Quản lí giáo viên Công tác quản lí giáo viên là công việc không thể thiếu được trong hoạt độngcủa người quản lí.Quản lí giáo viên không chỉ đơn thuần là “coi sóc” giáo viên làmviệc phải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN XUÂN PHONG
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
VINH- 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn khoa học đã cơbản hoàn thành bằng sự cố gắng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu của bản thân cùng sựgiảng dạy tận tình của các thày giáo, cô giáo Khoa Sau đại học - Đại học Vinh vàcác nhà khoa học ở các cơ quan nghiên cứu và quản lí trong ngành Giáo dục
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Hữu Cát đã không tiếc thời gian,công sức tận tâm hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này
Trân trọng cảm ơn BGH, các thày giáo, cô giáo Khoa Sau đại học trườngĐại học Vinh, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục đào tạo huyện
Yên Dũng, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
khoa học
Tôi cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Phòng Văn hóa thông tinhuyện yên Dũng đã tạo điều kiện về vật chất, thời gian và động viên tinh thần đểtôi hoàn thành Luận văn này
Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tạo điều kiện của các đồng chíBGH các thầy giáo, cô giáo của các trường Tiểu học trên địa bàn toàn huyện; sựđộng viên của các người thân trong gia đình
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng Luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ thêm củacác thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu của tôi hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Dũng, ngày 01 tháng 10 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Xuân Phong
Trang 3KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Đại học sư phạmGiáo dục và đào tạoGiáo dục phổ thôngGiáo dục tiểu họcGiáo dục thường xuyênNhà xuất bản
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổiPhổ cập trung học cơ sở
Phó giáo sưPhổ thông cơ sởQuản lí giáo dụcSách giáo khoaTrung học cơ sởTrung học phổ thôngTrung học sư phạmTiến sĩ
Ủy ban nhân dân
Trang 4
MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC. 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 9
1.3 Một số vấn đề lí luận của công tác quản lí đội ngũ giáo viên 26
1.3.2 Các vấn đề về lí luận dạy học hiện đại 30
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG. 40
2.1 Vài nét sơ lược tình hình kinh tế chính trị, văn hoá giáo dục của
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng 462.2.1 Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng 462.2.2 Chất lượng đội giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng 46
2.3 Thực trạng công tác quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
2.3.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển 492.3.2 Đánh giá công tác quản lí đội ngũ GVTH ở huyện Yên Dũng 51
Trang 5Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC.
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, sự nghiệpGiáo dục nước ta đã có chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cả vềqui mô và loại hình đào tạo Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệpCNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là tráchnhiệm của toàn Đảng, toàn dân Trong vai trò đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáodục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển nguồnnhân lực phục vụ đất nước”
Xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, đòi hỏi giáo dục cũng phảibiến đổi theo để đáp ứng yêu cầu của xã hội nó đặt ra cho giáo dục những tháchthức không nhỏ về chất lượng giáo dục toàn diện,về cơ cấu ngành nghề, về chấtlượng nguồn nhân lực.Vì thế việc quản lí ngày càng có nhiều phức tạp và nhạycảm mà trọng tâm là quản lí nhà trường
Trong Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết địnhtrong việc đảm bảo chất lượng” [ 24] Để đáp ứng những yêu cầu đó đòi hỏi độingũ giáo viên phải đạt tiêu chuẩn Đối với giáo viên tiểu học đó là chuẩn giáo viêntiểu học, bao gồm: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức, kỹ năng sưphạm Một trong những yêu cầu đó là biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, thực hiện cá thểhoá trong dạy học, mở rộng thông tin kiến thức cho học sinh, dạy cho học sinhcách tự học và phải đảm bảo được mục tiêu của bài học với chất lượng cao nhất cóthể đạt được Về phương pháp giáo dục, Điều 28 khoản 2 Luật Giáo dục 2005 cũng
đã nêu: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồidưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thúhọc tập cho học sinh” [ 24]
Sự nghiệp GD-ĐT nước ta nói chung và Giáo dục Yên Dũng , tỉnh BắcGiang nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn của xã hội về chất lượnggiáo dục, giáo dục phải đáp ứng yêu cầu của xã hội Việc cải tiến, nâng cao chất
Trang 7lượng dạy học của đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên và rất cần thiết vớimỗi giáo viên, mỗi cán bộ làm công tác quản lí giáo dục Song việc làm thế nào đểquản lí được chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng dạy học ở tiểu học nóiriêng là điều mà các nhà quản lí rất quan tâm Cần phải lựa chọn các phương phápquản lí sao cho phù hợp và tối ưu nhất đối với mỗi địa phương là điều hết sức quantrọng để quản lí nhà trường có hiệu quả và phát triển bền vững.
Việc đổi mới giáo dục phổ thông được thực hiện đã thu được một số kết quả
và thành tựu nhất định trong đó có chất lượng giáo dục tiểu học Tuy nhiên trongquá trình đổi mới chương trình GDPT còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫnđến chất lượng dạy học chưa cao Hiệu quả và chất lượng giáo dục phụ thuộc vàochính mỗi giáo viên, mỗi nhà quản lí giáo dục trong công tác giảng dạy và quản lícủa họ, phụ thuộc vào năng lực, sự nỗ lực và lòng nhiệt tình của họ Điều đó đãlàm cho nhiều nhà quản lí băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để quản lí đội ngũgiáo viên tiểu học dạy học có chất lượng, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu hiệnnay của xã hội Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Các giải pháp quản línâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Yên Dũng, tỉnh BắcGiang” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ởđịa phương trong giai đoạn hiện nay
2 Mục đích nhiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và điều tra khảo sát thực tiễn dạy học của giáo viên cấp tiểu học của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đề xuất các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động quản lí nhân lực trong nhà trường và đội ngũ giáo viên tiểu họchuyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyệnYên Dũng, tỉnh Bắc Giang Trong Giai đoạn hiện nay
4 Giả thuyết khoa học.
Nếu đưa ra được các giải pháp quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học có tính khoahọc và thực tiễn phù hợp và khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Trang 8tiểu học của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đáp ứng mục tiêu GDTH trong giaiđoạn hiện nay.
