49
2.3.1. Thực trạng thực hiện các nội dung việc ứng dụng CNTT trong
quản lý dạy học
2.3.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch
1. Xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào QL cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ.
2. Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT.
3. Kế hoạch về xây dựng website, trang bị phần mềm, CSDL phục vụ dạy học.
4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.
5. Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số đơn vị trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học.
6. Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học. 7. Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
2.3.1.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
1. Quán triệt tới các Nhà trường mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào công tác QL cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ.
2. Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT.
3. Chỉ đạo các trường xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QL và giảng dạy.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.
5. Tổ chức, chỉ đạo một số có trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác.
2.3.1.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
1. Kiểm tra các trường trong việc quán triệt mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào công tác QL cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.
2. Kiểm tra kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT của các Nhà trường.
3. Kiểm tra các trường về việc trang bị phần mềm, xây dưng website, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QL và dạy học.
4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.
5. Kiểm tra các trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác.
6. Kiểm tra việc ứng dụng CNTT thông qua dự giờ, qua các chuyên đề có ứng dụng CNTT.
7. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào QL theo định kì.
2.3.2. Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Bảng 2.7. Kết quả xin ý kiến đánh giá của HT, PHT về tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
TT Nội dung Mức độ nhận xét
Công tác quản lý ứng dụng CNTT tại đơn vị của thầy (cô)
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 1
Xây dựng kế hoạch chung về việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của đơn vị
23,1% 69,2% 7,7% 0%
2
Xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cho từng năm, từng giai đoạn phát triển
15,4% 61,5% 15,4% 7,7% 3 Số lượngdụng CNTT trong hoạt động dạy học nhân sự phục vụ cho việc ứng 30,8% 61,5% 7,7% 0% 4 Trình độ tin họcgiao thực hiện ứng dụng CNTT của các cán bộ được 23,1% 69,2% 7,7% 0% 5
Việc cập nhật dữ liệu cho các chương trình, phần mềm của các cán bộ phụ trách CNTT
7,7% 53,8% 38,5% 0% 6 Công tác nâng cấp phần mềm, chương
trình của Nhà trường 15,4% 30,8% 46,2% 7,6% 7
Đánh giá mức độ công tác nâng cấp, thay thế hay bổ sung thiết bị CNTT của Nhà trường
7,7% 38,5% 38,5% 15,3% 8 Nhà trường đã chuẩn bị, dự trù cho hoạt động này kinh phí 7,7% 30,8% 53,8% 7,7% 9 Kinh phí phục vụ tốt, thuận lợi không?cho hoạt động này có 7,7% 30,8% 38,5% 23% 10 Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học
cho đội ngũ cán bộ quản lý 23,1% 61,5% 15,4% 0%
11 Công tác cho đội ngũ giáo viên, nhân viênbồi dưỡng kiến thức tin học 15,4% 76,9% 7,7% 0% 12
Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ phụ trách trực tiếp
cho hoạt động này
Bảng 2.8. Kết quả xin ý kiến đánh giá của GV về tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
TT Nội dung Mức độ nhận xét
Công tác quản lý ứng dụng CNTT tại đơn vị của thầy (cô) Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 1
Xây dựng kế hoạch chung về việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của đơn vị
11,5% 51,7% 28,7% 8,1% 2
Xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cho từng năm, từng giai đoạn phát triển
9,2% 54% 29,9% 6,9% 3 Số lượngdụng CNTT trong hoạt động dạy học nhân sự phục vụ cho việc ứng 17,2% 74,7% 5,7% 3,4% 4 Trình độ tin họcthực hiện ứng dụng CNTT của các cán bộ được giao 36,8% 58,6% 3,4% 1,2% 5
Việc cập nhật dữ liệu cho các chương trình, phần mềm của các cán bộ phụ trách CNTT
39% 55,2% 4,6% 1,2% 6 Công táctrình của Nhà trường. nâng cấp phần mềm, chương 34,5% 59,8% 4,6% 1,1% 7
Đánh giá mức độ công tác nâng cấp, thay thế hay bổ sung thiết bị CNTT của Nhà trường
20,7% 54% 19,5% 5,8% 8 Nhà trường đã chuẩn bị, dự trù cho hoạt động này kinh phí 13,8% 60,9% 23% 2,3% 9 Kinh phí phục vụ thuận lợi không?cho hoạt động này có tốt, 9,2% 43,7% 42,5% 4,6% 10 Công tác đội ngũ cán bộ quản lýbồi dưỡng kiến thức tin học cho 25,3% 62,1% 10,3% 2,3% 11 Công tác đội ngũ giáo viên, nhân viênbồi dưỡng kiến thức tin học cho 28,7% 60,9% 9,2% 1,2% 12
Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ phụ trách trực tiếp cho hoạt động này
Qua khảo sát nội dung này cho thấy CBQL, GV rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của Nhà trường.
