Coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 83)

- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất

3.2.4.Coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên

9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1

3.2.4.Coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên

Con đường hình thành và phát triển nhân cách người thầy thuốc là quá trình lâu dài, là quá trình các em tự tu dưỡng, tự rèn luyện những phẩm chất đạo đức và năng lực thực hành. Trường Y tế có nhiệm vụ trang bị cho SV những phẩm chất cơ bản của nhân cách người thầy thuốc. Vì vậy thời gian học tập, tu

dưỡng, rèn luyện của SV trong trường Y tế là vô cùng quan trọng, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc hình thành nhân cách người thầy thuốc như giáo sư Trần Trọng Thủy đã nói "hình thức cao nhất của quá trình giáo dục đạo đức là sự tự giáo dục".

Thực tế cho thấy, các SV ngày nay có đầy đủ điều kiện để học tập, nâng cao trình độ, có đầy đủ các phương tiện vui chơi, giải trí hơn các thế hệ lớp trước; các em năng động, thích ứng nhanh với những thay đổi của khoa học công nghệ, làm chủ những tri thức khoa học… song mặt khác, vấn đề thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập và lối sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh, thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng. Những thói quen nhường nhịn, giúp đỡ người già và trẻ em, xếp hàng có thứ tự khi sử dụng một số dịch vụ, hay ăn mặc, nói năng tôn trọng mọi người xung quanh… những điều tưởng chừng như là cơ bản, nhưng dường như ngày càng bị nhiều bạn trẻ lãng quên. Những hành vi kém cỏi của nhiều SV trong giao tiếp, ứng xử, nhất là nơi công cộng hiện nay, ở góc độ nào đó thể hiện sự vô tâm, vô cảm của các em với con người, với môi trường xã hội xung quanh, thể hiện sự hụt hẫng trong nhận thức về đạo đức, về tình cảm, về văn hóa.

Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước. Cách giao tiếp, ứng xử trong thanh niên thể hiện nhận thức và ý thức của các bạn về đạo đức, văn hóa. Giao tiếp, ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại. Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước có những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức thì sẽ tác động tiêu cực đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác của đất nước. Vì vậy, công tác giáo dục, đạo đức lối sống, mà trước mắt là giáo dục cho các em kỹ năng, kiến thức và sự nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay.

Trước hết việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp của nhà trường phải làm chuyển biến về nhận thức của SV, giúp các em biến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân. Do vậy việc tự giáo dục, tự rèn luyện của SV là sự khẳng định một trình độ cao về ý thức đạo đức của các em. Ở độ tuổi này, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên, SV có thể nhanh chóng nhận thức được những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có của người thầy thuốc. Từ đó các em có các hình thức tự giáo dục, tự rèn luyện hướng tới mục đích cuối cùng là trở thành một người thầy thuốc thực thụ. Thực tế cho thấy những SV có ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường luôn có kết quả học tập cao, hình thành sớm những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết và sau này ra trường trở thành người CBYT giỏi. Đồng thời thực tiễn cũng khẳng định: những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp được hình thành thông qua con đường tự giáo dục, tự rèn luyện thường bền vững và sâu sắc hơn đối với mỗi người.

Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước. Người khẳng định, tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi trước mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc. Trong Di chúc viết năm 1969, Hồ Chí Minh nhận xét về đoàn viên thanh niên và chỉ rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đức và tài cho lớp trẻ: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [9]. Đối với các em sinh viên – một bộ phận không nhỏ đại diện cho thế hệ trẻ thanh niên trong cả nước nói chung và sinh viên y khoa nói riêng thì cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện lời dạy của Người để giữ vững vai trò của mình là phát triển đất nước.

Để làm tốt giải pháp này nhà trường cần phải làm cho các em nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện để trở thành người thầy thuốc, biến quá trình giáo dục, rèn luyện thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện. Muốn vậy nhà trường phải nêu cao vai trò trách nhiệm của phòng CTCT HSSV, Đoàn trường và GVCN. Đây là các bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình hình thành phẩm chất đạo đức của SV. Các bộ phận này có nhiệm vụ trang bị cho SV những phương pháp, cách thức và kinh nghiệm trong quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện, đồng thời là bộ phận theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn SV kịp thời. Bên cạnh đó nhà trường cần phải cải tiến nội dung, hình thức, tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích, đẩy mạnh các hoạt động VHVN, TDTT cho SV tham gia sinh hoạt, phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy đang có xu hướng tấn công học đường.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 83)