1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh, tỉnh nghệ an

100 739 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Tiểu kết chương 1 ...28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS MAI VĂN TRINH

Nghệ An - 2014

Trang 3

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn chân thành cảm ơn trường Đại học Vinh, UBND tỉnh Nghệ An, Sở GDĐT Nghệ An và các trường THPT ngoài công lập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học thật sự hữu ích và cung cấp tài liệu, số liệu trong quá trình hoàn thành luận văn

Xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp

đỡ trong suốt quá trình học tập Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Trinh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên và tạo mọi đều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được chỉ dẫn và góp ý.

Nghệ An, tháng 3 năm 2014

Tác giả

Dương Nam Thắng

Trang 4

TT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Những đóng góp của đề tài 5

8 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 7

1.2.1 Công nghệ thông tin 7

1.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin 9

1.2.3 Quản lý 10

1.2.4 Quản lý giáo dục 12

1.2.5 Hoạt động dạy học 14

1.2.6 Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học 15

1.2.7 Trường THPT ngoài công lập 19

1.3 Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT ngoài công lập 20

1.3.1 Ứng dụng CNTT trong quản lý soạn thảo giáo án 20

1.3.2 Ứng dụng CNTT trong quản lý thực hiện bài giảng 21

1.3.3 Ứng dụng CNTT trong quản lý khai thác dữ liệu 22

1.3.4 Ứng dụng CNTT trong quản lý đánh giá 24

1.3.5 Ứng dụng CNTT trong quản lý học tập của học sinh 24

1.4 Vai trò của CBQL với việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông 25 1.4.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT 25

1.4.2 Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng 26

1.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng 26

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập 27

Trang 6

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 29 2.1 Khát quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa và giáo dục của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 29

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội 29

2.1.2 Khái quát về truyền thống lịch sử văn hóa 30

2.1.3 Khái quát về giáo dục Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 32

2.2 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 37

2.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác ứng dụng CNTT 37

2.2.2 Trình độ tin học của CBQL, giáo viên các trường THPT NCL

49 38 2.2.3 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 39

2.3 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 44

2.3.1 Thực trạng thực hiện các nội dung việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học 44

2.3.2 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học 946

2.4 Thực trạng về hệ thống mạng thông suốt từ Trung ương đến địa phương trong ngành GDĐT 48

2.4.1 Bộ GDĐT 48

2.4.2 Sở GDĐT 50

2.4.3 Trường THPT 52

2.5 Đánh giá chung thực trạng

2.5.1 Thành công

52 52

Trang 7

Tiểu kết chương 2 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 57 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

57 57 57 58 58 58 3.2 Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập 59

3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 59

3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường……… 60

3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường lập kế hoạch và chỉ đạo triển khai các nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học 61

3.2.4 Giải pháp 4: Quản lý công tác biên soạn, lưu trữ các phần mềm dạy học và các bài giảng điện tử 63

3.2.5 Giải pháp 5: Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện CNTT 64

3.2.6 Giải pháp 6: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên 66 3.2.7 Giải pháp 7: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng

Trang 8

3.2.8 Giải pháp 8: Sử dụng các hình thức thi đua khen thưởng, hỗ

trợ phù hợp kịp thời

81 74 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp

86 75 3.4 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

86 3.4.1 Thăm dò và kết quả thăm dò

3.4.2 Đánh giá kết quả thăm dò

76 76 78 Tiểu kết chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

80 80 82 2.1 Với Bộ GDĐT 83

2.2 Với Sở GDĐT tỉnh Nghệ An

2.3 Với các trường THPT ngoài công lập

83 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 84

PHỤ LỤC……… 86

Trang 9

BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.

Vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục ở nước ta được Đảng, Nhà nước rấtcoi trọng đặc biệt yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹthuật hiện đại Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáodục & Đào tạo (GDĐT) đã thể hiện rất rõ điều này: Nghị quyết của Chính phủ

về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyếtTrung ương 2 khóa VIII, Luật Giáo dục (1998), Luật Giáo dục sửa đổi (2005),Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ GDĐT, Chiến lượcphát triển giáo dục 2001 - 2010, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009 -

2020 Đặc biệt là Chỉ thị số 55/2008/CT-2008 của Bộ GDĐT về tăng cườnggiảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 -

2012 và quyết định số 698/QĐ-TTg, ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 vàđịnh hướng đến năm 2020

Trang 10

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010” của Bộ

GDĐT đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên

CNTT vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản

lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.

