BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---LÊ THỊ THANH HIẾU CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NIỀM TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HIỆN NAY Chuyên ngành:
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-LÊ THỊ THANH HIẾU
CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NIỀM TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ PHƯƠNG LÊ
NGHỆ AN, 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Phòng Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị của trường Đại học Vinh Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy chúng tôi trong thời gian học Cao học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Vũ Thị Phương Lê người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ.
-Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Vinh - cơ quan tôi đang công tác, cùng gia đình, bạn bè tôi đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù, tác giả đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trang 3MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 6
B NỘI DUNG 13 Chương 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NIỀM TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 13
l.l Khái niệm niềm tin chính trị và công tác chính trị tư tưởng 131.2 Nội dung, phương thức của công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựngniềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay 271.3 Tầm quan trọng của công tác chính trị tư tưởng trong việc xây dựng niềmtin chính trị cho sinh viên hiện nay 36Kết luận chương 1 43
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NIỀM TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 44
2.1 Khái quát về trường Đại học Vinh 442.2 Tình hình công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trịcho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay 492.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựngniềm tin chính trị cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay 65Kết luận chương 2 67
Chương 3 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NIỀM TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HIỆN NAY 68
3.1 Quan điểm về công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tinchính trị cho sinh viên trường Đại học Vinh 68
Trang 43.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên trường Đại học Vinh
hiện nay 73
Kết luận chương 3 89
C KẾT LUẬN 91
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
E PHỤ LỤC 96
F CÁC ĐỀ TÀI TÁC GIẢ ĐÃ THAM GIA NGHIÊN CỨU 104
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CB, GV: Cán bộ, giảng viên
2 CNCS: Chủ nghĩa cộng sản
3 CNXH: Chủ nghĩa xã hội
4 CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 CTTT: Công tác tư tưởng
6 HS - SV: Học sinh, sinh viên
7 TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
8 UBND: Ủy ban nhân dân
9 XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 6cố chính trị Nhờ có niềm tin ấy, con người có thể phát huy được khả năngchủ động, sáng tạo, tính tích cực của mình trong sự phát triển của xã hội Vìvậy, xây dựng niềm tin chính trị cho toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ thanhniên, sinh viên, học sinh là một việc làm cần thiết - nhất là trong bối cảnh đấtnước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế hiện nay.
Niềm tin chính trị hiện nay của sinh viên - đó là sự tin tưởng vào conđường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, đó là con đường độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Có niềm tin chính trị, sinh viên sẽ có sựđịnh hướng đúng đắn trong tư duy, nhận thức và hành động, biết xem xét,đánh giá và giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đặt ra; đồng thời,niềm tin chính trị là động lực tinh thần giúp sinh viên vượt qua mọi khó khăn,thử thách, ra sức phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, sẵn sàng nhận vàhoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc
Công tác chính trị tư tưởng là bộ phận quan trọng cung cấp tri thứcchính trị cho sinh viên một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học, giúp cho sinhviên hình thành niềm tin chính trị Công tác chính trị tư tưởng góp phần giúpsinh viên giác ngộ về ý thức giai cấp, trên cơ sở đó củng cố và nâng cao niềmtin chính trị của sinh viên vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Trang 7Nhà nước Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,công tác chính trị tư tưởng đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ, tạo nên nhữngphong trào cách mạng sâu rộng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân đánhthắng giặc ngoại xâm Trong sự nghiệp đổi mới, công tác chính trị tư tưởng đã
có những đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, có tác động quantrọng trong việc xây dựng niềm tin chính trị cho thanh niên, học sinh, sinhviên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới
Trường Đại học Vinh là một ngôi trường nằm trên quê hương Chủ tịch
Hồ Chí Minh, với bề dày truyền thống 55 năm lịch sử hình thành và pháttriển Từ khi thành lập cho tới nay, Trường đã gặt hái được rất nhiều thànhtích Đặc biệt, trường Đại học Vinh luôn chú trọng đào tạo nên những sinhviên có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo; lôi cuốn sinh viên vàonhững hoạt động giáo dục; rèn luyện sinh viên có lập trường, tư tưởng kiênđịnh, vững vàng Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động kháchquan từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phá thông qua chiếnlược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch… không ít sinh viên củatrường mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường màquên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc Một bộ phậnsinh viên đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn
xã hội, không có niềm tin chính trị, không có lý tưởng cao đẹp để phấn đấu
Trong những năm qua, công tác chính trị tư tưởng ở trường Đại họcVinh đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng niềm tin chínhtrị cho sinh viên, giúp họ có quyết tâm, vững vàng vượt qua khó khăn, thửthách trong cuộc sống, phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc vàCNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn Tuy nhiên, một số cán
bộ, giảng viên vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác chính trị tưtưởng đối với việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên, chỉ chú trọngchuyên môn, nghề nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác này
Trang 8Hình thức và phương pháp của công tác chính trị tư tưởng chưa phong phú,chưa đáp ứng kịp yêu cầu của tình hình mới Một số hoạt động bề nổi trongcông tác chính trị tư tưởng nhiều khi còn mang tính phong trào và hìnhthức… Do đó, nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng với việc xâydựng niềm tin chính trị cho sinh viên ở trường Đại học Vinh là vấn đề có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác chính trị tư tưởng với
việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có những công trình nghiên cứu, bài viếtđăng tải trên các tạp chí, các sách tài liệu chuyên khảo bàn về công tác tưtưởng, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và lý tưởng cách mạngcho thanh niên, học sinh, sinh viên; về niềm tin, niềm tin chính trị, niềm tinchính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay
Bàn về công tác tư tưởng có các công trình nghiên cứu sau:
- PGS.TS.Trần Thị Anh Đào (2006), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách
trình bày một cách hệ thống các vấn đề về công tác tư tưởng, phân tích nộidung và các phương thức hoạt động của công tác tư tưởng, nêu rõ một số giảipháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng Đồngthời, cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề phẩm chất và năng lực của đội ngũcán bộ làm công tác tư tưởng thông qua thực tiễn đào tạo đội ngũ này ở Họcviện Báo chí và Tuyên truyền
- Đào Duy Quát (2005), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã tập hợp các bài viết của
các tác giả về công tác tư tưởng; kiên định những quan điểm có tính nguyên
Trang 9tắc trong công tác tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳmới.
