1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một so giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành pho cao lãnh, tỉnh đồng tháp

133 396 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ GD&ĐT về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cỏn bộ quản lý cơ sởgiáo dục chú trọng 4 nhiệm vụ trọng tâm: Rà so

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta khẳng định

“Giáo dục là quốc sách hàng đau'5, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho pháttriển”, “phát triến giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọngthúc đay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện đế phát huynguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững” [14]

Trong những năm gần đây, giáo dục-đào tạo được tăng cường đầu tư tàichính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tố chức, cán bộ, ché độ, chínhsách chậm đổi mới Chất lượng giáo dục cũng thấp và không đồng đều giữa cácvùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng Hệ thốnggiáo dục thiêu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối giữa các cấp học, ngànhhọc, cơ cấu, trình độ, ngành nghề, vùng, miền Việc giáo dục tư tưởng đạo đức,lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi vànghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nộidung và phương pháp; giáo dục phố thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạychữ”, chưa quan tâm đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanhthiếu niên

Luật Giáo dục 2005 (bố sung năm 2009) cũng đã xác định nhà giáogiữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Vì vậy, xây dựng,phát triến và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết củangành giáo dục núi chung và các nhà trường núi riờng Giáo dục phổ thông giữvai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu

Trang 2

phát triến kinh tế-xã hội của một quốc gia Muốn thực hiện được trọng trách củamình, người giáo viên trung học phố thông ngoài tri thức, kỹ năng đó được đàotạo, phải luôn được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về mặt phẩm chất đạo đức, trithức, kỹ năng sư phạm nhằm bố sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt được phươngpháp giảng dạy mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn Trong nhữngnăm qua, công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triến đội ngũ giáo viên của cáccấp quản lý giáo dục đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên ở mỗiđịa phương tùy thuộc vào điều kiện thực tế đó có những cách thực hiện khácnhau.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ban hành kèm theo Thông tư số30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

đó trở thành “thước đo'7 chất lượng giáo viên các trường THCS và THPT trên cảnước Tuy nhiên để chuẩn này thực sự phát huy tác dụng, những người làm côngtác quản lý nhà trường cần phải có những biện pháp phát triển đội ngũ dựa trênchuẩn, hướng tới chuẩn và đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng địa phương

Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ GD&ĐT

về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cỏn bộ quản lý cơ sởgiáo dục chú trọng 4 nhiệm vụ trọng tâm:

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắpxếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy định và phù hợpvới tình hình thực tế của địa phương

Tổ chức các hoạt động và động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiao dục tích cực hưởng ứng, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phongtrào thi đua vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'5;

Trang 3

"Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", phong trào thiđua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các cơ sở giáodục.

Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sởgiáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng theohướng chuẩn hóa, theo qui hoạch, kế hoạch

Thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuấn, các chế độ, chínhsách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo

và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hộiđặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt

Đội ngũ giáo viên THPT là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượnggiáo dục của THPT Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT đồng bộ về cơcấu, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng là nhân tố quyết định đối với việcđối mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở trường THPT tại Thành phốCao Lónh

Thành phố Cao Lãnh là một trong những thành phố có điều kiện phát triểnkinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Tháp Trong những năm gần đây, do những điềukiện chủ quan và khách quan, các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thànhphố Cao Lãnh chưa đạt được kết quả xứng đáng với tiềm năng sẵn có Chấtlượng giáo dục đào tạo hiện nay là điều được các cấp ủy Đảng, chính quyền,ngành giáo dục và nhân dân tỉnh Đồng Tháp quan tâm Đối với bậc trung họcphố thông, thành phố Cao Lãnh có 05 trường THPT Tuy nhiên, chất lượng giáodục toàn diện chưa đạt được kết quả như mong muốn Một trong những nguyên

Trang 4

nhân là đội ngũ giáo viên bậc trung học phố thông của thành phố Cao Lãnh đang

có những bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu

Chính vì vậy, một trong những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên,cóhiệu quả trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, đáp ứng được mục tiêu nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TỉnhĐồng Tháp đã xác định trong thời gian tới là phải xây dựng, phát triển, chuẩnhóa đội ngũ giáo viên trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, trong đó có đội ngũ giáoviên các trường trung học phố thông

Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một so giải pháp phát

triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành pho Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp'-, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên.

2 Mục đích nghiên cún

Trên cơ sở nghiên cúu lý luận và khảo sát thực tiễn đội ngũ giáo viên THPTthành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đề xuất một số giải pháp phát triến đội ngũgiáo viên THPT nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnhĐồng Tháp

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thế nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ GV các trường trunghọc phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ GV các trường THPTthành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay

4 Giả thuyết khoa học

Trang 5

Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh cũng có nhiều bấtcập, nếu đề xuất các giải pháp thích họp, có tính khả thi sẽ góp phần vào việcphát triến đội ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đáp ứngđược yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiệnđại hóa của tỉnh trong thời gian tới.

6 Phương pháp nghiên cúư

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu sảm phẩm hoạt động

- Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm

- Phương pháp thống kê toán học

- Đóng góp của luận văn

Trang 6

6.3 về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề về líluận, đề xuất những vấn để phát triển đội ngũ giáo viên THPT có tính khả thinhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo.

6.4 về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng, xác định những ưu điểm, hạn chế

về công tác phát triến đội ngũ giáo viên Từ đó, đề xuất những giải phỏp pháttriển đội ngũ giáo viên THPT có tính khả thi, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên THPT thành phố Cao Lãnh Đưa đội ngũ này trở thành nguồn nhân lực đápứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục của nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêugiáo dục, đào tạo

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề phát triến đội ngũ giáo viên trung học

Trang 7

Chương 1

Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT THÀNH PHÓ CAO LẢNH TỈNH ĐÒNG THÁP

1.1 Tổng quan nghiên cúư vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thê giới

Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trong

và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp có hiệu quả

Theo các nhà nghiên cứu Xô Viết, thì “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhàtrường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và họp lý các hoạtđộng của đội ngũ giáo viên khoa học và kỷ thuật [39] V.A Xukhomlinxky đãtổng kết những thành công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễnlàm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của một hiệu trưởng, cùng với cáctác giả khác, ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ,

sự thống nhất quản lý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đế đạt được mục tiêuhoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã đề ra Vai trò lãnh đạo, quản lý toàn diệncủa hiệu trưởng đã được các tác giả đánh giá cao Tuy nhiên, trong thực tế, còn

có vai trò quan trọng của các hiệu phó, các tố trưởng chuyên môn và các tổ chức,đoàn thể trong việc tham gia quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ củanhà trường Vậy làm thế nào đế công tác xây dựng và phát triến đội ngũ giáoviên đạt hiệu quả cao nhất, huy động được tốt nhất sức mạnh của mỗi giáo viên?

