Những hạn chế, tồn tại trong quá trình giáo dục giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 57)

- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất

2.2.2.Những hạn chế, tồn tại trong quá trình giáo dục giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện

9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1

2.2.2.Những hạn chế, tồn tại trong quá trình giáo dục giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện

nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, trường ĐHYK Vinh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Một số SV chưa thực hiện tốt nội quy quy định do nhà trường đề ra cụ thể: không mặc áo blue đúng quy định, đi thực hành lâm sàng ở các cơ sở không đeo thẻ, tự ý bỏ thực hành lâm sàng không lý do, vi phạm quy chế thi cử, một bộ phận sinh viên có ý thức học tập chưa cao.

Một số SV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có lòng yêu nghề, chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngành Y tế. Nhiều SV chưa xác định được phương pháp học tập để đạt được kết quả học tập tốt nhất, chưa tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ham muốn học hỏi, trao đổi kiến thức chuyên môn.

Từ những thực trạng trên, tác giả tiến hành khảo sát 100 SV ngành Bác sỹ về mức độ thực hiện các quy định cơ bản của SV phải thực hiện khi đi lâm sàng, thực tế ở bệnh viện. Kết quả như sau:

Bảng 13: Mức độ thực hiện quy định cơ bản của sinh viên khi đi lâm sàng

TT Nội dung Mức độ thực hiện Nghiêm túc Chưa nghiêm túc Không thực hiện SL % SL % SL %

1 Đeo thẻ sinh viên 98 98 2 2 0 0

2 Mặc áo blue đúng quy định 92 92 8 8 0 0

3 Đúng giờ giấc 86 86 10 10 4 4

4 Tóc tai gọn gàng 82 82 11 11 7 7

5 Thực hiện quy trình khám

chữa bệnh theo quy định 93 93 4 4 3 3

6 Tuân thủ nội quy của

khoa/phòng/bệnh viện 92 92 6 6 2 2

Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 5/2014 tại trường ĐHYK Vinh

Trên đây là những quy định cơ bản của SV khi các em tham gia thực tế lâm sàng ở các bệnh viện. Đây là những quy định đơn giản, hầu như các em đều

thực hiện tốt và đúng quy định. Tuy nhiên như đã nói ở trên, vẫn còn một bộ phận nhỏ SV ý thức chưa tốt, chưa nghiêm túc thực hiện những quy định đó, làm ảnh hưởng đến hình ảnh SV ngành Y. Những quy định đơn giản như đeo thẻ sinh viên, mặc áo blue có cầu vai có một số em chưa thực hiện tốt. Mặc dù vậy, nhìn chung thì đa số các em đều tuân thủ đúng quy định mà nhà trường và bệnh viện yêu cầu. Do đó cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các em.

Mặt khác, một số CBGV trong trường chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giảng dạy và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV trong trường. Sự thiếu nhiệt huyết, tận tâm với nghề của giảng viên cũng là nguyên nhân khiến cho các em không có hứng thú say mê học tập. Việc thực hiện kỷ cương nề nếp trong hoạt động dạy học của nhà trường đôi khi còn lỏng lẻo, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa xác định được mối quan hệ gắn bó thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và nơi cư trú. Công tác quản lý, giám sát các hoạt động, sinh hoạt của SV còn chưa hiệu quả. Nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa đến các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác để SV có nhiều cơ hội giao lưu học tập làm quen với nhau.

Đội ngũ CBGV trong nhà trường còn non trẻ nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu học hỏi trao đổi của SV, mô hình trang thiết bị giải phẫu, khu thực hành cho SV còn thiếu, nhiều trang thiết bị thiết yếu nên các em chỉ được học trên lý thuyết nhiều hơn thực hành cũng là một trong những vấn đề cần được nhà trường quan tâm hơn nữa.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo chất lượng sức khỏe đội ngũ khoa học kỹ thuật, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường Y tế là cần phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH, CĐ và THCN về Y khoa trên cả nước.

Thực hiện sức mạnh to lớn này là sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, có sự chỉ đạo chặt chẽ thống nhất từ Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các đoàn thể và các lực lượng khác trong nhà trường chứ không phải chỉ có giáo viên giảng dạy. Để đánh giá vai trò của các lực lượng giáo dục tham gia vào công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, chúng tôi tìm hiểu 100 SV và đạt được kết quả như sau:

Bảng 14: Vai trò của các lực lượng trong công tác

giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

TT Các lực lượng giáo dục SLTích cực% Bình thườngSL % Chưa tích cựcSL %

1 Đảng ủy nhà trường 100 100 0 0 0 0

2 Ban giám hiệu 100 100 0 0 0 0

3 Phòng Đào tạo 95 95 5 5 0 0

4 Phòng CT HSSV 100 100 0 0 0 0

5 Đoàn thanh niên, Hội SV 98 98 2 2 0 0

6 Các khoa chuyên môn 92 92 8 8 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Giáo viên giảng dạy 78 78 19 19 3 3

8 Giáo viên chủ nhiệm 90 90 10 10 0 0

9 Tập thể lớp và chi đoàn 88 88 10 10 2 2

10 Ban QL ký túc xá 75 75 18 18 7 7

Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 5/2014 tại trường ĐHYK Vinh

Kết quả trên cho thấy tại trường ĐHYK Vinh, lực lượng chính bao gồm Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, Đoàn thanh niên là những lực lượng tích cực tham gia vào công tác chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường từ khâu vạch ra đường lối, chủ trương xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, công tác giáo dục đào tạo đều được quán triệt chặt chẽ trong nhận thức và trong tổ chức thực hiện. Với kết quả trên SV đã nhận thức đúng vai trò của các lực lượng này trong nhà trường. Bên cạnh đó còn có một bộ phận giảng viên tham gia giảng dạy SV đánh giá là chưa tích cực tham gia vào công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Được biết đây là những giảng viên trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức nghề

nghiệp vào trong chuyên môn giảng dạy. Đây cũng là vấn đề cần được nhà trường quan tâm lưu ý bởi giảng viên giảng dạy cũng là một trong những lực lượng cơ bản giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV. Một bộ phận khác là tập thể lớp và Ban quản lý kí túc xá được cho là chưa tích cực tham gia vào công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV. Chúng tôi cho rằng đó là do mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp hay giữa SV và ban quản lý ký túc xã chưa tốt. Đây là vấn đề đặt ra cho nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, quan tâm đến mọi hoạt động , các lực lượng liên quan đến công tác giáo dục SV, phải tạo ra sự thống nhất trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 57)