1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi dưỡng năng lực cảm thục văn học cho học sinh lớp 4-5 qua dạy học tập đọc

128 1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 725,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do nêu trên, để bồi dưỡng năng lực CTVH chohọc sinh theo mức độ yêu cầu của chương trình Tiếng Việt hiện hành, đồngthời, phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh khá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Lấ NA

BồI DƯỡNG NĂNG LựC CảM THụ VĂN HọC CHO HọC SINH LớP 4 - 5 QUA DạY HọC TậP đọC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ NA

BåI D¦ìNG N¡NG LùC C¶M THô V¡N HäC

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS CHU THỊ HÀ THANH

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Đề tài “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5

qua dạy học Tập đọc” nhằm đề cập đến một số vấn đề dạy và học cảm thụ

văn học Đây là mảng kiến thức mà các giáo viên cũng như các em học sinhcòn gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt Vớimong muốn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và dạyhọc phân môn Tập đọc nói riêng, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu

và phân tích thực trạng dạy học bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, đặc biệt

là bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc Đồng thờitrực tiếp trao đổi, tham khảo và tiếp thu những ý kiến của một số thầy cô giáo

có kinh nghiệm trong nghề, và từ đó đưa ra một số biện pháp giúp học sinh vàgiáo viên tháo gỡ những khó khăn

Trong quá trình làm đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cònnhận được sự giúp đỡ rất tận tình, chu đáo và có hiệu quả của các thầy cô giáotrong khoa Giáo dục và khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh Với tấm lòngbiết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Chu Thị Hà Thanh,giảngviên khoa Giáo dục, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm đề tài này Bởi vì đây

là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính tập dượt của bản thân, mặt khác,

do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, tài liệu tham khảo ít nên không thể tránhkhỏi những sai sót Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả cácthầy cô và các bạn

Nghệ An, ngày 23 tháng 8 năm 2014

Tác giả

Lê Na

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu: 3

8 Cấu trúc luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1.1 Nghiên cứu về cảm thụ văn học 4

1.1.2 Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học qua các giai đoạn ở Tiểu học 4

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC 6

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.2.2 Các cấp độ của tác phẩm và cảm thụ tác phẩm 7

1.2.3 Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực CTVC cho HS tiểu học 9

1.3 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4-5 .11

1.3.1 Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 11

1.3.2 Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 5 12

1.4 ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM THỤ VĂN HỌC Ở LỨA TUỔI HỌC SINH LỚP 4 - 5 14

Trang 5

1.4.1 Đặc điểm nhận thức 14

Trang 6

1.5 ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 20

1.5.1 Tính nhân văn 20

1.5.2 Tính chủ quan của tác phẩm văn học 21

1.5.3 Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo của tác phẩm văn học .22

1.5.4 Tính nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm văn học 24

1.6 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC VÀ NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC 24

Kết luận chương 1 27

Chương 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 – 5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC 29

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 29

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 29

2.1.2 Điạ bàn khảo sát 29

2.1.3 Nội dung nghiên cứu thực trạng 29

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 29

2.2 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG .30

2.2.1 Thực trạng năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 - 5 .30

2.2.2 Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với công tác bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 34

Trang 7

2.2.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học

sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập đọc 38

2.3 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 45

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 45

2.3.2 Nguyên nhân khách quan 46

Kết luận chương 2 46

Trang 8

VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC 48

3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC 48

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 48

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 48

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 49

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa cảm thụ văn học và dạy học Tập đọc 49

3.2 CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC 49

3.2.1 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu 49

3.2.2 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm 67

3.2.3 Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua thông tin về các sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ 84

3.3 THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4-5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC 91

3.3.1 Khái quát về thử nghiệm 91

3.3.2 Thử nghiệm và phân tích kết quả 92

Kết luận chương 3 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC

Trang 9

PP : Phương phápSGK : Sách giáo khoa

Trang 10

Trang Bảng:

Bảng 2.1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học nội dung CTVH 30Bảng 2.2 Năng lực CTVH của HS 30Bảng 2.3 Mức độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng năng lực

