- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất
9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1
3.1.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các tình huống thực tế tiếp xúc với người bệnh
tiếp xúc với người bệnh
Việc thực tập thực tế lâm sàng ở bệnh viện cũng như các cơ sở y tế khác là một trong những khâu quan trọng và không thể thiếu đối với SV ngành Y. Nó có giá trị thực tiễn cao trong quá trình đào tạo tay nghề cũng như hình thành phẩm chất đạo đức SV. Đây là một trong những hoạt động mang tính đặc trưng của SV ngành Y và nhà trường y tế. Thực tập thực tế lâm sàng là hoạt động rèn luyện tay nghề cho SV, giúp các em vận dụng những kiến thức đã học thành những kỹ năng, kỹ xảo cho lao động của người thầy thuốc thông qua các tình huống cụ thể. Trên cơ sở đó để hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết như lòng yêu nghề, thương yêu người bệnh, lòng nhân ái và các phẩm chất khác.
Hoạt động rèn luyện tay nghề thông qua thực tập, thực tế lâm sàng tạo các cơ sở y tế bao gồm nhiều hoạt động như: tổ chức cho SV rèn luyện các kỹ năng khám chữa bệnh, giao tiếp với bệnh nhân. SV được làm quen với các trang thiết bị y tế hiện đại, từng bước tiếp cận với những khoa học mới; tham gia thực hành các thủ thuật với các cán bộ y tế của các bệnh viện. Thông qua chương trình đào tạo kết hợp Viện - Trường, trường ĐHYK Vinh thực hiện kế hoạch thực tập thực tế lâm sàng qua việc tổ chức cho SV đi lâm sàng tại các bệnh viện, tạo điều kiện để SV tiếp xúc với thực tiễn công tác khám chữa bệnh. Thời gian thực tập thực tế của SV chiếm gấn 1/2 thời gian học. Nghĩa là trung bình một buổi học lý thuyết, một buổi học lâm sàng. Ngoài ra, SV còn tham gia trực tăng cường vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết... Cuối khóa học các em phải đi thực tập liên tục bốn tháng tại các cơ sở. Do vậy quá trình học tại các bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức nghề nghiệp của các em.
Bên cạnh đó, thực tập thực tế lâm sàng cũng giúp các em thấy được những khó khăn vất vả của nghề y, để từ đó các em tự giác tu dưỡng, rèn luyện
những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, những phẩm chất ý chí để có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống sau này, sẵn sàng nhận công tác ở những nói khó khăn, xa xôi sau khi tốt nghiệp. Như vậy, có thể nói thực tập thực tế lâm sàng là một môi trường tốt để giáo dục, hình thành ở SV những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết mà xã hội và nghề thầy thuốc yêu cầu đối với người thầy thuốc nhân dân. Chính vì vậy chúng ta có thể xem thưc tập thực tế lâm sàng là một giải pháp cơ bản trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành Y.
Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện thực tập, thực tế lâm sàng phải được thống nhất chặt chẽ từ Ban giám hiệu, phòng đào tạo, ban chủ nhiệm khoa, giảng viên giảng dạy chuyện môn và SV. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch thực tập thực tế lâm sàng cụ thể cho từng kỳ, từng năm, từng khóa học và cho từng đối tượng để chủ động trong khâu quản lý và tổ chức nhằm đảm bảo chất lượng cho hoạt động này. Hằng năm trước khi SV bắt đầu tham gia thực tập, thực tế lâm sàng nhà trường phải giúp SV nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động thực tập thực tế lâm sàng đối với người thầy thuốc. Giảng viên giữ vai trò quan trọng trong công tác hướng dẫn, giảng dạy SV thực tập, thực tế lâm sàng; là người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng hoạt động thực tập, và đặc biệt chú ý tới việc phối hợp, lựa chọn các cơ sở thực hành; thường xuyên đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động dạy - học - thực hành. Việc hình thành các cơ sở thực tập thực tế ổn định, lâu dài tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình học thực hành.