---NGÔ THỊ QUỲNH VÂN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH : LL VÀ PPDH BỘ MÔN GD CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60.14.01.11 L
Trang 1-NGÔ THỊ QUỲNH VÂN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH : LL VÀ PPDH BỘ MÔN GD CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS Đinh Thế Định
NGHỆ AN - 2014
Trang 2Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi
đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị, cá nhân
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Giáo dục Chính trị,phòng Đào tạo Sau đại học, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo Trường Đại họcVinh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức lý luận chính trịquý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến TS Đinh Thế Định, Trưởng khoaGiáo dục Chính trị - Trường Đại học Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, phòngCông tác Học sinh Sinh viên, các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên trường Đạihọc Y Khoa Vinh, gia đình và bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện cho tôitrong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Ngô Thị Quỳnh Vân
Trang 3BGH : Ban giám hiệu
Trang 4B NỘI DUNG 0
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA 0
1.1 Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp 0
1.2 Nội dung cơ bản của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường y trong giai đoạn hiện nay 0
1.3 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường y trong giai đoạn hiện nay 0
Kết luận chương 1 0
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HIỆN NAY 0
2.1 Khái quát về trường Đại học Y Khoa Vinh 0
2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa hiện nay 0
2.3 Nguyên nhân thực trạng trên 0
Kết luận chương 2 0
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 0
3.1 Phương hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay 0
3.2 Một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay 0
Kết luận chương 3 0
C KẾT LUẬN 0
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0
F PHỤ LỤC 0
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử Y học Việt Nam, các bậc thầy đều cho rằng y đức quantrọng không kém gì y thuật Kế thừa truyền thống đạo đức nghề nghiệp của cácbậc tiền bối đi trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi đạođức nghề nghiệp Người đã nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y
tế, bày tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về phẩm chất của người thầy thuốc
Người đã tặng cán bộ, nhân viên ngành Y danh hiệu: “Thầy thuốc như mẹ hiền” Trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế được tổ chức tại Hà Nội ngày 27
tháng 2 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rằng: "Người bệnh phó thác tính
mệnh của họ nơi các cô, các chú Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc
chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào Đó là một nhiệm vụ rất vẻvang" Đó vừa là một lời răn dạy, cũng vừa nhắc nhở các CBYT làm việc phải
có phẩm chất, phải tâm huyết và tậm tâm với nghề
Các cơ sở giáo dục chuyên ngành Y khoa không chỉ là nơi đào tạo nhữngtay nghề y - bác sĩ có năng lực chuyên môn mà còn là nơi trang bị cho đội ngũnày những phẩm chất cao quý của người thầy thuốc Bởi mỗi SV ngành y khôngchỉ là một trí thức tương lai mà còn là một y - bác sĩ, điều dưỡng tương lai Vìthế đối với SV ngành y, giỏi về chuyên môn chưa đủ, còn cần phải có một y đứcsáng, trong sạch, tận tâm với nghề, với người bệnh Do đó, hầu hết ở các trườngđào tạo chuyên ngành Y khoa trên cả nước, vấn đề y đức, đạo đức nghề nghiệpluôn được quan tâm và đưa vào giảng dạy và bước đầu đã đạt được những thànhquả đáng ghi nhận như: SV đạt kết quả cao trong học tập ngày càng nhiều; chấphành nội quy, quy chế nhà trường, chấp hành pháp luật Nhà nước tốt hơn, SV có
sự yêu nghề, say mê học tập hơn…
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, khoa học kĩ thuật… đã giúp Yhọc có những bước tiến bộ đáng kể Tuy nhiên sự phát triển của xã hội cũng đãtạo ra sự ảnh hưởng không nhỏ về nhân cách, phẩm chất của một bộ phận đội
Trang 6ngũ y, bác sỹ trong lĩnh vực này Sự tha hoá về bản chất, thiếu tận tâm với nghề
đã gây nên những hậu quả không nhỏ ảnh hưởng đến người dân và xã hội Do
đó, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng vàhàng đầu đối với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp về Ykhoa trên cả nước Bên cạnh việc đào tạo một đội ngũ thế hệ trẻ có kiến thứcchuyên môn giỏi, tay nghề cao thì vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng làmột trong những ưu tiên hàng đầu để đào tạo ra thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyêncho đất nước, là nguồn nhân lực có chất lượng, phát huy năng lực nghề nghiệp
và đạo đức nghề nghiệp như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì vô dụng"
Đối với các trường Đại học Y trong cả nước nói chung và Đại học YKhoa Vinh nói riêng, vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV được đưavào giảng dạy và là một trong những môn học bắt buộc Trong quá trình giảngdạy còn tồn tại một số hạn chế, tuy nhiên đã gặt hái được nhiều thành quả nhấtđịnh Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề y đức mang tính cấp thiết vàđang được xã hội quan tâm Trong mối quan hệ đó, để từng bước nâng cao hiệuquả công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành Y, tác giả chọn đề tài
“Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đã được các bậc lương y đề cập đến từ rấtlâu Điển hình là người thầy thuốc nổi tiếng, tâm huyết và tận tâm với nghề, HảiThượng Lãn Ông cho rằng: Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo
vệ tính mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, họa chết một taymình giữ Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn,tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cáinghề cao quý đó chăng Trong lịch sử y học Việt Nam, các bậc thầy đều chorằng y đức quan trọng không kém gì y thuật Cùng với tư tưởng trên còn có
Trang 7lương y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhândân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quanđiểm y học độc lập , tự chủ, sát với y học Việt Nam Ông quan niệm "Nam dượctrị nam nhân", tức là nói về mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trườngsống xung quanh Đồng thời ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của nhữngngười chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc Cũng như Hải Thượng Lãn Ông,ông luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòngbệnh kịp thời Các ông không chỉ là những bậc danh y mà còn là những nhà tưtưởng lớn về y đức.
Kế thừa truyền thống đạo đức nghề nghiệp của các bậc tiền bối đi trước,Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp.Người đã nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế, bày tỏ quanđiểm của Đảng và Nhà nước về phẩm chất của người thầy thuốc Người đã tặng
cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu “Thầy thuốc như mẹ hiền” Cũng trong
bức thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế tháng 2 năm 1955, Người căn dặn "Cán bộ cầnphải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họđau đớn cũng như mình đau đớn" Đó vừa là một lời răn dạy, cũng vừa nhắc nhởcác CBYT làm việc phải có phẩm chất, phải tâm huyết và tận tâm với nghề, phảiyêu thương, chăm sóc bệnh nhân Trong Di chúc Người viết: "Đảng ta là mộtđảng cầm quyền Mỗi cán bộ và đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cáchmạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng tathật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành củanhân dân"
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong những năm gần đây luôn là một vấn đềđược xã hội quan tâm, trong thời gian vừa qua đạo đức nghề nghiệp trong lĩnhvực y tế là vấn đề bức xúc, có nhiều tiêu cực, tác động trực tiếp đến tính mạngcon người Vì thế vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực này càng
Trang 8được chú trọng và quan tâm Liên quan đến vấn đề giá trị đạo đức nghề nghiệptiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả:
PGS.TS Nguyễn Xuân Uẩn - ĐHQG Hà Nội: "Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học sư phạm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH” Công
trình đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng lối sống và đạo đức mớicho sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
PGS,TS Bùi Minh Hiền: giảng viên trường ĐHQG Hà Nội có công trình
nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường ĐHQG Hà Nội” đã nêu ra thực trạng đạo đức và đề xuất một
số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho SVtrường ĐHQG Hà Nội
Ngày 21/12/2012, Viện nghiên cứu giáo dục - Trường Đại học Sư phạm
TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa học Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam, hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu,
nhà khoa học, nhiều học giả tham gia với các tham luận có ý nghĩa cả về lý luậnlẫn thực tiễn, các tham luận đã phân tích tương đối toàn diện về giáo dục đạođức cho SV
TS Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí nghiên cứu lý luận, 2/1997, Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý; TS Hoàng Trung, Tạp chí Triết học số 5/1998, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường; TS Mai Xuân Hợi, Tạp chí Triết học số 3/2001, Giá trị đạo đức và biểu hiện của nó trong đời sống
xã hội; Luận án Tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; GS.TS Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học số 5/1995, Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường; PGS.TS Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6/2002, Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Trang 9Nam hiện nay và giải pháp khắc phục; Mạc Văn Trang (chủ biên), Đề tài nghiên
cứu khoa học Viện nghiên cứu phát triển giáo dục-Bộ Giáo dục và Đào tạo
(1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên; Đỗ Tuyết Bảo (2001) Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay; PGS.TS Võ Xuân Đàn "Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông, điều kiện cơ bản góp phần tạo lập nền tảng đạo đức thanh niên TP Hồ Chí Minh phát triển bền vững".
