Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

- Tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc, đúng quy chế, đánh giá đúng chất

3.1.2.Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo

9 Giáo dục tính độc lập, sáng tạo trong công việc 186 3 10Giáo dục ý thức kỷ luật1

3.1.2.Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo

kiện học tập, lao động giải trí, phát triển thể lục, trí tuệ, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm" [11; 119-120] .

Như vậy, giáo dục tư tưởng, chính trị cho SV là nhiệm vụ hàng đầu của các trường ĐH, CĐ. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị là giải pháp nhằm cung cấp cho SV một cách cơ bản và hệ thống nhất những tri thức, hiểu biết về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành Y, hình thành ở SV lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Đồng thời đây cũng là giải pháp giúp SV nhận thức rõ những luận điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch chống phá chế độ và những thành quả của cách mạng nước ta.

Để làm tốt giải pháp này trong tổ chức các hoạt động cần thường xuyên đổi mới cách thức, phương thức tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị - tư tưởng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng làm cho SV được tham gia nhiều, được hiểu biết nhiều để lôi cuốn đông đảo SV tham gia, phát huy tính tích cực sáng tạo của các em theo hướng gắn liền với thực tiễn sôi động của đất nước, các đặc thù của ngành Y. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục tư tưởng - chính trị. Do đó, nhà trường phải xây dựng nội dung, kế hoạch công tác giáo dục chính trị - tư tưởng khoa học, hợp lý đúng mục đích, chức năng, nhiệm vụ; tuyệt đối tránh bệnh hình thức, thành tích; lồng ghép nhiệm vụ giáo dục tư tưởng - chính trị vào đặc thù nghề nghiệp một cách khéo léo và hiệu quả; gắn các hoạt động của nhà trường với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua các chương trình đàotạo tạo

Khi nói đến môi trường giáo dục thì nhiệm vụ cơ bản và hàng đầu của nhà trường là quá trình dạy và học. Dạy học là con đường chính giúp SV nắm vững tri thức các môn học, đồng thời đó cũng là con đường cơ bản nhằm hình thành những phấm chất nhân cách con người. Thông qua nội dung môn học trong chương trình đào tạo nhà trường thực hiện việc giáo dục đạo đức cho SV. Nghĩa là vừa trau dồi kiến thức chuyên môn vừa trau dồi phẩm chất nghề nghiệp. Đây là vấn đề vừa mang tính lý luận vừa có giá trị thực tiễn, là điều cần thiết mà người làm công tác giáo dục cần phải coi trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của SV đối với nghề nghiệp mà mình đã chọn.

Trong các nhà trường chuyên nghiệp, mỗi một môn học đều có vai trò riêng vả ảnh hưởng tích cực đến qúa trình hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho SV. Nhưng hiện nay do những quan niệm chưa thật đầy đủ về các môn học khác nhau trong nhà trường đối với việc giáo dục nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp cho SV nên định hướng và hiệu quả giáo dục trong lĩnh vực này còn hạn chế nhất định. Vì thế đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn học trong nhà trường nhằm đảm bảo tính toàn diện cân đối giữa lý thuyết và thực hành, góp phần giáo dục lý tưởng, lòng say mê, tình yêu nghề cho SV. Đây chính là những điều kiện giúp SV chiếm lĩnh tri thức khoa học và những kỹ năng nghề nghiệp mà các nhà giáo, các trường chuyên nghiệp và các cấp quản lý cần phải quan tâm.

Hiện nay, trường ĐHYK Vinh đào tạo bậc ĐH, CĐ, TH chuyên nghiệp. Về nội dung chương trình các môn học một mặt phản ánh trình độ khoa học cơ bản các bậc đào tạo, một mặt bao gồm các tri thức cơ bản nhằm phục vụ việc đào tạo người cán bộ y tế có năng lực chuyện môn với kỹ năng, kỹ xảo cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Như vậy việc dạy học ở trường chuyên nghiệp không chỉ trang bị cho SV kiến thức khoa học cơ bản mà còn dạy nghề cho các em để các em có thể tự kiếm sống với nghề nghiệp của mình sau khi tra trường.

Do vậy, việc giáo dục những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ở trường Y tế cho SV trong hoạt động dạy học phải được thực hiện đồng bộ trong tất cả các môn học và phải được các giáo viên nhận thức và thực hiện một cách nhất quán có hiệu quả, đặc biệt là vai trò quan trọng của bộ môn Mác - Lênin và phải được các giảng viên thực hiện có hiệu quả thông qua quá trình giảng dạy “đặc biệt phải tận dụng khả năng đặc thù của các môn học” [16; 28].

Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các môn học đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số SV trong nhà trường. Phần lớn các em cho rằng các môn học về Chính trị như Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Lịch sử Đảng, Pháp luật có tác động đầu tiên và mạnh mẽ đến suy nghĩ của các em. Điều đó ảnh hưởng và góp phần hình thành nhân cách các em. Chính trị cung cấp cho các em thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận cho người học, hình thành niềm tin, giúp các em giải quyết các vấn đề nảy sinh của cuộc sống. Thứ hai, các môn chuyên ngành vừa được học lý thuyết trên lớp, vừa được đi thực hành lâm sàng, thực tế ứng dụng những nội dung tri thức mới thành những kỹ năng, kỹ xảo nâng cao tay nghề cho các em. Bên cạnh đó các môn học khác như ngoại ngữ, tin học... cũng rất thiết thực và bổ ích giúp các em mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết trên mọi lĩnh vực. Vì vậy vấn đề đặt ra là vai trò của người giảng viên với nhiệm vụ là người hướng dẫn hỗ trợ các em để các em nhận thức đúng đắn về giá trị nghề nghiệp của mình.

Đối với SV Y khoa, quá trình học tập của các em có đặc điểm riêng là vừa học vừa thực hành tại bệnh viện. Vì thế việc tiếp xúc với người bệnh hằng ngày giúp các em vừa tự mình nâng cao kiến thức chuyên môn, vừa nắm bắt được tinh thần môn học, đồng thời biết hiểu, cảm thông và chia sẻ với bệnh nhân. Nhà trường, giảng viên cũng như chính các em cần phải coi trọng kĩ năng thực hành. Bởi bệnh nhân không phải là đối tượng cho các em “thí nghiệm” mà cần nhất sự phán đoán chính xác từ những kiến thức các em được học. Xã hội luôn đòi hỏi

nghề y phải đề cao y đức vì xuất phát từ đặc điểm của nghề y. Mối quan hệ giữa nghề y (người thầy thuốc là đại biểu) với người bệnh là mối quan hệ đặc biệt. Người bệnh đến với người thầy thuốc trong tâm trạng buồn vui. Tính tình, cảm xúc vừa do bệnh tật và do nhiều yếu tố khác chi phối. Họ hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ của người thầy thuốc. Họ tin tưởng rằng trí tuệ và lòng yêu nghề, hy sinh vì nghề cao cả của người thầy thuốc sẽ cứu họ thoát khỏi sự đau đớn về thể xác, tinh thần để trở về với gia đình, bạn bè. Ngược lại, người thầy thuốc do chức năng, nhiệm vụ của nghề nghiệp mà đi sâu vào đời sống người bệnh từ thể chất – tâm sinh lý một cách nhân đạo, sâu sắc. Do tính đặc thù của đối tượng nghề y nên một thiếu sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả lớn. Vì thế thông qua các chương trình giảng dạy ở lớp cũng như chương trình thực hành ở bệnh viện hay các cơ sở y tế cần giáo dục cho các em lòng nhân ái, lương tâm, trách nhiệm với người bệnh; phải có trình độ trong các vấn đề khác nhay về y học; phải tận tụy với công việc; phải có các đức tính cao hơn các nghề khác là yêu nghề, yêu con người, đức độ nhân từ, khiêm tốn, đoàn kết, dũng cảm, lạc quan...

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV không chỉ thông qua các môn học. Thực tế cho thấy việc hình thành nhân cách con người có ảnh hưởng lớn đến đạo đức nghề nghiệp. Sự tinh thông nghiệp vụ, thành thạo về chuyện môn là biểu hiện cao đẹp của đạo đức nghề nghiệp của từng cá nhân, họ ý thức về trách nhiệm, bổn phận về một công việc cụ thể là điều kiện để tạo nên ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trước người thân, gia đình, quê hương và cao hơn cả là dân tộc và Tổ quốc. Do vậy, ở đây các khoa chuyên môn có vai trò rất quan trọng theo chức năng, nhiệm vụ riêng của mình để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV. Là một giảng viên phải luôn cố gắng nỗ lực hết mình nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giảng viên phải là tấm gương sáng cho SV noi theo. Đây là yếu tố để lôi cuốn, thu hút các em tham gia học tập, rèn luyện đạo đức vì ngày mai lập nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học y khoa vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)