Trong nhiều năm qua, vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý (QL) hoạtđộng dạy học được chúng ta quan tâm, các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục

vụ dạy học như máy tính, máy chiếu được các trường quan tâm trang bị,nhiều giáo viên (GV) đã đầu tư cho bài giảng của mình để nâng cao chấtlượng giảng dạy Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc vẫn chưa được thường xuyên và rộng khắp

Với xu thế phát triển hiện nay, mô hình giáo dục cần phải có những thayđổi phù hợp, trường học phải thay đổi môi trường giáo dục Mỗi trường họccần tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo chohọc sinh (HS) Một môi trường hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tựtìm kiếm thông tin cá nhân cho mỗi HS, GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹnăng, phương pháp giải quyết công việc Kỹ năng giải quyết công việc và xử

lý thông tin là cốt lõi của phương thức giáo dục này và CNTT chính là công

cụ, chìa khóa để hiện thực giá trị cốt lõi trên

Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học được coi là một trong nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập Chỉ khi nào mỗi cán bộ(CB), GV coi đổi mới phương pháp giảng dạy và QL hoạt động dạy học thôngqua việc ứng dụng CNTT như là một nhu cầu tự thân, không mang tính áp buộc từtrên, họ tự tìm tòi, không ngừng đổi mới và hoàn thiện tri thức, kỹ năng áp dụngsáng tạo các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực thì việc đổi mới PPDH mớithực sự sâu rộng và có hiệu quả bền vững

Trang 11

1.2 Lý do về mặt thực tiễn

Cùng với các cơ sở giáo dục trên cả nước, nhiều năm qua các trườngTrung học Phổ thông (THPT) nói chung và các trường THPT ngoài công lập(NCL) Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong việcứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học phù hợp cho riêng mình, những

cố gắng ấy đã tạo ra những chuyển biến đáng kể trong phong trào thi đua dạytốt, học tốt của các trường thành phố

Tuy nhiên, phong trào ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học ởmỗi trường vẫn chưa đều khắp ở các tổ, đoàn thể và các CB, GV Nó mới chỉdừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu chất lượng và chưađược thường xuyên, liên tục, nó chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV.Trong quá trình nghiên cứu thực tế, tôi nhận thấy có nhiều đề tài nghiêncứu về ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong ngành GDĐTcũng có nhiều đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học các bộmôn nhưng còn ít đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong QL hoạt độngdạy học ở các trường THPT NCL

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay chưa có một công trình nghiêncứu khoa học nào bàn về vấn đề này, với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài

nghiên cứu: “Một số giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp ứng dụng CNTTtrong QL hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnhNghệ An

Trang 12

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Việc ứng dụng CNTT vào QL hoạt động dạy học ở các trường THPTNCL

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học ở cáctrường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đó là: TrườngTHPT Nguyễn Trãi; Trường THPT Nguyễn Trường Tộ; Trường THPT VTC;Trường THPT Nguyễn Huệ; Trường THPT Hermann Gmeiner

4 Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnhNghệ An sẽ được nâng cao nếu đề xuất được một số giải pháp ứng dụngCNTT vào QL hoạt động dạy học có tính khoa học và khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT trong QL hoạtđộng dạy học ở trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Đề xuất, thăm dò tính cần thiết và khả thi của một số giải pháp ứngdụng CNTT trong QL hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL Thành phốVinh, tỉnh Nghệ An

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích và tổng hợp

Trang 13

- Khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn;Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu các sản phẩmhoạt động

7 Những đóng góp của đề tài

Khẳng định cơ sở lý luận khoa học về ứng dụng CNTT trong QL hoạtđộng dạy học là một việc làm quan trọng và cần thiết trong vai trò là nhà QLcủa Hiệu trưởng (HT), đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện Nhà trường trong

đó có yêu cầu đổi mới QL và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT trong QL hoạtđộng dạy học ở các trường THPT NCL

Phân tích, đánh giá nguyên nhân tồn tại việc ứng dụng CNTT trong QLhoạt động dạy học Đưa ra một số giải pháp khả thi về ứng dụng CNTT trong

QL hoạt động dạy học ở các trường THPT nói chung và các trường THPTNCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu thamkhảo, Phụ lục tham khảo, luận văn chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt

động dạy học ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Chương 2: Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động

dạy học ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt

động dạy học ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trang 14

CNTT ngày nay đang thâm nhập và làm thay đổi căn bản nội dung, công

cụ, phương thức và hiệu quả lao động của hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xãhội Như chúng ta đã biết, hiện nay ứng dụng CNTT đã được áp dụng ở hầuhết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực Tronggiáo dục cũng vậy, CNTT đã mang lại triển vọng lớn trong việc đổi mớiphương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục (QLGD)

Đối với lĩnh vực GDĐT, CNTT đang làm thay đổi sâu sắc nội dung,phương pháp và hình thức dạy học và QLGD Việc ứng dụng và phát triểnCNTT trong GDĐT đang trở thành yêu cầu cấp bách Chỉ thị 58-CT/TW đã

chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GDĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học” Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ GDĐT cũng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” Việc tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT trong GDĐT tất yếu dẫn tới việc phải xúc tiến xây dựng nền “Giáo dục điện tử”.

Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mớiphương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết.Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, việc ứng dụng CNTTtrong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích

Trang 15

thích được tính tích cực, sáng tạo của HS Hiện nay có nhiều trường phổthông đã được trang bị phòng máy và các thiết bị Tin học nhưng việc sử dụngchủ yếu mới chỉ để dạy Tin học như một môn học, còn việc sử dụng phòngmáy, các thiết bị Tin học cùng với các phần mềm dạy học như một công cụdạy học còn là vấn đề cần giải quyết.