- TS Phạm Tất Thắng (chủ biên), TS Nguyễn Thúy Anh, Ths Phùng
Văn Đông, (2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đây là công trình
nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về vấn đề đổi mới công tác tư tưởng, lý luận.Các tác giả đã phân tích những bài học kinh nghiệm, khẳng định những quanđiểm mang tính nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng và luận giải những giảipháp đổi mới cả về nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả củacông tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong tình hình hiện nay
- Đề cập đến công tác chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay có cáccông trình nghiên cứu sau: Huỳnh Công Ba (2011), “Giáo dục chính trị, tưtưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Tạp chí khoa học Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (31); Lương Minh Cừ (2003), “Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay”, Tạp chí giáo dục, (60) Các công trình nghiên cứu trên, đã làm rõ vai trò của công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại họchiện nay và việc nâng cao giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong tìnhhình mới, đặc biệt là thời kỳ CNH, HĐH đất nước là một việc hết sức cấpthiết Từ đó, đưa ra các giải pháp, định hướng nâng cao chính trị, tư tưởng chosinh viên
- Đề cập đến niềm tin chính trị, xây dựng niềm tin chính trị cho thanhniên, sinh viên hiện nay có các công trình sau: GS.TS Hoàng Chí Bảo (2013),
“Xây dựng niềm tin cộng sản của thanh niên hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân; Hoàng Văn Tý (2013), “Một số vấn đề về giáo dục niềm tin cho
sinh viên qua bài giảng phần III những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác– Lênin”, Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Xây dựng miền Trung; Trần
Trang 10Trọng Quế (2013), “Mấy suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin chính trị trong
Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hội thảo khoa học trường Chính trị Nghệ
An Các công trình trên đã làm rõ một số vấn đề lý luận về niềm tin, niềm tinchính trị, niềm tin cộng sản của thanh niên, sinh viên hiện nay và đề ra một sốgiải pháp để xây dựng niềm tin cộng sản cho thanh niên, sinh viên hiện nay
- Nguyễn Hữu Thái (2013), Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh, Nghệ An Luận văn đã góp phần làm rõ cơ
sở lý luận về công tác quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinhviên các trường đại học Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý công tác chính trị tư tưởng cho sinh viên
- Trịnh Đình Bảy (2002), Niềm tin - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận án Tiến sỹ Triết học, Viện triết học, Hà Nội Luận án góp phần làm rõquan niệm về niềm tin, nguồn gốc, cấu trúc, bản chất, cấu trúc nội dung củaniềm tin (đặc biệt là niềm tin khoa học) Làm rõ vai trò của niềm tin trong đờisống xã hội, và đưa ra một số giải pháp nhằm củng cố niềm tin khoa học trongđời sống xã hội
- Nguyễn Quang Hùng (2007), Niềm tin chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về niềm tin chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay nhằm đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
- Nguyễn Xuân Trường (2008), Công tác tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị trong thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn gópphần hoàn thiện cơ sở lý luận về vai trò của công tác tư tưởng đối với việcxây dựng niềm tin chính trị trong thanh niên Việt Nam hiện nay; góp phầnnâng cao hiệu quả xây dựng niềm tin chính trị trong thanh niên, khắc phục
Trang 11những hạn chế, yếu kém của công tác tư tưởng trong hoạt động thực tiễn thờigian vừa qua.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đều tập trungvào vai trò của thanh niên, sinh viên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay và từ
đó nhấn mạnh công tác chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa, hìnhthành ý thức chính trị và nhân cách sống cho thanh niên, sinh viên Tuy nhiên,chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu về công tác chính trị tư tưởng vớiviệc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên nói chung, sinh viên trường
Đại học Vinh nói riêng Vì vậy, đề tài: “Công tác chính trị tư tưởng với việc
xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên Trường Đại học Vinh hiện nay”
không trùng lặp với những công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích: Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tácchính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên trườngĐại học Vinh hiện nay
+ Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác chính trị tư tưởng để xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên trường Đạihọc Vinh hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung, phương thức,thực trạng công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị chosinh viên trường Đại học Vinh
Trang 12- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát niềm tin chính trị của sinhviên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư ở một số khoa trong trường Đại họcVinh Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu công tác chính trị tư tưởngvới việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên trường Đại học Vinh chủyếu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 và định hướng đến năm 2016.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác -Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhữngchủ trương của Nhà nước về công tác chính trị, tư tưởng, về văn hóa chính trị,niềm tin chính trị cho thanh niên, sinh viên
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn quán triệt phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văncòn sử dụng các phương pháp khác như: điều tra, thống kê, so sánh, phân tích,tổng hợp, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
có liên quan đến đề tài
6 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác chính trị
tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị cho thanh niên, sinh viên
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập
và nghiên cứu của sinh viên khối ngành khoa học xã hội nhân văn Kết quảnghiên cứu có thể được áp dụng vào thực tế ở trường Đại học Vinh và nhiềutrường đại học, cao đẳng khác trên cả nước về công tác chính trị tư tưởng, xâydựng niềm tin chính trị cho thanh niên, sinh viên hiện nay
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung của đề tài được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết
Trang 13B NỘI DUNG Chương 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NIỀM TIN CHÍNH
TRỊ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
l.l Khái niệm niềm tin chính trị và công tác chính trị tư tưởng
1.1.1 Niềm tin chính trị
Khái niệm niềm tin
Niềm tin được xác định là một trong những yếu tố rất quan trọng trong đời sống tinh thần và hoạt động nhận thức, cải tạo thế giới, phục vụ lợi ích con người Không có niềm tin, con người sẽ rơi vào trạng thái sống
và hoạt động mất phương hướng, bi quan, dao động, không phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo Chính vì vậy, nghiên cứu niềm tin luôn đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn Từ trước tới nay đã có nhiều tài liệu mà trong đó, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa về niềm tin, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của niềm tin.
Tác giả Trần Hậu Kiêm và Nguyễn Đình Xuân thì cho rằng: “Niềmtin là một hệ thống quan niệm, ý tưởng về cái tương lai tươi sáng hơn cáihiện tại” [12; 86] Trong định nghĩa này, tác giả đã đi sâu khai thác mụctiêu thoả mãn nhu cầu, lý tưởng, mong ước vào những cái tốt đẹp ở phíatrước để định hướng cho việc hình thành nhân cách Tuy nhiên, địnhnghĩa chưa đề cập đến cơ sở để con người hướng về tương lai chính là từviệc nắm bắt, nhận thức, cải tạo hiện tại Vì đó mới là những yếu tố cốtlõi để có được niềm tin vào cái chưa xuất hiện ở trong tương lai
Các tác giả trong Sổ tay tâm lý học viết: “Niềm tin đó là sự định hướng
Trang 14giá trị được xác định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của cánhân trong cuộc sống Niềm tin phản ánh sự hiểu biết nhất định của con người
về tự nhiên và xã hội Niềm tin là một trong những phương pháp cơ bản củagiáo dục để hình thành nhân cách con người” [10; 86] Định nghĩa đã nêu lênđược một cách cụ thể hơn và khái quát vai trò quan trọng của niềm tin trongviệc hình thành thế giới quan, định hướng giá trị cuộc sống, tác động tích cựcđến hoạt động, hành vi của con người Vì vậy, xây dựng niềm tin được coi làmột phương pháp cơ bản để tạo lập nhân cách con người mà chúng ta cầnquan tâm
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Niềm tin, hệ thống những tri thức,
nhận thức, quan điểm về tự nhiên, xã hội, con người, được chủ thể trực tiếptrải nghiệm và xác nhận tính đúng đắn, chân thực của chúng, tự mình mongmuốn thực hiện chúng trong cuộc sống, thành điểm tựa tinh thần của conngười Niềm tin được hình thành trong giao tiếp, trong mối quan hệ xã hội,trong cuộc đấu tranh với những quan điểm trái ngược và chống lại niềm tin
đó Niềm tin thực sự bắt đầu hình thành từ tuổi thiếu niên và đầu tuổi thanhniên” [33] Định nghĩa đã xác nhận niềm tin thông qua thực tế nhằm đạt tớicái có thể đúng với tư cách là điều đáng tin cậy mà chủ thể lựa chọn; nêuđược vai trò quan trọng của niềm tin trong việc hình thành thế giới quan, chiphối hoạt động và hành vi con người, tạo lập nhân cách con người
Các định nghĩa nêu trên đã đưa ra được nhiều nội dung bản thể luận, nhận thức luận; đặc biệt là đề cập đến cơ sở tri thức gián tiếp tạo nên niềm tin và đó là sự thừa nhận tính chân lý mà không cần phải luận chứng đầy đủ Việc xem xét niềm tin một cách toàn diện, chúng ta không chỉ lấy tư duy duy lý hay chân lý khoa học để xác định nó, mà phải nhận thức, nghiên cứu nó bằng chính sự đánh giá của lý trí kết hợp với xúc cảm để cảm nhận nó, bao hàm cả việc phân tích chức năng nhận thức luận của niềm tin.
Trang 15Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa, phát triển những thành tựu triết họccủa nhân loại và kết quả của các khoa học tự nhiên thời đại mình xây dựngchủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong đó, lý luận
và phương pháp thống nhất chặt chẽ với nhau và làm cho triết học Mácxít trởthành khoa học đích thực Chính hệ thống đó đã cung cấp cho chúng ta công
cụ tư duy hết sức quan trọng để lý giải một cách khoa học mọi hiện tượng củathế giới, trong đó có vấn đề niềm tin của con người Với bản chất cách mạng
và khoa học, triết học Mác luôn lấy con người làm trung tâm và lấy việc giảiphóng con người làm mục tiêu cao cả, lấy hiện thực cuộc sống làm cơ sở phảnánh nên luôn hướng niềm tin tới những giá trị của tồn tại con người, đến việctìm kiếm những chuẩn mực đạo đức cao cả: chân - thiện - mỹ Niềm tin đóđược thể hiện đầy đủ trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận, giátrị luận và thực tiễn luận Các ông khi đề cao lý tính con người, luôn coi trithức là yếu tố cơ bản cấu thành niềm tin và cho rằng không có tri thức thìkhông có ý thức và do vậy cũng không có niềm tin C.Mác viết: “ngay từ đầu,
ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còntồn tại” [16; 43]
Do đó, bản chất của niềm tin là kết quả của quá trình nhận thức thế giớixung quanh và tự nhận thức chính bản thân mình, mang tính năng động, sángtạo của con người Theo các ông, bằng tư duy, con người nhận thức thế giớihiện thực Những tri thức mà con người có được là cơ sở trực tiếp cho sự hìnhthành thế giới quan Tuy nhiên, tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đãtrở thành niềm tin của con người thông qua sự thể nghiệm lâu dài của nó,nghĩa là thông qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn Như vậy, thế giới quan vànhân sinh quan của một con người bao gồm toàn bộ những quan niệm của conngười về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó Thế giới quan duyvật biện chứng của triết học Mác - Lênin đã cho con người công cụ tư duy,những cơ sở hết sức quan trọng để xây dựng và củng cố niềm tin khoa học
Trang 16Chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho phép con người tạo ra sức mạnh tinh thần tolớn làm biến đổi tích cực giới tự nhiên, cải tạo các quan hệ xã hội và nhờ đó
mà từng bước xây dựng được niềm tin khoa học từ thấp đến cao Sức mạnh
đó được tạo ra từ sự tích hợp giữa tri thức - niềm tin - hoạt động thực tiễntrong quá trình cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, vì lợi ích của con người
Xuất phát từ các cách tiếp cận trên, theo chúng tôi: Niềm tin là sự định hướng giá trị được xác định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của cá nhân trong cuộc sống, luôn hướng con người tìm đến các giá trị chân - thiện - mỹ để tạo dựng nhân cách con người Niềm tin được hình thành trong giao tiếp, trong mối quan hệ xã hội, trong cuộc sống sinh tồn và phát triển của con người.