Đó là vấn đề mà các tác giả đặt ra trong công trình nghiên cứu của mình Nóichung, các tác giả đều chú trọng đến việc phân công hợp lý và các biện phápquản lý của hiệu trưởng [35]

Trang 8

Một trong những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và phát triển đội ngũ giáoviên đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là: phải bồi dưỡng đội ngũ giáoviên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng ngàycàng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn giáo viên bằng nhiềunguồn khác nhau và bồi dưỡng họ thành những người giáo viên tốt theo tiêuchuẩn nhất định, bằng nhiều biện pháp khác nhau [35]

Đé nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, các tác giả quan tâm đến giải pháp

tồ chức hội thảo chuyên môn, qua đó giáo viên có điều kiện trao đối những kinhnghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đé nâng cao trình độ Tuy nhiên, nội dung cáchội thảo chuyên môn cần phải được chuẩn bị kỹ, phù hợp và có tác dụng thiếtthực đen dạy học Việc tổ chức hội thảo phải sinh động, thu hút được nhiều giáoviên tham gia thảo luận, trao đối Những vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tínhthực tiễn cao, phải là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và có tác dụng thiếtthực đối với việc dạy học

V.A Xukhomlinxki và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh đến phương pháp dự giờ,phân tích bài giảng, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Theo Xvecxlerơ thì việc dựgiờ và phân tích bài giảng là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lýchuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Việc phân tích bài giảng mục đích là đểcho giáo viên thấy và khắc phục các thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnhnhằm nâng cao chất lượng bài giảng V.A Xukhomlinxki đã nêu rất cụ thể trongtác phẩm “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường” về cách tiến hành dự giờ vàphân tích bài giảng giúp cho việc thực hiện tốt và có hiệu quả giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trang 9

Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng vàphát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất luợng giáo dục đào tạo Hầu hctcác tác giả đều khẳng định, chất luợng của đội ngũ giáo viên là điều kiện quyếtđịnh chất luợng, hiệu quả giáo dục Theo tác giả Trần Bá Hoành: Đe nâng caochất luợng đội ngũ giáo viên phải thực hiện chính sách khuyến khích vật chất vàtinh thần đối với giáo viên, phải tiếp tục đầu tu nâng cấp các truờng su phạm,xây dụng một số truờng đại học su phạm trọng điếm, phải đối mới công tác đàotạo và bồi duỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phải sử dụng giáoviên đúng năng lục [16] Tác giả Trần Hồng Quân cho rằng: Giải pháp đe nângcao chất luợng đội ngũ giáo viên là củng cố, đối mới hệ thống các truờng suphạm Sụ phát triển về số luợng và chất luợng của đội ngũ giáo viên một phầnphụ thuộc vào quy mô và trình độ đào tạo của hệ thống các truờng su phạm Ôngcho rằng, cần phải uu tiên hàng đầu cho các truờng su phạm, nhất là nhữngtruờng su phạm trọng điểm về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nhất là đội ngũgiáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

Tại Truờng Đại học Vinh, đã có các công trình nghiên cứu của các tác giảnhu PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, PGS.TS Thái VănThành Các tác giả đều nêu lên những nguyên tắc chung của việc nâng cao chấtluợng đội ngũ giáo viên nhu sau:

- Xác định đầy đủ hoạt động chuyên môn của giáo viên

- Xây dựng, hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên

- Tổ chức đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên

- Sắp xếp điều chuyến những giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn

Trang 10

Trên cơ sở các nguyên tắc chung, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản

lý chuyên môn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Bởi do tính chất nghềnghiệp mà hoạt động chuyên môn của giáo viên có nội dung rất phong phú.Ngoài giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động chuyên môn còn baogồm việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp, sinhhoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học giáo dục Thực chất việc quản lý chuyênmôn của giáo viên là quản lý quá trình lao động sư phạm của người thầy

Như vậy, vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từ lâu đãđược các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Các công trình nghiêncứu của họ, có cùng một điểm chung đó là: Khẳng định vai trò quan trọng củacác giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chấtlượng dạy học ở các cấp học, bậc học Đây cũng là một trong những tư tưởng,quan điếm chỉ đạo mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Trường Trung học phổ thông (THPT)

Trường THPT nằm trong hệ thống giáo dục phố thông, là một tố chức sưphạm - xã hội Giáo dục trung học phố thông được thực hiện trong ba năm học,

từ ló p mười đến lớp mười hai [20]

Trường THPT được coi là trung tâm giáo dục, văn hóa, góp phần tích cựcvào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng Là một cấp học chịu áplực về nhu cầu học tiếp của THCS đang phố cập cho trên 80% học sinh ở độ tuối

11 — 15, hoàn thành phố cập THCS vào năm 2010 của cả nước, chuẩn bị thamgia hoàn thành phố cập THPT vào năm 2020

Sơ đô 1: Vị trí, tính chất của trường THPT trong hệ thông giáo dục phổ thông

Trang 11

Mục tiêu của giáo dục THPT là: “Giáo dục trung học phổ thông nhằmgiúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,hoàn thiện học vấn pho thông và có những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật vàhướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, để lựa chọn hướng pháttriển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sốnglao động5’ [20].

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chươngtrình giáo dục phố thông

- Quản lý, tham gia tuyển dụng và điều động GV, cán bộ, nhân viên

- Tuyến sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lýhọc sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng

Trang 12

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phốihợp với gia đình học sinh, tố chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy địnhcủa Nhà nước

- Tổ chức cho GV- NV & học sinh tham gia hoạt động xã hội

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiếm định chất lượng giáodục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Hệthống trường THPT có hai loại hình là công lập và tư thục Trường công lập do

cơ quan nhà nước có thấm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếpquản lý Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thườngxuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm Trường tư thục do các tố chức

xã hội, tố chức xã hội — nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khiđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phcp Nguồn đầu tư xây dựng cơ sởvật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách [201

1.2.2 Giáo viên trường trung học phổ thông

- Giáo viên

Điều 70 Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm

vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”; “Nhà giáo giảngdạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệpgọi là giáo viên” [20]

Như vậy, giáo viên là những người làm công tác dạy học, giáo dục trong các cơ

sở giáo dục, người trực tiếp biến các chủ trương, các chương trình cải cách, đốimới giáo dục thành hiện thực

Trang 13

- Giáo viên THPT

Giáo viên THPT là những người làm công tác dạy học, giáo dục trong cácnhà trường THPT, các cơ sở giáo dục ở bậc THPT Theo quy định tại Điều 77-Luật Giáo dục thì trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THPT là: cóbằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứngchỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

1.2.3 Đội ngủ giáo viên

- Đội ngũ

Có nhiều quan niệm và cách hiếu khác nhau về khái niệm đội ngũ

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đội ngũ” có nghĩa là:

(1) Tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng

(2) Tập hợp số đông người cùng chức năng nghề nghiệp

Theo Từ điển Tiếng Việt- NXB Văn hóa thông tin (1998): “Đội ngũ là tậphợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lựclượng” [381

Ngày nay, khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội mộtcách rộng rãi như “đội ngũ cán bộ, công chức”, “đội ngũ tri thức”, “đội ngũ y,bác sĩ” Các khái niệm tuy khác nhau nhưng đều phản ánh một điều, đó là mộttập hợp người được tố chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiềuchức năng, có thể cùng nghề nghịêp hoặc không cùng nghề nghiệp , nhưng đềucùng có một mục đích nhất định

Trang 14

Như vậy, có thể nói đội ngũ là một tập thể số đông người, có cùng lýtưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bóvới nhau.