CNTT tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy

và học, CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập CNTT có vai tròquan trọng trong việc đổi mới công tác QL và đổi mới PPDH theo hướng tíchcực, phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo của HS

Khi ý tưởng ứng dụng CNTT trong GDĐT được đưa ra cách đây nhiềunăm, đã có nhiều ý kiến cho rằng điều đó là chưa cần thiết Nhiều người còncho rằng không có CNTT thì ngành GDĐT vẫn phát triển tốt trong nhiều nămqua, vẫn đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước Tuy nhiên, cả thế giớiđang vận động theo hướng ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động

và ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng đó

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Công nghệ thông tin

1.2.1.1 Khái niệm công nghệ

Công nghệ (Technology) là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,

bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sảnphẩm Như vậy công nghệ là việc ứng dụng của các dụng cụ, máy mócnguyên vật liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của conngười Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi cókhoa học và kỹ nghệ Nó thể hiện những kiến thức của con người trong việcgiải quyết các các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc nguyên liệuhoặc quy trình tiêu chuẩn

Trang 16

1.2.1.2 Khái niệm thông tin

Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết,nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác Thông tin tồn tại kháchquan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc Thông tin cũng có thể bịsai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén…Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu

Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiềunguồn khác nhau Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất địnhcủa hành vi, trạng thái Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờcàng lớn do đó lượng tin càng cao

Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diệnchủ yếu sau:

Với quan niệm của CNTT, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lạihiểu biết, nhận thức của con người Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đadạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ….Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá,bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang… Trong CNTT, thông tinthường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh kiệnđiện tử)… Thông tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theonhững cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được Sau khi xử

Trang 17

lý, thông tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhậnthức được.

1.2.1.3 Khái niệm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (Information Technology - viết tắt là IT) là mộtngành ứng dụng công nghệ vào QL xã hội, xử lý thông tin Có thể hiểu CNTT

là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu thập,truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin Hiện nay, có nhiều cáchhiểu về CNTT Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trongNghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ

Việt Nam như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và

viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

1.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin

Là việc sử dụng công cụ CNTT nhằm hỗ trợ cho một hoạt động nào đó

mà nó góp phần cho người sử dụng nó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaotrong một thời gian ngắn hơn, kết quả chuẩn xác hơn nhờ các tính toán chínhxác từ máy tính

Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học đang phát triển ngày càngnhiều về số lượng ở Việt Nam với nhiều hình thức rất đa dạng

Luật CNTT số 67/2006/QH11, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm

2006, tại Điều 4 Khoản 5, 6 đã nêu: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” “Phát triển CNTT là hoạt động nghiên cứu - phát

Trang 18

triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; Phát triển nguồn nhân lực CNTT; Phát triển công nghiệp CNTT và phát triển dịch vụ CNTT”

1.2.3 Quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: giữa con người vớicon người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cảquan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo Và chính vìđiều này đã làm nảy sinh nhu cầu về QL

QL là một hoạt động, một dạng lao động có tính chất đặc thù, có tính tổchức, hoạt động đa dạng rất phức tạp và có nhiều cách hiểu, cách tiếp cậnkhác nhau trên cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu các yếu tố,lĩnh vực QL làm đối tượng của nghiên cứu Vì thế có rất nhiều định nghĩa,quan điểm, quan niệm về QL của các học giả, các nhà khoa học ở các thời kỳlịch sử xã hội khác nhau, có người nói rằng QL là cai quản, điều hành, điềukhiển, chỉ huy hướng dẫn; cũng có người cho rằng QL là một nghệ thuật Theo Tự điển Việt Nam thông dụng (NXB Giáo dục, 1998) QL là: tổchức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan [18]

Mục tiêu của QL là hình thành một môi trường mà trong đó con người cóthể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bấtmãn cá nhân ít nhất QL là một trong những loại hình lao động quan trọngnhất trong các hoạt động của con người QL đúng tức là con người đã nhậnthức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công

to lớn Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại

và phát triển đều phải dựa vào sự nổ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ mộtnhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừanhận và chịu một sự quản lý nào đó

Trang 19

Các Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một

sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.

[11]

Ngày nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một địnhnghĩa thống nhất Có người cho rằng QL là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoànthành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác, cũng có người cho QL làmột hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằmđạt được mục đích của nhóm Tuy nhiên theo nghĩa rộng, QL là hoạt động cómục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: QL chính là cáchoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của người khácnhằm thu được kết quả mong muốn

Các nhà khoa học Việt Nam ở mỗi góc nhìn khác nhau khi đề cập đến

QL cũng đã đưa ra các khái niệm khác nhau Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo:

“QL về bản chất bao gồm quá trình quản và quá trình lý Quản là chăm sóc, giữ gìn nhằm làm ổn định hệ thống Lý là xử lý, sửa sang, chỉnh đốn nhằm làm cho hệ thống phát triển.” [1, Tr 176]

Tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ cho rằng: “QL là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.” [5, Tr 41]

Tác giả Nguyễn Văn Lê thì quan niệm: “QL là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những

Trang 20

phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của hệ.” [10,Tr 6]

Theo hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “QL là một quá trình định hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [8, Tr 29]