Khái niệm chính trị
Trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, có nhiều cách hiểu,cách định nghĩa khác nhau về chính trị mà chúng ta khó có thể liệt kê hếtđược Bởi vì, mỗi một học thuyết chính trị, mỗi một nhà tư tưởng chính trịđều có những cách tiếp cận, cách cảm nhận, cách hiểu khác nhau về chínhtrị, trên cơ sở những lợi ích, mục đích và trình độ tư duy của họ Vậy, bảnchất của chính trị là gì? Vấn đề trung tâm then chốt nhất của nó là gì? Vàcấu trúc của nó ra sao?
Chính trị về thực chất bắt nguồn từ mối quan hệ về lợi ích giữa các giaicấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc Trong đó, trước hết và cơ bảnnhất là lợi ích kinh tế Chính trị có lôgíc vận động nội tại của nó và chịu sựquy định của kinh tế, đồng thời nó tác động to lớn đối với kinh tế và các lĩnhvực khác của đời sống xã hội Chính trị có quá trình hình thành, tồn tại, pháttriển và tiêu vong như một hiện tượng lịch sử, ra đời khi xã hội phân chiathành các giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp đã trở nên không thể điềuhoà được Từ đó ta thấy, cái chi phối trực tiếp chính trị chính là quan hệ giaicấp và vấn đề trung tâm nhất trong chính trị là vấn đề quyền lực nhà nước
Trang 17Vấn đề quan hệ giai cấp và vấn đề quyền lực nhà nước là hai vấn đề cơ bảnnhất của chính trị Nói đến chính trị là phải nói đến giai cấp và nhà nước Tuynhiên, không chỉ có giai cấp và nhà nước mà chính trị còn liên quan đến nhiềuvấn đề khác ở những cấp độ quan trọng khác nhau Nói đến chính trị mà chỉnói đến giai cấp và nhà nước là chưa đủ, nhất là trong thời đại ngày nay khi
mà hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, bình đẳng đã trở thành mệnhlệnh của đời sống nhân loại Hai vấn đề đó có lôgíc nội tại với nhau, trong đóquyền lực nhà nước là công cụ cơ bản để thực hiện quan hệ với các giai cấp,các nhóm xã hội theo hướng có lợi cho lực lượng nắm quyền Vì thế có thểthấy rõ trong thực tế, xoay quanh vấn đề quyền lực mà các chủ thể chính trịthực hiện quan hệ hợp tác, thoả hiệp hay đấu tranh, xung đột tạo nên toàn bộ
sự phức tạp phong phú, đa dạng của đời sống chính trị Cái quan trọng nhất trong chính trị, theo V.I.Lênin, đó là tổ chức chính quyền nhà nước Do vậy,
chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hộitrong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước
Nghiên cứu chính trị trên bình diện nhận thức luận và bản thể luận bằngphương pháp biện chứng duy vật Mácxít sẽ thu được những tri thức lý luậnchính trị “Chính trị xuất hiện trên cơ sở kinh tế và do kinh tế quy định Chínhtrị là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, xuất hiện từ khi xã hội loài người
có giai cấp, đối kháng giai cấp Cốt lõi của chính trị là quyền lực chính trị,biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước Thực chấtcủa chính trị là giải quyết vấn đề lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế” [18;441] Trên cơ sở các quan điểm chung của C.Mác và Ph.Ăngghen về chính
trị, V.I.Lênin đã nêu ra những quan niệm cụ thể về chính trị: Chính trị là sự
tham gia vào những việc nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việcxác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước Chínhtrị bắt đầu ở nơi nào có hàng triệu người, ở đâu có hàng triệu người thì ở đómới có chính trị nghiêm túc Chính trị là vận mệnh thực tế của hàng triệu con
Trang 18người Chính trị là một cuộc đấu tranh giai cấp Chính trị là biểu hiện tậptrung của kinh tế.
Trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của đất nước ta, quan niệm
về chính trị của Hồ Chí Minh nêu ra như sau: “Mục tiêu của chính trị là hànhđộng vì nước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ Nội dung cơ bản trong quan niệm
về chính trị là đoàn kết và đạo đức Chính trị là đoàn kết Chính trị - sức mạnh
vô địch trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất và phát triển đất nước
là sự đoàn kết Đoàn kết là hành động chính trị đặc trưng nhất lôi cuốn hàngtriệu người vào cuộc đấu tranh xây dựng một xã hội mới tiến bộ, văn minhkhông còn người áp bức, bóc lột người Chính trị là đạo đức, là thanh khiết từ
to đến nhỏ Đạo đức mới là một nội dung trong quan niệm về chính trị Đểthực hiện được mục tiêu chính trị, các chủ thể các phong trào chính trị đềuphải có đạo đức” [19; 263]
Chính trị là lĩnh vực hoạt động phổ biến, quan trọng của xã hội mà cốtlõi của nó là khoa học và nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,nhằm thực hiện mục đích giai cấp, dân tộc, quốc gia Chính trị thuộc kiến trúcthượng tầng, bao gồm tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái chính trị,xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp và do cơ sở hạ tầng quyết định
Như vậy, có thể hiểu chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến những quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của
nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của nhà nước Bất kỳ vấn đề chính trị nào cũng liên quan đến quyền lợi và quyền lực của giai cấp, nhà nước, nhân dân và ngược lại.
Khái niệm niềm tin chính trị
GS.TS Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Niềm tin chính trị là sự tintưởng về sự đúng đắn của một lý tưởng chính trị” [29; 262] Niềm tin chính trịtrước hết có tính cảm tính chủ quan, kinh nghiệm, cho nên có thể chưa vững
Trang 19chắc Để có niềm tin chính trị đúng đắn, vững chắc con người phải có niềmtin lý tính, niềm tin khoa học Niềm tin cảm tính của con người dễ dẫn tới sailầm, nhưng có sức mạnh to lớn (như niềm tin tôn giáo chẳng hạn) Còn niềmtin khoa học phục vụ mạnh mẽ cho hoạt động chính trị Tri thức chính trị, lýtưởng chính trị, bản lĩnh chính trị là cái quy định niềm tin chính trị, nếu trithức, lý tưởng, bản lĩnh chính trị đúng đắn cho ta niềm tin chính trị đúng.Niềm tin chính trị đúng là niềm tin vào một chính trị có mục đích phù hợp vớitất yếu cuộc sống, với nguyện vọng chân chính của con người Do đó, niềmtin chính trị đúng của nhân dân ta là niềm tin cộng sản chủ nghĩa; độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội Trong đó, lý tưởng chính trị và niềm tin chính trị luôngắn bó với nhau, tạo nên sức mạnh chính trị, đó là niềm tin tự nguyện, thuyếtphục, tạo ra ý chí, lòng trung thành, đức hy sinh đối với đất nước
Tác giả Trần Trọng Quế cho rằng: “Niềm tin chính trị là một yếu tốquan trọng trong hoạt động chính trị Niềm tin chính trị được hình thành vàcủng cố trên cơ sở tri thức khoa học” [36] Nhận thức khoa học càng sâu sắcthì niềm tin chính trị càng vững chắc, từ đó biến thành tình cảm, đạo đức và lýtưởng chính trị, rồi tiếp tục chuyển thành hành động chính trị trong thực tiễn
để đạt tới mục đích chính trị Niềm tin chính trị là trụ cột tinh thần, là nhân tốcốt lõi để đảm bảo ổn định tư tưởng chính trị và làm cho hoạt động chính trịđạt được kết quả
Từ bản chất của mối quan hệ giữa niềm tin và chính trị, có thể hiểu
niềm tin chính trị như sau: Niềm tin chính trị thể hiện qua thế giới quan, lý
tưởng sống của con người Niềm tin chính trị được hình thành trên kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học, lập trường triết học duy vật biện chứng.