CTVH 35Bảng 2.4 Nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực

CTVH cho học sinh của giáo viên 37Bảng 2.5 Mức độ nhận thức của giáo viên về mối liên hệ giữa dạy

học Tập đọc và bồi dưỡng năng lực CTVH 38Bảng 2.6 Mức độ bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh của giáo

viên thông qua dạy học Tập đọc 39Bảng 2.7 Đánh giá khả năng của GV trong việc bồi dưỡng năng lực

CTVH 40Bảng 2.8 Mức độ sử dụng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH

cho học sinh thông qua dạy Tập đọc của giáo viên 42Bảng 3.1 Kết quả học tập của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng 92

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1 Kết quả học lực của 2 lớp thử nghiệm và đối chứng 93

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đạt được những thành tựu to lớnlàm cho lượng trí thức tăng nhanh, trình độ văn minh cao, đòi hỏi con ngườiphải năng động, sáng tạo, thích nghi với mọi điều kiện của cuộc sống Bêncạnh đó, nuớc ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, nhằm đuổi kịp các quốc gia trên thế giới Điều đó đòihỏi ngành giáo dục phải thay đổi mục tiêu, đào tạo ra những con người laođộng mới: Tự chủ, kết hợp hài hoà giữa tài và đức Muốn thực hiện đượcnhiệm vụ này, chúng ta phải bắt đầu từ bậc tiểu học Vì đây được coi là bậchọc nền tảng, tạo ra những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhiều mặt và lâudài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để các emtiếp tục học lên bậc cao hơn Do đó, phải có sự đổi mới nội dung dạy học mộtcách toàn diện

1.2 Cùng hoà chung vào sự đổi mới của tất cả các môn học thì việc đổimới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở môn Tiếng Việtcũng đang diễn ra một cách sôi động Vấn đề phát triển và gìn giữ sự trongsáng của Tiếng Việt luôn được các cấp, các ngành quản lý giáo dục hết sứcquan tâm, việc phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh tiểu học luôn đicùng với nội dung dạy học môn Tiếng Việt Trong môn Tiếng Việt thì phânmôn Tập đọc có một vị trí rất quan trọng, đó chính là sự kết hợp, tổng hoà kiếnthức của các phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn

Văn học có khả năng tác động kỳ diệu đến đời sống tâm hồn của conngười Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học(CTVH) cho học sinh nhằm chiếm lĩnh các giá trị nghệ thuật của tác phẩm làhết sức cần thiết Ở đó các em sẽ thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, tác dụng sâusắc của nó đến đời sống nội tâm cũng như bồi dưỡng tâm hồn trong sáng cho

Trang 12

các em Ở bậc tiểu học, hoạt động CTVH hình thành và thể hiện qua các kỹnăng đọc, tìm hiểu từ ngữ, xác định hình ảnh chi tiết nghệ thuật Ngoài ra,giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh quan sát ở các góc độ, qua đó, lột tả vàphân tích, nắm được các đặc điểm nghệ thuật, biết sử dụng từ ngữ súc tích,giàu hình ảnh để viết lên, nói lên những cảm xúc, rung động của mình, đó làtừng bước giúp các em phát triển năng lực CTVH Dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, các em được cảm thụ những tác phẩm văn học trong sách giáokhoa, từ đó, sẽ mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn Có năng lực CTVHtốt, học sinh sẽ hứng thú hơn khi viết văn, càng thêm yêu quý Tiếng Việt và

có ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt

Xuất phát từ những lý do nêu trên, để bồi dưỡng năng lực CTVH chohọc sinh theo mức độ yêu cầu của chương trình Tiếng Việt hiện hành, đồngthời, phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi về môn Tiếng Việt,

chúng tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học

sinh lớp 4-5 qua dạy học Tập đọc”

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua dạy học phân môn Tập đọc, xây dựng các biện pháp bồidưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5, góp phần nâng cao chất lượngdạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng năng lực CTVH chohọc sinh lớp 4-5

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVHcho học sinh lớp 4-5 qua dạy học Tập đọc

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn họcphù hợp với đặc trưng phân môn Tập đọc, đặc điểm nhận thức của học sinhthì sẽ góp phần nâng cao được năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5

Trang 13

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài

5.3 Xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinhlớp 4-5 thông qua dạy học Tập đọc và tiến hành thử nghiệm các biện pháp đó