Tóm lại, từ những quan điểm trên của các định nghĩa và xét QL với tưcách là một hành động, phần đông các nhà khoa học đều thống nhất rằng: QL

là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QLnhằm đạt mục tiêu đề ra

 QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mụctiêu xác định

 QL thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể QL

và đối tượng QL, đây là quan hệ ra lệnh phục tùng, không đồng cấp và

có tính bắt buộc

 QL bao giờ cũng là QL con người

 QL là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phùhợp với quy luật khách quan

 QL có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng

QL và ngược lại

1.2.4 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó xuất hiện cùng với sựxuất hiện của con người trên trái đất Nét đặc biệt của nó được thể hiện ở chỗthế hệ đi trước truyền đạt những kinh nghiệm xã hội cho thế hệ đi sau, thế hệ

đi sau lĩnh hội, đồng thời phát triển những kinh nghiệm xã hội Đây là mộtphương thức để duy trì và phát triển xã hội loài người Vì thế giáo dục tồn tại,vận động và phát triển như một hệ thống Để quản lý vận hành tốt hệ thốngnày, sự ra đời của QLGD là một tất yếu

Trang 21

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt những tính chất của Nhà trường THPT xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [13, Tr 32].

“QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của trường học XHCN, tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất QLGD là sự tác động của hệ thống QLGD Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương, đến khách thể QL và hệ thống giáo dục quốc dân và sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương nhằm đưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn.”

[13, Tr 35]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội

QLGD vừa là một khoa học đồng thời mang tính nghệ thuật

Tác giả Trần Kiểm có nêu QLGD có nhiều cấp độ, mà chủ yếu là ở haicấp độ vĩ mô và vi mô

Cấp độ vĩ mô: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác của chủ thể

QL đến tất cả hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội yêu cầu”.

Cấp độ vi mô: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác của chủ thể

QL đến GV, nhân viên (NV), HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài Nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của Nhà trường” [9, Tr 36]

Trang 22

QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL nhằmđưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt đến kết quả mong muốnbằng cách hiệu quả nhất.

Như vậy, QLGD là QL quá trình hoạt động dạy và học bao gồm cácthành tố của hoạt động dạy học, những tác động của nó lên hệ thống là tácđộng kép tạo ra sức mạnh tổng hợp, vì thế chủ thể QL cần phải chú ý đến mốiquan hệ QL dạy học trong hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giữa các cấp

QL, quan hệ nội bộ và bên ngoài QLGD cũng có quy mô và các cấp độ đadạng phức tạp chịu sự tác động của yếu tố khách quan, vận hành trong môitrường đa dạng, hoạt động theo quy luật, do đó người làm công tác QLGDcần hiểu rõ các yếu tố này để nhận thức đúng đắn từ đó cải tiến và đổi mới tưduy trong QLGD cho phù hợp với thời đại ngày nay

QLGD là tổng hợp các biện pháp kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện nhằmđảm bảo sự vận hành các cơ quan trong hệ thống giáo dục các cấp QLGDchịu sự chi phối các quy luật xã hội và sự tác động của QL xã hội

Tóm lại, cũng như QL nói chung, QLGD là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ thốnggiáo dục được vận hành theo đúng đường lối quan điểm của Đảng và thựchiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra Trong QLGD, các hoạt động QL hànhchính, QL chuyên môn đan xen lẫn nhau, tạo thành thể thống nhất

1.2.5 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứngcho nhau: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Trong đó dưới sựlãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực tự tổ chức,

tự điều khiển hoạt động học tập của mình, cả hai phía đều có sự cố gắng đểnhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong quá trình dạy học, hoạt độngdạy của GV có vai trò chủ đạo, hoạt động học của HS có vai trò tự giác, chủ

Trang 23

động tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy họckhông diễn ra.

Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện rõ ở mối quan hệ tương tác giữa cácthành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy học

Phân tích hoạt động dạy học, chúng ta thấy: Hoạt động học trong đó cóhoạt động nhận thức của HS có vai trò quyết định đến kết quả dạy học Đểhoạt động dạy và học có kết quả thì trước tiên phải coi trọng vai trò của người

GV, người thầy phải xuất phát từ logic của khái niệm khoa học, xây dựngcông nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thựchiện tốt các chức năng dạy học Vì vậy muốn nâng cao mức độ khoa học củaviệc dạy học ở trường phổ thông, người QL cần đặc biệt chú ý hoạt động dạycủa GV, chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở HS cácphương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập Đây là khâu cơbản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động của HS

Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó: Quan hệgiữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan

hệ điều khiển, với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức điều khiển hoạtđộng của trò Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người QL nhà trườnglà: QL hoạt động dạy học chủ yếu tập trung QL hoạt động dạy của thầy vàtrực tiếp đối với thầy, thông qua hoạt động dạy của thầy mà QL hoạt động họccủa trò

1.2.6 Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học

Trong xu thế mở cửa hội nhập với thế giới, lĩnh vực giáo dục đào tạo,đặc biệt là giáo dục phổ thông được cập nhật những tiến bộ trong cách dạy,cách học cũng như cách thức QLGD của các nền giáo dục tiên tiến trên thếgiới Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng giáo dục hiện đại là sự

Trang 24

thay đổi trong triết lý giáo dục, đó là xem người học là trung tâm của mô hìnhgiáo dục thay cho GV là trung tâm như mô hình giáo dục truyền thống Vìthế, giáo dục Việt Nam, nơi đề cao vị thế người Thầy phải thay đổi căn bảntrong nhận thức HS là sản phẩm của Nhà trường, vì vậy chất lượng của ngườihọc chính là thước đo, là tiêu chí để đánh giá chất lượng và hiệu quả củangành giáo dục.