Nó hoàn toàn đối lập với niềm tin của tôn giáo Niềm tin chính trị trở thành một động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực của con người, góp phần xây dựng xã hội phát triển.
Như vậy, niềm tin chính trị trước hết là một trạng thái tâm lý, tình
Trang 20cảm thừa nhận sự đúng đắn của một đối tượng đối với một lý tưởng chínhtrị với mục đích cao đẹp mà chủ thể vươn tới, là mục tiêu chính trị cao nhất
của chủ thể chính trị Niềm tin chính trị của một đối tượng được hình thành
từ tri thức chính trị, là toàn bộ sự hiểu biết về thế giới, về đời sống chính
trị, được trang bị hệ thống kiến thức về các quan điểm chính trị, hệ tưtưởng chính trị, lý thuyết xây dựng các thể chế, các lý thuyết về công nghệchính trị của loài người
Niềm tin chính trị còn được định hướng bởi hệ tư tưởng khoa học phản
ánh đúng qui luật, phù hợp với xu thế của thời đại, vì tiến bộ xã hội, conngười Hệ tư tưởng đúng và khoa học hiện nay là hệ tư tưởng của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Niềm tin chính trị được biểu hiện tự giác, có hướng đích trong thực tiễn
hoạt động chính trị của đối tượng, trở thành ý thức chính trị, tình cảm chínhtrị - sự quan tâm, ủng hộ, bảo vệ, phấn đấu cho mục tiêu chính trị Đây là cấp
độ tâm lý, cảm tính, kinh nghiệm Lý trí chính trị - sự giác ngộ và hành độngchính trị có cơ sở khoa học là cấp độ lý tính, nhận thức và xử lý chính trị bằng
lý luận, học thuyết, hệ tư tưởng, có đường lối, chủ trương Niềm tin chính trịqui định hoạt động chính trị - không có niềm tin, người ta không có ý thức vàhành vi chính trị
Niềm tin chính trị không phải tự nhiên mà có và càng không phải do
áp đặt Nó xuất phát từ mục đích, nhu cầu cuộc sống và dựa trên sự hiểu biết,tri thức khoa học, tri thức chính trị đã đạt được thông qua hoạt động thực tiễn.Tri thức chính trị bao gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận
Cơ sở, điều kiện cho sự hình thành niềm tin chính trị là: Tri thức chính
trị, tình cảm chính trị, lý tưởng chính trị
+ Tri thức chính trị
Khi nói đến ý thức chính trị là nói đến năng lực của con người nhận
biết về thế giới xung quanh, về đời sống chính trị, hiểu được những tư tưởng,
Trang 21hành động, quan hệ đối với thế giới đó và với chính bản thân mình Như vậy,
ý thức chính trị trong đó đã bao gồm tri thức, nhu cầu, xúc cảm, bản lĩnh, lýtưởng, niềm tin, ý chí về chính trị, trong đó tri thức chính trị là yếu tố quantrọng nhất và cốt lõi nhất
Các nhà khoa học đã phân chia tri thức ra thành các cấp độ khác nhau
là tri thức thông thường và tri thức khoa học Trong tri thức khoa học lại phân
ra hai cấp độ là tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận Nói chung, các cấp độkhác nhau đều là những quá trình nhận thức bản chất sự vật, hiện tượng kháchquan từ thấp đến cao Dù ở dạng nào, trình độ nào thì những tri thức nóichung đều là phương thức tồn tại cơ bản của ý thức, là cơ sở, là một yếu tốcủa niềm tin Như vậy, tri thức chính trị chính là quá trình nhận thức về đờisống chính trị được thể hiện thông qua học vấn chính trị và kinh nghiệm chính
trị là phương thức tồn tại cơ bản của ý thức chính trị, là cơ sở, là một yếu tố
của niềm tin chính trị
+ Tình cảm chính trị
Ngoài tri thức chính trị, một yếu tố cơ bản khác, một điều kiện không thể thiếu cho sự hình thành niềm tin chính trị - đó là tình cảm chính trị Chúng ta đều biết rằng, tình cảm phát sinh hết sức phức tạp Tuỳ thuộc vào mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới khách quan mà xúc cảm thường biểu hiện
ra bằng tình cảm tích cực hay tình cảm tiêu cực Ngoài tri thức ra, trước mỗi xúc cảm khi tiếp xúc với đối tượng đều gây cho ta một niềm tin nào
đó Niềm tin sinh ra từ đó thường đem đến cho ta những tâm trạng, những biểu hiện tâm lý khác nhau quy định mức độ tư duy và hành động của mình về tương lai Nhiều học giả cho rằng, cảm xúc đã hướng tâm lý khúc xạ vào ý thức, tạo ra hành động, có lúc nó trở thành yếu tố có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành niềm tin Chính yếu tố tinh thần này, nhất là tình cảm cách mạng của giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ trở
Trang 22thành lực lượng vật chất để đánh bại lực lượng vật chất, đặc biệt là tình cảm cách mạng của giai cấp công nhân Vì vậy, cảm xúc của con người có vai trò to lớn trong cuộc sống, nó đem đến cho chúng ta niềm tin vào chính mình và vào cuộc sống hiện thực Chính xúc cảm chính trị kết hợp được với tri thức chính trị mang lại một sắc thái đặc biệt, làm rung động tâm hồn, tạo ra niềm tin chính trị cho chúng ta Không có cảm xúc chính trị, con người không có nhu cầu hiểu biết về đời sống chính trị, không có niềm tin chính trị chắc chắn sẽ không thể có được sự tìm tòi để đạt tới chân lý phấn đấu cho mục tiêu chính trị, không thể có sự sáng tạo, không thể có khả năng hoạt động chính trị Con người có hành vi chính trị không chỉ bằng tri thức chính trị, sự hiểu biết về đời sống chính trị mà còn bằng cả xúc cảm chính trị Nếu biết dựa vào tri thức khoa học, tri thức chính trị, có tình cảm trong sáng sẽ có niềm tin chính trị đúng đắn.
Và ngược lại, sẽ có niềm tin phi chính trị Niềm tin lấy tri thức, cảm xúc làm cơ sở luôn có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của con người Tri thức là bộ phận chủ yếu nhất của ý thức, nhưng để có thể nhận thức được chân lý, cải tạo được hiện thực khách quan, đem lại lợi ích cho mình, chủ thể còn cần đến cả cảm xúc Sự tích hợp tri thức - cảm xúc - hành động tạo cho chủ thể niềm tin khoa học vững chắc và niềm tin đó trở thành động lực tinh thần hết sức quan trọng đối với hoạt động của chủ thể Nhờ vậy, trong cuộc sống hiện thực, con người có được sự tìm tòi sáng tạo, tự nâng mình lên trước tự nhiên.
+ Lý tưởng chính trị
Lý tưởng là hình ảnh hoàn mỹ, mục đích cao đẹp mà chủ thể vươn tới
Lý tưởng chính trị là mục tiêu chính trị cao nhất của chủ thể chính trị Lýtưởng chính trị quy định hoạt động chính trị, nếu không có lý tưởng con người
sẽ không có ý thức và hành vi chính trị Hơn nữa, lý tưởng chính trị do trithức chính trị quy định và tri thức chính trị đúng dẫn đến lý tưởng chính trị
Trang 23đúng Đến lượt mình, lý tưởng chính trị định hướng tư tưởng, tình cảm, ý chíchính trị và hoạt động chính trị Lý tưởng chính trị đúng là cơ sở tạo nên vănhóa chính trị Lý tưởng chính trị đúng là lý tưởng vì sự phát triển và tiến bộcủa con người Lý tưởng chính trị đúng ngày nay của nhân dân ta là lý tưởngcộng sản chủ nghĩa Có thể nói, không thể có niềm tin chính trị khi khônghiểu biết gì về đời sống chính trị Không có tri thức chính trị, không có niềmtin chính trị thì không có hành vi chính trị, không thực hiện được nhu cầu, lýtưởng và mục đích cao đẹp của cuộc sống.