- Đội ngũ giáo viên

Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, có nhiều quan niệm khác nhau: "Độingũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững trithức, hiéu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiếntoàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục"

"Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm cán

bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điếm của ngành thìđội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục" [41]

Có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: Đội ngũ giáo viên là một tập hợp nhĩmg người làm nghề dạy học - giáo dục, được tô chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuân của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo Luật giảo dục và các Luật khác được nhà nước quy định.

Từ khái niệm đội ngũ giáo viên nói chung ta còn có khái niệm đội ngũriêng cho từng bậc học, cấp học như: Đội ngũ giáo viên mầm non, đội ngũgiáo viên tiểu học, đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, đội ngũ giáo viênTHPT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ giáo viên trung học chuyênnghiệp

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu để tố chức giảng dạy, giáo dụctrong các nhà trường, các cơ sở giáo dục Đây là bộ phận rất quan trọng trongmột tập thể sư phạm Chất lượng giáo dục, đào tạo cao hay thấp phụ thuộc phần

Trang 15

lớn vào chất lượng đội ngũ giáo viên Một đội ngũ có trình độ cao, có đầy đủphẩm chất và năng lực cần thiết, yêu nghề, tận tuy với công việc sẽ là động lực

cơ bản tạo nên mọi thành tích chung của nhà trường Vì vậy, người quản lý nhàtrường bao giờ cũng phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáoviên và có những chủ trương, biện pháp thích hợp đé xây dựng và phát triển lựclượng đó ngày càng vững mạnh

1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên

- Phát triến

Theo từ điển Tiếng Việt thì “phát triển” là sự mở mang [31]

Phát triển là sự vận động, biến đối của sự vật, hiện tượng theo chiềuhướng đi lên, từ thấp đen cao, từ đơn giản đến phức tạp Đó là một quá trình tíchluỹ về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Như vậy có the hiếu phát triên là sự biến đôi của sự vật, hiện tượng theo chiều hưởng tích cực cả về so lượng và chất lượng.

- Phát triên đội ngũ giáo viên

Phát triên đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng đầy

đủ về so lượng, mạnh về chất lượng, đáp ủng yêu cầu nâng cao chất lượng giảo dục đào tạo Việc phát triển đội ngũ giáo viên đặt ra yêu cầu phải thực hiện các

nội dung như: Ke hoạch hoá đội ngũ giáo viên, tuyển dụng, lựa chọn giáo viên,định hướng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, đề bạt thuyên chuyển sao chođội ngũ đó ngày càng tiến bộ, phát huy được phẩm chất, năng lực của mình đểgiảng dạy, giáo dục đạt hiệu quả ngày càng cao

Trang 16

Tuy nhiên, phát triển đội ngũ giáo viên là phát triến tập thể những conngười có học vấn, có nhân cách phát triển ở trình độ cao Vì the, trong phát triểnđội ngũ giáo viên cần lưu ý một số yêu cầu chính như sau:

- Phát triển đội ngũ giáo viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viênphát huy được vai trò chủ động, sáng tạo Khơi dậy và phát huy cao nhất nănglực và tiềm năng của đội ngũ, đế họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việcthực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm hướng giáo viên đưa hoạt độngcủa mình vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thờiphải đảm bảo thoả đáng lợi ích vật chất và tinh thần cho giáo viên

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt vàmục tiêu lâu dài của tố chức, đồng thời phải được thực hiện theo một quy chế,quy định thống nhất trên cơ sở luật pháp của Nhà nước

- Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô,vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáodục đào tạo của địa phương

Nghị quyết Đại hội XI khẳng định: Đồi mới giáo dục theo hướng chuấnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế”, trong đó “đồi mới

cơ che quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là khâu thenchốt” Căn cứ nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đối mới Độingũ giáo viên trong trường THPT phải đảm bảo các mặt về số lượng, đội ngũ, cơcấu đội ngũ, chất lượng đội ngũ Đào tạo và bồi dưỡng là các hoạt động đé duytrỡ và nõng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức Do đó trong công tác tổ

Trang 17

chức, đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện một cách có tố chức, có kế hoạchnhằm phát triển nguồn nhân lực con người Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng độingũ giáo viên nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có của mỗi giáo viên, nângcao tính hiệu quả của nhà trường.

1.2.5 Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên

- Giải pháp: Theo từ điến Tiếng Việt thì “giải pháp” có nghĩa là “Phương

pháp giải quyết vấn đề nào đó” [38]

Như vậy, nói đến giải pháp là nói đén phương pháp giải quyết một vấn đề

cụ thể nào đó, là cách thức tác động nhằm thay đối, chuyền biến một hệ thống,một quá trình, một trạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giảipháp càng thích hợp, càng tối ưu thì những vấn đề đặt ra càng được giải quyếtnhanh chóng Nhưng đế có các giải pháp tốt cần phải xuất phát trcn những cơ sở

lý luận và cơ sở thực tiễn tin cậy

- Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên: là hệ thống những phương pháp, cách

thức tác động nhằm làm cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu, chuấn hoá về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đốimới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo

1.3 Đôi ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.3.1 Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT

1.3.1.1 Yêu cầu về số lượng đội ngũ giáo viên THPT

Ngày 28 tháng 7 năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số22/2004/TT - BGDĐT về việc hướng dẫn các loại hình giáo viên, cán bộ nhânviên ở các trường phố thông

Trang 18

vụ của đơn vị nhưng không được quá 2,25 giáo viên trên một lớp.

1.3.1.2 Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT

Trang 19

Xây dựng các giải pháp quản lý một mặt nhằm có một cơ cấu ĐNGV hợp

lý, mặt khác nâng cao tỷ lệ GV đạt loại xuất sắc, loại khá, giảm tối thiểu GV đạtloại trung bình và không có GV chưa đạt chuẩn là một mục tiêu quan trọng củatất cả các đơn vị giáo dục Đây là một trong những yêu cầu đầu tiên về chấtlượng đội ngũ GV

- Không để mất cân bằng về độ tuối, luôn có tính kế thừa và phát triển,không thế tạo ra những hụt hẫng khi có quá nhiều GV cùng một thời điểm Tỷ lệ

GV giữa các môn học phải cân đối, không để môn này quá nhiều, môn kia lạiquá ít

- Ngoài ra còn có một số tiêu chí về chất lượng ĐNGV mà nhà quản lý cóthể dựa vào đó để nâng cao chất lượng đội ngũ của mình như Quy chế côngnhận trường trung học đạt chuẩn: Theo Thông tư 30/2009/TT- BGD-ĐT của BộGiáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

cơ sở, giáo viên trung học phổ thông “Đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độchuấn được đào tạo theo quy định hiện hành trong đó ít nhất có 20% GV đạtchuẩn dạy giỏi từ cấp huyện trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; không có GV xéploại yếu về chuyên môn và đạo đức.”