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
- Điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học và thực trạng côngtác quản lí đội ngũ đó ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất những giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểuhọc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ giáo viên tiểu học từ năm học2005-2006 đến nay tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và hoạt động quản línhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này
6 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được kết hợp thực hiện bằng các nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo các Văn kiện, Chỉ thị,Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ GD&ĐT…
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập thông tin, đàm thoạiphỏng vấn, dự giờ - khảo sát thực tế, thu thập số liệu, so sánh, đối chiếu, phân tíchtổng hợp, xử lí thông tin, tổng kết kinh nghiệm
- Các điều tra, khảo nghiệm ; xử lí số liệu bằng phương pháp định tính vàđịnh lượng
7 Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn được cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
tiểu học
Chương 2: Thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Các giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu
học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học
Trang 9CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết đội ngũ giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng,quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo vì “ không có hệ thống giáo dục nàovươn quá tầm của người giáo viên làm việc cho nó”
Trên thế giới, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Singapore… luôn xem giáo viên
là điều kiện tiên quyết của sự nghiệp giáo dục và phát triển giáo dục Vì vậy màkhi quyết định đưa giáo dục Mỹ lên hàng đầu thế giới trong thế kỉ XXI, chính phủ
Mỹ đã lấy giáo viên làm then chốt
Tác giả V.A XuKhomLin cho rằng muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên thì phải dự giờ và phân tích sư phạm tiết dạy Theo ông, người tham gia dựgiờ phải chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm tiết dạy
Ở nước ta hiện nay, các nhà giáo dục học và các nhà sư phạm cũng luônnghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quanđến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhiều tác giả, tiêu biểu như:Trần Hồng Quân, Trần Bá Hoành, Phạm Minh Hạc, Nghiêm Đình Vì, Nguyễn Văn
Tứ, Nguyễn Ngọc Dũng…
Đề tài do TS Nguyễn Thị Quý ( Viện nghiên cứu giáo dục- Trường Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện nhằm khảo sát năng lực giáo viên tiểuhọc đồng bằng sông Cửu Long Theo bà muốn nâng cao năng lực giáo viên cầnthiết phải thực hiện hai vấn đề cơ bản là giáo viên phải có mức lương đủ sống đểnuôi gia đình mà không phải làm thêm nghề khác, giáo viên được bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ thiết thực để nâng cao tay nghề Theo bà, bồi dưỡng giáoviên tiểu học bằng những công việc cụ thể, hoạt động hỗ trợ dạy học ( xây dựngkhối cộng đồng giáo dục: nhà trường- gia đình- xã hội) hỗ trợ tạo điều kiện chogiáo viên thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường thiết bị phục vụ cho việc dạyhọc, đặc biệt đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máychiếu… tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên truy cập tài liệu, thông tin và ápdụng phương pháp dạy học tích cực có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Trang 10Gần đây nhất có dự án phát triển giáo viên thực hành của Bộ GD&ĐT Côngtrình nghiên cứu “ Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên củacác tác giả trong trường Đại học Vinh do PGS-TS Nguyễn Ngọc Hợi chủ nhiệm đềtài đã đề ra được các giải pháp cơ bản, có tính hệ thống, tính chiến lược để nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên Song đề tài này nghiên cứu trên phạm vi rộngvới nhiều đối tương giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông Vì thế nếu đưavào áp dụng trên một địa bàn hẹp thì đòi hỏi phải có những giải pháp sao cho phùhợp với tình hình kinh tế, chính tri, văn hóa và giáo dục của địa bàn đó.
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm về quản lí:
Không phải đến ngày nay người ta mới nói nhiều về quản lí Quản lí đã có từrất xa xưa, sự tiến hóa của các tư tưởng quản lí từ thời tiền sử đến những năm gầnđây người ta mới chú ý đến tính khoa học của quá trình quản lí và dần hình thànhnên các “lí thuyết” về khoa học quản lí
Những tư tưởng quản lí cận đại đã sớm nhận ra tầm quan trọng hàng đầu củanguồn nhân lực và nó vẫn còn có giá trị thực tiễn cho quản lí hiện nay
Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lí cổ điển ra đời trongnền văn minh công nghiệp hiện vẫn đang tồn tại có giá trị thực tiễn rất lớn tronggiai đoạn đang chuyển đổi hiện nay
Đó là thuyết khoa học của Frederick Winslow Taylor xây dựng một khoa học
về quản lí dựa trên bốn nguyên tắc quản lí Việc hợp lí hóa lao động đã mang lạihiệu quả cao, việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp thuộc cấp hoànthành nhiệm vụ của họ, việc tuyển chọn và huấn luyện đội ngũ là yếu tố quyết địnhthành công trong quản lí
Đó là học thuyết của Henri Fayol với học thuyết quản lí tổng quát, ông đã cónhững đóng góp to lớn vào sự phát triển lí luận quản lí Những nguyên tắc quản límang tính phổ quát cao rất quí báu cho công tác quả lí ngày nay
Thuyết quản lí bàn giấy ( quan liêu) được nhà lịch sử xã hội người Đức MaxWeber sáng lập Thuyết này đưa ra phác đồ chi tiết và hợp lí về một tổ chức vẹntoàn, nó có thể nâng cao hiệu quả của một tổ chức này nhưng cũng có thể hạ thấphiệu quả của một tổ chức khác
Quan điểm hành vi ( thuyết quan hệ con người) : Thuyết này ra đời giúp chocon người quản lí ứng xử có hiệu quả hơn với những khía cạnh con người trong tổ
Trang 11chức Nó hướng người quản lí thực hiện cái họ phải làm để lãnh đạo, hướng dẫnngười dưới quyền và giao tiếp với những người dưới quyền như thế nào.
Ngoài ra còn có các quan điểm hệ thống, quan điểm tình huống và một sốthuyết đương đại khác nữa đều quan tâm đến quản lí và hoạt động quản lí như thếnào ở từng giai đoạn khác nhau
Người quản lí là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn nhânlực khác, chỉ dẫn sự vận hành của bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạtđộng có hiệu quả và đạt đến mục đích
Quản lí là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội và conngười Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lí càng lớn Đã có rất nhiềunhững quan niệm khác nhau về quản lí Quản lí là gì? Sau đây là một số khái niệm
cơ bản về quản lí
Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lí là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầunhất định Quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhấtđịnh [ 33]
Theo Các Mác: “ Bất cứ lao động chung nào mà tiến hành trên qui mô khálớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Mộtnhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạctrưởng
F.W.Taylor cho rằng : “ Quản lí là biết chính xác điều bạn muốn người kháclàm và sau đó cho thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻnhất”
H.Koontz thì: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợpnhững nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm(tổ chức).Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thểđạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cánhân ít nhất.”
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lí” gồm hai quá trình tích hợp lại vớinhau, gắn kết với nhau “Quản” là sự coi sóc giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái “ổnđịnh” “Lí” là sự sửa sang sắp xếp đổi mới hệ vào thế “phát triển” Quản lí là ổnđịnh và phát triển hệ thống
Quản lí là một quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên kháchthể(đối tượng) quản lí nhằm đạt mục tiêu của tổ chức [ 2]
Trang 12Theo giáo trình của Học viện chính trị Quốc gia(1998) “Quản lí là sự kếthợp giữa tri thức và lao động”[21,tr.7]
Như vậy, quản lí bao hàm cả tri thức và lao động Giá trị của quản lí bằng trithức và lao động cộng lại Nếu quản lí đạt hiệu quả tốt thì xã hội phát triển tốt,ngược lại nếu giá trị quản lí đạt hiệu quả thấp thì xã hội không những không pháttriển mà còn tụt hậu
Quản lí còn là một quy trình công nghệ và có nghĩa “điều khiển” mà đốitượng điểu khiển của nó là các mối quan hệ gữa con người và con người, conngười với thiên nhiên, con người với khoa học kĩ thuật Quản lí là: “sự tác động chỉhuy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúngphát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí củangười quản lí.[23,tr.18]…
Như vậy, tất cả các khái niệm trên đây tuy khác nhau song chúng vẫn cónhững dấu hiệu chung chủ yếu như sau:
- Hoạt động quản lí được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội
- Hoạt động quản lí là tác động có tính hướng đích
- Hoạt động quản lí là những tác động phối hợp nỗ lực của một cá nhân đểnhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức
Từ nhiều góc độ khác nhau, khái niệm quản lí bao gồm các vấn đề cốt lõi sau:
- Ai quản lí ? (chủ thể quản lí)
- Quản lí ai ? Quản lí cái gì ? (khách thể quản lí
- Quản lí như thế nào ? (phương thức quản lí)
- Quản lí bằng cái gì ? (công cụ quản lí)
- Quản lí để làm gì ? (mục tiêu quản lí)
Theo những quan điểm phổ biến hiện nay, quản lí là một hệ thống gồm 4chức năng sau:
- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích của
tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.Đây là chức năng đầu tiên của hoạt động quản lí
- Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa cácthành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành côngcác kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức
Trang 13- Lãnh đạo(chỉ đạo): Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác
và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.Đây là chức năng kết nối hai chức năng trên
- Kiểm tra: Kiểm tra là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động
và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết của cá nhân, nhómhoặc một tổ chức Đây là chức năng cơ bản
Trong một chu trình quản lí cả 4 chức năng trên được thực hiện nối tiếpnhau, đan xen vào nhau, phối hợp, bổ sung tạo sự kết nối theo hướng phát triển và thông tin là yếu tố không thể thiếu trong quá trình ra quyết định quản lí.Người ta coi thông tin có vị trí như một chức năng trung tâm liên quan đến cácchức năng quản lí; Có thể mô hình hóa như sau:
Sơ đồ 1.1: Chu trình chức năng quản lí.
