Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)

- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất

3.2.3.Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1

3.2.3.Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng, một trong những giải pháp không thể thiếu, đó là sự kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, đây là một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh. Qúa trình kết hợp này sẽ tạo ra được sự thống nhất trong tư tưởng và hành động đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV. Với chức năng riêng của mình, mỗi lực lượng, mỗi môi trường đều có vai trò, vị trí quan trọng riêng, nếu xem nhẹ một môi trường nào đó quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV sẽ có kết quả không như mong đợi.

Thực hiện chỉ thị số 71/2008/CT – BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ''Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo duc trẻ em, học sinh và sinh viên''. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với lợi ích của dân tộc và quyền làm chủ nhân dân. Do vậy cần kết hợp hài hòa và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục và nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp đối với SV. Gia đình là tế bào của xã họi, mỗi gia đình tốt là những tế bào tốt của xã hội, cần phải tạo ra môi trường lành mạnh, có văn hóa ngay từ gia đình và xã hội

để SV tự thể hiện và khẳng định mình. Thực tế cuộc sống đã chứng minh rất rõ điều này, những gia đình có nề nếp gia phong, có truyền thống tốt, thậm chí các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ... đều là những người thành đạt trong cuộc sống nhưng con cái lại sa ngã vào các tệ nạn xã hội, sa vào con đường nghiện ngập, hút chích sẽ có tác động rất lớn đến đạo đức lối sống của con em mình. Trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện tâm sinh lý, SV nói riêng và giới trẻ nói chung rất nhạy cảm với các hiện tượng xã hội, phản cảm với những hành động của người lớn. Do vậy, nhưng người lớn tuổi, các bậc cha mẹ, ông bà phải là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Gia đình là môi trường rất quan trọng ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách của các em. Tất cả mọi cử chỉ, hành động, lời nói và việc làm đều có tác động nhất định đến việc hình thành nhân cách của lớp trẻ. Hiện nay nhiều gia đình có điều kiện, lo làm ăn kinh tế, không có điều kiện chăm sóc và lo cho con cái, chính điều đó tạo ra một khoảng trống về tình cảm, thiếu sự giáo dục và quan tâm chăm sóc cho con, phó mặc sự giáo dục con cái cho nhà trường mà không nhận thức được chức năng của gia đình. Thế mạnh của gia đình là sự gắn bó, quan tâm và yêu thương chăm sóc các thành viên trong gia đình, biết được sở trường và sở đoạn của từng thành viên trong gia đình, thông qua đó sẽ có những giải pháp hữu hiệu, thích hợp mang sức mạnh cảm hóa to lớn, tác động đến sự nhận thức mà các môi trường khác không thế thay thế được. Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: ''Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc'' [11; 103-104]. Để phát huy tác dụng giáo dục đạo đức, gia đình cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường. Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến

khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”

Cùng với gia đình, nhà trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và giáo dục nhân cách cho con người. Đó là nơi dạy chữ, dạy nghề và cao quý hơn cả là dạy cách làm người, thầy cô giáo thật sự phải là gười giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, nhà trường phải giáo dục và đào tạo ra những con người chân chính có nhân cách tốt đẹp. Nhà trường là nơi trang bị cho SV những kiến thức cơ bản và chuyên sâu, giáo dục trong nhà trường là hoạt động có mục đích mang tính chiến lược lâu dài, phát triển tài năng, rèn luyện chí tiến thủ, trau dồi phẩm chất đạo đức, dưới mái trường SV không những được trao dồi phẩm chất đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng nhất là đạo đức công vụ khi tiếp xúc, khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. Để công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường ĐHYK Vinh đạt hiệu quả cao, trước hết thầy giáo, cô giáo phải là những người thầy, người cô mẫu mực trong sáng về đạo đức, là tấm gương sáng để SV noi theo. Muốn vậy đội ngũ thầy cô giáo phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kiến thức, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức công vụ, bởi những người thầy người cô là những kỹ sư tâm hồn, là người dẫn đường, chỉ lối, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho SV. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV trường ĐHYK Vinh không chỉ bằng sách vở mà cần kết hợp nhiều phương pháp giáo dục khác như thông qua các diễn đàn, qua thực tập nghề, tiếp xúc và khám bệnh cho bệnh nhân, các cuộc hành trình về với đồng bào nghèo khó khăn trong cuộc sống, khám và cấp phát thuốc miễn phí...thông qua đó sẽ tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách cho những y bác sĩ trong tương lai. Để giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với SV đạt kết quả cao, trước hết nhà trường cần phải có những tiêu chí và có những kế hoạch hành động, lồng ghép nội dung giáo dục vào các bài giảng, vào quá trình thực tập ở các bệnh viện trong tỉnh, cần phải có những chuẫn mực cụ thể.

Bên cạnh gia đình và nhà trường, xã hội đóng một vai trò cực kỳ to lớn trong việc hoàn thiện đạo đức nghề nghiệp cho SV. Vì vậy xây dựng một xã hội lành mạnh có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ, đó phải là một xã hội có văn hóa lành mạnh, trong đó cái tốt được đề cao và cái xấu phải được dẹp bỏ, trong xã hội đó con người biết vươn tới cái cao thượng, xóa bỏ định kiến hẹp hòi cá nhân, đồng thời phê phán cái sai, cái xấu, cái ác, phê phán thái độ trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ, lạnh lùng và vô cảm trước nỗi đau của người khác. Đạo đức nghề nghiệp không phải tự nhiên mà có, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong xã hội. Xã hội là môi trường hết sức to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Xã hội đóng vai trò là điều tiết, với chức năng là quản lý xã hội bằng pháp luật, nên sẽ có những quy định bằng văn bản pháp luật trong việc định hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với SV.

Với vị trí và chức năng riêng của mình, mỗi môi trường đều góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, do vậy cần phải nêu cao tinh thần và trách nhiệm của các môi trường trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV, sự phối kết hợp đó là điều kiện quyết định trong việc hoàn thiện đạo đức và nhân cách của SV góp phần quan trọng trong hình thành một thế hệ SV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, phẩm chất chính trị tốt. Việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc căn bản của giáo dục ở nước ta hiện nay. Vai trò của mối quan hệ đó được Đảng đánh giá cao và chủ trương: Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)