Hoặc trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trườngTHPT phục vụ cho công tác kiếm định chất lượng giáo dục nêu tiêu chí: “Phấnđấu đến năm 2012 để 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên và có ít nhất10% đến 15% GV trong tổng số GV của trường, 50% tổ trưởng chuyên môn cótrình độ thạc sĩ trở lên” tại Thông tư 30/2009/TT- BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viêntrung học phổ thông

Trang 20

Việc nâng cấp tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cũng là một mục tiêuquan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục Ban lãnh đạo nhà trường phải cóbiện pháp để động viên, khuyến khích GV bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo đượcmột đội ngũ ngày càng nhiều thạc sỹ, tiến sỹ trong các trường THPT.

1.3.2 Yêu cầu về tiêu chuẩn, phẩm chất năng lực GV THPT

1.3.2.1 Yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mộtcách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầutrước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiếnlược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước Chất lượng đội ngũ trong mỗinhà trường thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo vềtrình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đápứng yêu cầu nhiệm vụ

Ngày 22 tháng 10 năm 2009 Bộ GD & ĐT ban hành Thông tư số30/2009/TT - BGĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT

Trên cơ sở của các chuẩn ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triểngiáo dục hiện nay, các đơn vị giáo dục có thố xác định các yêu cầu về chất lượngđội ngũ GV của mình

1.3.2.2 Yêu cầu về phẩm chất năng lực GV THPT

Nhận thức tư tưởng chính trị VỚI trách nhiệm của một công dân, một nhàgiáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tố quốc Tham gia các hoạt động xãhội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống vănhóa cộng đồng Yêu nghề nghiệp, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khănhoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh

Trang 21

Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước.Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương Liên hệthực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh

xã hội nơi công cộng Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách,pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương

Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và

có giải pháp thực hiện Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo ngày công; lên lớpđúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượnggiảng dạy và giáo dục HS ở lớp được phân công

Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, cótinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, luôn có ý thức phấn đấu vươnlên trong nghề nghiệp được đồng nghiệp, HS và cộng đồng tín nhiệm

Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, hết lòngphục vụ nhân dân và học sinh

Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của GVgiảng dạy ở cấp học

Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống

Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoacủa các môn học được phân công giảng dạy, có kiến thức chuyên sâu, đồng thời

có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học đế nâng cao hiệu quả giảngdạy đối với các môn học được phân công giảng dạy

Có kiến thức phố thông chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quanđến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc đế đáp ứng yêu cầudạy học

Trang 22

Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáodục của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy,cách ứng xử trong giáo dục phù hợp VỚI từng HS.

Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về mônhọc, hoặc có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, hoặc giúp đỡ HS yếu hay HS cònnhiều hạn chế trở nên tiến bộ

Có kiến thức và kiếm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS vàvận dụng phù hợp VỚI cấp học, đánh giá HS chính xác, khách quan đúng qui địnhhiện hành

Có hiéu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của tỉnh,huyện, xã nơi công tác

* Nghiệp vụ sirphạm:

Lập kế hoạch dạy học trong năm và từng kì nhằm cụ thế hóa chương trìnhgiáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặcđiểm của trường và lớp được phân công giảng dạy Biết cách soạn giáo án theohướng đối mới, thế hiện hoạt động tích cực của thầy và trò

Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốtcác phương pháp dạy học thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huyđược tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của HS

Biết cách hướng dẫn học sinh tự học

Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng HS, sử dụng kếtquả kiểm tra điều chỉnh việc học của HS một cách tích cực

Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ quátrình học tập của HS

Trang 23

Ngôn ngữ giảng dạy trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc các nội dungcủa bài học Nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếptrong phạm vi nhà trường.

Có các biện pháp giáo dục HS cá biệt phù họp

Có khả năng phối hợp với gia đình và các đoàn thé ở địa phương để theodõi, làm công tác giáo dục HS

Tổ chức các buối ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể

Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham giacác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượnghọc tập sau từng kỳ học

Biết cách xử lý tình huống cụ thế đế giáo dục HS và vận dụng vào tổngkết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôngiữ đúng phong cách nhà giáo

Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy

1.3.3 Yêu cầu về thực hiện chức năng nhiệm vụ của GV THPT.

Như chúng ta đã biết đội ngũ GV có chức năng rất quan trọng, nó quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục Từ xa xưa đến nay trong dân gian ai cũng thuộccâu ca dao “Muốn khôn thì phải có thầy'’ hay “Không Thầy đố mầy làm nên”

Trong suốt thời kỳ chiên tranh và công cuộc xây và bảo vệ Tổ quốc, Đảng

- Nhà nước và nhân dân ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của ngườiThầy Đảng ta có ĐNGV là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục; ngườithầy giáo là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, đó là những người truyềnthụ cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng, bồi đắp cho họ vốn kiến thứcvăn hoá dậm dà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, dạy cho họ

có tri thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trang 24

phù hợp với từng giai đoạn phát triến đất nước Bác Hồ đã nói: “Có gì vẻ vanghơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa

Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản ? Người Thầy giáo tốt - Thầy xứng đáng là ngườiThầy giáo - là người vẻ vang nhất Dù tên tuồi không đăng trên báo, không đượcthưởng huân chương, song những người Thầy giáo tốt là những người anh hùng

vô danh”

Cố Thủ Tưóng Phạm Văn Đồng cũng nói “Nghề dạy học là nghề cao quývào bậc nhất trong những nghề cao quý nghề dạy học là một nghề sáng tạovào bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sángtạo”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoáVIII đã khẳng định đội ngũ GV giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục vàđược xã hội tôn vinh

Bên cạnh niềm vui và tự hào, chúng ta đều khó tránh khỏi nỗi lo lắngtrước tình hình giáo dục còn nhiều khó khăn, yếu kém, tiêu cực khiến xã hộikhông yên tâm, đòi hỏi phải tìm ra giải pháp có hiệu quả để khắc phục Khi Nghịquyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng KhoáVIII khẳng định giáo dục, khoa học, công nghệ phải thực sự là Quốc sách hàngđầu, thì trách nhiệm của nhà giáo lại càng nặng nề hơn Do đó mỗi GV phải nhậnthức rằng: Muốn giáo dục người khác, trước hết phải tự giáo dục mình; tự rènluyện bản thân, tự bồi dưỡng trình độ, tự bảo vệ và nâng cao uy tín, xứng đángvới lòng tin và mong đợi của nhân dân và HS