Đối với niềm tin chính trị, với tư cách là một vấn đề của chính trị học,niềm tin chính trị cũng phải cần được xem xét đầy đủ theo những nội dung cơbản của nó: bản thể luận, nhận thức luận, giá trị luận, thực tiễn luận Nhữngnội dung ấy có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau Chỉ trên cơ sở đó,chúng ta mới làm rõ được sự hình thành và ý nghĩa quan trọng của niềm tinchính trị đối với đời sống chính trị nói riêng, đối với đời sống tinh thần xã hộinói chung
1.1.2 Chính trị tư tưởng và công tác chính trị tư tưởng
Khái niệm tư tưởng
Từ điển Triết học cho rằng: “Tư tưởng là phản ánh của hiện thực trong
ý thức, là biểu hiện của sự quan hệ của con người đối với thế giới xungquanh” [28; 772-773] Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội, điềukiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định Không nên tìm thực chấtcủa tư tưởng trong bản thân tư tưởng, mà phải tìm thực chất và nguồn gốc đótrong cơ cấu kinh tế xã hội, trong điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội,trong tồn tại xã hội mà tư tưởng phản ánh Trong xã hội có giai cấp, tư tưởngbao giờ cũng mang tính giai cấp; tư tưởng là biểu hiện lợi ích vật chất của cácgiai cấp xã hội Những lời khẳng định duy tâm chủ nghĩa về sự tồn tại của tưtưởng vĩnh viễn, bất biến, độc lập với thế giới hiện thực đều là phản khoa học
và sai lầm Việc tuyên truyền tư tưởng vĩnh viễn, độc lập đối với giai cấp là
Trang 24chỉ cốt nhằm để che đậy khuynh hướng của các giai cấp bóc lột muốn kéo dàimãi mãi ách thống trị của chúng trên đầu trên cổ các giai cấp bị áp bức Chủnghĩa Mác - Lênin làm nổi bật ý nghĩa rộng lớn của tư tưởng trong lịch sử loàingười Tư tưởng có thể vừa có tác dụng tiêu cực và phản động vừa có tácdụng tích cực và cách mạng Khi tư tưởng bênh vực một chế độ xã hội đanggiẫy chết hay những giai cấp suy tàn, khi nó không còn đàn áp những nhu cầuvật chất của sự phát triển xã hội nữa, thì nó trở thành phản động và kìm hãm
và được dùng làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi tư tưởng đều được rút
ra từ kinh nghiệm Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay phản ánh xuyên tạchiện thực Nhưng tư tưởng không chỉ đơn thuần là sự phản ánh thế giới kháchquan Trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, tư tưởng xác định con đường
để cải tạo thế giới Vì vậy, nội dung của bất kì tư tưởng nào cũng bao hàmnhững mục đích và những nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn Đó là chỗ khácnhau căn bản giữa tư tưởng với các hình thức phản ánh khác Sau khi xuất hiện,
tư tưởng có tính độc lập tương đối và ảnh hưởng tích cực trở lại sự phát triểncủa hiện thực Những tư tưởng khác nhau có tác động tới hiện thực theo nhữnghướng khác nhau Tư tưởng phản động, phản ánh xuyên tạc hiện thực sẽ kìmhãm sự phát triển của xã hội Còn tư tưởng tiên tiến, phản ánh đúng đắn hiệnthực và thể hiện lợi ích của các giai cấp cách mạng thì thúc đẩy sự phát triểncủa xã hội theo hướng tiến bộ
Khái niệm công tác tư tưởng
Trang 25Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khi xây dựng học thuyết,truyền bá học thuyết của mình, tổ chức đảng giai cấp vô sản đã giải quyết mộtloạt vấn đề lý luận của công tác tư tưởng như hệ tư tưởng, quá trình tư tưởng,công tác tuyên truyền, cổ động
Hệ tư tưởng là phản ánh lợi ích giai cấp dưới hình thức lý luận cho nên nómang bản chất giai cấp Vì vậy, các quan hệ tư tưởng và quá trình tư tưởng cũng
bị chi phối bởi lợi ích giai cấp Theo V.I Lênin, lý luận của C Mác là “tổ chứccuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức xãhội xã hội chủ nghĩa” [13; 231] Trong lịch sử loài người, những giai cấp có hệ
tư tưởng thông qua đội ngũ các nhà tư tưởng và hệ thống thiết chế luôn tìm mọicách tác động, chi phối các quan hệ tư tưởng và quá trình tư tưởng nhằm biến hệ
tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị đời sống tinh thần xã hội,động viên, cổ vũ mọi thành viên trong xã hội tích cực hành động để xây dựng vàbảo vệ chế độ V.I Lênin viết: Cần phải học tập ở C Mác “lòng tin tưởng vàocách mạng, cái bản lĩnh biết kêu gọi giai cấp công nhân bảo vệ đến cùng nhữngnhiệm vụ cách mạng trực tiếp của mình, tinh thần kiên quyết không dùng nhữnglời than vãn, ủy mị khi cách mạng tạm thời thất bại” [14; 483-484] Sự tác độngcủa chủ thể hệ tư tưởng đến các quan hệ tư tưởng và quá trình tư tưởng để đạtmục đích đặt ra là công tác tư tưởng V.I Lênin cho rằng phương hướng củacông tác tư tưởng là việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản Người đã dạy rằngcông tác tuyên truyền ấy không được xuất phát từ những lý lẽ chung và những
sự phán đoán… mà phải xuất phát từ những nhiệm vụ cụ thể của công cuộc xâydựng kinh tế và xây dựng nhà nước, phải lấy thực tiễn mà chứng minh xem xâydựng chủ nghĩa xã hội bằng cách nào
Vậy, công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, mộtchính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quầnchúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng
Khái niệm công tác chính trị tư tưởng
Trang 26Công tác chính trị tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mụcđích của Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối,thống trị đời sống tinh thần của xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác,sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Công tác chính trị tư tưởng ở nước ta là những hoạt động cụ thể đểtuyên truyền - giáo dục cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân về cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàchương trình công tác của cơ sở, của địa phương để tạo ra sự nhất trí, quyếttâm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ ở cơ sở
Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, saunày bổ sung thêm tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính trị của Đảng
Sự kiên trì hệ tư tưởng chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bàihọc đầu tiên dẫn tới thắng lợi của sự nghiệp cách mạng: “Trong quá trình đổimới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trênnền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [6; 79]
Mục đích cơ bản của công tác chính trị tư tưởng là xây dựng cho nhữngngười cộng sản và nhân dân lao động thế giới quan khoa học, phương phápluận đúng đắn, nhân sinh quan cộng sản, giúp họ khắc phục những tư tưởnglạc hậu, những tàn tích của thế giới quan cũ, nâng cao trình độ chính trị, nhiệttình cách mạng, tinh thần tự giác và tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũxây dựng xã hội mới
Bởi vậy, công tác chính trị tư tưởng là sự truyền đạt đối với con ngườitrên lĩnh vực tình cảm, tư tưởng nhằm xác lập ở họ bản lĩnh chính trị, tư tưởngvững vàng, tuân thủ pháp luật, giác ngộ lý tưởng và lòng hăng say nhiệm vụđược phân công Trong đó, trước hết và quan trọng hàng đầu phải kể tới việcgiác ngộ và xác định ý thức chính trị rõ ràng, kiên định với mục tiêu củaĐảng, của dân tộc
Trang 27Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp nào cũng tiến hành côngtác chính trị tư tưởng Xét về bản chất, công tác chính trị tư tưởng của giai cấpcông nhân khác hẳn với công tác chính trị tư tưởng của giai cấp tư sản Đó là
sự tự giáo dục là chính Nhân dân vừa là khách thể vừa là chủ thể của côngtác chính trị tư tưởng Hơn nữa, công tác chính trị tư tưởng của giai cấp côngnhân là để hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan Mácxít, nhằmtập hợp, cổ vũ động viên mọi người tự giác phấn đấu cho mục tiêu chung, vìlợi ích chung, trong đó có lợi ích của chính mình
Tóm lại, với nghĩa chung nhất, công tác chính trị tư tưởng là sự tác động có mục đích, có hệ thống với các hình thức, biện pháp khác nhau của một chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức (kiến thức, kỹ năng, tình cảm) của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện tập hợp, tổ chức, định hướng và giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra
Công tác chính trị tư tưởng là bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáodục nhằm hình thành niềm tin vững chắc của thế hệ học sinh, sinh viên vào lýtưởng cách mạng Trong trường học, làm tốt công tác chính trị tư tưởng sẽ làmột trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để dẫn tới thống nhất giữa ý chí
và hành động quyết định sự thành công trong các hoạt động vì sự phát triểncủa nhà trường Một khi vai trò của công tác chính trị tư tưởng được nhậnthức đầy đủ và các giải pháp được thực hiện đồng bộ sẽ là một trong nhữngyếu tố quyết định giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu cụ thể và hoàn thànhtốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay
1.2 Nội dung, phương thức của công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay
1.2.1 Niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay
Niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay là gì? Niềm tin đó phải được
cụ thể hoá ra sao? Làm thế nào để giáo dục, xây dựng và phát triển nó trong
Trang 28thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đối với sinh viên? Đó là điều trăn trở của nhàtrường, gia đình, đoàn thể và cộng đồng xã hội hiện nay.