Xung quanh vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng thu hút được nhiều họcviên cao học nghiên cứu, lựa chọn vấn đề cụ thể làm đề tài luận văn tốt nghiệp,
có thể kể các luận văn tiêu biểu như: Hoàng Kim Oanh (2007) "Vấn đề giáo dục
y đức cho sinh viên ngành y ở Thành phố Hà Nội hiện nay", Luận văn Thạc sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Võ Minh Hiếu (2010)
"Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường Trung cấp Y tế Đồng Nai ", Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh; Đặng Thị Bích Hạnh
(2013) "Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh", Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh; Nguyễn Trung Dũng (2009) "Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên truờng Cao đẳng Y tế Nghệ An", Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh; Phan Hữu Trang (2012) "Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường Trung cấp Việt - Anh tỉnh Nghệ An", Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại
học Vinh
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan Mỗicông trình nghiên cứu đều có một mục đích riêng và đều đề cập đến những khíacạnh khác nhau của vấn đề đạo đức, hay đạo đức nghề nghiệp Và trong mỗicông trình nghiên cứu đều có những giải pháp nhằm tạo hiểu quả cao trong việcnâng cao giá trị đạo đức cho học sinh - sinh viên
Trang 10Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu nêu trên mớichỉ đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh dưới nhiều góc độ khác nhau Hiện chưa
có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu và có hệ thống về
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, những công trình đó đã tạo điều kiện thuận lợi giúptác giả có sự kế thừa, phát triển để hoàn thành tốt luận văn của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng và chấtlượng giáo dục toàn diện cho SV trường ĐHYK Vinh trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVtrường ĐHYK Vinh
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho SV trường ĐHYK Vinh trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho SV trường ĐHYK Vinh giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề nâng cao đạo đức nghềnghiệp cho sinh viên
Ngoài ra, tác giả còn kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứuliên quan đến đề tài đã được công bố
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng phương pháp luận khoa học Mác – Lênin, tác giả còn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
Trang 11- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm có:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài gồm có:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tronggiai đoạn hiện nay Tác giả tiến hành khảo sát, điều tra 500 SV các ngành Bác sỹ
Đa khoa, Cử nhân Điều dưỡng, Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Caođẳng Kỹ thuật Y học
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
SV trường ĐHYK Vinh trong giai đoạn hiện nay
6 Giả thuyết khoa học
Việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, giúp SV nhậnthức đúng đắn về hành vi, về bản chất nghề nghiệp Từ đó trang bị cho các emnhững phẩm chất đạo đức cao quý của người thầy thuốc, làm cho các em thêmyêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, phát huy đượctruyền thống tốt đẹp của nghề y Từ đó tạo nên niềm say mê học tập để xây dựng
Trang 12đội ngũ y, bác sỹ có phẩm chất tốt, tay nghề giỏi… đúng với khẩu hiệu “Lương
y như từ mẫu”.
7 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy ởtrường cũng như việc nghiên cứu, học tập và nâng cao chất lượng dục đạo đứcnghề nghiệp cho SV các trường ĐHYK ở nước ta
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
Trang 13B NỘI DUNGChương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA
1.1 Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
1.1.1 Đạo đức
1.1.1.1 Khái niệm
Theo quan niệm phương Đông, trong các học thuyết của Phật giáo, củaĐạo giáo, của Nho giáo đều lấy đạo đức làm cơ sở trong đối nhân xử thế và tựrèn luyện mình, khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác Các học thuyết
ấy đề xuất các quy tắc, các chuẩn mực, những ràng buộc trong các hoạt độngsống của con người Có thể nói khái niệm đạo đức ở phương Đông có nghĩa làđạo làm người, bao gồm rất nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, chacon, vợ chồng, anh em, làng xóm, bạn bè, tu thân, dưỡng tâm, rèn luyện khítiết theo những định hướng giá trị nhất định
Ở phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chữ mos trong ngữ vựng Latinh có nghĩa là lề thói Moralis có nghĩa là thói quen Ngoài ra, trong tiếng
Hy Lạp còn có khái niệm ethicos cũng có nghĩa là tập tục gắn với thói quen Cả
hai từ này đều chỉ đạo đức của xã hội, tức là nói về tập quán, tập tục, lề thóitrong các quan hệ giao tiếp giữa con người với con người
Nội dung xã hội của đạo đức hay luân lý bắt nguồn từ quan niệm ngườinày giúp đỡ người khác một cách vô tư Khái niệm quốc tế của đạo đức là
moral, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp đều dùng thuật ngữ moral để chỉ các
quan hệ, các hành vi, các phẩm giá về sự quan tâm của người này với ngườikhác theo các chuẩn mực về cái tốt trong một cộng đồng xã hội từ gia đình, nhàtrường, làng xóm, phố phường đến toàn xã hội
Trang 14Theo Martin Heigdergger thì: “Đạo đức là lĩnh vực của con người màhành vi, các mối quan tâm, những tình cảm được sẻ chia giữa người này vàngười khác theo những mục tiêu và tiêu chí nhất định có liên quan đến tự do vàtrật tự phức tạp của cộng đồng” [31; 90-91].