Không chỉ trong nước mà quốc tế cũng khẳng định vai trò của nhà giáonhư trong báo cáo “Học tập: của cải nội sinh” của Uỷ ban quốc tế về giáo dụcthế kỷ XXI sau phần tống quát dưới đầu đề “Giáo dục: Sự không tưởng cần

Trang 25

thiết” của ông Giắc Đơlo, Chủ tịch ưỷ ban, đã dành hẳn 7 chương nói về thầygiáo khẳng định vai trò quyết định của người thầy giáo trong việc chuẩn bị thế

hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hoá.Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào việc đội ngũ GV phải rèn luyện được ở thế hệ trẻmột trí tuệ nghiêm túc, một tình cảm sâu sắc, thông cảm lẫn nhau cùng với tínhđộc lập ngày càng cao Thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chấtlượng giáo dục, do đó muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phảiphát triến đội ngũ GV cả về số lượng lẫn chất lượng [35] Một số kinh nghiệmlãnh đạo của hiệu trưởng trường pho thông, lược dịch Hoàn Tâm Sơn, tủ sáchcán bộ quản lý và nghiệp vụ, Bộ Giáo dục

Như vậy những tiêu chuẩn tối thiếu đối với một GV là:

Trước hết giáo viên phải là người có nhân cách mẫu mực để làm gương

cho HS; được đào tạo chính quy và được trang bị đầy đủ kiến thức về lý luậndạy học và phương pháp sư phạm

Thứ hai, giáo viên phải được trang bị kiến thức tương đối tống quát và

phải có một chuyên môn sâu để có thế đánh giá được tầm quan trọng của nhữngtri thức chuyên môn của mình và đánh giá được nội dung các giáo trình trongbối cảnh chung

Thứ ba, giáo viên phải có khả năng hoạt động xã hội đé tập hợp và tố

chức được các hoạt động cho HS; có thể hình dễ gần không dị tật GV trườngtrung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm:Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ của GV trường trung học, GVBM có những nhiệm vụ sau dây:

- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, soạn bài; dạy

Trang 26

thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào số điểm, ghi học bạđầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhàtrường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

đế nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước HS, yêuthương tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của HS, đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các nhà giáo khác, gia đình học sinh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục HS

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo pháp luật

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài các nhiệm vụ quy định trên còn cónhững nhiệm vụ sau:

Tìm hiếu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổchức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp

Cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GVBM.Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tố chức xã hội có liên quantrong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của lớp mình chủ nhiệm

Nhận xét đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học, đề nghịkhen thưởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách HS lên lớp thẳng, phải kiếmtra lại, phải rèn luyện thcm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp,hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ HS

Báo cáo thường kỳ hoặc dột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

1.3.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ GV THPT.

Trang 27

Như đã trình bày ở mục 1.3.2 Chuẩn nghề nghiệp của GV bao gồm cáctiêu chí về:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

- Năng lực tìm hiếu đối tượng và môi trường giáo dục

- Năng lực dạy học

- Năng lực giáo dục

- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

- Năng lực phát triển nghề nghiệp

Đó vừa là các quy định đối với đội ngũ nhà giáo, đồng thời cũng là nhữngcăn cứ để người Cán bộ quản lý nhà trường đánh giá chất lượng đội ngũ theochuẩn nghề nghiệp Việc đánh giá chất lượng của người Cán bộ quản lý về độingũ theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học vàtrong cả quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh của mỗi GV Từ đó người cán bộquản lý nắm được năng lực sư phạm thực sự của từng GV để đề ra kế hoạch bồidưỡng cũng như việc đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ

Bản thân người Cán bộ quản lý cũng cần có sự phấn đấu, tự đánh giá, tựbồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn qui định theo điều lệ trường Trung học, đồng thờiđược cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định về chuẩnHiệu trưởng

1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên THPT

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Thành phố Cao Lãnh,tỉnh Đồng Tháp

Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và đội ngũcán bộ quản lý giáo dục ngày càng dông dảo, da số có phẩm chất dạo dức và ýthức chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ ngày được nâng

Trang 28

cao Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục, đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn che số lượng GV còn thiếunhiều; Cơ cấu GV đang mất cân đối giữa các môn học, vùng miền Chất lượngchuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng được yêu cầuđối mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, một bộ phận nhà giáo thiếu gươngmẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho HS.

Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Sau đây là một số nội dung công tácphát triển GV THPT cần phải thực hiện

Thực tế cho thấy việc tuyển dụng, bố trí giáo viên thời gian qua bên cạnhnhững ưu điểm như đảm bảo sự thống nhất chung trong toàn ngành, cơ quan chủquản nắm được cụ thể, chi tiết đối tượng tuyển dụng, quản lý chặt chẽ số lượng,chất lượng cán bộ giáo viên thì cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như khôngphát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của đơn vị

cơ sở trong tuyển dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ Còn tuyển dụng bằng hình thứcxét tuyển, mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như thiếutính khách quan, công bằng bởi lẽ việc xét tuyển chủ yếu chỉ xem xét trên hồ sơ.giấy tờ, chưa có sự kiểm tra năng lực thực tế, nên chưa đánh giá đúng năng lựcthực sự của đối tượng cần tuyển dụng Vì vậy, đổi mới công tác tuyển dụng, bốtrí, sắp xếp đội ngũ giáo viên THPT là việc làm cần thiết, cấp bách

1.4.2 Nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Căn cứ vào số lượng HS, kế hoạch phát triển của nhà trường, định mứcbiên chế GV/lớp, trên cơ sở tìm hiếu, phân loại GV theo trình độ đào tạo, thâmniên, năng lực công tác, độ tuối, giới tính, dự báo những bién động về nhân sự,

Trang 29

hiệu trưởng lập quy hoạch và tuyển dụng GV.

Yêu cầu việc lập quy hoạch là phải có tính dài hạn, ít nhất là 3-5 năm,tránh cồng kềnh, mất cân đối, nghĩa là đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,không có tình trạng đủ số lượng GV nhưng có môn lại thừa, có môn lại thiếu.Phải đồng bộ về trình độ trong đội ngũ, chú ý cử một tỷ lệ GV đi đào tạo chuẩn

và trên chuẩn thích hợp, có đủ đội ngũ GV cốt cán cho các BM

Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ GV là một nhiệm vụ trong công tác

QL của Hiệu trưởng, lập quy hoạch đội ngũ nhằm có được một đội ngũ GV ổnđịnh, đồng bộ, đảm bảo được số lượng và chất lượng, để thực hiện tốt nộidung và kế hoạch dạy học

Đe lập quy hoạch, trước hết phải làm tốt công tác dự báo số lượng HS Ởtrường THPT người ta thường dùng phương pháp sơ đồ luồng để dự báo sốlượng HS