CBQL đã chuẩn bị kế hoạch, triển khai về số lượng máy móc, chương trình phần mềm, nâng cấp máy móc cho đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học. Tuy nhiên, do các trường THPT NCL phụ thuộc vào nguồn kinh phí thu từ học sinh nên CSVC, trang thiết bị chưa đủ, có chất lượng chưa cao là một trong những nguyên nhân làm cho việc ứng dụng CNTT bị hạn chế. Đó là một thực tế về thực trạng cơ sở hạ tầng của các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và điều này không dễ giải quyết trong một thời gian ngắn khi chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào học sinh lớp 10 của các trường có dấu hiệu giảm sút mạnh mẽ. Một thực tế nữa là vấn đề bản quyền, hầu hết các trường còn sử dụng các phần mềm miễn phí, sao chép không bản quyền mà lý do chính là vấn đề kinh phí. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu, mua sắm, nâng cấp phần mềm để sử dụng còn gặp không ít khó khăn.
2.4. Thực trạng về hệ thống mạng thông suốt từ trung ương đến địaphương trong ngành GDĐT phương trong ngành GDĐT
2.4.1. Bộ GDĐT
CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới QLGD, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã yêu cầu các cấp QL, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2013 - 2014.
Từ năm học 2008 - 2009, lần đầu tiên ngành giáo dục đặt tên cho năm học và tên đầu tiên là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. CNTT trong
giáo dục trong 5 năm qua đã có nhiều khởi sắc với sự nỗ lực của toàn ngành thể hiện trên các phương diện:
+ Chính sách phát triển; + Hạ tầng mạng và máy tính;
+ Ứng dụng CNTT trong dạy và học; + Triển khai Chính phủ điện tử; + Nguồn nhân lực CNTT.
Chỉ số xếp hạng ứng dụng CNTT và xếp hạng website của Bộ GDĐT luôn đạt vị trí thứ nhất, thứ nhì trong trong số các Bộ ngành.
Chỉ đạo của Bộ GDĐT về nội dung này rất cụ thể và chi tiết từ hệ thống mạng, hệ thống email… việc thông suốt này giúp cho công tác QL sâu sát và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Bộ GDĐT đã triển khai và thực hiện những nội dung này qua: + Trang Web: www.moet.gov.vn
+ Thống nhất dùng hệ thống email cho ngành: @moet.edu.vn
+ Có nhiều phần mềm hỗ trợ miễn phí cho các đơn vị: công tác chấm thi trắc nghiệp, tạo đề thi trắc nghiệm, xếp thời khóa biểu, quản lý học sinh, quản lý điểm, quản lý nhân sự….
+ Chia sẻ tài nguyên trên trang web
+ Tổ chức thi qua mạng, bắt đầu bằng các kỳ thi giải toán qua internet trên trang web: www.violympic.vn , tiếng Anh qua internet: www.ioe.vn
+ Bộ GDĐT chỉ đạo dự án SREM nghiên cứu để hỗ trợ đổi mới công tác QL trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong QL các trường. Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ra Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Theo Quyết định, hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS có các phân hệ sau:
Phân hệ Vai trò P.EMIS
Hệ thống quản lý nhân sự (phiên bản 3.4.5)
Cung cấp công cụ QL để thực hiện các nghiệp vụ QL nhân sự thuộc ngành giáo dục như QL hồ sơ nhân sự, thực hiện các nghiệp vụ về lương, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ....
Hệ thống thông tin thống kê giáo dục (phiên bản 3.6.9)
Cung cấp công cụ nhập liệu và trích xuất các báo cáo thống kê theo chỉ tiêu của ngành.
Quản trị PEMIS
Cung cấp các công cụ QL với P.EMIS bao gồm bảo mật, sao lưu, phục hồi, dọn dẹp dữ liệu…
VEMIS
Quản lý phân hệ Cung cấp công cụ QL người dùngtrong hệ thống. Quản lý hệ thống Cung cấp công cụ khai báo danh mục,sao lưu, phục hồi cơ cở dữ liệu…
, Quản lý học sinh
Cung cấp các công cụ và tính năng cho quản lý HS của từng trường:
- Thông tin HS
- Thông tin lớp học, năm học - Sổ điểm, điểm hạnh kiểm, xét thi
lại, tính điểm tổng kết….
Quản lý thư viện
Cung cấp công cụ thực hiện các nghiệp vụ QL thư viện như phát hành các ẩn phẩm, phát hành và in thẻ, quản lý mượn /trả…
Quản lý thiết bị
QL các thiết bị trong trường học, theo dõi tình trạng của thiết bị, khai báo hỏng, mất …
Quản lý giảng dạy
Sắp xếp thời khóa biểu và cung cấp các tài khoản cho GV để phân quyển nhập điểm.