Theo nhà nghiên cứu đạo đức học nổi tiếng người Nga là G Bandzeladze
đã viết “Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự donhững người khác và xã hội nơi nào không có những hành động tự nguyện, tựgiác của con người thì nơi ấy không có nhân phẩm, không thể thấy thực sự cóđời sống xã hội, đặc trưng của đời sống con người và của bản thân tính người là
ở đạo đức và nội dung của đạo đức chính là năng lực phục vụ tự nguyện, tự giáclợi ích của người khác và toàn thể xã hội [6; 48-49]
Trong tâm lý học, "đạo đức" có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các
quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội Nhờ nó con người tự giác điều chỉnhhành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, vớitiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân-cá nhân và quan hệ cá nhân-xã hội
Theo nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện
sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xãhội, với tự nhiên và với cả bản thân mình
Theo nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ
xã hội và quan hệ với tự nhiên
Đạo đức có thể định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh
và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sứcmạnh của dư luận xã hội” [18; 8]
Trang 15Như vậy trên cơ sở khai thác nội hàm và ngoại diên của khái niệm “Đạođức”, đã có nhiều cách lý giải khác nhau trên những phương diện khác nhau,điểm chung giữa họ là đều dựa trên thế giới quan khoa học và phương pháp luậnbiện chứng để xem xét Qua định nghĩa đó có thể nhận dạng “Đạo đức” cónhững đặc trưng sau:
Thứ nhất: Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồntại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội, ý thức xã hội của con người làphản ánh tồn tại xã hội của con người Các hình thái ý thức xã hội khác nhau tùytheo phương thức phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống
xã hội, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệttrong tồn tại xã hội của con người
Thứ hai: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người:phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật… Đối với đạo đức sự đánh giá hành vicon người theo khuôn phép, chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thànhnhững khái niệm thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa Các quanniệm đó thay đổi theo thời gian, và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểuhiện lợi ích một giai cấp nhất định
Thứ ba: Đạo đức là một hệ thống các giá trị, đạo đức là một hiện tượng xãhội mang tính chuẩn mực, các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hìnhthức khẳng định, hay phủ định một lợi ích chính đáng nào đó Nghĩa là nó bày tỏ
sự tán thành hay phản đối trước thái độ hay hành vi ứng xử của các cá nhân,giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định Vì vậy đạo đức là mộtnội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội Sự hình thành phát triển và hoànthiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ýthức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợpvới sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo.Ngượclại hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo
Trang 161.1.1.2 Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
Từ rất sớm, vấn đề đạo đức đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến mộtcách toàn diện Người khẳng định đạo đức là gốc của con người cách mạng
Trong tác phẩm Đường Cách Mạng, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc "Tư cách người cách mạng", trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ
yếu trong ba mối quan hệ: với mình, với người và với việc Người viết: "Làmcách mạng để cải tạo xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng làmột nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạođức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻvang"
Trong xã hội, đạo đức được xem là thước đo thang giá trị con người mọithời đại Tuy thời đại thay đổi nhưng những giá trị đạo đức thì không thay đổi
Có chăng chỉ là sự thay đổi về cách nhìn nhận đánh giá những giá trị đó Trongcuộc sống, nếu cá nhân con người không lấy đạo đức làm nền tảng định hướnghành vi của bản thân, thì không thể xây dựng được một xã hội theo đúng nghĩatên gọi của nó Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, Cuộc sống hiện đại đãlàm cho con người có những cách nhìn mới về những giá trị đạo đức Sự tiến bộcủa khoa học kỹ thuật tân tiến mang lại cho con người nhiều tiện nghi thoải mái.Tuy nhiên, nó cũng mang lại cho con người nhiều nỗi phiền toái, và còn lấy mấtkhỏi con người nhiều giá trị cao đẹp - vốn là những điều quan trọng trong việchình thành nhân cách, lý tưởng sống của con người
Những phương tiện khoa học kỹ thuật vốn không tốt cũng không xấu Nótốt hay xấu là phụ thuộc vào người sử dụng nó Thế nhưng, những phương tiệnkhoa học kỹ thuật, hay nói một cách nôm na hơn là cuộc sống hiện đại đã làmcho con người, nhất là những người trẻ, có những thay đổi cách nhìn về giá trịđạo đức Giới trẻ ngày nay có cách nhìn về cuộc sống, con người, thời đại và vềnhững giá trị đạo đức khác những người xưa nhiều Đạo đức truyền thống đối
Trang 17với họ không phải là điều bắt buộc nữa Thứ đạo đức đó đối với họ đã trở thànhnhững món đồ cổ rồi Phải chăng bây giờ lớp trẻ đang sống thiếu đạo đức ? Mộtvấn nạn không dễ trả lời Đạo đức ngày nay bao gồm nhiều lãnh vực, chứ khônggói gọn trong cách học làm người: Đạo đức sinh học, đạo đức trong kinh doanh,đạo đức trong chính trị, đạo đức trong nhà trường, đạo đức trong tôn giáo… mỗimột trong những nền đạo đức này nói lên một khía cạnh nào đó của cuộc sốngcon người Giá trị của chúng khác nhau, tuy nhiên, chúng có một điểm chung làcon người Giá trị đạo đức thực là cái bảo đảm cho một cuộc sống hạnh phúchơn, sung mãn hơn.
Vai trò của đạo đức thể hiện ở chức năng của nó:
- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức là một phương thức điều chỉnhhành vi Sự điều chỉnh hành vi làm cá nhân và xã hội phát triển, đảm bảo quan
hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thứcđiều chỉnh hành vi trong đó có chính trị, pháp quyền và đạo đức Điều chỉnhhành vi của đạo đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi và phương thứcđiều chỉnh Pháp quyền được biểu hiện bằng pháp luật, là ý chí của giai cấpthống trị buộc mọi người phải tuân theo Trong khi đó, pháp quyền là đạo đứctối thiểu của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đếntối đa hành vi của cá nhân Phương thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội vàlương tâm Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng xã hội và lương tâmđòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng đểphân biệt đạo đức với các hình thái y thức khác Mục đích chính là để đảm bảo
sự tồn tại và phát triển xã hội
- Chức năng giáo dục: Con người vươn lên “chân – thiện – mỹ” Conngười là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử Hệ thống đạođức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại kháchquan, tác động, chi phối đến hành vi của con người Môi trường đạo đức tácđộng đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức Hiệu
Trang 18quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổchức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trìnhgiáo dục.
- Chức năng nhận thức: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đạo đức
có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh củađạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hình thái ý thức khác Đạođức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành động hiệnthực Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, là tổng số các quy tắc,các nguyên tắc định hướng hành vi của con người trong giao tiếp xã hội Nhữngquy tắc, nguyên tắc ấy là sự biểu hiện của quan hệ hiện thực xác định giữa conngười với con người Việc giáo dục đạo đức là chuyển những quy tắc, chuẩnmực đạo đức được xã hội thừa nhận vào trong ý thức mỗi cá nhân để cá nhân tựđiều chỉnh hành vi của mình Bởi vậy ý thức đạo đức có vai trò hết sức to lớn.Không có ý thức đạo đức thì xã hội không tiến lên được Sự hình thành, hoànthiện và phát triển hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoànthiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức Ý thức đạo đức phải đượcthể hiện bằng hành động thì mới đem lại những lợi ích xã hội và loại trừ cái ác
Đối với ngành Y tế, đạo đức chính là Y đức của người CBYT Đó lànhững tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó quy định hành vi trongmối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, với đồng nghiệp Cũng như nghềthầy giáo, nghề thầy thuốc lấy con người là đối tượng công tác nhưng đặc điểmnghề nghiệp của người thầy thuốc còn nhạy cảm hơn nhiều Chức năng nghềnghiệp của ngành Y tế là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, đó là vốn quýnhất của con người và xã hội Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, trước thựctrạng đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận CBYT đang xuống dốc thì việc họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết Phấn đấutrở thành người thầy thuốc cách mạng có đức độ, bao dung, gần gũi, thương yêu
Trang 19người bệnh như mẹ hiền, vừa là mục tiêu chiến đâu của chiến sĩ quân y và cũng
là yêu cầu, mong muốn của người bệnh
1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp
Trong xã hội có rất nhiều nghành nghề khác nhau, mỗi nghành nghề cóđặc thù riêng, tính chất công việc riêng, cho nên có vai trò và vị trí khác nhautrong nền kinh tế quốc dân Khi bàn về khái niệm nghề nghiệp có một số quanđiểm khác nhau Theo Từ điển Việt Nam: “Nghề nghiệp là một công việc màngười ta thực hiện trong suốt cả cuộc đời” [46; 698] Ví dụ; nghề kiến trúc sư,nghề kỹ sư Theo quan điểm Mác-Lênin thì nghề là một hiện tượng xã hội cótính lịch sử, tức là có quá trình ra đời, phát triển và suy vong Đặc điểm để cónghề là phải lao động, lao động là một hoạt động sáng tạo của con người, đồngthời cũng là tiền đề, là cơ sở để xuất hiện nhiều nghành nghề hơn trong lịch sửloài người
Trong các lớp từ vựng của tiếng Việt, từ "nghề nghiệp" nằm ở vị trí khákhiêm tốn Khái niệm và đặc điểm của nghề nghiệp ít được đề cập đến Trongmột số tài liệu về ngôn ngữ học, những quan niệm hiện có về từ nghề nghiệpvẫn chưa có định nghĩa nào làm thỏa mãn sự hiểu biết của chúng ta về bản chấtcủa tên gọi này
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa từ nghề
nghiệp là: "các từ, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùngmột nghề hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó" [47; 234]
Theo GS.TS.NGND Nguyễn Thiện Giáp, thì từ nghề nghiệp là những từngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của mộtnghề nào đó trong xã hội Những từ này thường được những người trong ngành
đó biết và sử dụng Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thểbiết nhiều từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng Do
Trang 20đó từ ngữ nghề nghiệp cũng là một lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xãhội.