Với sự thay đổi mô hình giáo dục trong trường phổ thông như trên, vaitrò của CNTT trở nên đặc biệt quan trọng, CNTT trở thành công cụ cần thiếtphục vụ hiệu quả mọi hoạt động trong Nhà trường, vì vậy HT cần có ý thứccao về ứng dụng CNTT trong QL cũng như trong hoạt động dạy và học

Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học là xu thế tất yếu của giáodục thế kỷ XXI Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế tri thức mà đặctrưng của nó thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Thời đại thông tin và bùng nổ thông tin hình thành một xã hội thông tin,

thông tin trở thành “lực lượng sản xuất”.

- CNTT được nhúng ghép vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế

xã hội làm tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ Điều này cũng khẳng định mộtvấn đề cụ thể là CNTT làm tăng chất lượng sản phẩm của công nghệ dạy học.Sản phẩm đó là những người cán bộ được đào tạo qua trường lớp

CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp vàhình thức dạy học Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự

án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứngdụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm,dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông.Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theohình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình Nếu trướckia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì

Trang 25

nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháphọc chủ động Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năngghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt

đến phát triển năng lực sáng tạo của HS Như vậy, việc chuyển từ “lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cũng trong luật CNTT, theo Điều 34, ứng dụng CNTT trong lĩnh vựcGDĐT:

“1 Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT trong việcdạy, học, tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong lĩnh vực GDĐT trênmôi trường mạng

2 Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động GDĐT trên môi trường mạngphải tuân thủ quy định của Luật này và quy định của pháp luật về giáo dục

3 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triểnkhai thực hiện chương trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụngCNTT trong GDĐT

4 Bộ GDĐT quy định điều kiện hoạt động GDĐT, công nhận giá trịpháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động GDĐT trên môi trườngmạng và thực hiện kiểm định chất lượng GDĐT trên môi trường mạng”

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là một xu thế tất yếu đã vàđang phát triển ngày càng nhiều về số lượng cũng như chất lượng trong ngànhgiáo dục trên thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng

Năm học 2008 - 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới QL tài chính và xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”,

tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triểnứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo [6]

Trang 26

CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập

và hỗ trợ đổi mới QLGD, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượnggiáo dục Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục

là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đấtnước

Các Sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho GV các môn học

tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quátrình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua cácphương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cườngkhả năng tự học, tự tìm tòi của người học

Các GV cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng

dụng tích hợp vào các môn học trên website http://edu.net.vn để cùng chia sẻ

kinh nghiệm, trao đổi học tập; Khuyến khích GV chủ động tự soạn giáo án,bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học Không

dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu powerpoint, tham

khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục

Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và E-Learning, chỉ đạo ứngdụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học quanhiều nguồn học liệu; Hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụngCNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉđạo GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng

Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng E-Learning” do Bộ GDĐT và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi GV xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử (BGĐT)” Tạo thư viện

học liệu mở: Huy động GV tham gia đóng góp các bài trình chiếu, bài giảngE-Learning về Sở GDĐT Sau đó, Sở GDĐT tập hợp các phần mềm hỗ trợ,các giáo án, bài giảng và các bài thi theo từng môn học và đăng tải lên

Trang 27

website http://tainguyen.nghean.edu.vn để dùng chung Các GV cần tích cực,chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng trên website

http://edu.net.vn

1.2.7 Trường THPT ngoài công lập

Trường phổ thông NCL (dân lập, tư thục) là cơ sở giáo dục phổ thôngthuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân tự đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất (CSVC) và hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước; Được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.Quyết định số 39/2011/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28/8/2001 của Bộ GDĐT về

việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường NCL: “Trường phổ thông NCL có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.”

Luật Giáo dục năm 1998 cũng đã nêu ra về trường NCL gồm 3 loại hình:Bán công - Dân lập - Tư thục Khái niệm Trường NCL được chính thức hoátại Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục 1998, tại Điều 13 của Nghị

định này quy định: “Các cơ sở giáo dục bán công, dân lập, tư thục gọi chung

13/2011/TT-cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng CSVC và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách Nhà nước”.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT NCL:

Trang 28

Tại Điều 23, Luật Giáo dục năm 1998 đã ghi “Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học Cơ sở (THCS), hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Trường phổ thông NCL có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lậptheo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường THCS, trường

THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định

số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Quy

chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướngnghiệp tương ứng đối với mỗi cấp học trong việc thực hiện mục tiêu, nộidung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đếngiảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứngchỉ và các quy định…

Trường phổ thông NCL tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện quyhoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và pháttriển đội ngũ GV, huy động, sử dụng và QL các nguồn lực để thực hiện mụctiêu giáo dục phổ thông

Trường phổ thông NCL thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theoquy định của pháp luật