Sinh viên hiện nay không chỉ cần trang bị cho mình một kiến thứcchuyên môn vững vàng, mà hành trang vào đời của họ còn cần phải có bảnlĩnh chính trị và bản lĩnh khoa học, bản lĩnh chuyên môn Muốn đạt đượcnhững yếu tố đó đòi hỏi sinh viên phải có niềm tin: niềm tin khoa học, niềmtin chính trị
Niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay cũng có thể hiểu là khả năngnhận thức chính trị đúng đắn, thái độ chính trị phù hợp với quan điểm củaĐảng, tinh thần kiên trì đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng Nó còn là sự thểhiện vững vàng của niềm tin có cơ sở khoa học vào mục tiêu, lý tưởng củaĐảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
Như vậy, niềm tin chính trị của sinh viên là sự xác định mục tiêu chính trị và mục tiêu học tập đúng đắn Niềm tin chính trị của sinh viên được thể hiện ở sự kiên định con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
- độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tích cực chống lại âm mưu của kẻ thù, không dao động trước những luận điệu của bọn phản động, học tập, lao động, làm việc để góp phần xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc củng cố và nâng cao niềm tin chính trị cho sinh viên hiện naynhằm đáp ứng với sự phát triển của đất nước là việc làm rất quan trọng và có
ý nghĩa thực tiễn đòi hỏi phải giáo dục và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất,năng lực công dân, tính năng động, tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòngnhân ái, biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, có khả năng tự lập, có ý chívươn lên lập thân lập nghiệp, có đức xả thân vì nghĩa lớn, nhằm góp phần đưađất nước tiến lên, đáp ứng tiến trình phát triển của thời đại là cần thiết và quantrọng hơn bao giờ hết
Trang 291.2.2 Nội dung của công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay
- Giáo dục tri thức chính trị, đạo đức lối sống hình thành văn hóa chính trị, xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên
+ Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đườnglối chính sách của Đảng để hình thành lý tưởng cách mạng Khâu đầu tiêncủa xây dựng niềm tin chính trị là giáo dục những nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, những quanđiểm của Đảng về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những địnhhướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa của đất nước ta: “làmcho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị tríchủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội” [5; 10] Làm cho những quanđiểm, tư tưởng đó thâm nhập sâu sắc vào cuộc sống của sinh viên trở thànhniềm tin chính trị - tinh thần đất nước, trở thành bản lĩnh chính trị sinhviên, hình thành hệ thống giá trị chuẩn mực định hướng và điều chỉnh mọiquan hệ, thái độ và hành vi chính trị của mỗi sinh viên
+ Giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống văn hóa cho sinh viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đối với thanh niên phải giáo dục họ:
“luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cườngtình cảm cách mạng với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cáchmạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứnhiệm vụ nào mà Đảng giao phó” [21, 403] Đó là giáo dục tinh thần trungvới nước, hiếu với dân; yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng; có lối sống lành mạnh Giáo dụclòng yêu giai cấp, dân tộc; tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, tinh thần đưa đấtnước vượt nghèo nàn, vươn lên phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế
Giáo dục lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc Giáo dục cho sinh viên tư tưởng trọng nghĩa, trung thực, tôn trọng pháp
Trang 30luật, bảo vệ môi trường, chống tệ nạn xã hội Sinh viên phải có thái độ đúngđắn, phê phán đấu tranh với các thói hư tật xấu, hành vi phi văn hóa, phi đạođức Chống biểu hiện lai căng, xa lạ với thuần phong mỹ tục của dân tộc.Giáo dục sinh viên nghiêm túc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước
+ Giáo dục sâu sắc lý tưởng chính trị, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng
Lý tưởng chính trị là mục đích cần đạt tới trong hoạt động chính trị, là
cơ sở cho việc hình thành niềm tin chính trị và động lực thúc đẩy con ngườitham gia hoạt động chính trị Vì vậy, giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viêncần hướng tới việc hình thành lý tưởng chính trị của giai cấp công nhân, nhândân lao động mà Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện, biến lý tưởng đóthành lý tưởng của mỗi sinh viên Trước đây, trong thời kỳ cách mạng giảiphóng dân tộc, lý tưởng cách mạng “không có gì quý hơn độc lập tự do”mang sức mạnh tập hợp, cổ vũ nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam dũng cảmchiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc Ngày nay, lý tưởng chính trị
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đang giúp con ngườiViệt Nam, thanh niên, sinh viên Việt Nam củng cố niềm tin vững chắc vàocon đường mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân đã chọn, xác định phương thức,biện pháp có hiệu quả để thực hiện hóa niềm tin và lý tưởng đó
+ Giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên
Niềm tin chính trị của sinh viên được hình thành không chỉ có những trithức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn được hìnhthành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tinh hoa truyền thống dân tộc vàtinh hoa văn hóa nhân loại, những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhânViệt Nam và giai cấp công nhân quốc tế Vì vậy, cùng với việc giáo dục chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, cần chú trọng giáo dục
Trang 31những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hình thành trong lịch sửdựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với kẻ thù đông vàmạnh hơn, hoàn cảnh lịch sử đã hun đúc cho con người Việt Nam truyềnthống yêu nước, đoàn kết dân tộc, bất khuất, kiên cường, và sáng tạo trongdựng nước và giữ nước, truyền thống không cam chịu làm nô lệ Ngày nay,truyền thống đó đang thúc đẩy con người Việt Nam, thanh niên, sinh viênViệt Nam không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, quyết tâm thực hiện lý tưởngchính trị cao đẹp “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cũng khắc họa cho sinh viên Việt Nam sựnhạy bén chính trị và tính tích cực trong việc tham gia vào đời sống chính trịđất nước Truyền thống ấy, đang được sinh viên Việt Nam phát huy tham giađóng góp ý kiến vào các dự thảo quyết sách chính trị mà Đảng và Nhà nước ta
đề xướng Kết hợp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvới việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần tạo niềm tinchính trị vững chắc cho sinh viên hiện nay
- Giáo dục tình cảm chính trị, tạo niềm tin chính trị sâu sắc cho sinh viên
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, cần chú trọng đến việc hình thành
hệ thống thái độ tích cực cho sinh viên nhằm bồi dưỡng tình cảm chính trị chosinh viên
Tình cảm chính trị là một phần cơ bản trong cấu trúc của niềm tin chínhtrị Một tình cảm trong sáng, rộng lớn bao giờ cũng chứa đựng một tâm hồnnhân văn, cao thượng, biết yêu thương, cảm thông chia sẻ với người khác vàcũng là một xuất phát điểm của một hành động cao cả biết sống vì ngườikhác, hy sinh cho người khác Chính vì vậy, việc giáo dục tình cảm chính trịcho sinh viên là vấn đề không thể thiếu để xây dựng niềm tin chính trị chosinh viên
Trang 32Trong giáo dục tình cảm chính trị, cần quan tâm giáo dục tình thươngcủa con người với nhau; tình yêu quê hương đất nước; giáo dục tình cảm dântộc, tình cảm giai cấp; giáo dục truyền thống dân tộc bao gồm lòng yêu đấtnước, ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc và giáo dục tinh thần quốc tế vô sản.Tất cả những nội dung trên cần được giáo dục thông qua việc tổ chức nhữnghoạt động thiết thực cho sinh viên
Niềm tin chính trị của sinh viên gắn liền với những tình cảm tốt đẹpcủa sinh viên Đó là tình cảm chính trị chân chính, biểu hiện ở tình yêu đấtnước, yêu Đảng, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu lãnh tụ, yêu con người,mong muốn vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ Vì vậy, việc hình thànhtình cảm trong xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên phải gắn liền vớiviệc thỏa mãn những nhu cầu thiết thực và hoạt động của sinh viên