Khi thực hiện các chức năng trên, người quản lí phải thực hiện một loạt cácvai trò quản lí, có thể phân làm ba nhóm: Vai trò liên nhân cách, vai trò thông tin,vai trò quyết định
Tùy theo từng cấp quản lí mà người quản lí có những bổn phận khác nhau Dùngười quản lí ở cấp nào đi nữa thì cũng cần phải có các kĩ năng quản lí hóa; các kĩnăng giao tiếp; các kĩ năng liên nhân cách; các kĩ năng khái quát nhau Người quản
lí cấp thấp cần nhiều đến các kĩ năng chuyên môn - kĩ thuật; chức năng khái quáthóa chưa cần ở mức độ cao Người quản lí cấp cao lại cần nhiều đến mức độ nhậnthức - khái quát, các kĩ năng liên nhân cách - giao tiếp ở mức độ trung bình, còn
Kế hoạch
Thông tin Quản lí
Chỉ đạo
Trang 14các kĩ năng chuyên môn - kĩ thuật chỉ cần ở mức độ thấp Người cán bộ quản lí cấptrung gian thì mức độ các kĩ năng được chia đều cho nhau.
1.2.2 Quản lí giáo dục
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người nó được thực hiện một cách
tự giác, nó tồn tại, vận động, phát triển với tư cách là một hệ thống Cũng như quản
lí nói chung, quản lí giáo dục cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau, quản lí giáodục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích củamình Quản lí giáo dục là những tác động tự giác của chủ thể quản lí đến tất cả cácmắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả các mục tiêu giáodục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội yêu cầu
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tớikết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [29, tr 56]
Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức có hướng đích của chủthể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trội của hệ thống; sử dụng mộtcách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống, đảm bảo sự cân bằng với môitrường bên ngoài
Định nghĩa khác nói: QLGD là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng
xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội
Như vậy, QLGD là hoạt động quản lí, đối tượng quản lí, mục tiêu quản lí vàgiữa các yếu tố này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rờinhau, tác động lẫn nhau nhằm cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức; QLGDbao gồm các lĩnh vực sau:
- Quản lí chính sách(hoạch định, lập kế hoạch, thực hiện và phân bố nguồnlực)
- Quản lí hành chính(sử dụng nguồn lực con người, tài chính, vật chất)
- Quản lí sư phạm(sử dụng đội ngũ, tổ chức thực hiện quá trình dạy học).QLGD có những đặc trưng riêng khác với mọi quản lí khác:
- QLGD là một hoạt động mang tính xã hội Bởi mục tiêu phát triển giáo dục
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội
Trang 15- QLGD là một hoạt động mang tính nhân văn Nó thu hút mọi thành viêntrong xã hội tham gia và có tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống xãhội.
- QLGD là một hoạt động mang tính sáng tạo Đối tượng của hoạt độngQLGD là con người với sức sáng tạo là vô tận Con người là nguồn tài nguyên vôtận mà nhân loại không bao giờ khai thác hết
- QLGD là một hoạt động mang tính học thuật và nghệ thuật Vì QLGD làquản lí con người với nhiều mối quan hệ phức tạp, đòi hỏi quản lí vừa mang tínhkhoa học nhưng cũng vừa phải mang tính nghệ thuật cao
QLGD chịu sự chi phối và tác động của các quy luật xã hội Bởi vì hệ thốnggiáo dục là một phân hệ trong toàn bộ hệ thống xã hội Chính vì thế mà QLGDcũng có các chức năng như kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Đặc điểm khácbiệt của QLGD là quản lí con người với những đặc điểm tâm sinh lí, năng lực,phẩm chất, nhân cách đa dạng phức tạp Kết quả giáo dục không hoàn toàn phụthuộc vào nhà giáo mà phục thuộc cả vào người học, vào nhận thức và thái độ họctập của họ Bởi người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục.Sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, vì vậy không được phép tạo ra phếphẩm Đặc điểm tiếp theo QLGD phải mang tính kế thừa, tính thống nhất, tính toàndiện, tính liên tục, tính phát triển và tính linh hoạt Ngoài ra QLGD phải phối kếthợp đồng bộ, chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình -nhà trường - cộng đồng
xã hội Trong đó nhà trường giữ vai trò trung tâm và có tính quyết định tới chấtlượng giáo dục
1.2.3.Quản lí nhà trường
Nhà trường là trường học, là nơi tiến hành giảng dạy, đào tạo toàn diện hay vềmột lĩnh vực chuyên môn nào đó cho học sinh, học viên [ 1 ]
Mười nhân tố đặc trưng cho nhà trường:
- Mục tiêu đào tạo - Hình thức đào tạo
- Nội dung đào tạo - Điều kiện đào tạo
- Phương pháp dào tạo - Môi trường đào tạo
- Lực lượng đào tạo(thầy) - Bộ máy đào tạo
- Đối tượng đào tạo(trò) - Quy chế đào tạo
Trang 16* Điều 48 luật giáo dục 2005 có nêu:
“1 Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loạihình sau đây”
a Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảmkinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động
c Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chứckinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phíhoạt động bằng vốn ngoài nhân sách nhà nước.” [ 24]
Khi nói về vị trí của trường tiểu học, điều 2 điều lệ trường tiểu học có nêu:
“Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thốnggiáo dục quốc dân Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng”.[8,tr.1]
Trường tiểu học do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lí, chỉ đạo trực tiếp các
cơ sở giáo dục tiểu học khác được một trường tiểu học công lập bảo trợ và quản lítheo quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
Trường tiểu học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thànhlập
Quản lí các hoạt động của một nhà trường là Ban giám hiệu, bao gồm hiệutrưởng và một đến hai phó hiệu trưởng do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyên bổnhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo
1.2.4 Các giải pháp quản lí
Giải pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [ 33 ]
Các giải pháp quản lí là các cách quản lí, các cách giải quyết một vấn đề cụthể của công tác quản lí
1.2.5 Quản lí giáo viên
Công tác quản lí giáo viên là công việc không thể thiếu được trong hoạt độngcủa người quản lí.Quản lí giáo viên không chỉ đơn thuần là “coi sóc” giáo viên làmviệc phải đúng thời gian quy định, phải có hồ sơ lên lớp, phải thực hiện tốt các quyđịnh của cấp trên,… mà “quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằngcách vận dụng các hoạt động(chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo(lãnh đạo)
và kiểm tra”.[13,tr.1]
Trang 17Hoạt động quản lí(management) là tác động có định hướng, có chủ đích củachủ thể quản lí(người quản lí) đến khách thể quản lí(người bị quản lí) trong tổchức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
Theo từ điển Tiếng Việt thì giáo viên là những người dạy học ở bậc phổ thônghoặc tương đương.[ 33 ]
Còn trong Luật giáo dục 2005 thì nêu: những người giảng dạy ở cơ sở giáodục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sởgiáo dục đại học gọi là giảng viên
Như vậy, quản lí giáo viên là họat động của người quản lí tác động đến giáoviên trong một cơ sở giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu của cơ sở giáo dục đó
1.2.6 Quản lí đội ngũ giáo viên
Đội ngũ theo từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông ngườicùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng[ 33 ]
Theo Đại từ điển Tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thì
“ đội ngũ là tập hợp người được tổ chức thành một lực lượng để thực hiệnmột hay nhiều chức năng Nhiệm vụ, có thể cùng một nghề nghiệp hoặc khôngcùng một nghề nghiệp nhưng có chung một mục đích nhất định”.[32]
Đội ngũ giáo viên, theo Vũ Văn Tảo “ là những chuyên gia trong lĩnh vực và
có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục
Như vậy, quản lí đội ngũ giáo viên là hoạt động của người quản lí giáo dụctác động lên đội ngũ giáo viên trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục nhằm đạtđược mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc nhà trường đó
1.2.7 Quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học
Như đã trình bày ở trên, đội ngũ giáo viên tiểu học là những “chuyên gia”trong lĩnh vực giáo dục, ở cấp tiểu học họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học vàgiáo dục ở cấp học này và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng của họ cho giáodục tiểu học
Quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học là tác động của người QLGD lên đội ngũGVTH trong nhà trường tiểu học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học
*Vai trò của đội ngũ GVTH:
Từ sau cách mạng tháng tám đến nay, nền giáo dục cách mạng Việt Nam đãđược hình thành; phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành quả vô cùng to lớntrong sự nghiệp giáo dục của nhà nước: đã có nhiều biến chuyển căn bản cả về số
Trang 18lượng và chất lượng( về số lượng người đi học, về nội dung học tập, về trình độhọc vấn), đưa nhân dân ta từ 95% dân số mù chứ trong thời pháp thuộc lên 91%dân số nước ta biết chữ, với hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh, từ giáo dụcmầm non đến giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
Những thành quả ấy, phải kể đến công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ, củaNhà nước, của các cấp bộ ngành và không thể thiếu là đội ngũ giáo viên Tiểu học
đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nước nhà
Vai trò của đội ngũ GVTH trong nền giáo dục là vô cùng to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà:
Điều đầu tiên phải nói tới là đội ngũ các thầy giáo, cô giáo ở trường tiểu họcphải đảm đương nhiệm vụ “ Xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dụcphổ thông để đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”
Do vậy người GVTH không chỉ chịu trách nhiệm là người trực tiếp đặt nềnmóng cho GDPT mà còn đặt nền móng cho tòan bộ quá trình hình thành và pháttriển nhân cách con người