1.3 Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông ngoài công lập

1.3.1 Ứng dụng trong quản lý soạn thảo giáo án

Những năm gần đây, ngành giáo dục đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTTvào công tác giảng dạy; Một trong số đó là giảng dạy bằng giáo án điện tử(GAĐT)

Trang 29

Một trong những vấn đề ngành Giáo dục quan tâm hiện nay là yêu cầu

GV ứng dụng những thành tựu CNTT nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mớiPPDH Điều này được cụ thể qua việc khuyến khích người dạy chuyển đổi từviệc soạn giáo án, bài giảng trên sổ giáo án sang soạn trên máy vi tính màchúng ta vẫn quen gọi là GAĐT Đây là một yêu cầu cần thiết đối với nhữngngười làm công tác giảng dạy nói chung trong xu thế hiện nay Điểm đượclớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng GAĐT chính là một lượng lớn kiến thức, hìnhảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến HS Nếu trong mỗi tiết họcthông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác

các hoạt động thí nghiệm thì tất cả các thao tác này có thể “gói gọn” trong

GAĐT Sự giải phóng đôi tay cho cả GV và HS cho phép các em có thể tươngtác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học

Ở mức độ nào đó, công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ người dạy hoàntoàn trong các bài giảng của mình Trên thực tế không phải bài nào cũng cần

sử dụng GAĐT Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài cókhả năng ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, tránh việc lạm dụng

1.3.2 Ứng dụng trong quản lý thực hiện bài giảng

Một trong các yếu tố để đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học

là phương tiện dạy học Đặc biệt khi sử dụng BGĐT, GV không thể không sửdụng các phương tiện dạy học hiện đại CNTT đã cung cấp cho chúng tanhững phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảngthông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sửdụng các phương tiện dạy học, GV cần làm chủ phương tiện dạy học, trong

đó projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay Mặc dù vậy, nhiều GVvẫn còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó Hiện nay, một số trường đã cósmart board, tuy nhiên chưa nhiều vì giá quá cao và nó chưa có nhiều cơ sởbảo trì, sửa chữa trong nước Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart board

Trang 30

vào dạy học là tất yếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máytính trực tiếp trên bảng, lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếptrên bảng, nhận dạng chữ viết…

Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhiềutrường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng CNTT vào việc đánh giá giờ dạy của GV.Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thành động lực để GV khai thác cácphương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chất lượng bài dạy

1.3.3 Ứng dụng trong quản lý khai thác dữ liệu

Trong thời đại CNTT phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đãtrở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọingười nếu biết cách khai thác nó

Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công

cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay… Một trong các công

cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google Đối với

GV, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biếtkhai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…

Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internetngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm,

từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từđiển mở ra đời Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chínhthức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sửdụng như một sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật:

 Là một phần mềm nguồn mở

 Tra cứu trên máy tính

 Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình đểchia sẻ với người khác

Trang 31

 Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọingười có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm

Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay:

- Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.org

- Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/

- Từ điển tiếng việt mở: http://www.informatik.uni-lepzi.de/~duc/Dict/

- Từ điển Anh - Pháp - Việt - Hán: http://vdict.com/

Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởngcủa việc xây dựng học liệu mở

Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện công nghệMassachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưatoàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùngInternet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí Bà Ceciliad’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ

Massachusetts (MIT - Mỹ) cho biết “Học liệu mở (openCourseWare), cùng với truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng

mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học”.

Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một website chứa các bài giảngcủa một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sửdụng Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọingười ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khaithác, bổ sung các tri thức đó Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáodục đại học Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo

ra các thư viện bài giảng đặc biệt là thư viện BGĐT Chẳng hạn như thư viện

BGĐT Violet: http://baigiang.violet.vn/

Như chúng ta đã biết, để tạo được một BGĐT tốt, GV cần rất nhiều kỹnăng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng

Trang 32

tiếng… nhưng không phải GV nào cũng có thể thực hiện được Vì vậy, GVcần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ chobài giảng của mình.

1.3.4 Ứng dụng trong quản lý đánh giá

Ngày nay, CNTT được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nóichung và đánh giá HS, CB nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ,thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu…

Nhờ CNTT mà HS có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phầnmềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức

GV, Nhà trường đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác,khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính Hiện nay, một sốmôn thi đại học đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độchính xác gần như tuyệt đối Ở nhiều trường đã sử dụng các phần mềm thitrắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho HS Việc sử dụng các phầnmềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của HS mang lại nhữnglợi ích cơ bản sau:

 Thuận tiện trong việc tạo đề thi

 Cho kết quả chính xác, khách quan

 Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chínhxác

 Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần

 Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn

bộ chương trình trong một khoảng thời gian ngắn

Trong QL, các nhà QL sử dụng các kênh thông tin: diễn đàn, hệ thốngbình chọn, các phần mềm QL để làm cơ sở đánh giá CB, NV của mình, đảmbảo tính tiện lợi, khách quan, nhanh chóng

1.3.5 Ứng dụng trong quản lý học tập của học sinh

Trang 33

Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan

điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính

chủ động, khả năng tự học của người học Với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗingười phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọinơi CNTT đang trở thành phương tiện không thể thiếu được để thực hiện cácmục tiêu trên Ngoài ra, CNTT cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HSdưới nhiều hình thức:

- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet

- Tham gia các lớp học qua mạng

- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm

- Chia sẻ thông tin với GV, bạn bè qua các diễn đàn

- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)

- …

1.4 Vai trò của cán bộ quản lý với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học Phổ thông ngoài công lập

1.4.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT

Hiện nay, nhiều trường học phổ thông đã ứng dụng CNTT trong giảngdạy, quản lý Tuy vậy, việc ứng dụng còn mang tính tự phát, chắp vá, chưatheo kế hoạch tổng thể, lâu dài và chưa có một sự chỉ đạo thống nhất, vì vậyhiệu quả chưa cao

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng, HT cần lập một kế hoạch ứng dụngCNTT một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lượcphát triển Nhà trường

Trang 34

Ngoài ra, trong từng giai đoạn, HT cần xây dựng một kế hoạch triển khai

cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng,phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường

Kế hoạch cần nêu rõ:

 Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng

 Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí

 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung

 Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc

 Kế hoạch nhân sự để triển khai: Ai tham gia, phân công tráchnhiệm

 Kế hoạch QL ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Ai là người QL,

sử dụng, đánh giá

1.4.2 Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng

Việc triển khai ứng dụng CNTT ở các trường thường gặp rất nhiều khókhăn Ngoài khó khăn về tài chính, CSVC, trình độ CNTT của CB, GV còn

có các khó khăn khác như nhận thức của CB, GV và HS, sự quan tâm, ủng hộcủa các cấp, của chính quyền địa phương

Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT có hiệu quả, lãnh đạoNhà trường cần chú trọng một số vấn đề sau đây:

- Truyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thứcmột cách cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về CNTT cho CB, GV vàHS

- Làm cho CB, GV, NV Nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc ứngdụng CNTT đối với sự phát triển của Nhà trường, vai trò trách nhiệm của mỗingười trong việc ứng dụng CNTT Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kếhoạch trong toàn Nhà trường

Trang 35

- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạongành.

- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch Kịp thời điều chỉnh kếhoạch một cách hợp lý khi cần thiết

- Mạnh dạn thể nghiệm các mô hình ứng dụng CNTT nhằm rút ra cáckinh nghiệm, chỉ ra được hiệu quả trong lĩnh vực này

Trang 36

1.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng

Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám sátcủa HT về nội dung, thời gian, kinh phí,…

Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đóđiều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý, phù hợp với tìnhhình thực tế của Nhà trường trong từng giai đoạn

Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ,tin tưởng của CB, GV, phụ huynh, HS và các cấp lãnh đạo

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông ngoài công lập

1.5.1 Những yếu tố chủ quan

Về đội ngũ GV: Trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính

và các phương tiện hỗ trợ của GV không đồng đều, thậm chí có người chỉdùng máy tính với mục đích duy nhất là soạn thảo văn bản Vì vậy, việc nhậnthức và thái độ của GV đối với việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học,những kiến thức và kỹ năng về CNTT, về ứng dụng CNTT để đổi mớiPPDH có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả QL việc ứng dụng CNTT tronghoạt động dạy học

Về HS: Nhiều HS rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số

em chưa từng biết sử dụng máy tính cũng là khó khăn cần được quan tâm Bởivậy, dưới vai trò tổ chức, định hướng thì người GV phải hình thành ở HS cóđược những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúngđắn, tự giác, tích cực trong học tập, có năng lực về CNTT và phương pháp tựhọc với CNTT ở mọi lúc, mọi nơi

CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học chức

Trang 37

năng; Số máy tính phục vụ cho học tin học của HS còn ít Vì vậy HT cần phải

có kế hoạch, có biện pháp huy động nhiều lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang

bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống

1.5.2 Những yếu tố khách quan

Chủ trương, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạyhọc: Các Nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ,của Ngành giáo dục đã được các cấp QL cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiệnchính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong hoạtđộng dạy học ở các trường THPT hiện nay

Tiểu kết chương 1

CNTT ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, gópphần nâng cao chất lượng dạy học cũng như QLGD với vai trò là công cụ hữuhiệu trong mọi công việc

Việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học là một trong nhữngvấn đề mà Ngành giáo dục rất quan tâm, nó làm thay đổi cơ bản mô hình giáodục hiện nay, từ truyền thống chuyển dần sang mô hình giáo dục hiện đại theo

xu thế chung của giáo dục tiên tiến trên thế giới Đảng và Nhà nước cũng như

Bộ GDĐT rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong QLGD Chính nhờ sựquan tâm này mà việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ngày càng tốt hơn Tuynhiên, thực trạng về CSVC, trình độ ứng dụng các phần mềm có sẵn vào từngcông việc của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) cũng như GV trong công việccủa mình còn nhiều hạn chế

Với những nội dung trên, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp ứngdụng CNTT trong QL hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL thành phốVinh, tỉnh Nghệ An là nội dung cần thiết để quan tâm, nghiên cứu

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP

THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Khát quát về điều kiện tự nhiên; Kinh tế - xã hội; Truyền thống lịch sử văn hóa và giáo dục của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnhNghệ An, một tỉnh lớn của vùng Bắc Trung bộ; Có vị trí ở phía Đông - Namcủa tỉnh Nghệ An; Phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáphuyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 360km về phía Bắc, cách Thành phố HồChí Minh 1.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy

mô dân số là 435.208 người, gồm 16 phường và 9 xã

Thành phố Vinh được thành lập ngày 28/12/1961 Từ ngày thành lậpđến nay, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng bộ Thành phố Vinh đã lãnh đạonhân dân vượt qua khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề của chiến tranh,từng bước xây dựng Thành phố Vinh ổn định và phát triển

Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006 - 2010) là 16,01% tăng

3,65% so với thời kỳ 2001 - 2005 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúnghướng Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 58%, công nghiệp chiếm34,77%, nông nghiệp chiếm 7,9% trong cơ cấu kinh tế địa phương

GDĐT tiếp tục phát triển kể cả về quy mô và chất lượng trong các cấphọc, bậc học Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển có hiệu quả

Trang 39

Hầu hết các trường được kiên cố hóa Đã hoàn thành phổ cập Tiểu học vàTHCS.

Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Quốc phòng - an ninh đượctăng cường, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảođảm, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của Thành phố Vinh phát triển

Phương hướng, mục tiêu phát triển nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đại hội

Đảng bộ Thành phố Vinh lần thứ XXII đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới về tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác mọi nguồn lực, tranh thủ tối

đa hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh” Mục tiêu tổng quát là "Xây dựng Thành phố Vinh phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm Đô thị loại I và sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung bộ".

2.1.2 Truyền thống lịch sử văn hóa

Thành phố Vinh, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhiệt huyết và tinhhoa xứ Nghệ trong chặng đường dài hơn 2 thế kỉ qua Cách đây vừa tròn 225năm, Hoàng đế Quang Trung trong bước chân thần tốc hướng về kinh đôThăng Long đại phá 20 vạn quân Thanh đã quyết định cho xây dựng kinh đôtại vùng đất thuộc huyện Chân Lộc, xã Yên Trường bao gồm một phần DũngQuyết, Thanh Long Giang (Thành phố Vinh ngày nay) gọi là Trung KinhPhượng Hoàng Thành (tức Phượng Hoàng Trung Đô) Lịch sử trong nhữngnăm đầu thế kỉ XX còn ghi lại nơi đây là một trong những đô thị công nghiệplớn của cả nước dưới thời Pháp thuộc với những nhà máy, xí nghiệp, bếncảng, hãng buôn, nhà băng Đây là một trong những cái nôi của phong tràogiai cấp công nhân gắn với phong trào yêu nước và cách mạng với sự bùng nổcủa Cao trào cách mạng 1930 - 1931 Xô viết Nghệ Tĩnh Sau Cách mạngtháng Tám năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ

Trang 40

cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, theo đó Vinh - Bến Thuỷ(cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn -

Chợ Lớn) “được đặt làm thành phố” Ngày 10/10/1963 là thời điểm đánh dấu

mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Vinh ngày nay Thànhphố Vinh chính thức được thành lập theo Nghị định số 148/NĐ-CP của Chínhphủ Vinh trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Nghệ An.Lịch sử hình thành và phát triển của Vinh cũng đồng hành với lịch sử đấutranh cách mạng của dân tộc Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 đãchứng minh cho truyền thống quật cường, bất khuất của người dân Thành phố

Đỏ Truyền thống đó càng thể hiện rõ nét trong 2 cuộc kháng chiến thần thánhcủa dân tộc trong thế kỷ XX Hàng ngàn người con thành phố đã ngã xuống

để những người khác tiếp tục đứng lên Từ cuộc kháng chiến chống thực dânPháp đến chống đế quốc Mỹ, Vinh là địa bàn chiến lược Người dân thành

phố đã phải gạt nước mắt để “tiêu thổ kháng chiến”, phá huỷ không biết bao

nhiêu công trình được xây dựng bằng máu và mồ hôi để đánh giặc Và rồinhững gì còn lại cũng bị đạn bom đế quốc tàn phá, giết chóc Kết thúc chiếntranh, toàn thành phố không còn một ngôi nhà nguyên vẹn Các cơ sở côngnghiệp, dịch vụ, các khu dân cư, hệ thống giao thông, các trường học, bệnhviện và cơ sở văn hoá đều chung cảnh hoang tàn Bước ra khỏi cuộc khángchiến từ đổ nát, bằng sức mạnh chiến thắng, tình yêu quê hương và quyết tâmcao độ, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Vinh cùng với sự chỉ đạo, quan tâmcủa Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhândân, Ủy ban Nhân dân (UBND) các ban ngành cấp tỉnh, đặc biệt là sự giúp đỡchí tình của nước bạn Cộng hoà dân chủ Đức, thành phố bước vào giai đoạnphát triển mới Cuộc cách mạng kiến thiết xây dựng lại quê hương Ngày01/5/1974, Phó Thủ tướng Chính phủ Đỗ Mười đặt những viên gạch đầu tiênxây dựng lại thành phố quê hương Bác Hồ Những công trình đầu tiên đã

Ngày đăng: 20/07/2015, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w