Tình cảm là phẩm chất tâm lý rất quan trọng đối với con người, nó cóthể lan tỏa từ người này sang người khác để hình thành nên những tâm trạngchung, có ảnh hưởng không nhỏ tới tính tích cực hoạt động của con người Do
đó trong quá trình xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên, những người làmcông tác chính trị tư tưởng cần chú ý tới tính lan tỏa của nó, xây dựng nhữngtình cảm tốt đẹp để tăng cường, củng cố niềm tin chính trị cho sinh viên, hạnchế những tình cảm tiêu cực làm giảm sút niềm tin trong sinh viên
- Giáo dục ý chí sẵn sàng hành động cách mạng cho sinh viên
Tri thức, tình cảm chính trị trở thành niềm tin chính trị đích thực khichúng biểu hiện trong ý chí dẫn đến hành động thực tiễn Ý chí và hành độngchính trị là toàn bộ động cơ thôi thúc dẫn đến hành động cách mạng của sinhviên tham gia vào đời sống chính trị của đất nước
Để hình thành ý chí và hành động cách mạng cho sinh viên cần phảităng cường rèn luyện ý chí qua hành động thực tiễn xã hội đối với sinh viên.Việc rèn luyện trong xây dựng niềm tin chính trị đối với sinh viên đòi hỏi việcđộng viên, phát triển các phong trào sinh viên, những điển hình tiên tiến, đưa
Trang 33sinh viên vào việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định, gắnliền với những lợi ích thiết thực của họ, qua đó tích lũy kinh nghiệm hoạtđộng thực tiễn
Công tác chính trị tư tưởng với việc xây dựng niềm tin chính trị chosinh viên cần phải đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tránh tuyêntruyền hình thức, phải thực sự giải quyết được những đòi hỏi về nhận thức vàlợi ích chính đáng của sinh viên Có như vậy mới tạo nên được môi trường xãhội tốt, là cơ sở sự thống nhất giữa ý chí và hành động, là điều kiện quantrọng để bồi dưỡng những phẩm chất ý chí cho sinh viên Cần rèn luyện chosinh viên ý chí, khả năng đương đầu với thử thách, không ngại khó khăn, giankhổ, luôn đi đầu vươn lên trong mọi hoàn cảnh Rèn luyện ý chí cho sinh viênbằng cách tổ chức các hoạt động thực tiễn, thiết thực như các phong trào sinhviên tình nguyện, tuổi trẻ giữ nước
- Giáo dục tính tích cực, bản lĩnh, sự nhạy bén chính trị và khắc phục
những biểu hiện giảm niềm tin chính trị trong sinh viên
Bản lĩnh chính trị được hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về lýtưởng chính trị, về tính khoa học và cách mạng của hệ tư tưởng chính trị như
là yếu tố cốt lõi của văn hóa chính trị Còn sự nhạy bén chính trị là khả năngphát hiện, nắm bắt dự báo và xử lý nhanh những vấn đề mới phát sinh trongđời sống chính trị Khả năng này có cơ sở từ sự nhanh hiểu biết sâu sắc nhữngquan hệ chính trị, những quy luật của đời sống chính trị và từ bề dày kinhnghiệm chính trị của mỗi người Chúng ta cần phải giáo dục cho sinh viênhiểu sâu sắc về tri thức chính trị, nhất là tri thức ở trình độ lý luận, bám sátthực tiễn chính trị trong nước và quốc tế, tích cực tham gia vào phong tràochính trị của quần chúng, hòa mình vào đời sống chính trị của đất nước là conđường đạt tới bản lĩnh chính trị ở mỗi cá nhân
Khi mỗi cá nhân hình thành cho mình bản lĩnh chính trị và sự nhạy bénchính trị thì ở trong họ cũng hình thành niềm tin chính trị vững chắc, đủ khả
Trang 34năng nhận thức đúng sai và sẽ có thái độ đấu tranh với những tư tưởng, quanđiểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội, đấu tranh chống sự thụ động
và sự vô cảm chính trị trong sinh viên Giáo dục tính tích cực chính trị - xãhội, mà biện pháp chủ yếu thông qua việc lôi cuốn sinh viên tham gia vào đờisống chính trị của đất nước, qua việc giáo dục sinh viên tích cực tham giahoạt động công tác Đoàn, phong trào thanh niên, phong trào sinh viên đấutranh với những tiêu cực trong xã hội
1.2.3 Phương thức của công tác chính trị tư tưởng, xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay
Phương thức là cách thức và phương pháp để giải quyết một vấn đềnào đó Phương thức của công tác chính trị tư tưởng là cách thức và phươngpháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng Trong công tácchính trị tư tưởng, yếu tố đầu tiên quy định việc lựa chọn phương thức làphải chú ý đến đặc điểm đối tượng Hêghen cho rằng, phương pháp phảigắn liền với đối tượng Trước hết, việc sử dụng phương thức phải căn cứvào nhu cầu và trình độ nhận thức các vấn đề tư tưởng của đối tượng, vìnhu cầu và trình độ của đối tượng là không đồng đều Trong tác phẩm “Sửađổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Trong dân chúng có nhiềutầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau Có lớp tiên tiến,
có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu” [24; 126] Do đó, cần phải đi sâu tìmhiểu đối tượng để có phương thức giáo dục, xây dựng niềm tin chính trị chosinh viên phù hợp
Sinh viên có những đặc điểm, nhu cầu, lợi ích khác nhau, cho nên côngtác chính trị tư tưởng trong việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên cầnđược tiến hành một cách sinh động, bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợpvới từng đối tượng Đối với đối tượng sinh viên cần có phương pháp thích
Trang 35hợp để chuyển tải các nội dung một cách tốt nhất, giúp cho sinh viên nhậnthức sâu sắc và có hành vi tích cực.
Phải có phương thức thích hợp để tập hợp sinh viên vào tổ chức củaĐoàn Thanh niên và Hội Sinh viên, như Bác Hồ đã từng căn dặn: “Về phầnmình, Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phương pháp thíchhợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc” [25;165-166] Thực tế những năm qua cho thấy, các hình thức và biện pháp có tácdụng tốt nhất là các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng, các câu lạc
bộ, các phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, các cuộc thi, các hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể thao Thông qua các cuộc vận động, các phong trào tuổi trẻ, cáchoạt động giao tiếp, hội thảo để giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng niềm tinchính trị cho sinh viên
Tổ chức các buổi gặp gỡ, trò chuyện và lắng nghe ý kiến sinh viên,xem sinh viên vừa là chủ thể vừa là đối tượng của công tác chính trị tư tưởng.Trong quá trình xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên cần phải tin tưởng
và tôn trọng, bởi vì nhiều người vẫn có suy nghĩ áp đặt, như vậy sẽ gây ức chếcho sự tích cực và sáng tạo của sinh viên Có những diễn đàn sinh viên thểhiện mình và từ đó có động lực để sinh viên tham gia vào các phong trào, cáchoạt động Hơn thế nữa, người làm công tác chính trị tư tưởng cũng phải làmột trong những nhân tố quan trọng, khuyến khích, động viên để sinh viênquan tâm và tham gia nhiệt tình các hoạt động Đoàn, Hội nhiều hơn Khi sinhviên chủ động tham gia các phong trào, chủ động và góp ý xây dựng các hoạtđộng thì hiệu quả của công tác chính trị tư tưởng, xây dựng niềm tin chính trịcho sinh viên sẽ được nâng lên rõ rệt
Trong công tác chính trị tư tưởng, để xây dựng niềm tin chính trị chosinh viên thường có những phương pháp sau:
Trang 36+ Phương pháp thuyết trình là cách sử dụng lời nói để giảng giải nhữngvấn đề chính trị tư tưởng có tính chất lý luận một cách hệ thống, nhằm trang
bị tri thức, củng cố niềm tin chính trị cho sinh viên
+ Phương pháp cổ động trực quan trong công tác chính trị tư tưởng làphương pháp sử dụng các phương tiện trực quan để tác động vào lý trí, tìnhcảm sinh viên nhằm hướng dẫn nhận thức và hành vi của sinh viên Rèn luyện
ý chí cho sinh viên bằng cách tổ chức các hoạt động thiết thực, gắn liền vớilứa tuổi sinh viên như các phong trào: mùa hè xanh, tuyên truyền chủ trương,đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phòng chống HIV,AIDS, tham quan về nguồn, tìm hiểu các di tích lịch sử, các căn cứ cách mạng
để hướng về cội nguồn
+ Phương pháp nêu gương là phương pháp tác động vào tâm lý, tìnhcảm của sinh viên, nhằm tạo ra sự bắt chước xã hội với những hành độngđược xã hội tôn vinh, và ngăn ngừa những hành động đi ngược lại với lợi ích
xã hội Bác Hồ từng dạy: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trămbài diễn văn tuyên truyền” Những tấm gương hy sinh quên mình vì Tổ quốcnhư Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng; Phan Đình Giót xông lên lấp lỗchâu mai; Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình chèn pháo; Võ Thị Sáu, NguyễnVăn Trỗi khi ra pháp trường vẫn nêu cao khí phách người Cộng sản; cácphong trào sinh hoạt chính trị “Mãi mãi tuổi hai mươi” học tập tấm gương liệt