Từ bản chất nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp được hiểu là đạo đức trongmột nghành nghề nhất định, mang những đặc trưng riêng đặc thù cho ngànhnghề đó Ví dụ: nghề khai thác mỏ thì người thợ khai thác bên cạnh những kĩnăng cần có phải có kiến thức chuyên sau về khai thác; hoặc nghề giáo viên phải
có kĩ năng giảng dạy nhằm tạo được hứng thú học tập cho người học
Đạo đức nghề nghiệp cũng có những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức,được dư luận xã hội thừa nhận và quy định hành vi ứng xử trong mối quan hệvới xã hội Bản chất của đạo đức nghề nghiệp có những đặc thù riêng phản ánhtính chất công việc của ngành, nghề nhất định, nó quy định những hành vi củacon người lao động trong ngành nghề đó Khi những nguyên tắc chuẩn mực đạođức của ngành nghề đó thực hiện không đầy đủ hay không được thực hiện trongcông việc nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động củangành đó Ví dụ: là chiến sĩ công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam thì phảituyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, quyết tâm bảo vệ vững chắc tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội, là một hình thái ý thức xã hội,luôn bị chi phối bởi xã hội bằng sức mạnh và dư luận của xã hội, đạo đức nghềnghiệp là một bộ phận cấu thành đạo đức xã hội.Do đó đạo đức nghề nghiệp làmột hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội phù hợp với đặc thù củatừng ngành, từng nghề nhất định Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện theo sự phâncông trong lao động sản xuất Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiềuđạo đức nghề nghiệp Trong bất cứ giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử nào thì đạođức nghề nghiệp luôn luôn là đạo đức xã hội, chịu sự chi phối của đạo đức xãhội
Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, nhữngchuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất định
Trang 21nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan
hệ giữa các thành viên và xã hội, chịu sự chế ước cả pháp luật trong xã hội
1.2 Nội dung cơ bản của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường y trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề y
Ở Việt Nam, nghề y và đạo đức nghề y ra đời từ rất sớm và chịu ảnhhưởng lớn của đạo đức truyền thống phương Đông, thích ứng với nền sản xuấtnhỏ, tự cung tự cấp Lý luận về đạo đức nghề y được xây dựng trên cơ sở đạođức của Nho giáo và Phật giáo Sự tự giác rèn luyện theo các chuẩn mực đạođức của đạo Nho và đạo Phật tạo nên những nét riêng trong đạo đức nghề y ViệtNam Các tên tuổi lớn gắn với nghề y trong lịch sử có Phạm Công Bân, Nguyễn
Bá Tĩnh thời nhà Trần; Đào Công Chính, Lê Hữu Trác thời nhà Lê, Nguyễn GiaPhan thời Tây Sơn… Từ khi đất nước giành được độc lập, đạo đức xã hội nóichung, đạo đức nghề y nói riêng, được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác –Lênin và tinh hoa đạo đức truyền thống của dân tộc Qua thực tiễn của cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới, đạo đức nghề y đã hình thành
rõ nét, được các nhà khoa học bàn luận nhiều, khái quát lại, y đức có nghĩachung là những nguyên tắc phẩm hạnh và các chuẩn mực phẩm hạnh của ngườithầy thuốc (đại diện cho nghề y) trong quan hệ với bệnh nhân, với công việc, với
y học, với đồng nghiệp và với xã hội Y đức là một phẩm chất tốt đẹp của nhữngngười tham gia hoạt động trong ngành y, đó là tinh thần trách nhiệm, là sự tậntụy với công việc, hết lòng yêu thương chăm sóc bệnh nhân, Chủ tịch Hồ ChíMinh căn dặn: “Lương y như từ mẫu” [24; 476] Trong “Thư gửi Hội nghị quâny” tháng 3 năm 1948 Người viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụcứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” Đểhoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả đó đòi hỏi người CBYT phải có lòng yêu ngành,yêu nghề, coi việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân là lẽ sống, là niềm vui, làhạnh phúc của chính mình Hơn lúc nào hết, đạo đức nghề nghiệp phải được đề
Trang 22cao và thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi, coi hạnhphúc của người bệnh là hạnh phúc của chính mình.
Thực hiện lời dặn của Người ngành y tế đã ban hành 12 điều y đức nhằmgiúp đội ngũ cán bộ ngành y tế tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện để trở thànhnhững người thầy thuốc của nhân dân Với đặc thù nghề nghiệp là SV chuyênngành y, cần phải thấm nhuần 12 điều y đức:
1 Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quí Khi đã tự nguyệnđứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ Phải cólương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề rèn luyện nâng cao phẩm chấtđạo đức của người thầy thuốc Không ngừng học tập nghiên cứu khoa học đểnâng cao trình độ chuyên môn Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vì sựnghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
2 Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn,không được sử dụng người bệnh là thực nghiệm cho các phương pháp chuẩnđoán, điều trị nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự chấpnhận của người bệnh
3 Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọngnhững bí mật riêng tư về sức khỏe của người bệnh Khi thăm khám, chăm sóccần bảo đảm sự kín đáo và lịch sự Quan tâm đến những người trong diện chínhsách ưu đãi xã hội, không được phân biệt đối xử với người bệnh, không được cóthái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh, phảitrung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh
4 Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ phải có thái độ niềm nở, tậntình, trang phục chỉnh tề, sạch sẽ tạo niềm tin cho người bệnh Phải giải thíchtình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác chữabệnh; phổ biến cho họ về chế độ chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của ngườibệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi
Trang 23phục Trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữachăm sóc đến cùng, đồng thời báo cho gia đình người bệnh biết.