Cấp tiểu học là cấp học phổ cập và phát triển, nhiệm vụ của GVTH phải chú ýđến “tính đồng loạt và tính cá thể” Nghĩa là phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản vềkiến thức, kỹ năng, nhưng cũng có định hướng giúp các em tiếp tục phát triển về
cả phẩm chất, trí tuệ, tình cảm tốt đẹp Đó là vai trò “ươm mầm, nuôi dưỡng vàvun trồng”
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nội dung dạy học tiểu học phải vừa đậm
đà bản sắc dân tộc, vừa có tính hiện đại, vừa phải chú ý đến những tinh hoa vănhóa nhân loại Như vậy, người GVTH vừa là người giúp các em giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc vừa là người giúp các em hòa nhập thế giới bên ngoài
Giáo dục tiểu học là dạy học sinh cách học, do đó người giáo viên không cóchỉ truyền đạt kiến thức mà phải biết tổ chức, điều khiển mọi hoạt động học tậpcủa chính mình Như vậy người GVTH còn giữ vai trò của “ nhà thiết kế, nhà tổchức” các hoạt động dạy học với những dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời trẻ thơ.Như đã trình bày ở trên, vai trò của đội ngũ GVTH là rất lớn trong sự nghiệptrồng người Vì vậy chúng ta phải có biện pháp quản lí đội ngũ GVTH sao cho cóhiệu quả và phát huy hết khả năng vốn có của mỗi người cống hiến cho giáo dụcnước nhà, góp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới đất nước
Trang 191.2.8 Chuẩn giáo viên tiểu học
Ngày 4 tháng 5 năm 2007 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số14/2007/QĐ- BGDĐT về “ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” cụ thể ở cácđiều 5, 6, 7, 8, 9 như sau [ 11]:
Điều 5 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1 Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhàgiáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bao gồm các tiêu chí sau:a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước,góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạntrong cuộc sống;
b) Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốtnhiệm vụ giáo dục học sinh;
c) Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọngông bà, cha mẹ, người cao tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam;nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủnghĩa xã hội;
d) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chínhsách của Nhà nước
2 Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước Bao gồm các tiêu chí sau:a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước;
b) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;
c) Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìntrật tự an ninh xã hội nơi công cộng;
d) Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhànước, các quy định của địa phương
3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.Bao gồm các tiêu chí sau:
Trang 20a) Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giảipháp thực hiện;
b) Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt độngcủa nhà trường;
c) Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cảitiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục;
d) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiếtdạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công
4 Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinhthần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghềnghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng Bao gồm các tiêuchí sau:
a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh;
b) Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp, nhândân và học sinh tín nhiệm;
c) Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy vàgiáo dục;
d) Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chínhtrị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ
5 Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụnhân dân và học sinh Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quátrình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Đoàn kết với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệptrong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đángcủa phụ huynh học sinh;
d) Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự côngbằng và trách nhiệm của một nhà giáo
Trang 21Điều 6 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1 Kiến thức cơ bản Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa củacác môn học được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thứctrong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phâncông giảng dạy;
c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về mộtmôn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếuhay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ
2 Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểuhọc Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinhkhuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vàohoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;
b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó đểlựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp vớihọc sinh tiểu học;
c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáodục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả
3 Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đốivới hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;
b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp vàhình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểuhọc theo tinh thần đổi mới;
Trang 22c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tínhgiáo dục và đúng quy định;
d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn,đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh
4 Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quanđến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc Bao gồm các tiêu chísau:
a) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định;b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môitrường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòngchống ma túy, tệ nạn xã hội;
c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợgiảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video;
d) Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viêncông tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ
5 Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội củatỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội và các Nghị quyết của địa phương;
b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học củađịa phương;
c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc họctập và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả tronggiảng dạy và giáo dục học sinh;
d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hộitruyền thống của địa phương
Điều 7 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1 Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.Bao gồm các tiêu chí sau:
Trang 23a) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạyhọc nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường vàlớp được phân công dạy;
b) Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt độngchính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
c) Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạtđộng giáo dục học sinh;
d) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cựccủa thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án cóđiều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy)
2 Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tínhnăng động sáng tạo của học sinh Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huytính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xâydựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫnhọc sinh tự học;
b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tậpcủa học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tậptiến bộ;
c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biếtkhai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềmdạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;
d) Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếptrong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vởsạch và viết chữ đẹp
3 Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạyhọc; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặcđiểm học sinh của lớp;
Trang 24b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tínhhình thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập củahọc sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;
c) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm côngtác giáo dục học sinh;
d) Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thểthích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhiđồng thực hiện các hoạt động tự quản
4 Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi
trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục Bao gồm các tiêu chí
sau:
a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham giacác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượnghọc tập sau từng học kỳ;
b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường,huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyênmôn đoàn kết vững mạnh;
c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quảhọc tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toànthể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ họcsinh tiến bộ;
d) Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vàotổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôngiữ đúng phong cách nhà giáo
5 Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quảntốt các bài kiểm tra của học sinh;
b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảothiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;
Trang 25c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyếttật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.