2.4.2. Sở GDĐT
Với chủ trương từ UBND tỉnh bằng các quyết định, các văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung ứng dụng CNTT, Sở GDĐT đã triển khai, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung ứng dụng CNTT.
Tỉnh đã có trang web: www.nghean.gov.vn, cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, trang web này hoạt động rất hiệu quả. Hầu hết các sở ngành của tỉnh đã có trang web riêng hay có một cổng trên trang thông tin của tỉnh.
Sở GDĐT tỉnh Nghệ An đã có trang web: www.nghean.edu.vn, cơ bản đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ đến các đơn vị kịp thời những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, việc khai thác tất cả những tính năng, những ưu việc của một trang web cung cấp chưa đạt hiệu quả cao và website của Sở cũng còn dừng lại ở mức độ xử lý văn bản điều hành.
- Kết nối Internet băng thông rộng:
Đến nay có 100% trường phổ thông, cơ sở GDĐT có kết nối Internet cho băng thông rộng ADSL của 2 hệ thống cung cấp dịch vụ là Viettel và VNPT.
- Thiết lập và khai thác hệ thống Website giáo dục và hệ thống email: + Phòng CNTT thực hiện việc cấp tài khoản email (thông qua Cục CNTT) cấp cho các phòng ban Sở, CB, chuyên viên Văn phòng Sở; trường THPT, sử dụng theo tên miền @nghean.edu.vn.
+ Hiện tại công tác liên hệ với các đơn vị trực thuộc bằng email là một nội
dung quen thuộc và thông suốt, thông tin rất nhanh và tiết kiệm. Tuy nhiên ở nội dung này còn một số đơn vị việc giao trách nhiệm, công việc nhận và gửi thông tin qua email còn chưa chặt chẽ.
+ Họp trực tuyến: Tiếp tục nghiên cứu hệ thống họp/dạy học ảo qua mạng tại địa chỉ http://hop.edu.net.vn do Cục CNTT cung cấp miễn phí để đưa vào
áp dụng; Phối hợp với Sở thông tin truyền thông, Viettel, VNPT tổ chức các cuộc họp/hội thảo qua mạng;
- Công tác chỉ đạo của Sở GDĐT:
+ Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh thành lập phòng CNTT thuộc Sở để tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong các hoạt động của ngành.
+ Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong đó chú trọng các nội dung: nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ GV, cán bộ QLGD, đầu tư CSVC, trang thiết bị CNTT, chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLGD, sử dụng thiết bị CNTT trong hoạt động dạy học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
2.4.3. Trường THPT
100% các trường THPT đều kết nối internet, tất cả các trường THPT đã và đang xây dựng phát triển website, quá trình triển khai và xây dựng các website này tại các đơn vị được sự ủng hộ rất nhiều từ CBQL, GV, NV, HS và phụ huynh HS… Các thông tin về HS: điểm số, ngày nghỉ, thời khóa biểu, kết quả… là những thông tin mà phụ huynh HS lúc nào cũng cần quan tâm.
Các trường đã được cấp địa chỉ email của hệ thống từ Bộ GDĐT với tên miền @nghean.edu.vn, từ đó việc chỉ đạo, thông tin liên lạc từ Sở đến các trường THPT rất thuận lợi. Qua kết quả thăm dò, CBQL, GV, NV đã nhận thức được đầy đủ vai trò, nội dung của việc ứng dụng CNTT trong các trường THPT hiện nay, tuy nhiên mong muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các đơn vị còn chưa khắc phục được: số lượng CSVC, trình độ ứng dụng cụ thể các nội dung CNTT vào trong công việc của từng cá nhân, tập thể thể hiện qua kết quả thăm dò.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Thành công
Đa số CBQL nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT trong công tác QL của đơn vị mình nên có những định hướng xây dựng ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động QL. Các trường đều có kế hoạch chung, kế hoạch chi tiết để thực hiện trong từng giai đoạn của việc ứng dụng CNTT. GV bộ môn cũng nhận thấy sự cần thiết phải có ứng dụng CNTT trong quá trình QL chuyên môn, quản lý HS và giảng dạy. Đội ngũ CB, GV, NV ở các trường có nhận thức và kỹ năng về CNTT ngày càng tăng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được triển khai; Việc dạy tin học và ứng dụng một số thành tựu của CNTT vào giáo dục được triển khai sớm, có những mặt đi đầu, đón trước đã tạo ra một nền tảng mang tính tiền đề quan trọng cho những chuyển biến tiếp theo.
Hầu hết các HT đều thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chủ trương và kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy được vai trò của Hội khuyến học, Ban đại diện CMHS trong việc vận động các ban, ngành đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức, kinh phí tham gia vào các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tích cực ứng dụng CNTT nói riêng và sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương nói chung.