49
2.4. Thực trạng về hệ thống mạng thông suốt từ Trung ương đến địa
phương trong ngành GDĐT
2.4.1. Bộ GDĐT
CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới QLGD, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã yêu cầu các cấp QL, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2013 - 2014.
Từ năm học 2008 - 2009, lần đầu tiên ngành giáo dục đặt tên cho năm học và tên đầu tiên là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. CNTT trong
giáo dục trong 5 năm qua đã có nhiều khởi sắc với sự nỗ lực của toàn ngành thể hiện trên các phương diện:
+ Chính sách phát triển; + Hạ tầng mạng và máy tính;
+ Ứng dụng CNTT trong dạy và học; + Triển khai Chính phủ điện tử; + Nguồn nhân lực CNTT.
Chỉ số xếp hạng ứng dụng CNTT và xếp hạng website của Bộ GDĐT luôn đạt vị trí thứ nhất, thứ nhì trong trong số các Bộ ngành.
Chỉ đạo của Bộ GDĐT về nội dung này rất cụ thể và chi tiết từ hệ thống mạng, hệ thống email… việc thông suốt này giúp cho công tác QL sâu sát và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Bộ GDĐT đã triển khai và thực hiện những nội dung này qua: + Trang Web: www.moet.gov.vn
+ Thống nhất dùng hệ thống email cho ngành: @moet.edu.vn
+ Có nhiều phần mềm hỗ trợ miễn phí cho các đơn vị: công tác chấm thi trắc nghiệp, tạo đề thi trắc nghiệm, xếp thời khóa biểu, quản lý học sinh, quản lý điểm, quản lý nhân sự….
+ Chia sẻ tài nguyên trên trang web
+ Tổ chức thi qua mạng, bắt đầu bằng các kỳ thi giải toán qua internet trên trang web: www.violympic.vn , tiếng Anh qua internet: www.ioe.vn
+ Bộ GDĐT chỉ đạo dự án SREM nghiên cứu để hỗ trợ đổi mới công tác QL trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong QL các trường. Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ra Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Theo Quyết định, hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS có các phân hệ sau:
Phân hệ Vai trò P.EMIS
Hệ thống quản lý nhân sự (phiên bản 3.4.5)
Cung cấp công cụ QL để thực hiện các nghiệp vụ QL nhân sự thuộc ngành giáo dục như QL hồ sơ nhân sự, thực hiện các nghiệp vụ về lương, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ....
Hệ thống thông tin thống kê giáo dục (phiên bản 3.6.9)
Cung cấp công cụ nhập liệu và trích xuất các báo cáo thống kê theo chỉ tiêu của ngành.
Quản trị PEMIS
Cung cấp các công cụ QL với P.EMIS bao gồm bảo mật, sao lưu, phục hồi, dọn dẹp dữ liệu…
VEMIS
Quản lý phân hệ Cung cấp công cụ QL người dùngtrong hệ thống. Quản lý hệ thống Cung cấp công cụ khai báo danh mục,sao lưu, phục hồi cơ cở dữ liệu…
, Quản lý học sinh
Cung cấp các công cụ và tính năng cho quản lý HS của từng trường:
- Thông tin HS
- Thông tin lớp học, năm học - Sổ điểm, điểm hạnh kiểm, xét thi
lại, tính điểm tổng kết….
Quản lý thư viện
Cung cấp công cụ thực hiện các nghiệp vụ QL thư viện như phát hành các ẩn phẩm, phát hành và in thẻ, quản lý mượn /trả…
Quản lý thiết bị
QL các thiết bị trong trường học, theo dõi tình trạng của thiết bị, khai báo hỏng, mất …
Quản lý giảng dạy
Sắp xếp thời khóa biểu và cung cấp các tài khoản cho GV để phân quyển nhập điểm.
2.4.2. Sở GDĐT
Với chủ trương từ UBND tỉnh bằng các quyết định, các văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung ứng dụng CNTT, Sở GDĐT đã triển khai, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung ứng dụng CNTT.
Tỉnh đã có trang web: www.nghean.gov.vn, cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, trang web này hoạt động rất hiệu quả. Hầu hết các sở ngành của tỉnh đã có trang web riêng hay có một cổng trên trang thông tin của tỉnh.
Sở GDĐT tỉnh Nghệ An đã có trang web: www.nghean.edu.vn, cơ bản đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ đến các đơn vị kịp thời những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, việc khai thác tất cả những tính năng, những ưu việc của một trang web cung cấp chưa đạt hiệu quả cao và website của Sở cũng còn dừng lại ở mức độ xử lý văn bản điều hành.
- Kết nối Internet băng thông rộng:
Đến nay có 100% trường phổ thông, cơ sở GDĐT có kết nối Internet cho băng thông rộng ADSL của 2 hệ thống cung cấp dịch vụ là Viettel và VNPT.
- Thiết lập và khai thác hệ thống Website giáo dục và hệ thống email: + Phòng CNTT thực hiện việc cấp tài khoản email (thông qua Cục CNTT) cấp cho các phòng ban Sở, CB, chuyên viên Văn phòng Sở; trường THPT, sử dụng theo tên miền @nghean.edu.vn.