5 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử lý kịp thời không đượcđùn đẩy người bệnh
6 Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất,thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh
7 Không được rời khỏi vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử lýkịp thời các diễn biến của người bệnh
8 Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điềutrị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
9 Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướngdẫn gia đình họ làm các thủ tục cần thiết
10 Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵnsàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau
11 Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình,không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước
12 Hăng hái tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịchbệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiệnnếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường sống trong sạch [40]
Khi xây dựng các quy định về Y đức cần xác định 4 mối quan hệ mật thiết
đó là
Thứ nhất: Mối quan hệ của người cán bộ Y tế với đồng nghiệp
Thứ hai: Mối quan hệ của người cán bộ Y tế với người bệnh
Thứ ba: Mối quan hệ giữa người cán bộ Y tế với các bậc thầy, với đồngnghiệp
Thư tư: Mối quan hệ giữa người cáan bộ Y tế với xã hội
Trang 24Để thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả vừa chữa bệnh vừa cứu người, ngườiCBYT ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với môi trường y khoa, trước hết phải tìnhnguyện trở thành “môn đồ” của nghề y, các em phải hun đúc trong bản thânmình lòng yêu ngành, yêu nghề, ham mê trong công việc, không ngừng phấnđấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, không trở nên lạc hậu trước sựphát triển của y học hiện đại Để trở thành người CBYT tốt, trước hết các emphải biết tự rèn luyện bản thân, phải đoàn kết tôn trọng bạn bè, thầy cô, đồngnghiệp Phải chân thành với bản thân mình, có như vậy mới có sự chân thànhvới người bệnh, đồng thời phải có ý thức tập thể cao.
Ngành y là một hoạt động mang tính xã hội cao, mọi hoạt động của nóluôn luôn đòi hỏi có sự chặt chẽ Chính vì thế việc trang bị cho các em nhữngkiến thức về chuyên môn thôi chưa đủ, cần phải trau dồi những phẩm chất đạođức nghề nghiệp của người CBYT để các em hiểu thêm về nghề, từ đó điềuchỉnh các hành vi của bản thân theo chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung, chuẩnmực đạo đức nghề y nói riêng
1.2.2 Giáo dục phẩm chất chính trị, ý thức pháp luật
Ngày 29 tháng 8 năm 2007 Bộ giáo dục & Đào tạo ban hành Quyết định50/2007/QĐ-BGDĐT về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống cho HS, SV trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trungcấp chuyên nghiệp QĐ nêu rõ mục đích thực hiện công tác giáo dục phẩm chấtchính trị, đạo đức lối sống cho HS-SV nhằm rèn luyện và phát triển phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện choHS-SV Nội dung công tác giáo dục phẩm chất chính trị gồm những nội dungđược quy định tại Điều 5:
1 Giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnhđạo của Đảng, bản lĩnh chính trị
2 Giáo dục ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước
Trang 253 Giáo dục thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phânbiệt đánh giá các sự kiện chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán các âm mưu, thủđoạn chính trị của các thế lực thù địch.
Để thực hiện nội dung trên cần:
1 Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về công tác giáodục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh , sinh viên
2 Lựa chọn, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục chính trị, đạo đức,lối sống thích hợp vào hoạt động giảng dạy, học tập của chương trình chínhkhóa
3 Tổ chức các hoạt động nhân dịp ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện trọng đạicủa đất nước, địa phương và nhà trường, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểthao, các hoạt động, phong trào tình nguyện trong học sinh, sinh viên
4 Tổ chức tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên đầu khóa, cuốikhóa, đầu năm học
5 Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề, bao gồm:
a) Giáo dục pháp luật;
b) Giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
c) Giáo dục môi trường, kỹ năng sống;
d) Giáo dục truyền thống, đạo đức nghề nghiệp
đ) Giáo dục phòng, chống tham nhũng
e) Giáo dục an toàn giao thông
g) Giáo dục truyền thống nghề nghiệp
h) Tư vấn tâm lý, nghề nghiệp và các vấn đề xã hội
i) Hội nhập với thế giới
6 Tổ chức các hoạt động đối thoại với học sinh, sinh viên, thực hiện quychế dân chủ trong nhà trường
7 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện cho học sinh, sinh viênnhằm phát triển tài năng, giúp đỡ những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó
Trang 26khăn, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chống tiêu cực, gian lận tronghọc tập, rèn luyện.
8 Xây dựng các quy định về thi đua, khen thưởng và tổ chức tổng kết, tựkiểm tra, tự đánh giá trong phạm vi nhà trường
9 Kháo sát, đánh giá kết quả rèn luyện, thực trạng về phẩm chất đạo đức,lối sống của học sinh, sinh viên theo định kỳ Đề xuất những nội dung, biệnpháp và cách thức mới, khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện
10 Nghiên cứu, dự báo những biến động, ảnh hưởng của các điều kiệnkinh tế, chính trị, xã hội đối với phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh, sinhviên
11 Trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên giữa các trường trong nước
và quốc tế
12 Trang bị cho các đơn vị, cá nhân có liên quan trong trường những kiếnthức, kỹ năng cần thiết của công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống cho học sinh, sinh viên [39]
Một nhân cách tốt phải trước tiên phải có ý thức tốt, có phẩm chất chínhtrị tốt Một thầy thuốc giỏi trước hết phải có tấm lòng yêu thương bệnh nhân.Ngày nay nền kinh tế thị trường tác động và làm biến đổi tâm lý, ý thức đạo đứccủa SV theo những tiêu chí mới, những định hướng giá trị mới Đó là tính hiệuquả, tính năng động và tháo vát trong hoạt động, chú trọng lợi ích, nhất là lợi íchkinh tế, ý thức về năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ được đềcao Đi liền với nó là ý thức chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cá nhânđược coi trọng Đây là vấn đề phức tạp nhất Nền KTTT chứa đựng nhiều yếu tốtích cực nhưng cũng bộc lộ không ít tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo diễn
ra với tốc độ nhanh, nhiều người bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để làm giàu Đây là những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đạo đức nghề nghiệp
SV theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực
Trang 27Chính vì thế, SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải có lập trườngchính trị rõ ràng, phải thường xuyên được bồi dưỡng các phẩm chất chính trị để
có bản lĩnh và nhận thức đúng đắn về xã hội Cần thường xuyên giáo dục chínhtrị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động,giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Khuyếnkhích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm thu hút rộng rãithanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh là nòng cốt và phụ trách Đây là một trong những vấn đề cơbản mà nhà trường cần phải quan tâm lưu ý để bồi dưỡng lý luận chính trị chocác em, giúp các em trở thành những công dân tốt của xã hội
1.2.3 Giáo dục ý thức trách nhiệm, tâm –- đức của người thầy thuốc
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn và tinh tế vì nóphải tác động đến thế giới nội tâm và cảm xúc bên trong của SV Nhiệm vụ nàykhơi dậy ở SV ngành Y những rung động, cảm xúc về nghề thầy thuốc như yêunghề, yêu bệnh nhân, lòng tự hào về nghề thầy thuốc, có thái độ đúng đắn vớicác hiện tượng diễn ra trong nghề thầy thuốc Chúng ta ghi nhận những đónggóp to lớn, những hy sinh thầm lặng của đội ngũ CBYT đang ngày đêm cần mẫnchăm sóc phục vụ người bệnh cho dù phải đối mặt với nguy hiểm bởi nguy cơlây nhiễm cao Có những thầy thuốc quên ăn, quên ngủ với hy vọng tìm ranhững phương thuốc, cách thức chữa bệnh tốt hơn, giành lại sự sống cho ngườibệnh, thậm chí có những y, bác sỹ sẵn sàng hiến máu cứu người Tuy nhiên bêncạnh đó, có không ít cá nhân vì ham tư lợi, nhận thức không đúng đắn về hành
vi của bản thân, coi nhẹ lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp nên làm việc thiếutrách nhiệm, vô lương tâm dẫ đến hậu quả vô cùng lớn, bị xã hội lên án
Đối với phần lớn những người làm ngành Y thì việc nâng cao Y đức trướctiên là việc nâng cao tay nghề, cùng với đó là việc nâng cao tinh thần tráchnhiệm để tận tụy với người bệnh Điều cốt lõi nhất của Y đức vẫn xuất phát từlương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc Để tạo thành nếp từ gốc cần chú
Trang 28trọng giảng dạy Y đức trong hệ thống các trường của ngành Y, có giáo trình phùhợp với từng đối tượng là bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chứ không thể đánhđồng chung vì mỗi ngành có một đặc thù khác nhau Mỗi SV cần phải ý thứcrằng Y đức không phải là môn học ép buộc mà là môn học về bản chất nghềnghiệp gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật; học Y đức không phải làhọc những điều cấm kỵ mà là học về những giá trị đạo đức của nghề y.
