QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HIỆN NAY Một trong những quan điểm nổi bật của chủ nghĩa Mác Lênin là về vấn đề dân chủ và bản chất của chủ nghĩa xã hội quan niệm về dân chủ và quan niệm đó là việc thực thi quyền lực của nhân dân. Làm nổi bật bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa: Chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa. Tính dân chủ của sinh viên trong môi trường Cao đẳng, Đại học thực tiễn cho thấy những giá trị của Chủ nghĩa MácLênin đã khẳng định giá trị to lớn trong suốt các thời kỳ. Để phát huy tối đa giá trị đó đòi hỏi về yếu tố con người, do đó trên mặt bằng chung, chúng ta chưa phát huy hết giá trị của nó. Tinh thần dân chủ được đề cao tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên luôn có quyền sắp xếp lịch học, thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trong các vấn đề của trường lớp. Tuy nhiên sự rụt rè, không quan tâm, nên còn rất hạn chế về những ý kiến mang tính xây dựng ngay từ một số sinh viên, vì vậy nhiều vấn đề chưa được tối ưu. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liên hệ đến việc xây dựng nền dân chủ trong sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hiện nay”
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: TS Thái Ngọc Tăng
Mã lớp học phần: LLCT120405_22_2_18
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Lê Tuấn Thương 22151307
2 Huỳnh Phúc Toàn 20143130
3 Võ Quốc Toàn 21157076
4 Nguyễn Thị Huyền Trang 20124423
5 Bùi Thị Thanh Trà 20157103
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm: ………
KÝ TÊN
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
giá
Lê Tuấn Thương 22151307 Chương 1 100% Huỳnh Phúc Toàn
20143130 Chương 2 100%
Võ Quốc Toàn 21157076 Làm file tiểu luận 100%
Nguyễn Thị
Huyền Trang 20124423 Tìm hiểu chủ đề, chia nội dung tiểu luận, tìm tài liệu tham khảo 100% Bùi Thị Thanh
Trà
20157103 Mở đầu và kết thúc 100%
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2
6 Kết cấu đề tài: 2
CHƯƠNG 1:QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3
1.1 Quyền làm chủ của nhân dân 3
1.2 Quá trình ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 4
1.3 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 5
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HIỆN NAY 8
2.1 Tình hình xây dựng nền dân chủ trong sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật hiện nay 8
2.2 Chính sách của nhà trường và các tổ chức Đoàn – Hội trong việc thực thi dân chủ trong sinh viên 9
2.3 Các giải pháp nâng cao ý thức dân chủ trong sinh viên 12
2.3.1 Nâng cao nhận thức đúng đắn của sinh viên về dân chủ và tinh thần dân chủ trong trường học 12
2.3.2 Dân chủ trong dạy học phải bắt đầu từ cách làm của người dạy học 13
2.3.3 Dân chủ trong kiểm tra đánh giá 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những quan điểm nổi bật của chủ nghĩa Mác - Lênin là về vấn đề dân chủ và bản chất của chủ nghĩa xã hội quan niệm về dân chủ và quan niệm đó là việc thực thi quyền lực của nhân dân Làm nổi bật bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa: Chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa Tính dân chủ của sinh viên trong môi trường Cao đẳng, Đại học thực tiễn cho thấy những giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định giá trị to lớn trong suốt các thời kỳ Để phát huy tối đa giá trị đó đòi hỏi về yếu tố con người, do đó trên mặt bằng chung, chúng ta chưa phát huy hết giá trị của nó Tinh thần dân chủ được đề cao tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên luôn có quyền sắp xếp lịch học, thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trong các vấn đề của trường lớp Tuy nhiên sự rụt rè, không quan tâm, nên còn rất hạn chế về những ý kiến mang tính xây dựng ngay từ một số sinh viên, vì vậy nhiều vấn đề chưa được tối ưu
Chính vì vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa Liên hệ đến việc xây dựng nền dân chủ trong sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hiện nay”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trình bày một cách có hệ thống giúp nắm vững những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng những quan điểm, tư tưởng ấy ở trường Đại Học
Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ
xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và quá trình thực hiện dân chủ
ở trường ta hiện nay Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và tìm hiểu thực trạng quá trình thực hiện dân chủ ở trường ta hiện nay
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
Một là phương pháp luận của đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Hai là đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp logic – lịch sử, phân tích tổng hợp và phương pháp xử lý tài liệu
5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích, những quan điểm của Mác-Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nền dân chủ ở trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận của chúng em bao gồm 2 chương:
+ Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa + Chương 2: Liên hệ đến việc xây dựng nền dân chủ trong sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật hiện nay
Trang 7CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Quyền làm chủ của nhân dân
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân
dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhân dân - quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng Quyền lợi căn bản nhất c ủ a nhân dân chính là quyền lực của nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi
đó mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư
cách một quyền lợi
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là
một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế dân chủ
Thứ ba trên phương diện tổ chức và quản lí xã hội, dân chủ là một nguyên tắc-
nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành
nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức quản lý xã hội
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau:
Chủ nghĩa Mác Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ Đặc biệt, Chủ nghĩa Mác Lênin rất tán thành: “Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về
nhân dân”
Khi xã hội có nhà nước và giai cấp - tức là một chế độ dân chủ thể hiện thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, dân chủ thuần túy Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội Nền dân chủ trong xã hội có giai cấp có mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã
thiết lập nên nền dân chủ đó
Ví dụ: Dân chủ nô lệ, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản,
Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm
trù lịch sự, chính trị
Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lý xã hội theo
Trang 8pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân”gắn liền với
một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu: “Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người, là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình
ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại
1.2 Quá trình ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do
đó, tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
• Giai đoạn 1: Giai cấp công nhân làm cách mạng giành lấy dân chủ
Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ phong trào công nhân và những người lao động ở châu Âu vào thế kỷ 19 Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, như Karl Marx và Friedrich Engels, đã phát triển các lý thuyết về sự phân hủy
của chủ nghĩa tư bản và sự tiến bộ của xã hội chủ nghĩa
• Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân dùng dân chủ tổ chức nhà nước của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động – Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) Trong những năm 1917-1922, Cách mạng Nga đã thành công trong việc lật đổ chính quyền tư sản và thiết lập một chính quyền xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Sau đó, các nước khác như Trung Quốc, Cuba và Việt Nam cũng đã thiết lập các chính quyền xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, các nỗ lực để thiết lập các chính quyền xã hội chủ nghĩa đã gặp phải nhiều thách thức và khó khăn Nhiều người cho rằng hệ thống này không hiệu quả và không thể cạnh tranh với các hệ thống kinh tế khác Một số nước đã thực hiện các biện pháp cải cách để giảm bớt tính quá độ của xã hội chủ nghĩa, trong khi các nước khác
vẫn duy trì một hệ thống hoàn toàn xã hội chủ nghĩa Quá trình phát triển của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ XHCN là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho
Trang 9những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản
lý xã hội
Cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chỉ trong một thời gian ngắn, ở một số nước có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội rất thấp, lại thường xuyên
bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy, mức độ dân chủ đạt được ở những nước này hiện nay còn nhiều hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.3 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Chúng ta có thể thấy rằng, dân chủ vô sản, theo V.I.Lênin, không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc
lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số Rằng, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh
tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu, càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, nó đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính
của xã hội
Ở một tư cách đỉnh cao hơn, bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là:
- Là thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, dân tộc, giải phóng con người một cách
triệt để, toàn diện, thực hiện quyền tự do, bình đẳng của con người
-Đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân
-Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên các khía cạnh sau:
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội, là quyền của giai cấp công nhân, của giai cấp công nhân không chỉ vì thực hiện các nguồn lực và lợi ích của mình, nhưng chủ yếu là vì quyền lực và thúc đẩy lợi ích của mọi công dân, kể cả giai cấp công nhân Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo - Đảng Cộng sản đại biểu trí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân, của người lao động và của cả nước,
là nhân tố then chốt bảo đảm thực quyền thuộc về nhân dân Theo nghĩa này, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là trung tâm về mặt chính trị Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản về mọi mặt đối với xã hội của giai cấp công nhân được V.I Lênin gọi là sự thống trị về
chính trị
Bản chất chính trị :
Trang 10• Mang bản chất giai cấp công nhân
• Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Bản chất nhất nguyên)
• Thừa nhận chủ thể quyền lực của nhà nước là nhân dân (nhân dân xây dựng nhà nước)
Về quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa thực chất là của dân, do dân, vì dân Cách mạng xã hội chủ nghĩa khác với các cuộc cách mạng xã hội trước đây ở chỗ là cuộc cách mạng của đa số,
vì lợi ích của đa số nhân dân Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946) là dịp để cả nước tự do bầu cử những người có tài, có đức vào công việc nhà nước Chính phủ có quyền ứng cử và mọi công dân đều có quyền bầu cử Quyền tham gia rộng rãi vào việc quản lý nhà nước là một phần của nền dân chủ trong lĩnh vực
chính trị
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kết hợp trong tính chất chính trị của nó tính giai cấp công nhân với tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc Do đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác với nền dân chủ tư sản về chất ở tính giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản) nhất nguyên và đa nguyên; trong một hoặc nhiều đảng; trong bản chất của
nhà nước (nhà nước hợp hiến xã hội chủ nghĩa và nhà nước hợp hiến tư sản)
Bản chất kinh tế:
• Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu
• chủ thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu xã hội đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên cơ
sở khoa học và công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao
của xã hội với toàn thể nhân dân lao động
Bản chất kinh tế của một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác với một chế độ tư hữu, đàn áp, bóc lột và bất công, nhưng cũng giống như mọi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, không có chữ “không” mà mọi người thích, đó không phải là chữ “không” Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa còn là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu lịch sử của nhân loại, đồng thời loại bỏ những mặt trái, những tiêu cực và những yếu tố hạn chế của nền kinh tế trước đây, nhất là bản chất của chế độ tư hữu Áp bức, bóc lột, bất công đối
với đại bộ phận nhân dân
Trang 11Khác với dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là đưa
tư liệu sản xuất chủ yếu vào sở hữu công cộng và thực hiện chế độ hưởng lợi dựa trên kết quả lao động
Bản chất tư tưởng- văn hóa xã hội:
• Hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội là Chủ nghĩa Mác – Lênin
• Kế thừa những giá trị của các nền văn hóa trước đó
• Thực hiện giải phóng con người triệt để và phát triển toàn diện cá nhân Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm nhân tố chủ đạo của mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới đồng thời kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội mà nhân loại đã sáng tạo ra ở các nước, các dân tộc Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ nhân của các giá trị văn hóa tinh thần; nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện phát triển bản thân Theo quan điểm này, dân chủ là thành tựu văn hóa, là quá trình sáng tạo
văn hóa, thể hiện khát vọng tự do sáng tạo và phát triển
Có thể hiểu rằng: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so
với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân
là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.”