Điều 8 Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn
1 Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn
a) Điểm tối đa là 10;
b) Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7-8); Trung bình (5-6); Kém (dưới 5)
2 Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn
a) Điểm tối đa là 40;
b) Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35); Trung bình (20-27); Kém (dưới 20)
3 Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn
a) Điểm tối đa là 200;
b) Mức độ: Tốt (180-200); Khá (140- 179); Trung bình (100-139); Kém (dưới100)
Điều 9 Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
1 Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
2 Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
3 Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnhvực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
4 Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc
vi phạm một trong các trường hợp:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;
b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rènluyện của học sinh;
c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
Trang 26d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;
e) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
g) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tậpbồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạtchuyên môn định kỳ;
h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiếtToán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu
Nếu chỉ đưa ra những tiêu chí cứng thì rất khó có thể đánh giá chính xác đượctừng giáo viên thực hiện như thế nào Chính vì vậy người ta đã phân chia ra làm 4mức độ yêu cầu: A; B; C; D( được nêu ở phụ lục 1), các mức độ ở từng lĩnh vựcđược sắp xếp theo nguyên tắc từ yêu cầu dễ đến yêu cầu khó, từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp Việc đánh giá giáo viên phải vừa mang tính định tính, vừamang tính định lượng Ví dụ yêu cầu của lĩnh vực “Phẩm chất đạo đức, tư tưởngchính trị” ở mức độ A là “Có ý thức chấp hành luật pháp Nhà nước, quy định củangành, nắm được chức năng nhiệm vụ của người giáo viên và có ý thức thực hiện”
để nâng lên ở mức độ B là “Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chính sách củaĐảng, Nhà nước, quy định của ngành Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngườigiáo viên tiểu học” Như vậy là mức độ yêu cầu đã cao hơn lên Tuy nhiên đòi hỏingười giáo viên phải có sự phấn đấu vươn lên và không chỉ có như vậy, ở mức độ
C không còn là thực hiện nghiêm chỉnh nữa mà nâng lên đến mức: “Gương mẫuchấp hành pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định củangành; …” Để phấn đấu đạt được mức độ C là khó khăn nhưng còn khó khănphức tạp hơn nữa đó là thực hiện tới mức độ D “ Tác động tích cực đến đồngnghiệp và học sinh, khơi dậy ở họ lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức trách nhiệmcông dân”; đây là mức độ yêu cầu cao nhất của lòng yêu nước, của việc chấp hànhluật pháp, các quy định của ngành và thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên Cácmức độ rất cụ thể, rõ ràng giúp cho nhà quản lí có thể đánh giá, xếp loại giáo viên
có định lượng Nhưng tác giả nhận thấy việc người “có ý thức” hay “nghiêm chỉnhchấp hành luật pháp của nhà nước” cũng là có thể hiện “lòng yêu nước…” cho nêncần phân định rõ ràng hơn nữa để tránh khó phân xử khi cơ sở vận dụng thực hiện
Về các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng sư phạm thì việc vận dụng đánh giá địnhlượng các mức độ dễ dàng hơn
Trang 27Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học trên đây là cơ sở pháp lí để đánh giá, xếp loạigiáo viên tiểu học và thông qua đó tác giả nghiên cứu, xem xét, đánh giá chấtlượng đội ngũ GVTH của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc giang trong giai đoạn hiệnnay.
1.3 Một số vấn đề lí luận của công tác quản lí đội ngũ giáo viên
Hai chiều khác biệt nhau: Chiều sơ cấp và chiều thứ cấp
Chiều sơ cấp: là những khác biệt cá nhân ảnh hưởng quan trọng đến sự xã hộihóa từ lúc còn nhỏ của con người, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, ổn định xuyên suốtcác giai đoạn của cuộc đời mỗi con người Bao gồm: Tuổi tác; định hướng giớitính; khả năng và đặc điểm thể chất, tinh thần; chủng tộc; truyền thống dân tộc.Chiều thứ cấp: bao gồm những đặc điểm cá nhân mà người đó có được, có thểloại bỏ hoặc biến đổi trong cuộc đời của con người đó Bao gồm: Tiếng mẹ đẻ;giáo dục; tôn giáo; kinh nghiệm quân ngũ; kinh nghiệm công tác; phong cách làmviệc; phong cách giao tiếp; vai trò, địa vị trong tổ chức; thu thập; tình trạng giađình; nơi cư trú…
Tôi và cái tôi trong hành vi tổ chức Đó là sự tự ý thức, tự nhận thức, sự tôntrọng bản thân, tôn trọng tổ chức, tự tin vào khả năng của mình trong công việc vàbiết tự điều chỉnh mình để thích nghi với mọi điều kiện hoàn cảnh
Bản sắc riêng của mỗi con người- Đó là nhân cách, là sự kể hợp các đặc trưng
ổn định về thể chất và tinh thần của một cá nhân
Nhân cách của con người được biểu hiện thông qua thái độ và hành vi của họ:
Trang 28Thái độ là thiên hướng bẩm chất có được phản ứng lại một cách tích cực haykhông tích cực có tính nhất quán.
- Còn giá trị biểu hiện niềm tin có tính tổng thể tác động đến hành vi xuyênsuốt mọi tình huống con người cụ thể, đối tượng cụ thể
- Và niềm tin là kết quả của việc quan sát trực tiếp và những suy diễn từ cácquan hệ đã biết trước Niềm tin ảnh hưởng đến thái độ, niềm tin có thể thay đổi khimôi trường thay đổi hoặc hoàn cảnh thay đổi.Niềm tin có ảnh hưởng đến chuẩnmực khách quan, đòi hỏi con người phải hoàn thành hay không hoàn thành mộthành vi nào đó
Khả năng và thành quả: Khả năng của con người cộng với kĩ năng và sự
nỗ lực vủa họ sẽ tạo nên những thành quả nhất định Thành quả lớn hay nhỏ
nó phụ thuộc vào khả năng, kĩ năng và sự nỗ lực không mệt mỏi của họ
Nói đến con người không thể không nói đến trí thông minh và khả năng nhận thức của mỗi cá nhân
- Trí thông minh thể hiện năng lực cá nhân trong tư duy kiến tạo, lập luận vàgiải quyết vấn đề
- Khả năng hiểu ngôn ngữ, lưu loát trong sử dụng ngôn từ, tính toán nhanh,xác định không gian tốt, ghi nhớ sâu, nhận biết nhanh, lập luận quy nạp tốt
Và cảm xúc của con người là: Phức hợp những phản ứng của con người trướcnhững thành tựu hoặc những cản trở của mình
Trong thực tế, người ta có thể phân làm hai loại cảm xúc: cảm xúc tích cực vàcảm xúc tiêu cực
Biểu hiện của cảm xúc tiêu cực là giận giữ; buồn bã; chán ghét; sợ hãi; lo âu;
đố kị; ghen tức; tội lỗi; xấu hổ…
Biếu hiện của cảm xúc tích cực là: tự hào; cảm tình; yêu mến; thoải mái;khuây khỏa; hưng phấn; hạnh phúc
Từ những cảm xúc trong mỗi một con người mà có thể hình thành nên nhữngđộng cơ cho mỗi cá nhân hoặc cho cả một tổ chức hoạt động hướng tới mục đích,mục tiêu của cá nhân hoặc tổ chức đó
Động cơ là nhân tố dẫn đến thành quả của một cá nhân hoặc một tổ chức
Thành quả lao động được đo bằng: Mức độ khả năng nhân với mức độ kĩ năng nhân với động cơ nhân với tri thức về việc làm thế nào để hoàn thành
Trang 29nhiệm vụ nhân với tình cảm, cảm xúc nhân với tạo thuận lợi và kìm hãm những
điều kiện
Có động cơ không cần thúc ép vẫn có hiệu quả, thậm chí hiệu quả cao nữa làkhác Nhưng nếu không có động cơ thì dù có thúc ép mấy đi chăng nữa thì vẫnkhông có hiệu quả
Nhiệm vụ của người quản lí không phải là làm giúp hoặc làm thay thuộc cấp
mà là tạo điều kiện để thuộc cấp hoàn thành nhiệm vụ của họ và hướng tới đạt mụctiêu
Động cơ là những quá trình tâm lí tạo nên sự kích thích, sự định hướng, sựbền vững của những hoạt động tự nguyện hướng tới mục tiêu
Sơ đồ 1.2 Nhu cầu về động cơ
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, nhưng đổimới phương pháp dạy học khó đạt được vì đổi mới phương pháp dạy học chưabiến thành nhu cầu, động cơ của người dạy Học sinh chưa muốn học tập tốt vìchưa biến việc học trở thành nhu cầu, động cơ học tập cho các em
Với quan điểm hành vi (thuyết quan hệ con người) nhấn mạnh đến nhu cầu cánhân và xã hội, những ảnh hưởng của con người có quan hệ chặt chẽ với thứ bậc
Động cơ
Hành độngThỏa mãn
Trang 30nhu cầu gồm năm bậc, từ nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh học, tiếp đến là nhucầu về sự an toàn, nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và cuối cùngcao nhất là nhu cầu tự thể hiện mình Người lao động được thúc đẩy nhờ nhu cầu
xã hội, đó là nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thểhiện mình trong xã hội; họ trở nên có trách nhiệm hơn nhờ sự thúc đẩy của xã hội;
họ sẽ ủng hộ, đáp ứng yêu cầu của người quản lí nếu người quản lí đáp ứng giúpthỏa mãn nhu cầu của họ Nhà quản lí phải phối hợp dân chủ với cấp dưới, kết hợpvới các phương pháp quản lí khác để đạt hiệu quả quản lí ở mức độ cao nhất, đápứng yêu cầu của xã hội
Xuất phát điểm quan trọng để lựa chọn phong cách quản lí thích hợp là động
cơ thúc đẩy Quá trình này bao gồm sự tìm hiểu nhanh nhạy sắc bén về nhu cầu vàkhát vọng của đội ngũ Mỗi cá nhân tham gia trong một bộ phận hay nhóm làmviệc chắc chắn có những mẫu nhu cầu khác nhau như: nhu cầu hỗ trợ; nhu cầu lắngnghe; nhu cầu nhận biết; nhu cầu khuyến khích; nhu cầu tin cậy; nhu cầu nhận thức
và đánh giá; nhu cầu am hiểu ; nhu cầu giúp làm rõ ý tưởng; nhu cầu giúp pháttriển kĩ năng và khả năng; nhu cầu thử thách và phát triển
Khi mà văn hóa tổ chức đáp ứng các nhu cầu cụ thể trên, con người làm chămchỉ hơn, có ràng buộc về ý thức, mục đích Khi tạo ra văn hóa thỏa mãn nhu cầu sẽ
là điều kiện sống đối với sự thành công của tổ chức
Nhà quản lí hiệu quả là những người có khả năng cảm nhận một mẫu nhu cầu
ở những người đang làm việc và phải làm cho phong cách làm việc của họ thíchnghi Nguyên tắc là phải đối xử phù hợp với từng người với sự nhạy cảm về thái
độ tự trọng
Những nhà tâm lí học nhân văn như Abraham Maslow và Carl Rogers đềucho rằng cá nhân trong chính họ có nguồn tài nguyên đời sống khỏe mạnh và thànhcông rất lớn
Trong cuộc sống, bất kể ai cũng có nhu cầu quyền lực vì đó là nhu cầu tựkhẳng định nhu cầu thành đạt, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được phát triển Sựthành đạt không chỉ có ở chức vụ
Muốn thuộc cấp làm việc , thực thi công việc nào đó thì phải tạo cho họ cónhu cầu để hình thành động cơ
Chúng ta phải nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ trên cơ sở thông tinphản hồi và khen thưởng
Trang 31Phản hồi là thông tin khách quan về thành quả hoạt động của một cá nhânhoặc một tập thể Phản hồi rất quan trọng, nó đem lại hiệu quả quản lí hoặc triệttiêu hiệu quả quản lí.
Cách thức giao tiếp truyền tải nội dung rất quan trọng, nó làm cho người nghelắng nghe hay không
Giao tiếp truyền thông là sự chia sẻ, không đơn thuần là nói và viết Khingười quản lí ra mệnh lệnh quản lí đều phải có sự giám sát về giao tiếp truyềnthông xem người đó có tiếp nhận hay không Trong thông tin có nhiễu, do có sailệch về tiếp nhận và chuyển giao thông tin từ người này nói với người khác, từngười khác nói với người khác nữa… đều khác nhau mặc dù không cố ý làm saithông tin
Đối với người giáo viên tiểu học, họ có một vị trí quan trọng trong sự nghiệpgiáo dục, là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc với người học Họ có những đặcđiểm tâm lí chung như tất cả mọi người, và họ cũng có cái riêng có thể các cấp họckhác không cần có Do đặc điểm đội ngũ GVTH không đồng đều về trình độ đàotạo, tỉ lệ giáo viên nữ cao, ngoài công tác họ còn phải chăm lo tới gia đình, sinh đẻ,nuôi dạy con cái… cho nên bị chi phối nhiều Lao động của người GVTH có liênquan trực tiếp đến trẻ em nhỏ, do đó người GVTH cần phải có tình thương, sựchăm sóc công bằng, tế nhị mềm dẻo trong cư xử, trong giao tiếp hàng ngày, trong
kĩ năng làm việc với trẻ Vì vậy, thái độ và hành vi của họ có ảnh hưởng rất lớnđến nhân cách của học sinh
Đối với các nhà quản lí giáo dục cần phải hiểu rõ đặc điểm đội ngũ GVTHcủa mình và không ngừng tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên tham gia phấn đấurèn luyện và thể hiện mình Và nhà quản lí giáo dục cũng cần phải liên tục đổi mới
để hòa nhập và thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh trong nước cũng như trênthế giới
1.3.2 Các vấn đề về lí luận dạy học hiện đại.
Muốn quản lí được đội ngũ giáo viên có chất lượng hiệu quả cao, đòi hỏingười quản lí không chỉ giỏi về nghiệp vụ quản lí mà còn phải là chuyên gia tronglĩnh vực hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên Có như vậy người quản lí mớiquản lí được hoạt động chủ đạo của đội ngũ giáo viên - hoạt động dạy học Trướchết cần phải hiểu các vấn đề lí luận dạy học hiện đại sau:
Trang 32Mối quan hệ biện chứng của dạy và học Dạy và học là hai mặt của một quá
trình thống nhất biện chứng quá trình dạy học Dạy và học là hai hoạt động có cấutrúc khác nhau nhưng có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau
Giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực dạy và học, bao gồm các năng lựcnòng cốt: Năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực phán đoán, đánh giá, tưvấn, năng lực phát triển nghề nghiệp(riêng) và năng lực phát triển trường học
Sự thay đổi vai trò của người dạy và người học: Người học thực hiện quátrình học tập thông qua các dự án học tập; Người dạy điều khiển các nội dung vàphương pháp trọng tâm; giáo viên đóng vai trò phần nhiều là người tư vấn, chỉ dẫn,khích lệ các em học tập; tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng; giáo viên trởnên linh hoạt hơn trong việc đưa ra nội dung dạy học
Phương pháp dạy học(theo nghĩa rộng) là những hình thức, cách thức, thôngqua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và
xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể
Phương pháp dạy học (theo nghĩa hẹp) là những mẫu hành động cụ thể và cóthể phân biệt được của hoạt động dạy học
Kĩ thuật dạy học là những tình huống hành động tương đối ngắn trong dạyhọc của giáo viên và học sinh Kĩ thuật là những biện pháp nhỏ, nhằm điều khiểnquá trình dạy học
1.3.3 Mục tiêu quản lí đội ngũ giáo viên.
Mục tiêu là: đích cần hướng tới để thực hiện nhiệm vụ [ 23]
Quản lí đội ngũ giáo viên(như đã trình bày ở phần trên) là hoạt động củangười quản lí giáo dục tác động lên đội ngũ giáo viên trong nhà trường hoặc cơ sởgiáo dục nhằm đạt được mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc nhà trường đó
Vậy mục tiêu quản lí đội ngũ giáo viên là hoạt động cần hướng tới của ngườiquản lí giáo dục tác động lên đội ngũ giáo viên trong nhà trường hoặc cơ sở giáodục để thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường hoặc
cơ sở giáo dục đó
1.3.4 Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên
Quản lí nguồn nhân lực là chức năng quản lí giúp cho người quản lí tuyển mộ,lựa chọn, huấn luyện và phát triển các thành viên của tổ chức
Bản chất nguồn nhân lực là toàn bộ chuyên môn mà con người tích lũy được.Quản lí nguồn nhân lực là quản lí nguồn lực chuyên môn của họ, tổng thể tiềm
Trang 33năng lao động của tổ chức( chứ không phải là quản lí nhân sự), để đem lại tiềmnăng lao động của tổ chức Vì vậy phải có sự đầu tư, bồi dưỡng tiềm năng củanhững lao động đó Tùy theo năng lực và trình độ của người lao động mà sử dụngngười này, người kia vào những công việc này hoặc việc khác.
Quản lí nguồn nhân lực trong nhà trường, cơ sở giáo dục chính là quản línguồn lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên - công nhân viên trong nhà trường.Đây cũng chính là điều mà tác giả tâm đắc nhất Bởi đây cũng là nội dung quản líđầy khó khăn và phức tạp đối với công tác quản lí ở cấp cơ sở trong nhà trường nóichung và nhà trường tiểu học nói riêng hiện nay Nguồn nhân lực của trường tiểuhọc không được phép chủ động về nguồn nhân lực của mình, thực trạng này dẫnđến nhiều khó khăn, bất cập trong quản lí đội ngũ giáo viên Đây cũng là vấn đềcần được xem xét và giải quyết kịp thời
Đồng thời nhà trường cũng không có quyền xa thải những lao động yếu kém,không hiệu quả Mặc dù vẫn có đủ 7 yếu tố của quá trình quản lí nguồn nhân lựctrong nhà trường như: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực; tuyển mộ; lựa chọn; sắp xếp,
bố trí; đánh giá; phát triển; thăng thưởng, đào thải Tuy nhiên để quản lí nguồnnhân lực có hiệu quả trong mọi hoạt động có sự biến đổi này từ những hoạt độngthực thi công việc của con người đều có sự phụ thuộc vào năng lực, động cơ, nhậnthức, vai trò và tập hợp các yếu tố tình huống khác nhau thì người quản lí khôngnên quá cứng nhắc mà phải linh hoạt sáng tạo trong hoạt động quản lí của mình.Phải biết kếp hợp các quan điểm quản lí như quản lí theo cách tiếp cận hiệu quả,quản lí theo cách tiếp cận kết quả, quản lí phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụthể của nguồn nhân lực đó để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho tổ chức, cho nhà trườngcủa mình
Trong các mô hình quản lí mỗi mô hình đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó,tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức mà có sự lựa chọn, vận dụng saocho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất
Cũng từ sự khác biệt trong quản lí nguồn nhân lực là tạo ra sự khuyến khích
đủ mạnh để người lao động chủ động làm việc Cơ sở chính của việc quản lí nguồnnhân lực là sự tham gia phối hợp, cam kết và hệ thống niềm tin, giá trị
Để quản lí đội ngũ giáo viên một cách khoa học; đánh giá, xếp loại giáo viênmột cách công bằng và chính xác, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 06/2006/QĐ-
Trang 34BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá,xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên nhắm mục đích làm rõ năng lực, trình độ,kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản
lí giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chínhsách đối với giáo viên
Nội dung đánh giá được nêu rõ trong Điều 5 của quy chế đánh giá, xếp loạigiáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập như sau [ 12]:
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các quyđịnh tại Điều 4 của Quyết định này về các mặt:
1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a Nhận thức tư tưởng, chính trị
b Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo
số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
d Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáoviên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồngnghiệp, học sinh và nhân dân
e Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp,thái độ phục vụ nhân dân và học sinh
2 kết quả công tác được giao:
a Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí,
từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;
b Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức
kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tựphê bình
3 Khả năng phát triển về (chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lí và hoạt
động xã hội vv…)
Về tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
1.Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a Loại tốt là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Trang 35- Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quyđịnh của Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa người học;
- Sống mẫu mực, trong sáng; có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh vànhân dân; có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội
b Loại khá: là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định Điều lệnhà trường Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công bằng với người học, bảo về các quyền, lợi ích chính đángcủa người học;
- Có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân
c Loại trung bình: là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định Điều lệ nhàtrường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Còn thiếu sót trong kỉ luật lao động, nề nếp chuyên môn và lối sống, cókhuyết điểm nhưng chưa đến mức độ khiển trách;
- Uy tín trong đồng nghiệp và học sinh chưa cao;
d Loại kém: Là những giáo viên vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Không chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Còn thiếu sót về đạo đức lối sống;
- Không hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
- Bị xử lí kỉ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
- Không còn tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân
2 Tiêu chuẩn xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ:
Trang 36Tất cả giáo viên của các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 1 củaQuyết định này đều được đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ định kì một lầntrong năm học ở cấp trường để xếp thành 04 loại: tốt, khá, trung bình, kém Kếtquả đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học),[ Quy chế đánh giá xếp loại giáoviên/ cẩm nang pháp luật ngành GD&ĐT, trang 10-11].
Đối với giáo viên tiểu học thực hiện theo quy định tại các Điều5; 6; 7; 8; 9Quyết định số 14/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntiểu học [ 11]
Cụ thể như sau:
Nội dung đánh giá bao gồm :Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công vềgiảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên tiểu học
Thứ nhất là việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy:
- Thực hiện chương trình kế hoạch dạy học
- Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh
- Mức độ tiến bộ của từng học sinh qua từng học kì và cả năm căn cứ vào tỉ lệxếp loại học lực và hạnh kiểm
Thứ hai là việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục khác:
- Đảm bảo sĩ số, quản lí việc học tập và rèn luyện của học sinh Quản lí hồ sơ,
sổ sách Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng nề nếp, rèn luyệnthói quen tốt, giúp đỡ các học sinh cá biệt
- Phối hợp với gia đình và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lànhmạnh
- Tham gia các công tác khác đã được nhà trường phân công
Và thứ ba là công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ:
- Tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trưởng, của tổ chuyên môn
- Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cụ hàng năm theo yêu cầucủa các cấp
- Tham gia học tập để đạt chuẩn và nâng cao trình độ đào tạo
Kết quả đánh giá tiết dạy được chia làm 4 loại: tốt, khá, đạt yêu cầu(trungbình) và chưa đạt yêu cầu(kém) Mỗi giáo viên được đánh giá xếp loại 3 tiếtdạy( một tiết Toán, một tiết Tiếng Việt, và một tiết tự chọn trong các môn học còn
Trang 37lại) Việc đánh giá tiết dạy của giáo viên căn cứ vào phiếu đánh giá tiết dạy dựatrên 3 tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chí 1 Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết học Yêu cầu đó được quyđịnh bởi Sách giáo khoa, tài liệu “Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng”, cácvăn bản chỉ đạo của Vụ Tiều học và phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh Cụthể:
- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội chính xác, đầy đủ và có hệ thống những kiếnthức cơ bản của tiết học,
- Thực hành rèn luyện những kĩ năng chủ yếu, phù hợp với nội dung của tiếthọc, phù hợp với đối tượng học sinh
- Tiêu chí 2 Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêucầu của tiết học, với lứa tuổi của học sinh tiểu học và đặc điểm của lớp dạy cụthể:
- Tiến trình của tiết học hợp lí, các hoạt động dạy học của thầy và trò diễn ra
tự nhiên, hiệu quả
- Quan tâm đến các loại đối tượng học sinh của lớp học: khích lệ và tổ chứccho mọi học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp, giúp đỡ kịpthời những học sinh còn yếu và có khó khăn trong học tập, tạo điều kiện cho mọihọc sinh lĩnh hội tốt kiến thức và rèn luyện kĩ năng
- Sử dụng đúng các trang thiết bị đồ dùng dạy học hợp lí, đạt hiệu quả cụ thể Tiêu chí 3: Hiệu quả tiết dạy rõ ràng, hầu hết học sinh hiểu bài Thực hiệnđược những kĩ năng chủ yếu của bài học, có tình cảm và thái độ đúng
Việc đánh giá, xếp loại chung Giáo viên tiểu học được đánh giá, xếp loại vềchuyên môn- nghiệp vụ dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1 Loại xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; Hoàn thành tốt các tiêu chícủa 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá cáctiết dạy Cụ thể là:
- Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học Chuẩn bịbài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng quy đinh Kết quả học tập của học sinh cótiến bộ rõ rệt Hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác.Thường xuyên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ
Trang 38- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội vững chắc các kiến thức cơ bản, rèn luyệnnhững kĩ năng chủ yếu, giáo dục tình cảm tốt Sử dụng hợp lí phương pháp dạyhọc làm cho tiết dạy tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả Kết quả 3 tiết dạy được khảosát tối thiểu phải có 2 tiết dạy đạt loại tốt và một tiết dạy đạt loại khá.
2 Loại khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; Hoàn thành đầy đủ cáctiêu chí của 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánhgiá các tiết dạy Cụ thể là:
- Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học Chuẩn bịbài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng quy định Kết quả học tập của học sinhtrong lớp có tiến bộ Hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác
Có ý thức tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ
- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản chính xác và đầy đủ, rènluyện các kĩ năng chủ yếu Có ý thức về việc giáo dục tình cảm cho học sinh.Phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tiết học Kết quả 3 tiết dạy được khảosát tối thiểu có 2 tiết dạy đạt loại khá trở lên và một tiết đạt yêu cầu
3 Loại trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; Hoàn thànhtương đối đầy đủ các tiêu chí của 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáodục và kết quả đánh giá các tiết dạy Cụ thể là:
- Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học Chuẩn bịbài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng quy định Hoàn thành công tác chủ nhiệmlớp và các hoạt động khác ở mức độ trung bình Có ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa thật cao
- Việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản và rèn luyện các kĩ năngcòn nhưng sai sót nhỏ Có ý thức vận dụng các phương pháp dạy học, xong chưanhuần nhuyễn Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt yêu cầutrở lên
4 Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc
vi phạm một trong các trường hợp:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;
Trang 39b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rènluyện của học sinh;
c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;
e) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
g) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tậpbồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạtchuyên môn định kỳ;
h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiếtToán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu
Quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học trên đâycũng là cơ sở pháp lí để đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GVTHcủa huyện Yên Dũng-Bắc Giang Theo chúng tôi, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánhgiá trên đây cơ bản là phù hợp với đặc điểm giáo viên miền núi của Yên Dũng-Bắc Giang
1.4 Kết luận chương I.
Từ những cơ sở lí luận về quản lí đội ngũ giáo viên như trình bày nêu trên chothấy giáo viên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, là nhân tố chínhquyết định chất lượng giáo dục Để đáp ững những yêu cầu của xã hội đòi hỏi độingũ này phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững mạnh về chất lượng vàkhông ngừng được bổ sung lực lượng kế cận
Đội ngũ giáo viên tiểu học có vai trò quan trọng và vô cùng to lớn trong việcthực hiện tốt các yêu cầu đổi mới GDTH
Việc quản lí đội ngũ GVTH là một hoạt động mang tính khoa học và thực tiễncủa cơ quan quản lí giáo dục các cấp Làm tốt công tác quản lí đội ngũ GVTH sẽgiúp cho chất lượng đội ngũ GVTH ngày càng được nâng cao và phát triển bềnvững và qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểuhọc
Công tác quản lí đội ngũ GVTH để có hiệu quả cao, nhà quản lí cần thực hiệntốt các mục tiêu quản lí đội ngũ, các nội dung quản lí đội ngũ giáo viên; thực hiệntốt và đồng bộ các chức năng quản lí, từ quá trình xây dựng kế hoạch, quy hoạch
Trang 40đến xây dựng bộ máy quản lí tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá độingũ giáo viên.
Thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học ở các trường tiểu họcthuộc huyện Yên Dũng, tình Bắc Giang ra sao sẽ được trình bày ở các chương tiếptheo