Việc giáo dục ý thức trách nhiệm, tâm - đức của người thầy thuốc cho SV
là một nhiệm vụ khó khăn Tình cảm và thái độ được hình thành trên cơ sở SV ýthức đúng đắn về đạo đức nghề nghiệp và được biểu hiện khẳng định qua cáchành vi thói quen nghề nghiệp Việc giáo dục ý thức trách nhiệm nhằm cung cấpcho SV ngành Y những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trên cơ sở đó hình thành ở SV niềm tinđạo đức nghề nghiệp Do đó cần tập trung giáo dục lòng nhân ái, bao dung độlượng, biết quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh; giáo dục tinh thầnsẵn sàng nhận nhiệm vụ, nhận công tác ở những nơi khó khăn, vùng sâu vùngxa; giáo dục ý chí vượt qua những cám dỗ của cuộc sống vật chất và vượt quakhó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
1.3 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường y trong giai đoạn hiện nay
1.3.1 Vị trí, vai trò của sinh viên trường y hiện nay
Đối với sự phát triển và hội nhập của quốc gia
Xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp có tácđộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội Xu thế này mở ra những cơ hội tolớn nhưng cũng làm xuất hiện những thách thức lớn đối với đất nước Nghịquyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: chúng ta phải chủ độnghội nhập, nhanh chóng phát triển và rút ngắn khoảng cách với các nước trongkhu vực và trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổchức thương mại thế giới
Trang 29Hội nhập quốc tế là xu thế chung của thế giới hiện đại, vừa là điều kiện đểtiến hành CNH, HĐH ở nước ta Quá trình hội nhập quốc tế là tất yếu đối với tất
cả các lĩnh vực, trong đó đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo CBYTnói riêng cần phải chủ động để tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực và thếgiới, tạo tiền đề cho hội nhập kinh tế Do đó các cơ sở đào tạo phải được ưu tiênđầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, không ngừng nâng cao năng lực, trình độcủa đội ngũ cán bộ, giảng viên cả trong công việc quản lý, giảng dạy và cả trongnghiên cứu khoa học
Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH,HĐH đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ:
- "Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạocông nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế
kỷ 21"
- "Nâng cao chất lượng và bảo đảm số lượng giáo viên cho toàn bộ hệthống giáo dục Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy- học Phấn đấusớm có một số cơ sở đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩnquốc tế" [33]
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước
có sự tăng trưởng, nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dânngày một nâng cao Để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, ngành y tế phải nỗ lựcnhiều hơn nữa, đặc biệt phải đào tạo một đội ngũ CBYT có trình độ chuyênmôn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là rất cần thiết Các yếu tố này ảnhhưởng rất lớn đến quy mô, số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và ảnhhưởng đến chất lượng dạy và học ở các trường Đại học hiện nay
Đối với sự phát triển của ngành Y tế nói riêng
Khi nhắc đến ngành Y, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh những người bác
sĩ, điều dưỡng trong trang phục áo Blue trắng Ngành Y tế có nhiệm vụ là cứu
Trang 30người, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Vì thế, cần phải có đội ngũ Y bác sĩgiỏi về chuyên môn nghiệp vụ để đảm đương trách nhiệm lớn lao đó.
Tuy nhiên, đối với người CBYT, giỏi chuyên môn thôi chưa đủ, cần phải
có những phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc Trên thực tế, ngành Y tếđang vận hành theo nền kinh tế thị trường đã tác động lớn đến thái độ, tinh thầntrách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân Ở một bộ phận cán bộ,nhân viên y tế giảm sút về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ bệnhnhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin nhân dân Hiện nay, nhiều CBYTđang có cuộc sống khó khăn, đồng lương thấp trong khi chi phí sinh hoạt quácao đã làm cho họ mờ mắt trước sự cám dỗ của đồng tiền Vẫn còn những hiệntượng thầy thuốc và cán bộ dược móc nối với nhau để hưởng tiền "hoa hồng"trong dịch vụ bán thuốc Không những thế, nhiều CBYT có sự phân biệt đối xửgiữa bệnh nhân giàu và nghèo Trong khi giữ vai trò chủ chốt trong việc pháttriển ngành y tế nước nhà, thì một bộ phận CBYT tha hóa đã làm biến chất giátrị đạo đức ngành Y Dó đó, đối với những SV chuyên ngành Y, ngay khi cònngồi trên ghế nhà trường cần phải có những kiến thức cơ bản về đạo đức nghềnghiệp để tránh được sự tha hóa trên Các em là nguồn nhân lực tương lai củađất nước Cũng chính các em quyết định tương lai của ngành Y tế nước nhà Đểxây dựng một ngành Y tế trong sạch, không có tiêu cực, làm đúng chức năngnhiệm vụ thì việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, bồi dưỡng cho các em
có được phẩm chất của nguời thầy thuốc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọngcần được Đảng, Nhà nước cũng như các nhà trường đào tạo Y khoa quan tâm
1.3.2 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, trong sự phát triển của đất nước, những mặt tiêu cực cửa xã hộiđang len lỏi và gặm nhấm dần những bản chất tốt đẹp của người thầy thuốc Một
bộ phận CBYT thiếu ý thức, trách nhiệm đối với sức khỏe người bệnh; sự suythoái về đạo đức của người thầy thuốc đang bị xã hội lên án gay gắt Đó là một
Trang 31thực trạng phổ biến hiện nay không ai có thể phủ nhận được Y đức của ngườiCBYT đang bị đánh mất dần, họ ngày càng lún sâu vào lối sống ích kỷ, thựcdụng Những hiện tượng đó đang làm giảm lòng tin trong nhân dân, và xa hơn làlàm giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước Vì thế cần phải có những giảipháp khắc phục để các CBYT không mắc phải những sai lầm đó, định hướng họtrở về là người thầy thuốc đúng nghĩa là mang trọng trách chữa bệnh cứu người.