Dựa trên số lượng HS lớp 9 trong thành phố, số lượng trường THPT trcnđịa bàn huyện, tỷ lệ phân luồng HS vào trường THPT mà Sở GD&ĐT đưa rachỉ tiêu tuyển HS vào lớp 10 hàng năm Riêng tỷ lệ HS lên lớp, bỗ học, lưu bancuối mỗi năm học được thống kê rất chính xác, cho nên công việc dự báo sốlượng HS, quy mô phát triển trường lớp ở một trường THPT là không mấy khókhăn

Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên là công việc có ý nghĩarất quan trọng Neu tuyén chọn, bố trí, sắp xcp đội ngũ giáo viên họp lý, khoahọc sẽ nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của các trường THPT

Trang 30

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng dến việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Là một bộ phận của kinh té - xã hội, sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT

TP Cao Lãnh, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như:Dân số và dân số trong độ tuối đến trường; trình độ phát triển sản xuất; khả năngnguồn lao động; thu nhập quốc dân; cấu trúc xã hội; trình độ phát triến văn hoá;kết cấu và cơ cấu kinh tế

Tuy nhiên, phát triến đội ngũ giáo viên THPT TP Cao Lãnh vẫn có vị tríđộc lập tương đối với sự phát triển kinh tế, trong đó các đặc trưng sư phạm như:

Cơ cấu hệ thống, nội dung, hình thức tố chức giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũgiáo viên và các điều kiện cho giáo dục Nếu các yếu tố bcn trong của đội ngũgiáo viên THPT TP Cao Lãnh được phát huy tốt sẽ có tác dụng tốt góp phần thúcđẩy các nhân tố tích cực và hạn chế những diễn biến tiêu cực của kinh tế - xã hội

Vì vậy, đế thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT TPCao Lãnh, một mặt cần phải làm sáng tỏ những đặc trưng sư phạm của hệ thốnggiáo dục THPT hiện nay, mặt khác phải làm sáng tỏ những đặc trưng kinh tế - xãhội của mô hình xuất phát Tựu trung lại có sáu yếu tố sau đây ảnh hưởng trựctiếp đcn sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT TP Cao Lãnh đó là:

-Dân số và dân số ttrong độ tuổi đến trường

- Quy mô học sinh

- Cơ sở vật chất và trường lớp

- ĐỘI ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học

- Thu nhập quốc dân và đầu tư cho giáo dục THPT

- Những nhân tố khác

Trang 31

1.4.4 Công tác xây dụng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho đội ngũ giáo viên THPT

Công tác bồi dưỡng GV là việc làm thường xuyên đối với cán bộ quản lýtrường học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phấm chất chínhtrị cũng như việc nâng cao nhận thức Các nội dung, hình thức bồi dưỡng đàotạo đội ngũ GV bao gồm:

* Bồi dưỡng thường xuyên

- Bồi dưỡng thường xuyên về chính trị tư tưởng, giúp cho ĐNGV nắmvững đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

về các lĩnh vực, đặc biệt là về Giáo dục và Đào tạo

- Bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn

- Cần phải tạo điều kiện cho CB-GV tham gia học tập đầy đủ các chu

kỳ bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của ngành, ngoài ra GV phải có ýthức tự học tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, dự giờ,thao giảng, trao đổi với đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tố, nhóm,

* Tổ chức các hội thảo chuyên đề

- Giới thiệu chuyên đề mới và khó, nhằm bố sung cập nhật kiến thức choGV

- Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy

- Việc đối mới phương pháp giảng dạy là một trong những tiêu chí đánhgiá tay nghề của GV hàng năm Có tác dụng thúc đẩy sự vươn lên tìm tòi sángtạo trong chuyên môn (cách trình bày, cách khai thác nội dung, cách kiếm trađánh giá ), đổ nâng cao chất lượng giờ giảng trên lớp, nhiều trường đã tổchức tốt các Hội nghị đối mới phương pháp giảng dạy, tố chức soạn giáo ánmẫu và dạy thử nghiệm đế cùng trao đổi rút kinh nghiệm

Trang 32

- Dạy bồi dưỡng HS giỏi.

- Đây là biện pháp góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ cho độingũ GV và cũng là đế thực hiện đúng với yêu cầu của chiến lược phát hiện vàbồi dưỡng nhân tài của Đảng đế có thể thực hiện việc đi trước, đón đầu về khoahọc kỹ thuật, nhanh chóng tiến kịp với các nước phát triển

* Công tác đào tạo trên chuẩn đội ngũ giáo viên.

- Trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo sau Đại học, sau đó hàng năm

cử GV tham gia dự thi tuyén và đi học nhằm nâng cao trình độ đội ngũ vàchính lực lượng này làm nòng cốt chuyên môn cho các trường

- Hiệu trưởng phải thực sự quan tâm tạo điều kiện đé những GV có điềukiện tham gia học tập

1.4.5 Công tác đánh giá, sàng lọc, luân chuyển đội ngũ giáo viên THPT

Đánh giá GV là đưa ra những nhận định về kết quả rèn luyện và côngviệc lao động sư phạm của GV trên cơ sở tiêu chuẩn và nhiệm vụ của họ,nhằm thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của GV đé có những biện pháp QLnâng cao chất lượng đội ngũ GV

Đánh giá GV hên quan đến nhân cách của họ - một vấn đề rất phức tạp và

tế nhị Để đánh giá GV một cách chính xácm người HT cần xác định các nhómvấn đề: nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, quy trình đánh giá

Xét về mặt tâm lý việc đánh giá của tập thế, hoặc của người lãnh đạo đốivới người được đánh giá đều gây cho người đó cảm xúc tương ứng: hân hoan,vui mừng, buồn rầu, giận dữ, sợ hãi Các cảm xúc này dần dần chuyên thànhtâm trạng và ảnh hưởng đến hoạt động cá nhân của người đó Tâm trạng đó lâysang tâm trạng tập thể Cho nên khi đánh giá ai phải chú ý đcn đặc điểm tâm lý

cá nhân và tâm trạng của họ lúc đánh giá đế có cách đánh giá thích hợp Có

Trang 33

người nhạy cảm với đánh giá tốt khi được khen thì hăng hái làm việc Có ngườinhạy cảm với đánh giá xấu thì họ sẽ hoang mang, dao động, buồn nản, lo âu.Cho nên phải vận dụng tâm lý học đé tìm hiểu con người, nắm vững con người

về cá tính, đạo đức, năng lực, có kế hoạch sử dụng con người một cách phù hợp,nhằm mục đích giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa con người và công việc,nhất là việc đánh giá họ một cách đúng đắn trong lao động

