 buổi / ngày theo quy định

Trang 39

2.1.3.2 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Từ năm học 2009-2010, các trường tiểu học thành phố Hà Tĩnh có đủphòng học cho các lớp, đa số là phòng học nhà cao tầng, một số phòng học ởnhà cấp 4 ( 16% số phòng) Diện tích khuôn viên tương đối đảm bảo TheoQuyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/2005 thì các phòng chứcnăng được qui định như sau: Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng,phòng Giáo viên, phòng Hoạt động Đội (Truyền thống), phòng Giáo dục nghệthuật, phòng Y tế học đường, phòng Thiết bị giáo dục, phòng Thường trực.Đến nay, các phòng chức năng được đầu tư bằng xây mới hoặc được cải tạo

từ các phòng học cũ có: 15/17 trường có phòng Mĩ thuật và Hát nhạc, có 8/17trường có phòng đọc GV, có 12/17 trường có phòng Y tế học đường Nhưvậy, so với quy định, một số trường số phòng chức năng vẫn còn thiếu và đặcbiệt trang thiết bị cho các phòng chức năng chưa đồng bộ

là do một số GV chưa chú trọng nâng cao các tiết dạy đạo đức, giáo dục kĩ

Trang 40

năng sống cho các em hiệu quả chưa cao và tác động của sự phát triển kinh tế

- xã hội, mặt trái của nó đã phần nào tác động xấu tới ý thức đạo đức HS

Biểu đồ 2.2: Tổng hợp kết quả học lực của HS tiểu học

(Nguồn: Từ phòng GD-ĐT thành phố Hà Tĩnh)

Phân tích số liệu ở biểu đồ 2.2 ta thấy: Tỉ lệ HS xếp loại giỏi năm học2009-2010 đạt 45% (giảm 7% so với năm học 2007-2008); tỉ lệ HS yếu còn0,8% (giảm 0,2% - 0,7% so với năm học 2006-2007; 2005-2006) Nguyênnhân là do đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

HS theo Thông tư 32/TT-BGD-ĐT, ngày 29/10/2009, về việc ban hành quyđịnh đánh giá và xếp loại HS tiểu học Đổi mới theo hướng khuyến khíchtinh thần tự học và ý thức sáng tạo của HS, tránh yêu cầu ghi nhớ một cáchmáy móc, không tư duy và không bền vững Đồng thời giúp GV nhìn nhậnchính xác năng lực của HS để có phương pháp dạy học phù hợp với trình

độ các em và phụ huynh biết được năng lực thật sự của con em mình để cóbiện pháp hỗ trợ kèm cặp thêm

Công tác quản lý dạy học tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh nhìn chungđược quan Chất lượng GD-ĐT ngày càng được nâng lên, công tác bồidưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu được chú trọng Tuy nhiên, chất lượnggiáo dục của các trường có sự khác nhau, các trường nội thành chất lượngkhá hơn nhiều các trường ngoại thành Sự phân hoá này chủ yếu là do cáctrường ở trung tâm có điều kiện chăm lo cho công tác giáo dục hơn cáctrường ngoại thành

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thông báo số 242-TB/TW, kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khoáVIII), phương hướng GD-ĐT đến năm 2020, Hà Nội ngày 15/4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 242-TB/TW, kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khoáVIII), phương hướng GD-ĐT đến năm 2020
5. Bộ giáo dục- đào tạo, Thông tư 32/TT-BGD- ĐT, về việc ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, ngày 29/10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 32/TT-BGD- ĐT, về việc ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
6. Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15/6/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
7. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc hội, ngày 11/6/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc hội
10. Dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020, Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020
11.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2BCH Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2BCH Trung ương khoá VIII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà T ĩnh lần thứ XVI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà "T
16. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH- HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
17. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và Khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và Khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1996
18. Phạm Minh Hạc (1995), Tâm lý học, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1995
19. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
20. Nguyễn Ngọc Hợi-Phạm Minh Hùng-Thái Văn Thành (2005),“Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên”, Tạp chí giáo dục (Số 110/3-2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác bồidưỡng giáo viên”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi-Phạm Minh Hùng-Thái Văn Thành
Năm: 2005
21. Nguyễn Ngọc Hợi, Thái Văn Thành, “Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học”, tạp chí giáo dục, số đặc biệt, tháng 4/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học
23. Hà Văn Hùng, Tổ chức hoạt động giáo dục và thông tin quản lí giáo dục trong xu thế hội nhập Quốc tế, Trường Đại học Vinh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục và thông tin quản lí giáo dục trong xu thế hội nhập Quốc tế
24. Phạm Quang Huân, “Tổ chức hoạt động tự học cho giáo viên phổ thông ”, Tạp chí giáo dục, số 30/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức hoạt động tự học cho giáo viên phổ thông
25. Harold Koontz, Cyril Ơ donnell, Heinz Whrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Ơ donnell, Heinz Whrich
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1994
26. Phạm Minh Hùng, Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
27. Phạm Công Lý, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác dạy học của giáo viên”, Tạp chí giáo dục, số 3, Năm 2001, tr. 4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác dạy học của giáo viên
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w