Nâng cao giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 86)

- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất

9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1

3.2.5. Nâng cao giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay

Đại học Y Khoa Vinh trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trường ĐHYK Vinh là cơ sở lớn nhất đào tạo đội ngũ CBYT lớn nhất, có quy mô và chịu sự quản lý của UBND tỉnh Nghệ An. Mặc dù nhà trường được nâng cấp từ nền tảng cũ là trường Cao đẳng Y tế Nghệ An, cho đến nay, sau 4 năm đào tạo bậc ĐH, nhà trường đã gặt hái được nhiều thành công. Khóa học ĐH đầu tiên chuẩn bị ra trường, cung cấp một lượng lớn cán bộ Điều dưỡng cho ngành y tế tỉnh nhà.

Để đảm bảo chất lượng dạy và học, trong những năm qua nhà trường cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp y tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vấn đề đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa. Vì thế sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành có vai trò rất lớn đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong nhà trường.

Trước hết, để đào tạo ra nguồn CBYT có tay nghề giỏi, chuyên môn giỏi cần có đội ngũ giảng viên giỏi, có trình độ, chuyên môn cao, có tâm huyết với

nghề, say mê nghề nghiệp. Hiện nay, đội ngũ CBGV nhà trường tương đối trẻ, nhiều CBGV đang trong quá trình đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nên chưa tạo được sự gần gũi với SV, chưa nắm bắt dược tình hình đời sống học tập của các em. Tuy nhiên đội ngũ CBGV trẻ cũng là lợi thế của nhà trường. Các CBGV đầy nhiệt huyết, luôn có tinh thần trau dồi kiến thức chuyên môn trong ngành cũng như kiến thức xã hội. Vì thế nhà trường cần phải tạo điều kiện để cán bộ giảng viên trong trường phát huy tối đa năng lực của mình.

Thứ hai, cơ sở vật chất trong nhà trường đang trong quá trình hoàn thiện nên nhiều thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình thực hành còn thiếu thốn. Đối với đặc thù ngành y, càng thực hành nhiều các em càng có nhiều kinh nghiệm, áp dụng tối đa kiến thức lý thuyết vào mô hình thực hành. Vì thế nhà trường cần quan tâm và chú trọng đầu tư vào các thiết bị, mô hình giải phẫu thực hành để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em trong quá trình học tập.

Thứ ba, cần tăng cường các hoạt động giao lưu giữa thầy - trò, giữa trò - trò để các em cũng như các thầy cô thêm hiểu và chia sẻ với nhau cả về kiến thức học tập cũng như kiến thức cuộc sống. Môi trường ĐH giúp các em trưởng thành hơn và nhà trường là cái nôi thay gia đình dẫn dắt các em, tạo cho các em hành trang chuẩn bị bước vào cuộc sống.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện giúp các em có sự cảm thông chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, hình thành cho các em lòng yêu thương con người, từ đó các em nhận thức được giá trị cao đẹp của nghề thầy thuốc, làm cho các em thêm yêu ngành, yêu nghề, có tâm với nghề nghiệp mình đã chọn. Đồng thời Đoàn TN, Hội SV nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp các em có quan điểm rõ ràng đối với mặt trái xã hội, từ đó hình thành nhân cách tốt ở các em, dẫn dắt các em trở thành những CBYT giỏi chuyên môn, hết lòng vì người bệnh, là người CBYT đúng nghĩa.

Kết luận chương 3

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề then chốt trong giai đoạn hiện nay nhằm đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có năng lực giỏi, phẩm chất tốt. Nhà trường là môi trường đóng vai trò chủ yếu đối với công tác giáo dục đạo

đức nghề nghiệp giúp cho SV hoàn thiện nhân cách bản thân ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc bồi đắp tố chất con người là niềm vinh dự lớn lao, vừa là trách nhiệm nặng nề cho cán bộ giảng viên và nhà trường.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy đòi hỏi tập thể nhà trường phải có chương trình kế hoạch đổi mới nhận thức từ Ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giảng viên đến chính các em SV. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều hướng đến việc hoàn thành mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV. Bản thân SV phải tự nỗ lực phấn đấu trong quá trình học tập tại trường và ngoài xã hội bằng chính năng lực bản thân.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với SV trường ĐHYK Vinh trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên trong nhà trường; giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho SV; coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho SV.

Các giải pháp này có thể là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện những giái pháp khác. Mỗi giải pháp đều có những uu và nhược điểm riêng vì vậy nhà trường cần phải lưu ý và kết hợp các giải pháp trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV.

C. KẾT LUẬN

Giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Đạo đức và đạo đức

nghề nghiệp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức con người, đây là gốc rễ để con người sống có tình thương và trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV là giáo dục về ý thức, tinh thần, thái độ, tình cảm, hành vi phục vụ bệnh nhân theo phương châm Lương y như từ mẫu.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành Y có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực Y tế trong tương lai của đất nước. Cùng với sự phát triển của xã hội và những ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục đạo đức chúng ta cần tránh lối sống thực dụng, ích kỉ, hẹp hòi, lý tưởng nghề nghiệp mờ nhạt, quá đề cao giá trị vật chất. Sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận CBYT ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của SV ngành Y. Vì vậy, trong gia đoạn hiện nay công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV nghành Y càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Việc thực hiện tốt công tác đạo đức nghề nghiệp cho SV, góp phần đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, tiêu cực về đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng, xây dựng môi trường SV trong sạch, lành mạnh, góp phần hình thành đạo đức nhân cách tốt cho thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng về phẩm chát và trí tuệ cho đất nước.

Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV tại trường ĐHYK Vinh đã đạt được những kết quả nhất định,. Đó là sự nỗ lực không ngừng của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cả về chuyên môn và phẩm chất cho SV. Nhà trường đã thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV thông qua việc tổ chức các hoạt động với những hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, đã tác động mạnh mẽ đễn nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các em, hình thành ở các em những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và nững phẩm chất đạo đức cần có của người thầy thuốc khi ra trường. Tuy nhiên bên cạnh hoạt động rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của SV còn một số hạn chế như: nhiều

SV nhận thức chưa đúng, chưa sâu sắc về các chuẩn mực đạo đức, chưa xác định đúng về vai trò rèn luyện đạo đức trong cấu trúc nhân cách. Các em chú trọng vào công tác học tập hơn là trau dồi phẩm chất đạo đức. Nhà trường chưa tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp ngành Y. Do vậy cần phải chú trọng hơn nữa để phát huy tác dụng của từng nội dung và kết hợp đồng bộ các nội dung, tạo ra sự nhất trí với các lực lượng tham gia giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và giáo dục dạo đức nghề nghiệp nói riêng.

Đối với SV, đa số các em đã nhận thức được các tiêu chuẩn phẩm chất cơ bản đối với đạo đức người thầy thuốc. Các em có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề và đạo đức nghề nghiệp. Đây là một điều kiện thuận lợi để nhà trường cũng như các phòng ban cần phải chú ý để phát huy được đạo đức nghề nghiệp cho SV. Đối với một bộ phận SV chưa nhận thức được hoặc có thái độ không đúng đối với đạo đức nghề Y thì nhà trường cũng cần phải quan tâm và đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn, để các em có thể trở thành một người thầy thuốc vừa có đức vừa có tài.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với SV trường ĐHYK Vinh trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên trong nhà trường; giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho SV; coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho SV.

Các giải pháp này có thể là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện những giái pháp khác. Mỗi giải pháp đều có những uu và nhược điểm riêng vì vậy nhà trường cần phải lưu ý và kết hợp các giải pháp trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w