Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.. Phát triển đội ngũ giáo
Trang 1HUỲNH MINH DO
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, năm 2015
Trang 2HUỲNH MINH DO
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ SỸ TÙNG
Nghệ An, năm 2015
Trang 3Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ đến quý thầy cô trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Ngô Sỹ Tùng, đã tậntình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luậnvăn
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện GòCông Tây và quý thầy cô Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện
Gò Công tây, Tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có
dữ liệu phục vụ cho luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn nhưng luận văn nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóp góp quíbáu của thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 5 năm 2015
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC 5
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 7
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.2.1 Giáo viên tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học 11
1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 12
1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 14
1.3 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 14
1.3.1 Vị trí của trường tiểu học: 14
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học 14
1.4 Người giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay 15
1.4.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học: 15
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học 17
1.4.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với giáo viên tiểu học 18
1.5 Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học 21
1.5.1 Ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học 21
1.5.2 Nội dung của việc phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học 22
1.6 Các yếu tố tác động đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 23
1.6.1.Các yếu tố chủ quan 23
1.6.2 Các yếu tố khách quan 23
Kết luận chương 1 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG 26
Trang 52.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 26 2.1.3 Khái quát về các trường tiểu học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 31 2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 33 2.2.1 Thực trạng về số lượng, cơ cấu của đội ngũ giáo viên tiểu học 33 2.2.2 Thực trạng về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của đội ngũ giáo viên tiểu học 352.2.3 Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học 362.3.Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học của huyện
Gò Công Tây 412.4 Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 49Kết luận chương 2 49CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CỦA HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG 513.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 513.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CỦA HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG 523.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 523.2.2 Xây dựng và thực hiện quy hoạch giáo viên các trường tiểu học của huyện
Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 543.2.3 Đổi mới công tác đào tạo và đào tạo lại bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 563.2.4 Nâng cao năng lực của người giáo viên các trường tiểu học 60
Trang 6viên các trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Gian 63
3.2.7 Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của xã hội, CBQL và GV về công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học của huyện 64
3.2.8.Tạo điều kiện và hỗ trợ giáo viên các trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 65
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 67
3.4 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 68
Kết luận chương 3 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
1.Kết luận: 72
2 Kiến nghị: 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤC LỤC
Trang 75 CNN GVTH Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Trang 8Trước bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiệnđại hóa cũng như trong thời kỳ hội nhập, ngành giáo dục cần phải nâng caochất lượng để ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới Đội ngũ giáoviên tiểu học có vai trò rất quan trọng trong công tác đổi mới giáo dục tiểuhọc hiện nay, là lực lượng quyết định chất lượng, hiệu quả và phát triển sựnghiệp giáo dục Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung và đội ngũgiáo viên tiểu học huyện Gò Công Tây nói riêng đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, nâng cao chất lượng góp phần thực hiện thành công trong đổi mớigiáo dục của hiện nay
1.2 Về mặt thực tiễn
Hiện nay, chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Gò Công Tây,tỉnh Tiền Giang còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcphổ thông Điều này bắt nguồn từ các khâu tạo nguồn, quy hoạch, tuyển dụng,đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ sử dụng, Đồng thời cũng chưa cócông trình nào nghiên cứu về các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
Trang 9học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, vì thế đội ngũ giáo viên trường tiểu
học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang chưa được nghiên cứu, phát triểnmột cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn Vì vậy, chúng tôi chọn đề tàinghiên cứu: “ Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện GòCông Tây, tỉnh Tiền Giang”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện
Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2020 đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ đáp ứng tốt công cuộc đổi mới giáo dục
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Gò Công Tây,tỉnh Tiền Giang
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tínhkhả thi cao thì có thể phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Gò CôngTây, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2020 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu
và chuẩn hóa về trình độ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểuhọc
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viêntiểu học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
- Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện
Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Trang 106 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ, côngtác phát triển đội ngũ và đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viêntiểu học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu, văn bản nhằm xây dựng cơ sở lý luận của công tácphát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu, văn bản, nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, hệthống hóa, khái quát hóa sử dụng trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận
và thực tiễn nhằm làm nổi bật cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp khái quát các nhận định độc lập
Trên cơ cơ sở các ý kiến, nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồn tàiliệu khác nhau về vấn đề nghiên cứu để khái quát lên thành ý kiến, nhận định,quan điểm riêng của mình