Y đức hiện nay đang là vấn đề được mọi người Việt Nam quan tâm Nềntảng của quan hệ bệnh nhân – thầy thuốc dựa trên nghĩa vụ thầy thuốc là ngườichịu sự ủy thác luân lý của bệnh nhân Nghĩa vụ này được xây dựng bởi bốn đứchạnh: Tính quên mình, tính hy sinh, tính vị tha và tính chân thực Khi có sựxung đột giữa các nguyên tắc đạo đức, người thầy thuốc cần vận dụng phân tích
y đức bằng các phương pháp luận mang tính rõ ràng, nhất quán, áp dụng đầy đủ
để không làm trái với lương tâm của người thầy thuốc Y đức cần phải đượcgiảng dạy ở các trường Y Nhà trường và bệnh viện cần tạo điều kiện và môitrường cho Y đức phát triển như:
- Giúp sinh viên ý thức pháp luật và lập trường chính trị
- Nâng cao ý thức học tập hình thành đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao,chuyên môn giỏi
Xây dựng đạo đức, chuẩn mực cho từng chuyên ngành; giáo dục thái độđúng đắn đối với người bệnh của sinh viên
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với người bệnh, tâm huyết với nghề.Trên thực tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động lớn đến thái
độ, tinh thần trách nhiệm của SV Hiện nay một số SV có biểu hiện tiêu cựctrong vấn đề đạo đức nghề nghiệp, có thái độ, suy nghĩ vi phạm quy tắc chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến tư tưởng, chất lượng khi tham giavào công tác chuyên môn Chúng ta cần phải nâng cao công tác giáo dục đạođức nghề nghiệp cho SV, tìm ra nguyên nhân để nhanh chóng có các biện pháp
xử lý kịp thời
Trang 32Sự phát triển như vũ bão của công nghệ, quá trình CNH, HĐH đã thay đổiđáng kể đời sống của người dân Trong khi đời sống của người dân khôngngừng được nâng cao, kèm theo đó là nhu cầu về lợi ích xã hội ngày càng nhiều.Đối với ngành Y tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đem đến nhiều thành tựumới trong y học, làm cho ngành y tế nước nhà có những bước tiến vượt bậc.Nhưng nhìn chung do đời sống của đa số cán bộ y tế vẫn còn thấp, dẫn đến việcsuy đồi đạo đức của một bộ phận không nhỏ CBYT Đó là những CBYT khônggiữ vững lập trường, không có niềm tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước,không có lương tâm đạo đức của người thầy thuốc Chính vì thế, ngay từ khi còntrên ghế nhà trường, SV ngành Y cần phải hiểu rõ bản chất nghề nghiệp, hiểu rõ
sứ mệnh to lớn của nghề nghiệp mà mình theo học Việc trau dồi kiến thứcchuyên môn cùng bản lĩnh chính trị, nắm vững kiến thức pháp luật giúp SVđánh giá đúng hành vi bản thân, nhận định đúng những điều nên và không nênlàm
Tóm lại, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV là vấn đề quan trọng,trong đó cần có sự phối hợp giữa nhà trường - bệnnh viện - sinh viên - gia đìnhnhằm giúp đất nước tạo ra đội ngũ y, bác sỹ "Lương y như từ mẫu" như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói
Trang 33Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp là một trong những nội dung giáo dụcquan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức con người,đây là gốc rễ để con người sống có tình thương và trách nhiệm đối với gia đình
và xã hội Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV là giáo dục về ý thức, tinhthần, thái độ, tình cảm, hành vi phục vụ bệnh nhân theo phương châm Lương ynhư từ mẫu
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” Trước những vận hội của đất nước, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phảiđồng tâm hiệp lực, đoàn kết, tập trung trí tuệ để phát triển xã hội Muốn đủ sứcmạnh và trí tuệ để lãnh đạo thì Đảng ta phải trong sạch, vững mạnh; người cán
bộ, đảng viên phải là người đầu tàu, gương mẫu, có đức, có tài để nhân dan tintưởng noi theo
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVngành Y có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực Y
tế trong tương lai của đất nước Cùng với sự phát triển của xã hội và những ảnhhưởng của nó đối với việc giáo dục đạo đức chúng ta cần tránh lối sống thựcdụng, ích kỉ, hẹp hòi, lý tưởng nghề nghiệp mờ nhạt, quá đề cao giá trị vật chất
Sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận CBYT ảnh hưởng đến sựhình thành và phát triển nhân cách của SV ngành Y Vì vậy, trong gia đoạn hiện
Trang 34nay công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV nghành Y càng trở nên cấpthiết hơn bao giờ hết.
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HIỆN NAY
2.1 Khái quát về trường Đại học Y Khoa Vinh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Y Khoa Vinh
Trường ĐHYK tiền thân là trường Y sĩ Nghệ An được thành lập từ năm
1960 Trường trực thuộc Bộ Y tế, đóng tại xã Hưng Đông – Thành phố Vinh
Năm 1964 trường được phân cấp về địa phương do tỉnh Nghệ Tĩnh quản
lý, được đổi tên thành Trường Cán bộ Y tế Nghệ An
Năm 1969 trên cơ sở hai cụm sơ tán trường được chia thành hai trường:Cụm 1 là Trường Cán bộ Y tế Đồng Bằng, cụm 2 là Trường Cán bộ Y tế MiềnTây Năm 1975: 2 trường sát nhập đổi tên là Trường Trung học Y tế Nghệ An
Cuối năm 1975: do sát nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Trường THYTNghệ An và Trường THYT Hà Tĩnh được sát nhập và đổi tên thành TrườngTHYT Nghệ Tĩnh
Năm 1991: do chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh trường được chia tách thànhTrường THYT Nghệ An và Trường THYT Hà Tĩnh
Tháng 02/2003: Trường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kýquyết định nâng cấp lên Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An
Ngày 13/7/2010 theo quyết định 1077/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học
Y khoaVinh
Chức năng, nhiệm vụ của trường
Trang 35- Đào tạo CBYT ở trình độ TC, CĐ, ĐH, sau đại học có phẩm chất chínhtrị, đạo đức tốt, có sức khoẻ, có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng vớitrình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu về CBYT cho công tác chăm sóc, bảo vệ vànâng cao sức khoẻ nhân dân; có khả năng tự nghiên cứu và phát triển Đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên, giáo viên đáp ứng với công tácgiảng dạy cho HS, SV, học viên.
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên
cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y - dượchọc theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quyđịnh khác của pháp luật
- Phối hợp với các ngành, địa phương, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế
thừa và nghiên cứu phát triển nền y học Việt Nam
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đủ về số lượng, đạt tiêu
chuẩn về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề, tuổi và giới Chăm
lo đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, giảng viên, nhân viên
- Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
giáo dục
- Phát triển và bồi dưỡng nhân tài trong người học, trong đội ngũ giảng
viên Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạtđộng xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy
Trang 36Cơ cấu tổ chức bộ máy trường ĐHYK Vinh hiện nay gồm: Đảng ủy; Hộiđồng trường; Hội đồng khoa học và đạo tạo; Ban Giám hiệu.
- 10 Phòng chức năng: Đào tạo ĐH, Đào tạo sau ĐH, Quản lý HSSV,Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Tài chính - Kế toán,Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Hành chính Quản trị, Thanh tra, Vật tư - Giáotài - Trang thiết bị
- 07 khoa và 43 bộ môn trực thuộc khoa:
+ Khoa Y học cơ sở - Xét nghiệm: 09 bộ môn (Giải phẫu, Mô phôi tế bào,Giải phẫu bệnh, Sinh lý, Sinh lý bệnh-Miễn dịch, Vi sinh, Ký sinh trùng, Hoásinh, Huyết học)
+ Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học: 03 bộ môn (Điều dưỡng cơ bản I,Điều dưỡng cơ bản II, Kỹ thuật y học)
+ Khoa chẩn đoán hình ảnh: 02 bộ môn (X Quang, Siêu âm)
+ Khoa Y học lâm sàng: 12 bộ môn (Nội, Ngoại, Phụ Sản, Nhi, Truyềnnhiễm, Y học cổ truyền, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Tâm thần kinh,Lao và bệnh phổi, Da Liễu)
+ Khoa Dược: 06 bộ môn (Hoá dược - Dược lý, Thực vật, Dược liệu, Bàochế, Quản lý dược, Phân tích - Kiểm nghiệm)
+ Khoa Y tế công cộng: có 5 Bộ môn (Dịch tể, Dinh dưỡng và Vệ sinh antoàn thực phẩm, Giáo dục sức khoẻ, Tổ chức và Quản lý y tế, Sức khoẻ môitrường)
+ Khoa khoa học cơ bản: 06 bộ môn (Toán - Tin, Y Vật lý, Sinh học và ditruyền, Ngoại ngữ, Lý luận chính trị, Giáo dục thể chất và An ninh quốc phòng)
- 03 đơn vị phục vụ đào tạo: Trung tâm học liệu và Thư viện; Trung tâmNgoại ngữ - Tin học; Trung tâm huấn luyện Tiền lâm sàng (Bệnh viện đa khoathực hành)
- Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh; Hội Học sinh Sinh viên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ
Trang 37* Quy mô đào tạo.
