8. Cấu trúc của luận văn
1.2.7. Trường THPT ngoài công lập
Trường phổ thông NCL (dân lập, tư thục) là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân tự đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) và hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước; Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.
Quyết định số 39/2011/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28/8/2001 của Bộ GDĐT về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường NCL: “Trường phổ thông NCL có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.”
Luật Giáo dục năm 1998 cũng đã nêu ra về trường NCL gồm 3 loại hình: Bán công - Dân lập - Tư thục. Khái niệm Trường NCL được chính thức hoá tại Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục 1998, tại Điều 13 của Nghị định này quy định: “Các cơ sở giáo dục bán công, dân lập, tư thục gọi chung là cơ sở giáo dục NCL.”
Riêng với loại hình THPT NCL, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định chỉ có loại hình tư thục. Theo Điều 4, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT- BGD&ĐT ngày 23/8/2011) nêu rõ: “Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng CSVC và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách Nhà nước”.
Tại Điều 23, Luật Giáo dục năm 1998 đã ghi “Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học Cơ sở (THCS), hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Trường phổ thông NCL có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tương ứng đối với mỗi cấp học trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ và các quy định…
Trường phổ thông NCL tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ GV, huy động, sử dụng và QL các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Trường phổ thông NCL thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông ngoài công lập
1.3.1. Ứng dụng trong quản lý soạn thảo giáo án
Những năm gần đây, ngành giáo dục đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy; Một trong số đó là giảng dạy bằng giáo án điện tử (GAĐT).
Một trong những vấn đề ngành Giáo dục quan tâm hiện nay là yêu cầu GV ứng dụng những thành tựu CNTT nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mới PPDH. Điều này được cụ thể qua việc khuyến khích người dạy chuyển đổi từ việc soạn giáo án, bài giảng trên sổ giáo án sang soạn trên máy vi tính mà chúng ta vẫn quen gọi là GAĐT. Đây là một yêu cầu cần thiết đối với những người làm công tác giảng dạy nói chung trong xu thế hiện nay. Điểm được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng GAĐT chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến HS. Nếu trong mỗi tiết học thông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì tất cả các thao tác này có thể “gói gọn” trong GAĐT. Sự giải phóng đôi tay cho cả GV và HS cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học.
Ở mức độ nào đó, công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ người dạy hoàn toàn trong các bài giảng của mình. Trên thực tế không phải bài nào cũng cần sử dụng GAĐT. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài có khả năng ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, tránh việc lạm dụng.
1.3.2. Ứng dụng trong quản lý thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học. Đặc biệt khi sử dụng BGĐT, GV không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. CNTT đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sử dụng các phương tiện dạy học, GV cần làm chủ phương tiện dạy học, trong đó projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó. Hiện nay, một số trường đã có smart board, tuy nhiên chưa nhiều vì giá quá cao và nó chưa có nhiều cơ sở bảo trì, sửa chữa trong nước. Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart board
vào dạy học là tất yếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máy tính trực tiếp trên bảng, lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữ viết…
Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhiều trường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng CNTT vào việc đánh giá giờ dạy của GV. Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thành động lực để GV khai thác các phương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chất lượng bài dạy.
1.3.3. Ứng dụng trong quản lý khai thác dữ liệu
Trong thời đại CNTT phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó.
Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. Đối với GV, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…
Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internet ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sử dụng như một sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật:
− Là một bộ từ điển
− Là một phần mềm nguồn mở − Tra cứu trên máy tính
− Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ với người khác
− Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi người có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm
Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay: - Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.org
- Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/
- Từ điển tiếng việt mở: http://www.informatik.uni-lepzi.de/~duc/Dict/
- Từ điển Anh - Pháp - Việt - Hán: http://vdict.com/
Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở.
Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí. Bà Cecilia d’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) cho biết “Học liệu mở (openCourseWare), cùng với truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học”.
Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một website chứa các bài giảng của một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sử dụng. Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọi người ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức đó. Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáo dục đại học. Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo ra các thư viện bài giảng đặc biệt là thư viện BGĐT. Chẳng hạn như thư viện BGĐT Violet: http://baigiang.violet.vn/
Như chúng ta đã biết, để tạo được một BGĐT tốt, GV cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng
tiếng… nhưng không phải GV nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, GV cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình.
1.3.4.Ứng dụng trong quản lý đánh giá
Ngày nay, CNTT được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nói chung và đánh giá HS, CB nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu…
Nhờ CNTT mà HS có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
GV, Nhà trường đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính. Hiện nay, một số môn thi đại học đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối. Ở nhiều trường đã sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho HS. Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của HS mang lại những lợi ích cơ bản sau:
− Thuận tiện trong việc tạo đề thi. − Cho kết quả chính xác, khách quan.
− Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác.
− Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần. − Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn
bộ chương trình trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong QL, các nhà QL sử dụng các kênh thông tin: diễn đàn, hệ thống bình chọn, các phần mềm QL để làm cơ sở đánh giá CB, NV của mình, đảm bảo tính tiện lợi, khách quan, nhanh chóng.
Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi. CNTT đang trở thành phương tiện không thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu trên. Ngoài ra, CNTT cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HS dưới nhiều hình thức:
- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet. - Tham gia các lớp học qua mạng.
- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm. - Chia sẻ thông tin với GV, bạn bè qua các diễn đàn.
- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online). - …
1.4. Vai trò của cán bộ quản lý với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học Phổ thông ngoài công lập
1.4.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT
Hiện nay, nhiều trường học phổ thông đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý. Tuy vậy, việc ứng dụng còn mang tính tự phát, chắp vá, chưa theo kế hoạch tổng thể, lâu dài và chưa có một sự chỉ đạo thống nhất, vì vậy hiệu quả chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng, HT cần lập một kế hoạch ứng dụng CNTT một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.
Ngoài ra, trong từng giai đoạn, HT cần xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường.
Kế hoạch cần nêu rõ:
+ Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng + Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung + Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc
+ Kế hoạch nhân sự để triển khai: Ai tham gia, phân công trách nhiệm
+ Kế hoạch QL ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Ai là người QL, sử dụng, đánh giá.
1.4.2. Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng
Việc triển khai ứng dụng CNTT ở các trường thường gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài khó khăn về tài chính, CSVC, trình độ CNTT của CB, GV còn có các khó khăn khác như nhận thức của CB, GV và HS, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, của chính quyền địa phương.
Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT có hiệu quả, lãnh đạo Nhà trường cần chú trọng một số vấn đề sau đây:
- Truyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thức một cách cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về CNTT cho CB, GV và HS.
- Làm cho CB, GV, NV Nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của Nhà trường, vai trò trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT. Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn Nhà trường.
- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo ngành.
- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết.
- Mạnh dạn thể nghiệm các mô hình ứng dụng CNTT nhằm rút ra các kinh nghiệm, chỉ ra được hiệu quả trong lĩnh vực này.
1.4.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng
Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám sát của HT về nội dung, thời gian, kinh phí,…
Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường trong từng giai đoạn.
Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ, tin tưởng của CB, GV, phụ huynh, HS và các cấp lãnh đạo.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông ngoài công lập
1.5.1. Những yếu tố chủ quan
Về đội ngũ GV: Trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ của GV không đồng đều, thậm chí có người chỉ