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương kếtkinh nghiệm trong quản lý giáo dục tại các trường tiểu học nhằm khảo sát,đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học của huyện
Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang và xây dựng cơ pháp lấy ý kiến chuyên gia,phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng sở thực tiễn cho việc đề xuất cácgiải pháp
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu, trên
cơ sở đó nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu
Trang 118 Những đóng góp của luận văn
8.1.Về mặt lí luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và xác định cơ sở khoa học việc cầnthiết để phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay
8.2 Về mặt thực tiễn
Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm pháttriển đội ngũ giáo viên trường tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh TiềnGiang
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, thì cấu trúc của luận
văn gồm có 3 chương :
Chương 1.Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học.Chương 2.Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện GòCông Tây, tỉnh Tiền Giang
Chương 3.Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu họchuyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Ấn Độ vào năm 1988 đã quyết định thành lập hàng loạt các trungtâm học tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.Việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lạihiệu quả rất thiết thực
Hội nghị UNESCO tổ chức tại NêPan vào năm 1998 về tổ chức quản lýnhà trường đã khẳng định: “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề
cơ bản trong phát triển giáo dục
Đại đa số các trường sư phạm ở Úc, New Zeland, Canada,…đã tiếnhành lập các cơ sở chuyên bồi dưỡng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi chogiáo viên tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ
Ở Philippin, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không tiếnhành tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng thành từng khóa học trongthời gian học sinh nghỉ hè
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ởcác trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện
kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.Tại Triều Tiên một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồidưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên Tất cả giáo viên đều phải tham
Trang 13gia học tập đầy đủ các nội dung về chương trình về nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ theo quy định
Tại Nga các nghiên cứu quản lý giáo dục như: M I Kônđacốp, P.V.Khudominxki…đã rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học thôngqua các biện pháp quản lý có hiệu quả Muốn nâng cao chất lượng dạy họcphải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn Họ cho rằng kết quả toàn
bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn
và hợp lý công tác quản lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ
Ở Trung Quốc, chính phủ đặc biệt coi trọng giáo dục tiểu học Đưa vàogiáo dục tiểu học nhiều môn học gắn liền với đặc trưng bản sắc văn hóa dântộc Điều này cho thấy việc đào tạo giáo viên tiểu học ở Trung Quốc đòi hỏiphải bổ sung chương trình và đội ngũ giảng viên sư phạm Chính sách nổitiếng “Khoa giáo hưng quốc” là một chính sách đãi ngộ tốt cho giáo viên.Người giáo viên tiểu học ở đây có mức thu nhập rất cao khoảng trên 8.000nhân dân tệ và có chế độ chăm lo nhà ở
- Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế ,khoa học kỹ thuật mà họ cònchăm lo rất tốt đến giáo dục tiểu học Hầu hết học sinh tiểu học đều được nhànước lo cho học miễn phí Các em được làm vệ sinh phòng học, tham gia cáchoạt động câu lạc bộ và đọc sách trong thư viện Các em tự nguyện tham giadưới sự hướng dẫn của giáo viên Giáo viên tiểu học làm việc rất thuận tiện và
có chế độ chăm lo về vật chất cũng như tinh thần rất tốt
- Giáo dục tiểu học ở Thái Lan miễn phí cho học sinh hoàn toàn kể cảmua bảo hiểm y tế Người giáo viên tiểu học ở Thái Lan được đào tạo và huấnluyện theo một chương trình hết sức hoàn chỉnh về nội dung cũng như hìnhthức Hội đồng Bộ trưởng Văn phòng cải cách đào tạo giáo viên (TERO) qua
kế hoạch phát triển giáo viên đã đánh giá lại toàn bộ hệ thống đào tạo giáo
Trang 14viên và nhằm cập những kỹ năng giảng dạy Họ đào tạo lại giáo viên và nhậnnhững học viên có kết quả ưu tú trở thành giáo viên
- Ở Singapore giáo viên được chăm lo rất chu đáo Người giáo viên khimới ra trường có mức lương khá cao( khoảng 2.000 dolar Sing), được nhàtrường thường xuyên mở những lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề
Và sau những khóa huấn luyện này, những giáo viên nào đạt kết quả tốt sẽđược nâng bậc lương Trong nhà trường, giáo viên được hỗ trợ đầy đủ phươngtiện, trang thiết bị cũng như điều kiện cơ sở vật chất để làm tốt công tác giảngdạy,
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trong thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, côgiáo, nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 16tháng 10 năm 1968 rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sựnghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành các cấpĐảng, chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phảichăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta những bướcphát triển mới”, “Cán bộ và giáo dục phải tiến bộ cho kịp thời đại mới làmđược nhiệm vụ, chớ tự túc tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại”
Trong những năm “Đổi mới” nhiều công trình nghiên cứu đã để lạinhững bài học quý giá về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên như:Nguyễn Thị Phương Hoa(2002, Con đường nâng chất lượng cải cách các cơ
sở đào tạo giáo viên); Đinh Quang Báo(2005, giải pháp đổi mới phương thứcđào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên); Đặng Quốc Bảo, ĐỗQuốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa( 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩmchất đội ngũ giáo viên); Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá
Trang 15Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp; Bùi Văn Quân,v.v… Các côngtrình nghiên cứu phát triển đội ngũ theo hai hướng:
- Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độ phát triển nguồnnhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát triển độingũ giáo viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuynhiên, các công trình kể trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống nghiên cứu
về quản lý đội ngũ giáo viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, về chính sách tuyển dụng, sử dụng và về vai trò, vị trí mới của độingũ giáo viên trong tiến trình phát triển nhà trường Việt Nam trong thời kỳhội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa
Sau nhiều năm đổi mới, nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triểnđội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộngrãi Đặc biệt từ khi có chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì một số dự án, công trình nghiêncứu khoa học lớn liên quan đến đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậchọc đã được thực hiện
- Ở Việt nam cũng có những chủ trương, dự án phát triển giáo dục tiểuhọc như:
- Ngày 9/7/2001 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 18/2001 T Tg nêu racác biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dụcquốc dân
- Ban Bí thư TW có Chỉ thị 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục ngày 11/1/2005 phê duyệt đề án“ xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giai đoạn 2005-2010” có nêu: “xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục theo định hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng,
Trang 16bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bảnlĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độchuyên môn cuả nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao sự nghiệp giáo dụctrong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
-Theo QĐ 295/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/94 của Bộ GDĐT có nêu“Giáo viên tiểu học là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọihoạt động giáo dục, tổ chức quá trình phát triển của trẻ em bằng phương thứcnhà trường”
- Dự án phát triển giáo viên Tiểu học cuả Bộ Giáo Dục và Đào Tạotrong Chủ đề 6 cuả Modun “Giáo dục học” với tên gọi “Người giáo viên Tiểuhọc” có trình bày ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nghề dạy học là mộtnghề cao quý, là một loại lao động vinh quang, là những anh hùng vô danh,lao động sư phạm là một lao động sáng tạo, đó là sự sáng tạo ra con người vềmặt nhân cách”
- PGS-TS Bùi Minh Hiển cùng các cộng sự GS-TSKH Vũ Ngọc Hải,PGS-TS Đặng Quốc Bảo có trình bày trong cuốn “ Quản lý giáo dục” nhữngyêu cầu chung để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên gồm đủ số lượng ,đạt chất lượng, đồng bộ về cơ cấu
- Tiến sĩ Hồ Văn Liên trong giáo trình “Tổ chức và quản lý giáo dục vàtrường học” có nêu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của giáo viên trong côngcuộc chấn hưng giáo dục
- Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cuả Bộ Giáo dục biên tậpsau khoá tập huấn về giáo dục ở Singapore năm 2009 đã nêu một số nội dung
về đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới nhà trường , đổi mới giáoviên để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong hiện tại và tươnglai
Trang 17Ngoài ra còn nhiều bài viết ở những cuốn tạp chí Giáo dục, Thế giớitrong ta, các công trình nghiên cứu được công bố ở Tạp chí Nghiên cứu giáodục, Phát triển giáo dục, những luận văn cuả các tác giả ở các khoá trước như:
- Luận văn “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêntiểu học ở Bình Thuận” của học viên Hoàng Tấn Rư, năm 2002 trong đó tácgiả nêu những vấn đề lý luận về giáo dục Tiểu học, giáo viên tiểu học và đề racác giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tỉnh Bình Thuận -Luận văn “Quản lý việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu họchuyện Phú Giáo, Bình Dương”, năm 2007 của học viên Mai Long Nguyên đãnghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Phú giáo ,từ đó đề ranhững biện pháp hướng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ độingũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về biện pháp xâydựng, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở các địa phương Các nghiên cứu vàmột số luận văn trên đã đề cập vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên trường học
Tuy nhiên, việc vận dụng kết quả các nghiên cứu trên để nâng cao độingũ giáo viên tiểu học của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trong giai đoạnhiện nay là chưa phù hợp Do đó, luận văn này trình bày hướng nghiên cứu, đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện GòCông Tây, tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết
Trang 181.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Giáo viên tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học
1.2.1.1 Giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học là những giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáodục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chươngtrình giáo dục tiểu học
- Đặc điểm nghề dạy học ở tiểu học là "nghề đậm đặc tính sư phạm".Người giáo viên tiểu học vừa dạy các bộ môn, vừa là giáo viên chủ nhiệm,quản lý rực tiếp, toàn diện học sinh của lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm
về chương trình giảng dạy, phối hợp với các giáo viên năng khiếu, giáo viêntổng phụ trách Đội để hoàn thành kế hoạch giáo dục Ngoài ra, người giáoviên tiểu học còn phải luôn luôn học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, để đạt
và vượt chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
* Đặc điểm họat động của giáo viên tiểu học
- Là người trang bị kiến thức ban đầu, tuy không sâu, nhưng trải rộng Vìvậy, người giáo viên tiểu học phải được tiếp thu nhiều bộ môn khoa học cơbản.Trong tình hình hiện nay, người giáo viên tiểu học hầu như phải dạy tất
cả các môn học kể cả những bộ môn năng khiếu như Hát, Vẽ, Thể dục,… Bởivậy, người giáo viên tiểu học phải có sự rèn luyện cả về lý thuyết lẫn thựchành Đó là nhu cầu bắt buộc
- Giáo viên tiểu học là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của người họcsinh Họ hình thành nhân cách ban đầu cho những mầm non, những chủ nhântương lai của một đất nước Người giáo viên tiểu học khắc dấu ấn rất sâu đốivới sự hình thành nhân cách của học sinh Người giáo viên tiểu học là " thầntượng” của các em học sinh tiểu học" Những lời nói, thái độ, cử chỉ, hành vi,lối sống,… của người giáo viên tiểu học ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến
Trang 19nhân cách học sinh Bỡi những lẽ đó, vai trò của người giáo viên tiểu học rấtlớn trong hệ thống giáo dục phổ thông
- Để giúp học sinh có những bước đầu về sự hình thành kỹ năng tư duy,người giáo viên tiểu học phải có kỹ năng sư phạm Phương pháp giảng dạymới, tích cực, có phát huy trí lực học sinh hay không, có tạo cho học sinh sựnăng động, hứng thú, thích tìm tòi cái mới trong cuộc sống hay không cũngbắt đầu từ người giáo viên tiểu học
- Người giáo viên tiểu học đòi hỏi phải nhiệt tình, đặc biệt là năng lựcgiao tiếp tốt, phải ứng xử phù hợp trong mọi tình huống vì họ phải tạo mốiquan hệ tốt đẹp với phụ huynh, với địa phương để phối hợp giáo dục
1.2.1.2 Đội ngũ giáo viên tiểu học
Bao gồm tất cả những giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục họcsinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáodục tiểu học
1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.2.2.1 Phát triển
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiềuhướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiệnđến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thếcái lạc hậu Sự phát triển có thể hiểu là quá trình vận động và biến đổi khôngngừng làm cho số lượng và chất lượng luôn luôn đi theo chiều nhất định
Như vậy, phát triển là sự biến đổi để tăng tiến số lượng, thay đổi chất lượnghoặc dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là pháttriển
1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Phát triển đội ngũ là sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tiến bộ về
số lượng, cơ cấu và chất lượng của tập hợp số đông những người có cùng
Trang 20chức năng, có cùng ngành nghề, hay có thể nói đó là sự vận động theo chiềuhướng tiến triển của một lực lượng những người có cùng chức năng, cùng mộtcông việc.
Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là phát triển nguồn nhân lực trongmột tổ chức những người dạy tiểu học của ngành GD&ĐT Nguồn nhân lực làmột khái niệm ta thường quen dùng, nguồn nhân lực người Phát triển nguồnnhân lực có nhiều cách hiểu khác nhau:
- Với nghĩa hẹp: Đó là quá trình đào tạo và đào tạo lại, trang bị, bổsung kiến thức, kỹ năng thái độ để người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Với nghĩa rộng: bao hàm cả bổ túc văn hóa, xóa mù chữ, những trithức cần thiết để học nghề, phát triển nghề nghiệp
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng hơn,bao gồm cả 3 mặt: phát triển sinh thể, phát triển nhân cách, tạo môi trường xãhội cho nguồn nhân lực phát triển
Theo chương trình phát triển liên hiệp quốc( UNDP- United nationsDevelopment programme) có năm nhân tố phát triển nguồn nhân lực đó là:GD&ĐT, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng conngười Năm yếu tố này gắn kết với nhau trong đó GD&ĐT được coi là nhân
tố quan trọng nhất, biện pháp chủ yếu nhất để phát triển nguồn nhân lực Sựphát triển GD&ĐT luôn gắn liền với sự phát triển nguồn nhân lực, sự pháttriển kinh tế văn hóa của xã hội
Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là xây dựng đội ngũ GVTH làmcho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, phát triển đội ngũ đủ
về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và đồng bộ về cơ cấu Đồng thờithực hiện tốt tất cả các khâu từ việc quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, sửdụng hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ GVTH Đó là quátrình làm cho đội ngũ GVTH nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
Trang 21vụ, có phẩm chất tốt, có trí tuệ, có tay nghề và tâm huyết nghề nghiệp… nhằmgiúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên
Phát triển đội ngũ GVTH các trường tiểu học tập trung vào hai vấn đề:phát triển về phẩm chất và năng lực của từng giáo viên Hai vấn đề có mốiliên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau
1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.2.3.1 Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt “ giải pháp là cách giải quyết vấn đề”
Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu giải pháp chính là cách làm, cách giảiquyết vấn đề cụ thể nào đó để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra So phươngpháp và biện pháp thì giải pháp mang tính vĩ mô, trong giải pháp có bao hàmphương pháp và biện pháp
1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là bao gồm những việclàm cụ thể, những cách tiến hành của nhà quản lý giáo dục, quản lý nhàtrường trong quá trình quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến giáo viên tiểuhọc để phát triển cho giáo viên tiểu học này ngày càng vững mạnh và pháttriển theo chiều hướng đi lên
1.3 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1 Vị trí của trường tiểu học:
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dụcquốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theomục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành
Trang 22- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ
em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trongcộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạtđộng giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dụctiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và côngnhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ
em trong địa bàn trường được phân công phụ trách
- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục
- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục
- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham giacác hoạt động xã hội trong cộng đồng
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật
1.4 Người giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay
1.4.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học:
* Những nhân tố cơ bản quy định vai trò giáo viên tiểu học :
-Vị trí của cấp học , bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân;
-Đặc điểm của đối tượng học tập;
-Đặc điểm của người truyền thu kiến thức
Vai trò của người giáo viên tiểu học phát huy bao nhiêu thì chất lượngcủa bậc học tốt hơn bấy nhiêu , tạo cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục ở
Trang 23các bậc học sau Qua phần đặc điểm hoạt động của giáo viên tiểu học, ta thấy,
rõ ràng người giáo viên tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cungcấp kiến thức nền tảng và xây dựng nhân cách ban đầu, thời kỳ phát triểnnhanh của học sinh tiểu học
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, kĩ năng và tri thức củacon người trở thành nguồn vốn chủ yếu của xã hội ngày nay Các quan niệm
sư phạm quen thuộc đã biến đổi Tuy thế, vai trò của người giáo viên vẫn có ýnghĩa quyết định chất lượng, mang ý nghĩa cốt lõi của giáo dục Người giáoviên phải giỏi hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn Họ phải có năng lực thực sự,
có vốn kiến thức căn bản trải rộng và có kỹ năng sư phạm
Trong việc đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học đã thựchiện ở những năm qua cho thấy để đáp ứng mục tiêu mới của giáo dục, ngườigiáo viên tiểu học đòi hỏi phải rèn luyện kỹ năng sư phạm và trau dồi kiếnthức chuyên môn
Nghị quyết TW2( Khóa VIII) cũng đã khẳng định “ Giáo viên là nhân tốquyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”
Trong thời đại hội nhập, nền kinh tế tri thức, trong xu thế mà con ngườiđang tồn tại trong thế giới phẳng, thông tin có thể đến với từng người chúng
ta một cách nhanh nhất và phong phú nhất Vai trò của người giáo viên cóthay đổi đáng kể
Theo Luật giáo dục, vai trò của người giáo viên được nêu cụ thể baogồm:
- Vai trò thiết kế;
- Vai trò tổ chức;
- Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, động viên, cổ vũ;
- Vai trò người đánh giá
Trang 24Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã nêu ra việc hoàn thiện địnhmức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo để tạo điềukiện, động lực và phát huy hơn nữa vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáodục
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đã và đang đặt
ra cho ngành giáo dục và đào tạo nói chung, người giáo viên nói riêng nhữngnhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề Dạy học không chỉ đơn thuần làtruyền đạt tri thức cho học sinh mà thông qua việc dạy chữ để dạy người, làmcho người học trở thành người có nhân cách tốt
Mặc khác, chức năng của người giáo viên cũng đã thay đổi Trước kiachức năng chủ yếu của người giáo viên là cung cấp cho người học hệ thống trithức Song ngày nay, người giáo viên không những phải tổ chức, hướng dẫn,điều khiển để người học lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, phổ thông cơbản, hiện đại, phù hợp thực tiễn Việt Nam, rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹxảo tương ứng mà còn hình thành cho người học sinh cơ sở của thế giới quankhoa học, các phẩm chất đạo đức, phát triển tư duy sáng tạo Để thực hiện cácchức năng của mình, người giáo viên phải thực hiện những nhiệm vụ
Nhiệm vụ của giáo viên ngày nay ngày càng một đa dạng và phức tạphơn:
Thứ nhất, họ phải đảm nhận nhiều chức năng, trong đó có một trách
nhiệm rất quan trọng là lựa chọn nội dung dạy học
Thứ hai, việc tổ chức việc học của học sinh được thay thế cho việctruyền thụ kiến thức đơn thuần Nguồn tri thức xã hội được sử dụng tối đa Thứ ba, yêu cầu người giáo viên tiểu học có kiến thức và kỹ năng cầnthiết để sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
Trang 25Thứ tư, phải có sự hợp tác chặt chẽ và xây dựng mối quan hệ giữa cácgiáo viên trong trường với nhau
Thứ năm, người giáo viên tiểu học phải chú ý mối quan hệ với học sinh
và cha mẹ học sinh cũng như nhân dân trong cộng đồng dân cư ngày càngđược thắt chặt trên cơ sở hiệu quả giáo dục
Thứ sáu, uy tín của giáo viên đối với học sinh và cha mẹ học sinh phảiđược thay đổi trên chiều hướng trách nhiệm cao, dân chủ
Với những yêu cầu ngày càng cao như trên về các nhiệm vụ, đòi hỏiphải nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đặc biệt phải coi trọng việc bồidưỡng theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa
1.4.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với giáo viên tiểu học
1.4.3.1 Về phẩm chất chính trị và đạo đức đòi hỏi người giáo viên cần phải:
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một côngdân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Thamgia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước,góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng Yêu nghề, tận tụyvới nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáodục học sinh
-Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước Thực hiện nghiêm túc các quyđịnh của địa phương Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thứcchấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng.Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luậtcủa nhà nước, các quy định của địa phương
- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, cónghiên cứu và có giải pháp thực hiện Thái độ lao động nghiêm túc,
Trang 26đảm bảo lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy,chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp đượcphân công.
- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng củanhà giáo, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; luôn
có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp,học sinh và cộng đồng tín nhiệm
- Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồngnghiệp; hết lòng phục vụ nhân dân và học sinh
1.4.3.2 Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình
độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học
- Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sáchgiáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; có kiến thứcchuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cảcấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học đượcphân công giảng dạy
- Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có
hệ thống
- Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyênsâu về một môn học hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp
đỡ học sinh yếu kém hay học sinh còn nhiều hạn chế tiến bộ
- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứatuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọnphương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp vớitừng đối tượng học sinh
Trang 27- Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyệncủa học sinh, và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinhchính xác, khách quan theo đúng quy định hiện hành.
- Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiếnthức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếngdân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học
- Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế -văn hóa, xãhội của tỉnh, thị xã, xã phường nơi công tác
1.4.3.3 Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm
- Lập kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụthể hóa chương trình giáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân cônggiảng dạy Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện cáchoạt động dạy học tích cực của thầy và trò
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn vàkết hợp tốt các phương pháp dạy học thực hiện các hoạt động dạyhọc trên lớp, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động học tậpcủa học sinh
- Biết cách hướng dẫn học sinh tự học
- Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng họcsinh, sử dụng kết quả kiểm tra chính việc học tập của học sinh mộtcách tích cực
Để tất cả các thầy cô giáo thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xuhướng đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên cótầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượnggiáo dục Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong
Trang 28suốt quá trình công tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bổ sungkiến thức, đào tạo tiếp tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ chongười giáo viên, giúp người giáo viên không ngừng nâng cao nănglực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng; có
kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chấtlượng Muốn vậy, GV phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình,SGK, đọc và ghi chép nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen hamđọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích.Đáng tiếc là nhiều GV và CBQLGD các cấp hiện nay còn ít đọc, ngạiđọc, lười đọc, không chịu học hỏi Bài giảng vì thế mà nông cạn,không thiết thực, không sinh động, không hấp dẫn HS, CBQL côngtác kém hiệu quả
1.5 Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học
1.5.1 Ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học
Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầuquyết định chất lượng giáo dục Luật giáo dục (điều 15 chương I)nêu rõ" Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chấtlượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêugương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhàgiáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất vàtinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…" Với nhậnthức hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục Đểphát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thựchiện chương trình giáo dục của cấp học Chất lượng giáo dục của nhàtrường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định Do đó việc bồidưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lựcphát triển nhà trường Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
Trang 29bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa lànhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lượclâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục vàchấn hưng đất nước Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thểhiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình
độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểusâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa họcliên quan và có vốn văn hóa nói chung Bước sang thế kỷ XXI nềngiáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu sắc từ quan niệm
về vị trí, vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung và phươngpháp giáo dục Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xâydựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó
Sự phát triển vũ bão của khoa học- công nghệ đòi hỏi mỗi thầy côgiáo phải luôn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thểhoàn thành tốt nhiệm vụ
1.5.2 Nội dung của việc phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối vớiviệc phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch giáo viên các trường tiểu học
- Đổi mới công tác đào tạo và đào tạo lại giáo viên các trường tiểu học
- Đổi mới công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đối với giáo viên cáctrường tiểu học
- Nâng cao năng lực của người giáo viên các trường tiểu học
- Thực hiện quy trình tuyển dụng,sử dụng, luân chuyển và chấm dứthợp đồng giáo viên các trường tiểu học
Trang 30- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động đội ngũgiáo viên các trường tiểu học.
- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của xã hội, CBQL và GV vềcông tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học
- Tạo điều kiện và hỗ trợ giáo viên các trường tiểu học
1.6 Các yếu tố tác động đến việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.6.1.Các yếu tố chủ quan
Được sự quan tâm của lãnh đạo ngành giáo dục, điều đó mang lại nhiềuthuận lợi cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng nhưđộng viên giáo viên tự tham gia các lớp học nâng chuẩn
Sự năng động của giáo viên qua việc trao đổi thông tin với cụm chuyênmôn trong huyện giúp rất nhiều cho việc nâng cao tay nghề giáo viên
Đời sống của người dân được nâng lên nên không còn tình trạng trẻkhông đến trường Hàng năm, nhà trường cùng địa phương, các ban ngành đoàn thể của các phường cùng nhau phối hợp để vận động 100% trẻ 6 tuổi ralớp, giúp cho phong trào phổ cập trẻ đúng độ tuổi sớm hoàn thành
Khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của giáo viên còn nhiều hạnchế Rất ít giáo viên có thể sử dụng thành thạo và truy cập thông tin trên mạng
để phục vụ tốt cho giảng dạy Thậm chí còn có những giáo viên không hề biết
sử dụng máy tính Và thường những giáo viên hạn chế năng lực, không cótầm nhìn lại là những người tự đánh giá mình rất cao, gây rất nhiều phiền toái
và vô ích trong công tác kiểm tra, đánh giá
1.6.2 Các yếu tố khách quan
-Theo Điều lệ trường tiểu học, tỉ lệ giáo viên là 1,2/lớp đối trường bìnhthường và 1,5 giáo viên /lớp đối với trường học hai buổi /ngày nhưng đối với
Trang 31Gò Công Tây tỉ lệ này có trường chưa đảm bảo Việc thiếu giáo viên ảnhhưởng đến công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường nhất là giáo viêndạy các môn tiếng Anh, Tin học, Thể dục, Mĩ thuật
- Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập, do học sinh tăng nhưng số phòng họctăng không đáng kể dẫn đến tình trạng không có các phòng chức năng, thậmchí không có phòng giáo viên, nhiều trường phải sử dụng chung với thư viện.Bàn ghế không đúng quy cách, trang thiết bị dạy học thiếu nơi cất giữ cũnglàm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên
-Do lịch sử để lại, nhiều giáo viên chưa đủ năng lực thật sự trong việcgiảng dạy và giáo dục Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáodục quốc dân nhưng đội ngũ giáo viên không được đào tạo và huấn luyệnđúng cách tạo ra nhiều khó khăn, bất cập để phát triển giáo dục
Tóm lại, nhà quản lý và các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục cần chú
ý các vấn đề yếu của hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viênnhằm mục đích nâng cao dần chất lượng của từng cá nhân và của đội ngũ,trên cơ sở đó giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo,tiến tới việc tự hoàn thiện , tự thích nghi và phát triển của bản thân mỗi giáoviên trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội
Kết luận chương 1
Ngày nay với xu thế hội nhập và phát triển, sản xuất và phát triển, nhucầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày một nâng lên, vấn đề vềchất lượng ngày càng được mọi người quan tâm, chất lượng GD là một nhucầu cấp thiết và cấp bách, bởi vì nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triểntoàn diện và mạnh mẽ Chất lượng con người là mục tiêu là động lực của sựphát triển kinh tế xã hội, là nguồn nhân lực đảm bảo sự phát triển kinh tế - xãhội Chất lượng của đội ngũ giáo viên TH là nguồn lực con người trong lĩnhvực GD, yếu tố quyết định của sự thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước
Trang 32đang là vấn đề cần được xem xét từ nhiều mối quan hệ khác nhau Chất lượngcủa đội ngũ giáo viên là những biến số trong quá trình phát triển GD Xã hộicàng phát triển, yêu cầu về chất lượng GD càng cao vì thế yêu cầu về nângcao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên luôn là một bài toán khó
mà các nhà quản lý giáo dục luôn trăn trở tìm cách để giải, làm sao để nângcao chất lượng dạy và học đáp ứng được yêu cầu xã hội của xu thế hội nhập
và phát triển của đất nước Nhìn thẳng vào thực tế cho ta thấy vấn đề về chấtlượng GD nói chung và GD TH nói riêng đang còn rất nhiều việc phải làm
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế
-xã hội của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Huyện Gò Công Tây là một vùng đất thuộc xứ Gò Công, được hìnhthành và phát triển cách đây trên 300 năm Gò Công Tây có 12 xã và 01 thịtrấn, là vùng đất nằm trên lưu vực sông Tiền đoạn chia thành hai nhánh CửaTiểu và cửa Đại Với diện tích tự nhiên 27.672 ha, dân số 155.000 người ( Sốliệu năm 2014) Huyện Gò Công Tây nằm về hướng đông của thành phố MĩTho; phía tây giáp huyện Chợ Gạo, phía nam giáp huyện Tân Phú Đông, phíađông giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông, phía bắc giáp tỉnh Long
An bởi sông Tra
Gò Công Tây có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế lẫn quân
sự Từ biển Đông, tàu bè có thể theo sông Tra, sông Cửa Tiểu là hai tuyếngiao thông huyết mạch đi thành phố Hồ Chí Minh, lên các tỉnh miền tây Lại
có quốc lộ 50 chạy qua, nối liền với thành phố Mĩ Tho và Thành phố Hồ ChíMinh
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ Xnhiệm kỳ 2010-2015 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, thành tựu sau gần 30năm đổi mới đã đạt nhiều kết quả to lớn: An ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, hệ
Trang 34thống chính trị được củng cố, nâng cao chất lượng Kết quả 4 năm thực hiệnChỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 (khóa IX) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay” đã tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địaphương.
Bên cạnh mặt thuận lợi, huyện cũng gặp những khó khăn, thách thức:Nguồn thu ngân sách huyện còn thấp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội còngặp nhiều khó khăn Ngoài nhân tố chủ quan còn có những tác động kháchquan, đó là: Thời tiết, khí hậu, thủy văn diễn biến bất thường, dịch bệnh trêncây trồng và vật nuôi vẫn là mối nguy cho sản xuất nông nghiệp; kinh tế thếgiới phục hồi chậm cùng với khủng hoảng nợ công và diễn biến phức tạp trênBiển Đông, đã tác động bất lợi kinh tế - xã hội nước ta nói chung và huyệnnhà nói riêng
Trước tình hình trên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnhđạo, chỉ đạo cùng với sự quản lý, điều hành tích cực của UBND huyện, sự nỗlực phấn đấu của các nghành, các cấp và sự đồng thuận của Nhân dân tronghuyện đã vượt qua khó khăn, đạt những kết quả quan trọng trong thực hiệncác mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội X Đảng bộ huyện đề ra
Cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:
Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội vànâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hô Chí Minh, các phong trào thi đua yêunước… có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân Đời số tinh thần
và mức hưởng thụ văn hóa, thông tin của nhân dân ngày càng khá hơn
Trang 35Xã hội có bước phát triển khá, một số lĩnh vực đạt những thành tựuquan trọng Thu thập và chất lượng cuộc sống của nhân dân được tăng lên,công tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả, hộ nghèo giảm, hộ khá – giàutăng Phúc lợi xã hội và hệ thống an ninh xã hội trong các lĩnh vực giáo dục, y
tế, đảm bảo xã hội đều tăng
Tuy nhiên, trong thực tế chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa đời sống vật chất và đờisống tinh thần Một số vấn đề dân sinh bức xúc chậm được giải quyết Sự pháttriển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế Môi trường văn hóa còntồn tại một số yếu tố thiếu lành mạnh Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa có nơi thiếu chiều sâu, chưa vững chắc Thu nhập bình quânđầu người còn thấp; phân hóa thu nhập có xu hướng ngày càng tăng; một bộphận nhân dân đời sống khó khăn
Chiến lược phát triển kinh tế cuả huyện Gò Công Tây ,theo Văn kiệnĐại Hội Đảng lần IX(2005-2010),Đảng bộ huyện Gò Công Tây đã xác địnhmục tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là “ đổi mới toàn diện vàmạnh mẽ hơn nữa, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàndân, động viên mọi nguồn lực ,nắm bắt thời cơ ,vượt qua thử thách , chủ độnghòa nhập kinh tế khu vực và quốc tế , quyết tâm ra sức phấn đấu thực hiệnmục tiêu xây dựng huyện Gò Công Tây tiến lên GIÀU ĐẸP -VĂN MINH -HIỆN ĐẠI - NGHĨA TÌNH và trở thành một trong những huyện Gò CôngTây trung tâm của tỉnh Tiền Giang
Đến Đại hội lần X ( 2010-2015), văn kiện Đại hội Đảng đã khẳng định
“Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa về tư duy và hành động;nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; bảo đảm quốcphòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khôngngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân để
Trang 36tiếp tục xây dựng huyện Gò Công Tây sớm đạt mục tiêu“ Giàu đẹp-Vănminh-Hiện đại -Nghĩa tình”
Theo đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Gò Công Tây
là tiếp tục thực hiện chỉnh trang, kiến thiết đô thị theo hướng cải tạo, nâng cấp
và mở rộng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch tổng thể và quyhoạch chi tiết đã điều chỉnh Huy động nhiều nguồn lực để hoàn chỉnh kết cấu
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, từng bước đưa huyện Gò Công Tây pháttriển thành một huyện trung tâm của tỉnh Tăng cường chăm lo đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Tiếptục xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào“ Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”
*Phát triển giáo dục – Đào tạo:
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càngkhang trang, hiện đại hơn, đã tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáodục; chương trình kiên cố hóa trường, lớp thực hiện đạt kế hoạch; đầu tư xâymới 105 phòng học, tổng vốn 96 tỷ 148 triệu đồng Tỷ lệ huy động học sinhtrong độ tuổi các bậc học hàng năm đều tăng Công tác chống mù chữ, phổcập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và các chuẩn quốc gia luônđược sắp xếp hợp lý, được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầugiảng dạy Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở ngàycàng được chú trọng hơn, đã tổ chức tư vấn, tuyển sinh đối với học sinhkhông thi tuyển vào lớp 10 và không đỗ vào lớp 10 Trung học phổ thông vàohọc các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề để nâng dần tỷ lệ học sinh sau khitốt nghiệp Trung học cơ sở vào học nghề đạt được chỉ tiêu theo quy định, hạnchế tối đa học sinh bỏ học Việc thu hút các nguồn lực xã hội phát triển giáodục được quan tâm và có nhiều tiến bộ Các hoạt động khuyến học và mạng
Trang 37lưới trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh; thực hiện nhiều chính sách
hỗ trợ học sinh nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra vẫn còn một số mặt hạn chế là: Chấtlượng giáo dục có nâng lên nhưng chưa đều; tỷ lệ học sinh bỏ học bậc trunghọc cơ sở còn cao dẫn đến chất lượng phổ cập giáo dục chưa vững chắc Tỷ lệtrường đạt chuẩn Quốc gia còn ít, nhất là hệ mầm non và trung học cơ sở.Công tác xã hội hóa giáo dục ở bậc học mầm non chưa phát huy hiệu quả,nguồn lực xã hội hỗ trợ giáo dục còn thấp
* Định hướng phát triển giáo dục tiểu học huyện Gò Công Tây
Theo văn kiện Đại hội Đảng định hướng phát triển giáo dục trong 5 năm tớinhư sau :
Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học Tiếp tục xây dựng nền giáo dụctiên tiến, đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục, thực hiện kế hoạch 5 năm 2015-
2020 với những chỉ tiêu cụ thể: tất cả học sinh đều học 2 buổi /ngày, huyđộng 95% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 100% trẻhoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, xét tốt nghiệp Trung học cơ sởtrên 99% Giảm tỉ lệ bỏ học ở tiểu học dưới 0,1%, ở Trung học cơ sở dưới1% Hiệu quả đào tạo tiểu học 99,2%, Trung học cơ sở 89% Phấn đấu 100%giáo viên đạt chuẩn về trình độ, trong đó 75% giáo viên mầm non ,75 % giáoviên tiểu học, 80% giáo viên Trung học cơ sở đạt trên chuẩn Duy trì và ổnđịnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục toàn huyện
Các giải pháp chủ yếu cũng được văn kiện nêu ra:
-Đẩy nhanh tốc độ xây dựng các trường học để đáp ứng nhu cầu học tập
2 buổi /ngày Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuẩn hóađội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về nghiệp vụ chuyên môn, nhậnthức chính trị Tăng cường công tác xây dựng Đảng và đoàn thể trong trườnghọc
Trang 38-Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục,tăng cường nhiều hình thứckhuyến học, uy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng
-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của các em qua việc tuyển sinhtheo tuyến, mọi đứa trẻ đều phải ra lớp
-Tăng cường công tác tuyển dụng, có những chế độ đặc biệt để giữ chânngười tài giỏi
-Đến năm 2020 có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó giáo viên trênchuẩn đạt trên 90%
2.1.3 Khái quát về các trường tiểu học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Huyện Gò Công Tây năm học 2014-2015 có 22 trường tiểu học với 345lớp, 10.466 học sinh, và 511 giáo viên trực tiếp dạy lớp
Bảng 1 Thống kê số trường, số lớp tiểu học giai đoạn 2010-2015
Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số Học sinh
Trang 39Qua nhiều năm thực hiện chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông bậctiểu học đã đạt kết quả khả quan, nhiều giáo viên có sự tiến bộ đáng kể, tự họccác lớp bồi dưỡng để nâng chuẩn và thông qua việc nghiên cứu học tập nộidung chương trình và phương pháp giảng dạy mới giáo viên thể hiện sự đổimới để nâng cao tay nghề của mình Đối với học sinh, hầu hết các em đạt yêucầu về kết quả học tập theo chương trình, các kỹ năng tư duy sáng tạo, độc lậptrong suy nghĩ, các kỹ năng tự phát hiện ra kiến thức trong các bài, các mônhọc có tiến bộ rõ rệt
Chất lượng tiểu học có khá hơn, việc huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt100% Tuy nhiên vẫn còn tình trạng trẻ bỏ học tuy không quá 1% nhưng đâycũng là một thách thức với ngành giáo dục huyện, một huyện đang trên đàphát triển
Bảng 2 : Thống kê hiệu quả đào tạo từ năm 2010-2015
Năm học Tổng số trường Hiệu quả giáo dục(%)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy hiệu quả đào tạo của giáo dục tiểu học ở huyện
Gò Công Tây ở 5 năm gần đây có sự phát triển và ổn định Điều này minhchứng cho thực tế, do có những chế độ chính sách áp dụng hỗ trợ cho họcsinh nghèo bằng nhiều hình thức như mở các lớp học phổ cập, vận động cácnguồn quỹ học bổng, tăng cường sự phối hợp giữa địa phương và nhà trườngtrong vấn đề hạn chế trẻ nghỉ học, bỏ học ,… và yếu tố quyết định là sự nângcao tay nghề của đội ngũ giáo viên, làm thế nào để họ có đủ trình độ, đủ bảnlĩnh và có lòng yêu nghề để dạy tốt và thu hút học sinh yêu trường, yêu lớp vàthích đến lớp chăm chỉ học tập
Trang 40Huyện Gò Công Tây được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học năm
2005, Trung học sơ sở năm 2008 và Trung học phổ thông năm 2010 Điều đócho thấy sự phát triển đi lên của ngành giáo dục huyện
Tất cả các trường tiểu học ở Gò Công Tây đều có lớp 2 buổi /ngàynhưng chỉ có 03 trường có bán trú tạo điều kiện cho học sinh ăn ngủ tạitrường
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
2.2.1 Thực trạng về số lượng, cơ cấu của đội ngũ giáo viên tiểu học
Tính đến đầu năm học 2014-2015 huyện Gò Công Tây có 511 giáo viêntiểu học Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi tỷ lệ bình quân đạt1,29 giáo viên/lớp, tuy vượt định mức 1,20 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày,song so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày (định mức là 1,50 giáo viên/lớp) thìmới chỉ đáp ứng được 96% nhu cầu về số lượng giáo viên
Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ởcác địa bàn khác nhau, theo môn học ( thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáoviên dạy các môn đặc thù, tự chọn)
Bảng 3 : Thống kê số lượng giáo viên tiểu học
Năm học Số
giáo viên
Tổng số 1Buổi/ngày 2Buổi/ngày