+ Hiện tại công tác liên hệ với các đơn vị trực thuộc bằng email là một nội
dung quen thuộc và thông suốt, thông tin rất nhanh và tiết kiệm. Tuy nhiên ở nội dung này còn một số đơn vị việc giao trách nhiệm, công việc nhận và gửi thông tin qua email còn chưa chặt chẽ.
+ Họp trực tuyến: Tiếp tục nghiên cứu hệ thống họp/dạy học ảo qua mạng tại địa chỉ http://hop.edu.net.vn do Cục CNTT cung cấp miễn phí để đưa vào
áp dụng; Phối hợp với Sở thông tin truyền thông, Viettel, VNPT tổ chức các cuộc họp/hội thảo qua mạng;
- Công tác chỉ đạo của Sở GDĐT:
+ Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh thành lập phòng CNTT thuộc Sở để tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong các hoạt động của ngành.
+ Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong đó chú trọng các nội dung: nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ GV, cán bộ QLGD, đầu tư CSVC, trang thiết bị CNTT, chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLGD, sử dụng thiết bị CNTT trong hoạt động dạy học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
2.4.3. Trường THPT
100% các trường THPT đều kết nối internet, tất cả các trường THPT đã và đang xây dựng phát triển website, quá trình triển khai và xây dựng các website này tại các đơn vị được sự ủng hộ rất nhiều từ CBQL, GV, NV, HS và phụ huynh HS… Các thông tin về HS: điểm số, ngày nghỉ, thời khóa biểu, kết quả… là những thông tin mà phụ huynh HS lúc nào cũng cần quan tâm.
Các trường đã được cấp địa chỉ email của hệ thống từ Bộ GDĐT với tên miền @nghean.edu.vn, từ đó việc chỉ đạo, thông tin liên lạc từ Sở đến các trường THPT rất thuận lợi. Qua kết quả thăm dò, CBQL, GV, NV đã nhận thức được đầy đủ vai trò, nội dung của việc ứng dụng CNTT trong các trường THPT hiện nay, tuy nhiên mong muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các đơn vị còn chưa khắc phục được: số lượng CSVC, trình độ ứng dụng cụ thể các nội dung CNTT vào trong công việc của từng cá nhân, tập thể thể hiện qua kết quả thăm dò.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Thành công
Đa số CBQL nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT trong công tác QL của đơn vị mình nên có những định hướng xây dựng ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động QL. Các trường đều có kế hoạch chung, kế hoạch chi tiết để thực hiện trong từng giai đoạn của việc ứng dụng CNTT. GV bộ môn cũng nhận thấy sự cần thiết phải có ứng dụng CNTT trong quá trình QL chuyên môn, quản lý HS và giảng dạy. Đội ngũ CB, GV, NV ở các trường có nhận thức và kỹ năng về CNTT ngày càng tăng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được triển khai; Việc dạy tin học và ứng dụng một số thành tựu của CNTT vào giáo dục được triển khai sớm, có những mặt đi đầu, đón trước đã tạo ra một nền tảng mang tính tiền đề quan trọng cho những chuyển biến tiếp theo.
Hầu hết các HT đều thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chủ trương và kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy được vai trò của Hội khuyến học, Ban đại diện CMHS trong việc vận động các ban, ngành đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức, kinh phí tham gia vào các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tích cực ứng dụng CNTT nói riêng và sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương nói chung.
2.5.2. Hạn chế
Sự chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH được quan tâm từ cấp Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, ở không ít các đơn vị, việc quan tâm để đi vào chiều sâu còn nhiều bất cập và hạn chế.
Mặc dù ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục THPT tỉnh Nghệ An nói riêng đi đầu về huy động nguồn lực cho giáo dục, tuy nhiên công tác huy động các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC trang thiết bị CNTT cho giáo
dục để thực hiện nội dung này cũng còn thấp; CSVC vẫn chưa đủ để đảm bảo triển khai, nâng cấp và mở rộng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
Trình độ tin học của CBQL, GV qua số liệu thống kê văn bằng khá cao, tuy nhiên khi áp dụng thực tế thì kỹ năng và mức độ sử dụng thì chưa được tốt. Vẫn còn một số ít GV chưa đạt chuẩn về trình độ tin học, cần phải được đào tạo bổ sung.
Đa số HT đã nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của CNTT trong dạy học, tuy nhiên một số HT còn xem nhẹ nên chưa quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát. Vai trò của lãnh đạo nhà trường trong chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy - học rất quan trọng. Không chỉ dừng lại ở mức động viên, khuyến khích, các trường cần xây dựng những quy định cụ thể để nâng dần kiến thức và kỹ năng về CNTT của GV và yêu cầu mỗi người phải tích cực tham gia vào phong trào ứng dụng CNTT nhằm đổi mới PPDH.