Các loại hình đào tạo:
- Đào tạo Đại học: 02 ngành: Bác sỹ Đa khoa, Đại học Điều dưỡng
- Đào tạo Cao đẳng: 05 ngành: Dược, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng
Phụ sản, Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh
- Đào tạo trung học: 03 ngành: Điều dưỡng, Y sỹ đa khoa, Dược sỹ.
- Đào tạo sau đại học: liên kết đào tạo Thạc sỹ, Bác sĩ và Dược sỹ CKI,
CKII với các trường Đại học Y Hà Nội, Y Hải Phòng, Y Thái Bình, Dược Hà Nội
- Lưu lượng HS - SV trung bình hiện nay là: 4.000 - 4.500
- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm: Đào tạo hệ chính quy: 1.200 - 1.500; chưa
tính hệ không chính quy, đào tạo lại và các loại hình khác
Dự kiến từ năm 2015 số lượng tuyển sinh của trường khoảng 2.000 2.500 HSSV/năm; lưu lượng khoảng 7.000-9.000 HSSV
-Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trường Đại học Y Khoa Vinh Gồm 2 cơ sở:
Cơ sở 1: Trường Đại học Y khoa Vinh hiện đóng tại phường Hưng Dũng,Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trên diện tích gần 20.000 m2, được cấu trúcthành các khu vực sau:
- Khu hiệu bộ: Diện tích 3.000 m2, Ban Giám hiệu và các phòng chứcnăng làm việc
- Khu giảng đường: Diện tích 6.000 m2, có 36 Phòng học từ 50 đến 200chỗ ngồi/phòng, được trang bị đủ phương tiện dạy/học (Video, Projector,Overhead, loa máy )
- Khu kỹ thuật thực hành: Với diện tích trên 3.000 m2, có 24 phòng, đượctrang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị thực tập theo quy định của Bộ Y tế baogồm các phòng thực hành: Giải phẩu, Mô phôi, Giải phẩu bệnh, Sinh lý, Sinh lýbệnh, VS-KST, Sinh hoá, phân tích kiểm nghiệm Dược phẩm
Trang 38- Khu thực hành tiền lâm sàng (phòng khám bệnh đa khoa) có diện tích
1.000 m2, được bố trí 16 phòng, trang bị đầy đủ máy móc, phương tiện hiện đại,thuận lợi cho hoạt động chuyên môn, giảng dạy và học tập, bao gồm các phòngkhám: Tiếp đón bệnh nhân, Tai mũi họng, Nội khoa, Ngoại khoa
- Trung tâm học liệu và thư viện điện tử: diện tích sử dụng 3.000 m2, được
bố trí gồm các phòng chức năng: 01 Phòng đọc 100 chỗ ngồi, 02 phòng đọc điện
tử, 02 phòng thực hành Tin học, 02 phòng tiếng (Laporatory)
- Khu phục vụ đào tạo:
+ Ký túc xá: Gồm 01 nhà đang sử dụng với diện tích 3.000 m2 và 01 nhàdiện tích 9.000m2 dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm 2014
+ Công trình khác: Hội trường 300 chỗ ngồi; Nhà ăn tập thể , nhà xe, sânthể dục thể thao, diện tích trên 3.000 m2
Cơ sở 2: UBND Tỉnh Nghệ An đã phê duyệt quy hoạch chi tiết cơ sở 2Trường ĐHYK Vinh tại xã Nghi Thái huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An theo quyếtđịnh số 5147/QĐ-UBND-CN ngày 29 tháng 02 năm 2006 Nhà trường đã thànhlập ban quản lí dự án đầu tư xây dựng Trường ĐHYK Vinh tại cơ sở 2 với tổngmức đầu tư dự kiến 489 tỷ đồng theo Quyết định số 144/QĐ.UBND-CNXDngày 13 tháng 01 năm 2010
Hệ thống các cơ sở thực hành
- 01 bệnh viện tuyến TW: Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập
- 10 bệnh viện tuyến tỉnh: Hữu nghị đa khoa tỉnh; Sản Nhi; Tâm thần; Lao
và các bệnh phổi; Y học cổ truyền; Mắt; Ung bướu;
- 02 Bệnh viện ngành: Quân Y4; Giao thông - Vận tải Miền Trung
- 20 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện
- 03 Bệnh viện tư nhân: Thái An; 115; Đa khoa Cửa Đông
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An, 20 công ty dược phẩm vàthiết bị y tế các huyện; Trung tâm kiểm nghiệm Dược và Mỹ phẩm; các Công tyDược, Nhà thuốc ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 39- 05 Trung tâm hệ dự phòng: Y tế dự phòng; Phòng chống Sốt rét - Kísinh trùng và Côn trùng, Phong và Da liễu; Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tổng số giường bệnh công lập 4.000 (tuyến tỉnh: 1.815; tuyến huyện:
1885, bệnh viện ngành: 500)
- 473 trạm Y tế phường, xã với gần 2.000 giường bệnh
2.1.2 Tình hình sinh viên và đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh hiện nay
2.1.2.1 Tình hình sinh viên
Trường ĐHYK đang ngày càng phát triển, quy mô tuyển sinh ngày càng
mở rộng đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau Số lượng SV theo học ngàycàng nhiều, chất lượng ngày càng cao SV theo học đến từ nhiều tỉnh thànhtrong cả nước tạo nên sự đa dạng về văn hóa, tập quán vùng miền Đây cũng làmột trong những điều kiện giúp các em có cơ hội mở rộng sự hiểu biết, tìm hiểuthêm phong tục tập quán các miền, tạo nên sự đa dạng văn hóa trong nhà trường
Từ năm 2011, nhà trường đã tiếp nhận và đào tạo nhiều học sinh từ PhầnLan sang Việt Nam học tập với các lớp ngắn hạn từ 3 - 5 tháng Các chươngtrình đào tạo liên kết này giúp SV trong trường cũng như các lưu học sinh PhầnLan có thêm hứng thú học tập, cùng nhau trao đổi về kinh nghiệm, các bước tiến
bộ của y tế các nước cũng như có sự trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và PhầnLan Đồng thời bên cạnh đó, thông qua các chương trình liên kết giữa trườngĐHYK Vinh và chính phủ Phần Lan, việc đưa cán bộ giảng viên sang Phần Lantham quan học tập đã giúp cho giảng viên có thể tiếp cận được nhiều thành tựu
Y học trên thế giới, tiếp thu được nhiều kiến thức để truyền đạt cho SV trongnhà trường, từ đó tạo cho SV thêm niềm say mê nghề nghiệp để các em có thểcống hiến hết mình vì sự nghiệp Y tế nước nhà
Trang 40Bảng 1: Chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm của trường
Đại học Y Khoa Vinh
(Nguồn: Phòng Đào tạo tháng 11 năm 2013)
Qua bảng số liệu, nhận thấy chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm hệ ĐH, CĐ củanhà trường không ngừng tăng lên, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh hệ Trung cấpgiảm xuống Điều đó khẳng định được chất lượng đào tạo ngày càng được đảmbảo và quy mô đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng phát triển đàotạo hệ ĐH, CĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
Trong công tác tuyển sinh: Nhà trường thực hiện nghiêm túc theo quy chế
tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể :