Nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên trong nhà trường

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất

3.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên trong nhà trường

9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1

3.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên trong nhà trường

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: "Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm" [11; 119 - 120].

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp vĩ đại, quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển dân tộc. Một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công sự nghiệp đó là con người có trí tuệ, có đạo đức, giàu lòng yêu nước và trung thành với lý tưởng XHCN. Vì vậy, vấn đề quan trọng số một hiện nay là chuẩn bị đội ngũ những người lao động, những tri thức mới có bản lĩnh chính trị và lòng trung thành với lý tưởng XHCN, có đạo đức chuyên môn tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung, công tác giáo dục đạo đức chính trị cho HS - SV nói riêng càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Giáo dục tư tưởng, chính trị cho SV là nhiệm vụ hàng đầu của các trường ĐH, CĐ. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị là giải pháp nhằm cung cấp cho SV một cách cơ bản và hệ thống những tri thức, hiểu biết về quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành Y, hình thành ở SV lý tưởng cách mạng, tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Bên cạnh đó cần phải giáo dục đạo đức truyền thống của ngành y tế: học tập, làm theo lời thề Hypôcrát; tư tưởng Hồ Chí Minh; về y đức, đức hy sinh vì khoa học, vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng... Đồng thời SV cần học tập, quán triệt sâu sắc và thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.

Từ cơ sở đó, để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, trường ĐHYK Vinh cần thiết phải nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên trong nhà trường

- Đối với lãnh đạo và các phòng ban chức năng

Đảng ta xác định giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn dân và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai nhằm nâng cao dân trí, đạo tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong đó vai trò của công tác giáo dục đạo đức nghề nhiệp có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược ấy. Trong thời gian qua công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Đảng ủy và BGH nhà trường rất quan tâm. Đảng uỷ và BGH nhà trường có trách nhiệm lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường, định hướng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, đánh giá tổng kết và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường, đồng thời uốn nắn những tư tưởng lệch lạc trái với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Hằng năm Đảng ủy cùng BGH đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính định hướng nghề nghiệp cao như tổ chức tuần sinh hoạt công dân, đối thoại dân chủ, tọa đàm, thông qua các cuộc trao đổi ý kiến về hướng nghiệp nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho SV, tổ chức nhiều đợt học tập và nghiên cứu, nhiều buổi báo cáo có sự tham gia và đối thoại của các khoa, phòng về các vấn đề mà dư luận quan tâm qua đó giúp SV nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn, nắm chắc các quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước, đồng thời định hướng đạo đức nghề nghiệp cho SV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mỗi phòng ban có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình, đề xuất, tham mưu cho Đảng uỷ và BGH trong việc giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp cho SV, theo dõi và nắm bắt tình hình tư tưởng của SV trong nhà trường, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp để giáo dục và hoàn thiện nhân cách các em. Đi đầu trong các phong trào này là Phòng CT HSSV đã chủ động phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục đạo đức nghề nghiệp cao, tham gia các đợt thăm khám cho

nhân dân các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào nghèo ở các huyện miền tây Nghệ An, tổ chức nhiều buổi học tập nghiên cứu các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách và pháp luật của nhà nước, phối hợp với các ban ngành và các khoa trong nhà trường tổ chức kể chuyện về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức thi hát karaoke về các ca khúc cách mạng, phối hợp với các ban nghành tổ chức tuyên truyền về pháp luật, kế hoạch hoá gia đình, tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, SV thanh lịch, tích cực tham gia hưởng ứng các ngày lễ lớn và trọng đại của dân tộc như lễ quốc khánh 2/9, ngày giải phòng miền nam thống nhất tổ quốc 30/4… Qua những phong trào và các hoạt động đó sẽ góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức căn bản để các em có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về đường lối chủ trương của Đảng và chính sách và pháp luật của nhà nước.

- Đối với giảng viên:

Đi đôi với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, thì việc nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với SV trong nhà trường rất được chú trọng, việc tập huấn các kỹ năng tay nghề, trình độ lý luận chính trị, các kỹ năng mềm là một yếu tố rất quan trọng nhằm giáo dục SV đạt hiệu quả cao nhất. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường phải xác định công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng, kết hợp lồng ghép giữa giảng dạy chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong tất cả các tiết học, vừa lý thuyết, vừa thực hành. Một thực tế cho thấy rằng để hoàn thành tốt nhiệm vụ là người chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, sự hoàn thiện về các kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố cần, nhưng để trở thành là người thầy thuốc tận tâm phục vụ người bệnh thì cần tình thương yêu chăm sóc, là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đây là một yếu tố rất quan trọng.

SV luôn coi các giảng viên là thần tượng cho nên với tư cách là người thầy, người cô đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm phải là tấm gương sáng, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với

học trò phải như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục SV theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với các em hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ mới là then chốt của thành công trong giáo dục.

Do vậy bản thân mỗi giảng viên, trước hết phải là người thầy, người cô lý tưởng, tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để hướng nghiệp và định hướng SV, là người thầy, người cô lý tưởng để giáo dục và hoàn thiện nhân cách các em. Các thầy cô giáo là tấm gương mẫu mực để sinh viên học tập và noi theo. Đặc biệt là kiến thức chuyên môn, khả năng sư phạm, lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề. Điều này rất cần thiết đối với sinh viên trong thời kỳ hội nhập. Bởi người giảng viên là người đại diện cho nền văn minh, sự tiến bộ, là đại diện cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các thời kỳ lịch sử của mỗi dân tộc. Đội ngũ thầy cô giáo là người có hiểu biết rộng, biết tiếp thu tri thức, kinh nghiệm của các bậc tiền bối đi trước, có khả năng truyền thụ tri thức cho thế hệ trẻ. Trong sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng vài trò của đội ngũ nhà giáo. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay đòi hỏi nhà trường phải chú trọng cả dạy chữ và dạy nghề. Để thực hiện tốt khẩu hiệu "giáo dục cho mọi người và mọi người cho giáo dục" nhà trường ngàoi việc trang bị những kiến thức chuyên môn cho sinh viên cần chú trọng đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

- Đối với sinh viên:

Sinh viên một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng đào tạo. Nếu người học thiếu tinh thần trách nhiệm thì chất lượng sẽ không cao, do đó người học phải có ý thức nghiêm túc trong suốt quá trình học tập, cần phải tìm tòi, học hỏi và đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đi đối với

việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, nghiệp vụ thì việc rèn luyện đạo đức lối sống, rèn luyện phẩm chất chính trị cũng cần phải được SV tích cực hăng hái tham gia, SV cần tích cực chủ động tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV và các phong trào xung kích, tình nguyện... đó là điều kiện để SV tự trau dồi phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, để là người thầy thuốc có trách nhiệm sau khi ra trường.

Ngay từ khi bước vào môi trường Y Khoa, các em cần xác định được vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân, đối với xã hội. Nghề Y là nghề cao quý, liên quan đến tính mạng của bệnh nhân, dó đó các em cần phải có ý thức học tập nghiêm túc, đúng quy chế, thực hành đúng chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo tính an toàn trong nghề nghiệp. Bên cạnh công tác đào tạo của nhà trường, chính bản thân các em phải tự rèn luyện bản thân thành người có lập trường, có ý thức trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp. Vì thế nhận thức của các em đối với nghề nghiệp mình lựa chọn rất quan trọng và là một trong những điều cơ bản quyết định tương lai các em.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)