Giới tính:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2013 2020 (Trang 35)

giáo viên mầm non ở nước ta phần lớn là giáo viên nữ, giáo viên nam hầu như là không có, chính vì thế mà có những khó khăn và trở ngại trong giáo dục mầm non. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần có giáo viên nam trong mỗi cụm trường (mỗi xã nên có một hay nhiều hơn một giáo viên nam cho các trường mầm non trong xã)...

1.4.2.3. Phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN

Phương pháp là con đường, cách thức để thực hiện công việc. Phương pháp phải phù hợp với mục tiêu của hệ thống, phải phù hợp với qui luật.

Phương pháp phát triển cần thống nhất với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, thiết thực hiệu quả. Để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng với nhu cầu và phát triển giáo dục đào tạo, các mục tiêu đã đặt ra, thì cần triển khai thực hiện theo các phương pháp:

- Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng: Để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu thì cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp giáo dục tư tưởng, những suy nghĩ, hành động và tư tưởng của Đảng và Nhà nước, giáo dục cho đội ngũ giáo viên thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và triết học Mác - Lênin. Giáo dục để giáo viên phát triển và trưởng thành trong nhận thức. Mặt khác cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, trình độ, cũng như các kỹ năng để giáo viên có nhiều kinh nghiệm và đạt chuẩn theo qui định để nâng cao chất lượng gió dục.

- Phương pháp khuyến khích, tạo động lực: Phương pháp khuyến khích, tạo đông lực là giúp cho giáo viên có thêm động cơ, hứng thú để trau dồi, rèn luyện bản thân cho công việc. Khuyến khích giáo viên học hỏi, rèn luyện và tự rèn luyện bản thân, tham gia nhiều hoạt động được tổ chức để bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng. Tạo động lực trong công việc bằng nhiều hình thức khác nhau để giáo viên có thêm yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp trồng người.

- Phương pháp tổ chức các hoạt động: Phát triển đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động thực tế, các cuộc thi, hội thi mang tính chuyên nghành cao, để giáo viên không chỉ trau dồi kiến thức mà còn được bồi dưỡng cao về mặt tinh thần. Các hoạt động cần phải có kế hoạch cụ thể, thực tế và bám sát với các cơ sở giáo dục.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Các yếu tố ảnh hưởng

Quy mô đào tạo, cơ

cấu Mở rộng chức năng Chế độ chính sách Cơ sở vật chất

Qui mô đào tạo và cơ cấu phát triển ngành nghề

Quy mô đào tạo và cơ cấu của ngành nghề có sự tác động, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đội ngũ giáo viên. Tùy thuộc vào quy mô đào tạo lớn hay nhỏ mà từ đó có sự tuyển dụng, đào tạo số lượng giáo viên phù hợp. Cũng như vậy, đối với cơ cấu ngành nghề được mở rộng hay thu hẹp thì nó đều ảnh hưởng tới đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non. Nhu cầu giáo dục mầm non cao, dẫn tới qui mô đào tạo của nhà trường mầm non lớn thì sẽ cần tới một nguồn giáo viên dồi dào và đầy đủ các năng lực cần thiết để phục vụ cho sự thay đổi. Qui mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề và sự phát triển của đội ngũ giáo viên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để đáp ứng qui mô, phù hợp với cơ cấu thì đội ngũ giáo viên cũng cần phát triển phù hợp.

Chế độ chính sách đối với giáo viên

Sự phát triển của đội ngũ giáo viên còn chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống văn bản, chính sách đối với nhà giáo. Hệ thống chính sách cho giáo viên nhiều, phong phú và quan tâm, chú trọng tới giáo viên thì sẽ đảm bảo cho đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tận tâm tận tụy với công việc, không ngừng học tập, trau dồi phẩm chất và năng lực bản thân. Chính sách đối với giáo viên chính là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân tới giáo dục nói chung, tới giáo viên nói riêng. Sự quan tâm lớn sẽ là cơ sở và bước đà cho sự phát triển và tự phát triển trong mỗi giáo viên.

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

Sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhu cầu cao của xã hội, quá trình hội nhập của đất nước, dẫn tới sự thay đổi và hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục. Sự thay đổi và hiện đại này sẽ đặt ra yêu cầu là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức, bồi dưỡng khả năng công nghệ để đáp ứng được với nhu cầu giáo dục, nhu cầu sử dụng công nghệ, cơ sở vật chất hiện đại trong nhà trường.

Mở rộng chức năng của tổ chức

Mỗi một tổ chức đều có chức năng nhất định, để đáp ứng và thực hiện chức năng đó thì cần có một đội ngũ giáo viên phù hợp và đủ năng lực. Một khi chức năng của tổ chức được mở rộng thì đội ngũ giáo viên cũng cần phải được phát triển về số lượng để đáp ứng chức năng mở rộng, hoặc phát triển về chất lượng (nâng cao trình độ, bồi dưỡng nhận thức...), phát triển về cơ cấu giáo viên theo hướng đáp ứng các chức năng được mở rộng của tổ chức.

1.5. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã xác định rõ mục tiêu giáo dục: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” [23].

Nhưng hiện nay, một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Vẫn còn một bộ phận nhỏ

nhà giáo có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục.

Để đáp ứng và giúp cho giáo dục cũng như chất lượng học sinh được nâng cao thì công tác phát triển đội ngũ giáo viên cần phải được đặc biệt quan tâm. Với tầm quan trọng như vậy, trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 cũng đã xác định rõ công tác phát triển đội ngũ giáo viên như sau:

a) Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.

b) Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.

c) Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.

Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên

trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ.

d) Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần, tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục” [23].

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo viên trong giáo dục, nên Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm và có những hướng phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa. Bên cạnh “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”, thì trong Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI, số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng xác định những hoạt động cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của giáo dục nước nhà thời đại mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng, là nền tảng cho trẻ bước vào các bậc học cao hơn, vì vậy công tác giáo dục trẻ cũng vì thế mà quan trọng không kém. Để làm được điều này, thì công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải được chú trọng hơn hết. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là một hoạt động phức hợp mang tính khoa học, hệ thống và là yêu cầu cấp thiết. Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng.

Để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề, tác giả đã giải thích rõ các khái niệm cơ bản: giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên, giáo viên mầm non, giải pháp... phân tích cụ thể những vấn đề liên quan tới công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non: vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên mầm non; yêu cầu, nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên...

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp ở các chương tiếp theo để góp phần nâng cao chất lượng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Châu, tỉnh Nghệ An

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc; 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Huyện Diễn Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 270km, cách thành phố Vinh 40km.

Diễn Châu có diện tích tự nhiên là 30492.36 ha; đất nông nghiệp là 21804.13 ha, trong đó diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp là 14858.11 ha, diện tích cây trồng hằng năm là 14806.48 ha, diện tích cây lâu năm là 51.63 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 6533.66 ha, trong đó diện tích đất thổ cư là 1283.25 ha.

Địa hình của huyện Diễn Châu có thể chia làm 4 vùng: Vùng bán sơn địa, đây là vùng chuyên canh lúa, ngô, đỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp; Vùng đất pha cát phù hợp với trồng cây màu gồm các xã ở rìa phía đông giáp biển; Vùng trũng nằm giữa lòng chảo không cân, trước đây thường hay nhiễm mặn, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa; Vùng đất cát ven biển, thuận lợi cho việc trồng màu, rau xanh. Diễn Châu nằm trong khu vực nhiệt đơí nóng ẩm, quanh năm có gió mùa. Khí hậu Diễn Châu có hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh.

Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước ban Lào, Quốc lộ 47 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Ngoài ra có 3 đường tỉnh lộ là 38, 48, 205. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km bờ biển nối liền với các huyện trong nước.

Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vĩnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu.

Nhìn chung đặc điểm tự nhiên của Diễn Châu, thuận tiện cho việc sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư đô thị, thuận tiện cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ và du lịch.

2.1.1.2. Đặc điểm dân cư

Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn (thị trấn Diễn Châu), trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu.

Mật độ dân số trung bình là 967 người/ km2; dân số 2013 là 268.865 người.

Dân số huyện Diễn Châu có đặc điểm:

- Dân cư sống chủ yếu ở các xã vùng đồng bằng và vùng ven biển, một bộ phận sống ở Thị trấn, một bộ phận sống ở vùng đồi núi

- Dân cư chủ yếu làm nghề nông, nghề khai thác hải sản, lao động phổ thông, nghề buôn bán nhỏ và khai thác du lịch ở khu du lịch biển Diễn Thành, Hòn Câu Diễn Hải. Trình độ lao động sản xuất chưa cao.

2.1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội

Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá.Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường Thái Tông cách ngày nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2013 2020 (Trang 35)