Các trường THPT NCL đã có đủ phòng máy, mạng internet, máy chiếu, máy quét hình để GV sử dụng trong quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên, vẫn có không ít GV lúng túng và thụ động khi ứng dụng CNTT vào bài giảng. Trong khi nhiều GV lớn tuổi không mặn mà do trình độ CNTT có hạn thì một số GV trẻ tuổi lại quá lạm dụng CNTT, dù bài học chỉ cần sử dụng bảng đen phấn trắng là đủ. Một số GV chưa phân định tốt bài học nào thì dùng phương pháp giảng dạy truyền thống (thường có nội dung ngắn, lượng kiến thức truyền tải ít), bài học nào cần ứng dụng CNTT.
Cán bộ phụ trách về CNTT ở các trường THPT đều là kiêm nhiệm từ GV dạy môn Tin học nên thời gian để hổ trợ, giúp đỡ cho các GV khác về mặt này chưa sâu sát dẫn đến chất lượng, hiệu quả các bài giảng còn hạn chế.
Đa số GV còn yếu về các kỹ năng đa phương tiện, chưa tự mình liên kết các kênh âm thanh phim ảnh vào bài trình chiếu.
Với tâm lý ngại khó, sợ thay đổi, sợ tiếp thu cái mới, ngại học hỏi nên vẫn còn một bộ phận GV có kiến thức và trình độ sử dụng tin học hạn chế, đặc biệt là ở số ít GV lớn tuổi.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Trước hết, một bộ phận CBQL giáo dục ở các Nhà trường chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; Chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; Chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong QL và dạy học.
Thứ hai, một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH; Đội ngũ CB, GV có chuyên môn về CNTT còn thiếu, tay nghề còn hạn chế; Một số ít chưa toàn tâm toàn ý với nghề.
Thứ ba, giáo dục phổ thông chịu sức ép lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng.
Thứ tư, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, CSVC, máy tính, mạng máy tính, trang thiết bị dạy học nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng.
Một nguyên nhân khác là sự thiếu và chưa đồng bộ trong các văn bản QL cũng như trong đội ngũ CBQL các cấp: Chủ trương ứng dụng CNTT trong QL đã được triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chương trình hành động của ngành về ứng dụng CNTT, trong hướng dẫn hàng năm về phát triển và ứng dụng CNTT trong giáo dục của Sở nhưng lộ trình các bước đi giải pháp cụ thể còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện thành kế hoạch riêng.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát và phân tích các số liệu về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chúng tôi thấy rằng:
CBQL, GV các trường đều nhận thức được tác dụng tích cực của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học của Thầy và trò ở trong Nhà trường phổ thông. Tuy nhiên trong nhận thức một số GV vẫn còn ngán ngại tiếp xúc với CNTT vì tâm lý lớn tuổi, mất quá nhiều thời gian để soạn ra bài trình chiếu hoặc tra cứu sưu tầm học liệu cho bài giảng, một thái cực khác lại ngộ nhận xem CNTT là tuyệt đối nên quá lạm dụng, sa đà vào các tiểu tiết, hiệu ứng trong bài giảng nên gây ra nhàm chán. GV được khuyến khích sử dụng GAĐT trên lớp hoặc thông qua dạy - học trực tuyến (E-Learning) nhưng các hình thức giảng dạy hiện đại, tiện lợi này vẫn chưa được ứng dụng phổ biến và thường chỉ mang tính phong trào.
Tuy nhiên, trọng tâm của việc ứng dụng CNTT là làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và phương pháp học với nhiều hình thức phong phú như việc thiết lập các chuẩn kiến thức và kỹ năng cần thiết cho GV nhằm đổi mới phương pháp dạy thông qua việc sử dụng máy tính, phần mềm, phương tiện truyền thông, đồng thời cung cấp công nghệ cho GV giúp tăng khả năng tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm, GV có thể tự tìm kiếm các nguồn thông tin, kiến thức vô tận trên Internet phục vụ cho việc cập nhật kiến thức và soạn giảng. Đối với HS, mục tiêu của nó là hướng tới sự đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập, nhất là vấn đề tự học.
Để ngành GDĐT thành công trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, tạo bước ngoặt theo hướng tích cực về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trước hết cần có sự chuyển biến về QL ứng dụng CNTT từ đội ngũ lãnh đạo các trường, các cơ quan QL nhằm xóa bỏ tâm lý ngại thay đổi của guồng máy. Ngoài ra, các trường cần có sự đầu tư đúng, có hệ thống và đồng bộ. Hiệu quả ứng dụng CNTT phải được đặt lên hàng đầu. Một yếu tố quan trọng khác là phải nâng cao ý thức học tập theo phương pháp mới của HS. Sự
thành công của việc ứng dụng CNTT trong GDĐT thể hiện qua kết quả cuối cùng sẽ được đo lường qua chất lượng HS sau khi tốt nghiệp.
Chính vì thế cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực để QL ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập tồn tại mà thực trạng hiện có, và từ đó tạo bước chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng rộng rãi CNTT vào hoạt động dạy học ở các trường THPT