sỹ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm trở thành tấm gương sáng, có tácdụng cổ vũ, động viên sinh viên học tập, noi theo
+ Phương pháp cá nhân là phương pháp tác động tư tưởng đến từngngười riêng lẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của sinh viên thì phương pháp trực quan vàphương pháp nêu gương đối với sinh viên là cần thiết Vì vậy, hiện nay các tổchức Đảng, Đoàn cần chú trọng phương thức công tác chính trị tư tưởng xâydựng niềm tin chính trị cho sinh viên hiệu quả, thiết thực nhất
Trang 371.3 Tầm quan trọng của công tác chính trị tư tưởng trong việc xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay
Thứ nhất, công tác chính trị tư tưởng góp phần trang bị thế giới quan duy vật, phương pháp luận khoa học cho sinh viên
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới,
về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới ấy Thế giới quancòn là hệ thống những nguyên tắc quan điểm niềm tin, khái niệm biểu tượng
về toàn bộ thế giới
Thế giới quan có vai trò đặc biệt quan trọng đó là quy định thái độ conngười đối với thế giới và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động Công tác chínhtrị tư tưởng với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa họcbiện chứng giúp sinh viên có thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai; phânbiệt được cái biện chứng và cái siêu hình bởi trong thực tế chúng ta thấy rằng
có rất nhiều loại thế giới quan Thế giới quan triết học Mácxít sẽ trang bị chocon người cách nhìn đúng đắn, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học dựa trên
cơ sở khoa học và dựa vào khoa học để luận giải các vấn đề thuộc tự nhiên,
xã hội và tư duy của con người Chủ nghĩa Mác - Lênin chủ trương giải phóngcon người ở ngay thế giới hiện tại, kêu gọi mọi người đấu tranh để xoá bỏ ápbức bất công và xây dựng lên một xã hội công bằng, dân chủ ở đó mọi người
có điều kiện để phát triển toàn diện Vì vậy, thế giới quan triết học Mácxít đãđưa con người ta đi đúng hướng
Đối với sinh viên, công tác chính trị tư tưởng giúp họ nhận thức và tìm
ra phương hướng đúng đắn, tìm được lý tưởng trong học tập cũng như trongcuộc sống Hình thành ở sinh viên thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác– Lênin cũng nhằm xây dựng cho sinh viên lý tưởng trong học tập sinh hoạt
và rèn luyện, không chịu cúi đầu trước những khó khăn thử thách mà phải cốgắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, luôn có cái nhìnbiện chứng đúng đắn giữa các sự vật hiện tượng, giữa các vấn đề Trong học
Trang 38tập phải luôn làm chủ kiến thức, luôn nhận thức rằng mình là chủ thể của mọihọat động để từ đó có thể đề ra kế hoạch cho bản thân Khi được trang bị mộtthế giới quan khoa học đúng đắn thì sinh viên sẽ từng bước xác định được thái
độ, xác định được cách nhìn về cuộc sống và về cách thức hoạt động học tậpcho tương lai hợp với thời đại mới Có thế giới quan khoa học đúng đắn sẽhướng sinh viên hoạt động theo hướng tích cực góp phần vào sự tiến bộ xãhội Vì thế, có thể nói rằng, thế giới quan khoa học là cái gốc về mặt tư tưởng,nhân cách, là cơ sở cho đạo đức, hành vi chính trị sau này của sinh viên
Bên cạnh thế giới quan khoa học, điều đặc biệt cần chú ý trong công tácchính trị tư tưởng đó là hình thành ở sinh viên phương pháp luận biện chứng.Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, nhận thức
và cải tạo hiện thực Nó có tác dụng hướng dẫn, gợi mở và chỉ đạo cho mọihoạt động của con người
Trong quá trình học tập và nghiên cứu nhất thiết phải có phương phápluận và phương pháp luận đúng đắn nhất là phương pháp luận duy vật biệnchứng Nó trở thành phương pháp luận chung nhất cho mọi khoa học Phươngpháp luận có vai trò rất lớn trong việc định hướng Phương pháp luận đúng cóthể dẫn người ta đến những thành công hoặc ngược lại, phương pháp luậnkhông đúng có thể dẫn người ta đến những thất bại nếu không có phươngpháp đúng đắn Phương pháp luận Mácxít hình thành cho sinh viên làm việc
có kỷ luật có ý thức tổ chức cao, tạo nên phẩm chất công dân, phẩm chất conngười mới có tác phong phù hợp với thời đại mới
- Thứ hai, công tác chính trị tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh và sự giác ngộ lý tưởng cách mạng
Công tác chính trị tư tưởng trong các trường đại học hiện nay trước hết
là nhằm giáo dục những tri thức chính trị cơ bản, có hệ thống cho sinh viênbằng việc giáo dục những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; giáo
Trang 39dục tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam Từ đó góp phần bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cáchmạng,định hướng nhận thức, xây dựng và củng cố niềm tin của sinh viên vào
sự lãnh đạo của Đảng, từ đó tạo được tính tự giác, lòng hăng say, ý thức tráchnhiệm để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết mà Đảng đề ra
Việc nâng cao trình độ lý luận chính trị trong sinh viên có vị trí rấtquan trọng trong toàn bộ hoạt động của nhà trường Tầm quan trọng của nóbắt nguồn từ vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với quá trình phát triểncủa xã hội với tư cách là khoa học cách mạng của giai cấp công nhân và hệ tưtưởng của toàn xã hội trong chế độ XHCN
C Mác chỉ rõ: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thếđược sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằnglực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi
nó xâm nhập vào quần chúng” [17; 580]
Mục đích của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho sinh viên làbiết vận dụng lý luận đó một cách sáng tạo vào hoạt động thực tiễn V.I Lêninviết: “chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn
và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móngcho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn
về mọi mặt” [13; 232]
Công tác chính trị tư tưởng trong xây dựng niềm tin chính trị cho sinhviên còn tạo dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên đó chính là giúp họ biếtchọn lựa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa và nâng cao khả năng nhận biết vàđối phó trước các âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi kéo của các thế lực thù địch,các cám dỗ vật chất và các tệ nạn xã hội khác
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất chú trọng việc xây dựng lý tưởng cáchmạng cho con người Việt Nam mới Đó là lý tưởng “độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội”, “không có gì quý hơn độc lập tự do” Chính lý tưởng
Trang 40đó đã dẫn dắt những thế hệ con người Việt Nam hy sinh cả tuổi trẻ, khôngtiếc máu xương để dành lại nền độc lập cho dân tộc, bảo vệ đất nước và xâydựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Công tác chính trị tư tưởng trong việc xây dựng niềm tin chính trị chosinh viên ngoài việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, tạo dựng bản lĩnhchính trị còn phải chú trọng đến làm cho họ giác ngộ cách mạng Nếu khôngxây dựng một lý tưởng cách mạng thì chủ nghĩa cá nhân sẽ phát triển, lối sốngthực dụng chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý sẽ hoành hành Bởi vậy, vấn đềxây dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên ngày nay trở nên cấp bách đểngăn chặn các hiện tượng tiêu cực mà mặt trái của nền kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế sản sinh ra Cần phải xây dựng cho sinh viên - những chủnhân tương lai của đất nước lý tưởng cách mạng, thấm nhuần tư tưởng đặt lợiích của mình trong sự nghiệp cao cả đưa đất nước trở thành nước xã hội chủnghĩa phồn vinh; người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh Bằng các hoạt động phong trào thi đua, phong tràohành động, thông qua các hoạt động thực tiễn đây là môi trường giáo dục hiệuquả nhất để giáo dục và nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng của tuổi trẻ
- Thứ ba, công tác chính trị tư tưởng góp phần nâng cao nhận biết và tăng cường năng lực trong đấu tranh chống các trào lưu lý luận, tư tưởng phản động, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa
“Diễn biến hòa bình” là một chiến lược phản cách mạng do các thế lựcthù địch tiến hành nhằm thủ tiêu chế độ XHCN và chống phá các nước pháttriển theo hướng tiến bộ bằng các biện pháp phi vũ trang, thúc đẩy “tự diễnbiến” và “tự chuyển hóa” nội bộ
“Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa: kẻ thùtập trung phá hoại ta về lý luận, quan điểm, đường lối, hòng xóa bỏ nền tảng
tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng