Theo số liệu thống kê của tổ chức và chuyên môn phòng giáo dục Yên Dũng. Số trường tiểu học cơ bản được giữ vững trong những năm gần đây.
Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học trong 5 năm qua:
TT Năm học TSGV TH Nữ Trình độ đào tạo Tỉ lệ GV/ lớp ĐH % CĐ % TH % Khác % 1 2006- 2007 713 637 52 7,3 244 34,2 395 55,4 22 3,1 1.45 2 2007- 2008 660 590 58 8,8 261 39,5 326 49,4 15 2,3 1.51 3 2008- 2009 641 556 123 19,2 271 42,3 241 37,6 6 0,9 1.47 4 2009- 2010 650 547 204 31,4 289 44,5 153 23,5 4 0,6 1.50 5 2010- 2011 552 459 204 37,0 223 40,3 124 22,5 1 0,2 1.53
Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu giáo viên Tiểu học các năm học
Từ những số liệu trên cho ta thấy:
Tỉ lệ giáo viên được đào tạo trên chuẩn ngày càng tăng cao. Đây là sự cố gắng lớn của mỗi giáo viên và của ngành giáo dục huyện nhà trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên ( tỉ lệ này không chỉ tăng ở cấp tiểu học) Với đội ngũ này về cơ bản đều nhận thức đúng đắn vai trò nhiệm vụ của mình và đều có ý thức phấn đấu vươn lên để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
Song cũng còn khó khăn do số giáo viên tuổi cao ngày càng nhiều, mặc dù đang ở độ chín( do đào tạo ngày càng ít và chỉ đào tạo trình độ trên chuẩn) nhưng nếp nghĩ vùng miền đã hằn sâu, sức ỳ đã lớn, một số giáo viên nhận thức còn chậm tích cực chuyển biến trong quá trình đổi mới, một số có tư tưởng miền núi.. cho nên ít nhiều có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của toàn huyện hiện nay.
2.2.2.Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng.
Theo số liệu thống kê của chuyên môn Phòng giáo dục Yên Dũng hàng năm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề của giáo viên cấp tiểu học đựơc tổng hợp theo bảng dưới dây:
Năm học
Tổng số GV
Khá giỏi Trung bình/ đạt yêu cầu Yếu/chưa đạt yêu cầu T. số % T. số % T. số % 2006-2007 713 504 70,7 209 29,3 0 2007-2008 660 485 73,5 175 26,5 0 2008-2009 641 500 88,0 141 22,0 0 2009-2010 650 503 87,4 147 22,6 0 2010-2011 522 496 95,0 26 5,0 0
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ GVTH huyện Yên Dũng.
Từ bảng thống kê trên cho ta thấy tỉ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề khá giỏi ngày càng tăng cao, tỉ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn tay nghề yếu ngày càng giảm, nếu điều đó là thực chất thì quá tốt bởi chất lượng chuyên môn giáo viên đã được nâng lên cũng có nghĩa chất lượng giáo dục học sinh được nâng cao đáp ứng yêu cầu ngày đòi hỏi càng cao của xã hội.
Về cơ bản đội ngũ giáo viên tiểu học của Yên Dũng có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, gương mẫu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học. Sống mẫu mực, trong sáng, có uy tín với đồng nghiệp và nhân dân.
Về chuyên môn nghiệp vụ đại đa số giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình và kế hoạch dạy học; chuẩn bị bài, lên lớp dạy học và đánh giá xếp loại học sinhđúng quy định. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục học sinh. Có ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tham gia học tập nâng cao trình độ đào tạo cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ giáo viên của huyện vẫn còn những hạn chế yếu kém như; một bộ phận giáo viên có ý thức trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh chưa cao; năng lực chuyên môn còn hạn chế, bất cập không tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học ; việc chuẩn bị bài, lên lớp chưa chu đáo; việc sử dụng đồ dùng dạy học thiếu hiệu quả; chấm, chữa bài còn tuỳ tiện; việc đánh giá, xếp loại học sinh thiếu trung thực, chưa khách quan, công bằng, bệnh thành tích, để lại nhiều dấu ấn không tốt trong hoc sinh và nhân dân ở một số địa phương. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa được coi trọng đúng mức.
Từ những thực tế về vấn đề giáo dục, cho nên Thủ tướng Chính phủ đã có QĐ số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án " Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong công tác giáo dục nước nhà. Đây cũng là vấn đề mà giáo dục Yên Dũng cần quan tâm thực hiện.
Nếu đem chất lượng đội ngũ giáo viên Yên Dũng so sánh đối chiếu với chuẩn, với các yêu cầu của chuẩn giáo viên tiểu học thì đại đa số đội ngũ giáo viên Yên Dũng đều đạt yêu cầu. Nhưng đối chiếu mức độ thì không phải giáo viên nào cũng đạt đựơc các mức độ chuẩn đặt ra, có thể đạt mặt này nhưng chưa đạt mức độ cao ở mặt khác hoặc không đạt yêu cầu ở một yêu cầu nào đó. Có lẽ mức độ D của yêu cầu là mức độ để cho nhiều giáo viên lấy đó làm mốc để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, vươn lên không chỉ trong công tác mà cả trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Cả ba lĩnh vục đều bình đẳng, các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, chính vì vậy giáo viên dễ dàng xác định được đích cần vươn tới, cần phấn đấu cho riêng mình và tự đánh giá đựơc chính mình đang ở mức độ nào của chuẩn để tự điều chỉnh mình và có lẽ, nếu chuẩn được áp dụng sẽ góp phần không nhỏ làm thay đổi, tư tưởng, nhận thức không chỉ của giáo viên mà còn những nhà quản lý giáo dục trong thực tế hiện nay.
Qua điều tra thực tế trao đổi ở các trường cho thấy tỉ lệ giáo viên xếp loại khá giỏi thực chất là không cao nếu không muốn nói là không đúng và tỉ lệ giáo viên biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng không có nhiều. Giáo viên không muốn thay đổi phương pháp dạy học đã thành thói quen trong quá trình giảng dạy của họ, số giờ dạy đổi mới là không nhiều. Hơn nữa nhiều nhà quản lý do không muốn để mất lòng ai nên trong quá trình kiểm tra, đánh giá có nhiều phần nể nang, cảm tình, nâng đỡ. Mặt khác, do chỉ tiêu kế hoạch giao nhận đầu năm với cấp trên cũng có một số điều chỉnh sao cho đạt chỉ tiêu kế hoạch. Chưa muốn nói đến một số cán bộ quản lý không cương quyết trong việc kiểm tra đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên.
Qua thăm dò, trao đổi với giáo viên những năm gần đây cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có giáo viên cho rằng Ban giám hiệu (đội ngũ cán bộ quản lý) chưa kiên quyết, chưa mạnh mẽ trong công tác chuyên môn, nói mạnh nhưng chưa làm mạnh. Hơn thế nữa có những cán bộ quản lý năng lực cả chuyên môn nghiệp vụ sư phạm lẫn nghiệp vụ quản lý còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa
nghiêm túc trong quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện, còn có tư tưởng thành tích cho nên chất lượng chuyên môn nghiệp vụ chưa được đánh giá đúng.