Việc đánh giá GV phải hết sức công tâm, người cán bộ quản lý cần tránhnhững thiện cảm, ác cảm chi phối trong việc đánh giá Việc đánh giá này ảnhhưởng đến uy tín của người cán bộ quản lý Neu đánh giá chính xác thì uy tíncủa người cán bộ quản lý tăng lên, ngược lại đánh giá thiên vị, sai lệch thì uy tíncủa người cán bộ quản lý giảm sút Trong đánh giá cần chỉ ra sự cố gắng củamỗi người, cần đánh giá cao những người năng lực thấp nhưng nỗ lực đạt kếtquả cao Không nên đánh giá theo kiều dĩ hòa vi quý, mọi người đều tốt mộtcách toàn diện, mà phải đánh giá tốt từng mặt đé thấy được mặt mạnh, điểm yéu

từ đó giúp họ vươn lên Cũng vậy khi đánh giá xấu không nên đánh giá xấu toàndiện mà phải chỉ ra xấu mặt nào, tốt mặt nào, chỉ ra nguyên nhân và hướng khắcphục

Nội dung đánh giá GV THPT gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống; kết quả công tác được giao và khả năng phát triển về chuyên môn, nghiệp

vụ, năng lực QL, hoạt động xã hội

Tiêu chuẩn xếp loại GV THPT: Chia ra tiêu chuẩn xếp loại từng mặt xéploại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống có 4 loại: tốt - khá - trung bình -kém xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ cũng có 4 loại: tốt - khá - trung bình -kém Sau khi xếp loại từng mặt xong, hiệu trưởng tiến hành phân loại GV theo 4loại: xuất sắc - khá - trung bình - kém [41]

Trang 34

Quy trình đánh giá, xếp loại GV phải được thực hiện công khai, dân chủtheo trình tự: GV viết bản tự nhận xét, đánh giá, tự xcp loại; tổ bộ môn tham giagóp ý, nhận xét; hiệu trưởng trực tiếp đánh giá, xếp loại GV theo từng nội dung,phân loại chung và công bố công khai kết quả phân loại.

Việc đánh giá, xếp loại GV THPT được tiến hành trong từng năm học,đây là khâu quan trọng trong công tác QL đội ngũ giáo viên vì đánh giá có đúngmới lựa chọn, sắp xếp, bố trí lao động cho GV một cách hợp lý, mới phát huyđược khả năng tiềm ẩn trong từng GV Vì vậy, khi đánh giá, xếp loại giáo viên,hiệu trưởng phải đảm bảo các kết luận đúng đắn và chính xác, đặc biệt phảiđánh giá, nhìn nhận họ theo quan điềm phát triền để tránh được những định kiếnhẹp hòi

Trong giáo dục thì yéu tố người thầy là vô cùng quan trọng Người dạy cótốt thì nhân cách và trình độ của “Sản phẩm giáo dục” mới tốt được Muốn vậy,cần phải tạo điều kiện cần thiết (nếu không muốn nói là thuận lợi) cho ngườithầy được cống hiến và làm tốt “nghề” Tuy nhiên, thực tế còn có nhiều yếu tốlàm ảnh hưởng đén hoạt động người thầy, nhất là GV bậc phố thông Một trong

đó là việc luân chuyển địa bàn dạy học của đội ngũ GV Xuất phát có thế do yêucầu phát triển về quy mô trường lớp, do việc phân bố GV chưa đồng đều, chấtlượng đội ngũ GV còn thiêu đồng bộ, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình nângcao chất lượng giáo dục của các trường học nói chung thì việc luân chuyến độingũ GV đe “bù đắp” sự chênh lệch là cần thiết Ngoài ra, thực tế một số GV cóthời gian công tác ở vùng khó khăn, vùng ven của thành phố đã nhiều năm,trong số đó nhiều người có nguyện vọng được chuyến đến công tác tại các đơn

vị thuận lợi hơn, hoặc hợp lý hóa gia dinh nhưng hàng năm chưa dáp ứng dượcphải tính đến “ cơ chế” luân chuyến đội ngũ GV đó

Trang 35

Việc luân chuyển cần được tiến hành công khai, khách quan, chính xác,hợp lý, họp tình, đúng quy trình và đúng đối tượng; phải xuất phát từ yêu cầu,nhiệm vụ của ngành Luân chuyển cán bộ, GV là chế độ bắt buộc đối với mỗicán bộ, GV thuộc diện luân chuyển theo quy định Và những nội dung này đượcquy định trong Luật Viên chức ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010; Nghị định

số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng vàquản lý viên chức, cũng như trong Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáodục công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặt biệtkhó khăn

1.4.6 Tổ chúc thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ GV THPT

Quan điểm của Đảng ta “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nghị quyếtHội nghị lần thứ II của BCH/TW Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đầu tư choGiáo dục và Đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triểntrong ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yéu trong tốngnguồn lực cho Giáo dục và Đào tạo và phải được sử dụng tập trung, ưu tiên choviệc đào tạo, bồi dưỡng GV, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, bồidưỡng nhân tài, trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chínhsách Tăng dần tỉ trọng chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo để đạt được 15%tổng chi ngân sách vào năm 2000” [34]

Đồng thời Nghị quyết còn khẳng định: “Lương GV được xếp cao nhấttrong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm ché độ phụ cấptùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ qui định” [14]

Trang 36

Quan điếm trên của Đảng đã thể hiện rõ các chính sách ưu tiên, ưu đãi,chính sách đầu tư và chính sách tiền lương (cả phụ cấp) cho ngành Giáo dục -Đào tạo Trên cơ sở đó người cán bộ quản lý cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế

độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV như nânglương, phụ cấp, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, phúc lợi, tiền tăng giờ, chế độnghỉ hè Phải tạo điều kiện về thời gian và phương tiện cho đội ngũ GV hoànthành nhiệm vụ được phân công như trang bị đồ dùng dạy học, GV có sách thamkhảo, có phòng làm việc, phòng nghỉ, cung cấp văn phòng phẩm, trang bị phòngmáy vi tính nối mạng cho GV truy cập thông tin Người cán bộ quản lý cùng BanChấp hành Công đoàn cần chú ý tổ chức đời sống tinh thần cho cán bộ, GV nhưtham quan du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thế dục thể thao

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáodục, được tố chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủcác tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và đượchưởng các quyền lợi theo Luật giáo dục và các Luật khác được nhà nước quyđịnh

Phát triển đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng đầy đủ

về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo

Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên: là hệ thống những phương pháp,cách thức tác động nhằm làm cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh vềchất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầuđối mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo

Trang 37

Nội dung chủ yếu của các giải pháp về phát triến đội ngũ GV THPT là:

- Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên THPT

- Công tác tuyén chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT

- Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ giáo viên THPT

- Công tác đánh giá, sàng lọc, luân chuyển đội ngũ giáo viên THPT

- Tố chức thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ GV THPT

Trang 38

Chương 2 THỤC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGỮ GIÁO VIÊN

* VỊ trí địa lý, điêu kiện tự nhiên

Thành phố Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cáchThành phố Hồ Chí Minh 154 km, Thành phố cần Thơ 80 km; phía Bắc và phíaĐông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò, phía Tây giáp huyệnChợ Mới, tỉnh An Giang Diện tích tự nhiên là 107 km2, dân số hiện nay 151.027người

Trước kia “Cao Lãnh” được nhắc đến với cái tên là “Câu Lãnh”, theo truyềnthuyết vào năm 1920 có ông Đỗ Công Tường (là người làm chức câu đương)cùng vợ đã làm nhiều điều phước cho dân chúng trong vùng bị nạn dịch tả, đétưởng nhớ công đức đó, người dân đã lập miếu thờ, gọi là miếu Ông bà chủ chợCâu Lãnh, nhưng dần về sau 02 chữ “Câu Lãnh” đọc lệch âm thành “Cao Lãnh”

Từ năm 1956 trở về trước Cao Lãnh chỉ là một phần của Quận Cao Lãnh, tỉnh SaĐéc Từ năm 1956 đến năm 1975 là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Phong Năm 1976 đếnnăm 1983 là thị trấn - huyện lỵ của huyện Cao Lãnh Từ năm 1983 đến năm

Trang 39

1990 là thị xã và từ năm 1990 trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp Ngày 16tháng 01 năm 2007 được Chính phủ công nhận là Thành phố thuộc tỉnh ĐồngTháp, với 15 đơn vị hành chính, gồm 08 phường và 07 xã Thành phố hiện có 52chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc với 2.185 đảng viên.

Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 60,49%, công nghiệp xây dựng chiếm 27,98% và nông nghiệp chiếm 11,53% Thế mạnh của Thànhphố là thương mại - dịch vụ, mạng lưới kinh doanh thương mại có 01 siêu thị và

-19 chợ, phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp và có điều kiệnphát triển Là trung tâm kinh tế - văn hóa của Tỉnh, trên địa bàn thành phố còn cónhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính - ngân hàng, giaothông vận tải, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục, phục vụ chonhu cầu sinh hoạt đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vềcông nghiệp: có 01 Khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích là 55,937ha,

dự kiến sẽ mở rộng thêm 180 ha, là một trong hai khu công nghiệp tập trung củatỉnh nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò quantrọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh te trong quá trình cụng nghiệp hóa - hiệnđại hóa của TP và của Tỉnh Các mặt hàng ưu thế của TP như chế biến gạo, xuấtkhẩu thủy sản, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến go,

về giao thông, từ hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém so với mạng lưới đô thịtrong khu vực, đến nay đã từng bước chỉnh trang nâng cấp, tỷ lệ đường chínhtrong đô thị đạt 4,33 km/km2; các tuyến giao thông liên xã, liên huyện đều đóđược bê tông và nhựa hóa Ngoài ra, TP có nhiều sông, kênh rạch lớn chảy qua,tạo điều kiện để phát triển Cảng Cao Lãnh, biến nơi đây trở thành một trong cáccảng sông lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên tuyến đường thủy quốc

tế đi Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết giữa sản xuất, vận

Trang 40

chuyên, tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh trong khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh

và quốc tế

về nông nghiệp, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongnông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợptheo từng vùng, từng địa phương như: sản xuất lúa giống, xây dựng các khuvườn cây ăn trái kiểu mẫu, an toàn két hợp phát triến dịch vụ du lịch, phát triểndiện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Tiền

về giáo dục, có Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng cộng đồng,Trung tâm dạy nghề, Trường nghiệp vụ thể dục thể thao, Trường Cao đẳng Y tế,

5 Trường trung học phổ thông, có 11 trường trung học cơ sở, hệ thống nhà trẻ,mẫu giáo được đầu tư khá hoàn chỉnh Ngành Y tế, có Bệnh viện đa khoa, bệnhviện Y học dân tộc, viện điều dưỡng cán bộ, Quân y viện, riêng hệ thống Y tế doThành phố quản lý có Phòng khám đa khoa khu vực và 15 trạm y té tại cácphường, xã về môi trường, luôn xanh, sạch, đẹp Luôn coi trọng việc xóa đóigiảm nghèo, năm 2000 từ 11,5% hộ nghèo đến 2006 còn 4,92%

* Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Kinh tế thành phố phát triến với tốc độ khá, khẳng định được vai trò là đôthị trung tâm, thúc đẩy kinh tế vùng Cao Lãnh cùng phát triển: Tốc độ tăngtrưởng tống sản phẩm xã hội (GDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006 -

2010 đạt 18,8 %, tuy chưa đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VI của Đảng

bộ, nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng cao so với các khu vực trong Tỉnh vàvùng Cao Lãnh

Cơ cấu kinh tế chuyên dịch đúng định hướng là giảm tỷ trọng khu vực Nông

- lâm - thuỷ sản nhằm thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp - xây dựng

Ngày đăng: 30/12/2015, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] . Đinh Quang Báo (2005), “Giải pháp đồi mới phương pháp đào tạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Giáo dục (Số 105/1-2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đồi mới phương pháp đào tạo giáoviên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”, "Tạp chí Giáo dục (Số
Tác giả: Đinh Quang Báo
Năm: 2005
[3] . Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[4] . Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[5] . Ban Chấp hành Đảng khoá XI, Nghị quyết Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứXIĐảng Cộng sản ỉ 7ệt Nam. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Đảng khoá XI, "Nghị quyết Đại hội đại biếu toàn quốc lầnthứXIĐảng Cộng sản ỉ" 7"ệt Nam
[6] . Bộ GD&ĐT, Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20I2-20I3.ÌAXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD&ĐT, "Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20I2-20I3.ÌAXB
[7] . Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phô thông cỏ nhiều Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD&ĐT
[12] . Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Ngày 11- 6-2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ
[14] . Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứX.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứX
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[15] . Phạm Minh Hạc (2002), Giảo dục Việt nam trước ngưởng cửa thế kỷ XXI,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (2002), "Giảo dục Việt nam trước ngưởng cửa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
[16] . Trần Bá Hoành, Chat lượng giáo viên- Tạp chí Giáo dục số 16/2001 trl 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chat lượng giáo viên-
[26] . Nghị quyết so 40/2000/QH của Quốc hội về “Đối mới chương trình giáodục phổ thông”. Ngày 9/12/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về “Đối mới chương trình giáodục phổ thông
[28] . Hoàng Phê /1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nang, Hà nội-Đà Nang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nang
[29] . Hoàng Minh Thao (2004), Bài giảng Tố chức và quản lý quá trình sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Minh Thao (2004)
Tác giả: Hoàng Minh Thao
Năm: 2004
[30] . Thái Văn Thành (2007), Quản lý giảo dục, quản lý nhà ừường, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Văn Thành (2007), "Quản lý giảo dục, quản lý nhà ừường
Tác giả: Thái Văn Thành
Năm: 2007
[11] . Chỉ thị Sơ 40CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Ngày 15-6-2004 Khác
[13] . Chiến lược phát triển giảo dục 2001-2010. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2002 Khác
[17] . Lê Văn Hồng- Lê Ngọc Lan- Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lửa tuổi và Khác
[27] . Pháp lệnh cản bộ công chức và văn bản có liên quan. NXB Chính trị Quốcgia, Hà Nội. 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w