ở trường tiểu học

6 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi thu thập số liệu và tiến hành thử nghiệm ở một số trường tiểuhọc trên địa bàn TP Vinh - Nghệ An

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận:

Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thốnghoá, tổng kết các quan điểm khoa học trong các tài liêu có liên quan để đề ragiả thuyết khoa học của luận văn

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thựctrạng dạy bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh để phát hiệnnhững vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra các giải pháp

7.3 Phương pháp thống kê Toán học nhằm xử lí kết quả điều tra, kếtquả thực nghiệm

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng năng lực CTVH thông cho học sinh

lớp 4-5 qua dạy học Tập đọcChương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho

học sinh lớp 4-5 qua dạy học Tập đọc

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Nghiên cứu về cảm thụ văn học

Vấn đề bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS không phải là một đề tàimới mẻ Đã từ lâu và cũng rất đông đảo các nhà chuyên môn quan tâm nghiêncứu tới vấn đề này Trước những năm 90 của thế kỉ XX, nhóm tác giả TrịnhMạnh, Đặng Anh, Nguyễn Đức Bảo đã đặt vấn đề nghiên cứu dạy CTVHcùng với việc dạy đọc hiểu và đọc diễn cảm Tuy nhiên, trong những nămđầu, lí luận về dạy đọc hiểu cũng như lí luận về dạy CTVH mới được đặt ranhư một vấn đề độc lập cần được nghiên cứu, tiêu biểu là các tác giả: HoàngHoà Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Trọng Luận, Trần Mạnh Hưởng, ĐinhTrọng Lạc

Những công trình nghiên cứu kể trên đã có đóng góp rất lớn vào vấn đềbồi dưỡng năng lực CTVH cho HS Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt

Nga, Phạm Đức Minh với “Cảm thụ văn tiểu học 4, Cảm thụ văn tiểu học 5”

đã dựa vào các văn bản bài đọc Tập đọc ở lớp 4,5 để gợi ý hướng dẫn theomột hệ thống câu hỏi, giúp các em đọc hiểu bài đọc Đặc biệt một số côngtrình đã được đầu tư nghiên cứu trong thời gian dài và có tính bao trùm toàn

bộ vấn đề CTVH ở Tiểu học như các tác giả Lê Phương Nga, Phan TrọngLuận, Đinh Trọng Lạc

1.1.2 Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học qua các giai đoạn ở Tiểu học

Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh tiểu học không phải là một đềtài mới mẻ với chúng ta Bởi từ trước đến nay cũng có rất nhiều các nhàchuyên môn quan tâm nghiên cứu tới vấn đề này Xem CTVH là thước đo cơ

Trang 15

bản để đánh giá khả năng nhận thức, hiểu biết kiến thức về môn Tiếng Việtcủa học sinh ở trường tiểu học Ở nước ngoài, có một số tác giả nổi tiếng đãnghiên cứu về vấn đề này như: Nikiphôriva, Red D.A, Nautôv M.Ar Ở ViệtNam, một số công trình nổi bật của các tác giả đã giúp cho việc bồi dưỡngnăng lực CTVH cho học sinh đạt được hiệu quả cao như: Trần Mạnh Hưởng,Nguyễn Trọng Hoàn, Hoàng Hoà Bình, Hoàng Ngọc Hiến…

Cụ thể như sau:

- “Dạy văn cho học sinh tiểu học” [1, 99]

Tác giả đã khẳng định sự cần thiết của việc giúp học sinh hiểu và cảmnhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn học, và đưa ra một số biện pháp nhằmnâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em

- “Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học” [2, 99]

Cuốn sách gồm hai phần:

Phần đầu nêu lên một số vấn đề chung về cảm thụ văn học, đưa ra một

số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học

Phần còn lại tác giả đưa ra một hệ thống các bài tập và đáp án gợi ýgiúp học sinh luyện tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học của mình

- Bài viết “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học,

các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý” của Lê Phương Nga, in trên Tạp

chí giáo dục tiểu học số 3/1998, cũng như bài “Rèn luyện kỹ năng đọc cho

học sinh tiểu học theo hướng tích cực hoá hoạt động” in trên Tạp chí giáo

dục quý I/2002 đã đưa ra một số biện pháp tích cực để rèn luyện kỹ năng đọccho học sinh tiểu học

- “Dạy học đọc hiểu ở lớp 4-5” [3, 99], đã đề cập đến vấn đề sử dụng

hệ thống câu hỏi và bài tập để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh tiểuhọc, xem đó là phương tiện chủ chốt để thực hiện quan điểm dạy học mới -quan điểm dạy học hướng vào người học

- “Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc ở lớp 4-5” [16, 100]

Trang 16

Các tác giả đã hướng dẫn cách đọc, nêu các câu hỏi gợi ý để hướng dẫnhọc sinh cảm thụ một số bài Tập đọc trong chương trình lớp 4-5.

- Ngoài ra, một số khoá luận của khoá trước cũng đề cập đến một số biệnpháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh tiểu học

Qua việc tìm hiểu các tài liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy các tác giả

đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh dưới nhiềukhía cạnh khác nhau nhưng đều thống nhất ở việc khẳng định sự cần thiết củaviệc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong dạy học Như vậy, vấn đề rènluyện năng lực cảm thụ cho học sinh không phải là vấn đề mới nhưng nó có ýnghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết, vì chưa có tài liệu nào đi sâu nghiêncứu Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu có trước,chúng tôi đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học chohọc sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập đọc

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

- Cảm thụ tức là “nhận biết được bằng cảm tính, giác quan” [19, 100].

- Hoặc cảm thụ là “nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi”

[11, 99]

CTVH là sự hiểu và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâusắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm thơ văn Như vậyCTVH cũng có nghĩa là khi đọc, nghe, hoặc thấy một câu chuyện, một bài thơ

ta không những hiểu mà còn có phải cảm xúc, tưởng tượng và gần gũi, nhậpthân với những gì đã đọc, đã quan sát được

- Năng lực tức là khả năng làm được việc [11, 99]

- Năng lực CTVH được hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh,nhạy, chính xác các đặc điểm, đặc trưng, bản chất của tác phẩm về nội dung

và nghệ thuật Là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế vớinhững điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng, là khả

Trang 17

năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phongcách của tác giả.

- Bồi dưỡng năng lực CTVH Theo Từ điển Hán Việt của Phan VănCác, bồi dưỡng theo nghĩa gốc là làm tăng sức khỏe bằng chất bổ, còn theo

nghĩa chuyển thì bồi dưỡng là làm tăng năng lực phẩm chất Trong đề tài Bồi

dưỡng năng lực CTVH thông qua dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 4-5

chúng tôi sử dụng khái niệm bồi dưỡng trên theo nghĩa chuyển

Vậy, có thể hiểu bồi dưỡng năng lực CTVH là vận dụng những tri thức,chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để trang bị kiến thức và kỹ năng cho họcsinh nhằm giúp học sinh hiểu, lĩnh hội, thưởng thức những cái hay, cái đẹpcủa tác phẩm văn học

1.2.2 Các cấp độ của tác phẩm và cảm thụ tác phẩm

Mục đích của CTVH là thấy, hiểu và cảm được vẻ đẹp của tác phẩm.Song bản thân tác phẩm văn học có đối tượng cảm thụ là chỉnh thể có nhiềucấp độ nên cảm thụ cũng có các cấp độ cao, thấp, nông, sâu khác nhau Cấutrúc của một tác phẩm bao gồm 4 cấp độ nên trình độ cảm thụ cũng có 4 cấp

độ khác nhau

Cấp độ ngôn từ và sự cảm thụ ngôn từ:

Văn bản ngôn từ gồm các phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp vàkết cấu tác phẩm Tức là sự sắp xếp các tài liệu, là phương tiện tổ chức hìnhthức nghệ thuật sao cho những gì chính yếu trong tác phẩm được nổi bật, saocho tư tưởng sống động của tác giả gây được ấn tượng trong lòng người đọc

Cảm thụ phương diện ngữ âm của tác phẩm cần chú ý đến chủ ý tảcảnh tả tình của tác giả qua việc sắp xếp chuỗi liên tục những âm thanh khácnhau thành vần, điệu, tiết tấu

Trang 18

+ Cảm thụ phương diện từ vựng của tác phẩm cần chú ý đến nghĩa của

từ, cái hay cái đẹp của từ trong so sánh từ đồng nghĩa hay trái nghĩa Cảm thụ

từ vựng của tác phẩm còn phải chú ý đến từ cổ, từ mới, từ thuần Việt, từ HánViệt, từ phổ thông, từ địa phương Vì vậy muốn hiểu tác phẩm học sinh trướchết phải vượt qua được những trở ngại về từ ngữ này Nhưng khó hơn là các

em phải hiểu được dụng ý của tác giả khi dùng những lớp từ khác nhau Bởi

vì những lớp từ lại gợi những cảm giác riêng Ví dụ từ Hán Việt thường đượcdùng khi cần diễn đạt một cách trang trọng, còn từ thuần Việt lại gợi cảm giácthân mật gần gũi

+ Cảm thụ phương diện ngữ pháp

Là chú ý đến những hiện tượng đặc biệt trong cấu trúc câu, như đảongữ, điệp ngữ… Chú ý đến sự đan xen của các kiểu câu tả, kể, cảm thán…các kiểu lời nói trực tiếp, gián tiếp… Thể hiện được tính đa thanh củangôn ngữ

Cảm thụ cấu trúc ngữ pháp của tác phẩm còn phải chú ý đến ngữ nghĩacủa câu, hàm ý trong câu, tức là điều tác giả muốn thông báo nhưng lại thôngbáo bằng những cách đặc biệt Chú ý đến hàm ý ấy người đọc mới hiểu đúngnội dung thông báo là gì

Ngoài việc nắm chắc được các cấp độ cảm thụ tác phẩm đã nêu trên,chúng ta còn phải nắm được các cấp độ cảm thụ cao hơn như: Cảm thụ hìnhtượng, cảm thụ ý nghĩa của hình tượng (ý nghĩa của tác phẩm), cảm thụ tưtưởng của tác phẩm Bởi vì, chính cái làm nên sự nổi bật nội dung tác phẩm làhình tượng trong tác phẩm và tư tưởng của tác phẩm đó Tuy nhiên, do đặcđiểm nhận thức của học sinh tiểu học còn hạn chế cho nên chúng ta không đivào phân tích mổ xẻ một cách cụ thể chi tiết dẫn đến cứng nhắc, thiếu đi sự

vô tư hồn nhiên trong tâm hồn trẻ Ví dụ khi dạy bài “Bài ca Côn Sơn”,

chúng ta chỉ có thể dừng lại ở việc khai thác tìm vẻ đẹp của Côn Sơn thông

Trang 19

qua các hình ảnh thân thuộc như: Con suối, tiếng nước chảy, rừng thông…Chúng ta chưa thể khai thác một khía cạnh sâu xa của tác phẩm đó là cái sự

“ngâm thơ nhàn” của ông Bởi vì chúng ta đã chọn bài này dạy cho các emhọc sinh 9-10 tuổi chưa biết Nguyễn Trãi là ai

1.2.3 Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực CTVC cho HS tiểu học

1.2.3.1 Bồi dưỡng năng lực CTVH giúp HS xác định đúng nội dung chính của tác phẩm

Xác định chính xác nội dung của tác phẩm là một yêu cầu thiết yếu.Nếu xác định thiếu chính xác có thể dẫn đến những sai lệch trong quá trìnhphát triển trí tuệ của các em

Tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm là những nội dung kiến thức quantrọng trong các bài học Nếu hiểu sai hoặc hiểu chưa tới mức sâu sắc nhấtđịnh (theo yêu cầu của bài học) thì việc học chưa thành công

Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng CTVH cho HS tiểu học không phải làmột công việc xa lạ, nó nằm ngay trong quá trình học tập môn Tiếng Việt

1.2.3.2 Bồi dưỡng năng lực CTVH giúp HS nhận biết nhanh nhạy

và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm

Bồi dưỡng năng lực CTVH định hướng cho HS khám phá nghệ thuậtcủa tác phẩm Giúp HS từng bước nhận diện, làm quen và sáng tạo được cácsản phẩm thẩm mĩ…Với tác phẩm văn học, bồi dưỡng năng lực cảm thụchính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệuthẩm mĩ trong tác phẩm

Tác phẩm văn học là nơi tập trung những cảm xúc, suy nghĩ của nhàvăn Việc giúp HS nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật

đó của tác phẩm là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc bồidưỡng năng lực CTVH Bằng những cách thức và PP nào đó, GV phải giúp

Trang 20

HS phát hiện được những câu, những từ ngữ, hình ảnh, nhân vật… Gây ấntượng và cảm xúc mạnh nhất.

1.2.3.3 Bồi dưỡng năng lực CTVH giúp HS hình thành một số kĩ năng

sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS, nhà trường tiểu học không yêu cầucác em phải phân tích, đánh giá tác phẩm văn chương Tuy nhiên để tạo tiền

đề cho các cấp học tiếp theo, những thao tác phân tích, đánh giá đó cần phảiđược giới thiệu từng bước, giúp các em làm quen Việc hình thành những kĩnăng sơ giản đó được lồng ghép trong hệ thống câu hỏi và bài tập Yêu cầu

HS tìm các khía cạnh của nội dung và hình thức, nêu ý nghĩa của từ ngữ, hìnhảnh giàu tính nghệ thuật, khái quát các ý nhỏ thành ý lớn hơn… Đó thực chất

là những bước đi ban đầu của thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá đối vớinội dung, nghệ thuật của tác phẩm

1.2.3.4 Bồi dưỡng năng lực CTVH giúp HS hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn và nhân cách

Việc hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn cho HS có ý nghĩa cực

kì quan trọng Bồi dưỡng CTVH chính là nhiệm vụ gắn liền với bồi dưỡngtâm hồn, nhân cách cho HS

Thông qua việc giúp HS nhận thức về nội dung và nghệ thuật tác phẩmvăn học, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhâncách theo mục tiêu giáo dục đề ra

Như vậy, mục tiêu bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS tiểu học so vớimục tiêu bồi dưỡng năng lực CTVH của HS cấp trên có gì khác? Do đặc điểmtâm lí lứa tuổi quy định, HS tiểu học so với đối tượng HS các cấp THCS vàTHPT thì mục tiêu bồi dưỡng năng lực CTVH có những tính chất khác nhau.Trong khi cùng định hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực CTVHcho HS thì nội dung chương trình môn Tiếng Việt của bậc học tiểu học đượcxây dựng trên những cơ sở ban đầu, có tính chất nền tảng cho các bậc học

Trang 21

sau, làm tiền đề để HS học tốt ở các bậc học tiếp theo, đặc biệt là để góp phầntrong việc bồi dưỡng HS giỏi Văn - Tiếng Việt.

Chúng ta phân tích mục tiêu bồi dưỡng CTVH cho HS qua bài Tập đọc

“Tre Việt Nam” (TV4- T1- Tr 41), ta thấy:

Bài Tập đọc nhằm giúp HS luyện đọc, trong đó có đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm Các mục tiêu đọc - hiểu và đọc diễn cảm liên quan mậtthiết đến mục tiêu bồi dưỡng năng lực CTVH

Bài Tập đọc nhằm giúp HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đoạnthơ Đây là công việc trùng với mục tiêu bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS

- Bài Tập đọc còn nhằm rèn luyện một số kĩ năng sơ giản như: Kĩ năngtrình bày kết quả cảm thụ bằng ngôn ngữ riêng, kĩ năng đọc diễn cảm Đó lànhững kĩ năng cần rèn luyện, thuộc về hoạt động CTVH

- Ngoài ra bài Tập đọc còn xác định mục tiêu bồi dưỡng tình yêu thiênnhiên cỏ cây, hoa lá, hình ảnh cây tre vừa thân thuộc, gần gũi với người dânViệt Nam, vừa tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp cần cù lao động, đoàn kếtthương yêu nhau, kiên cường bất khuất và mãi mãi trường tồn của con người

và sức sống Việt Nam Bài thơ khép lại trong màu xanh hi vọng, màu xanh của

sự sống đang nảy nở ra cả chân trời Ta đi trong màu xanh ấy để đến tương lai,với niềm tin yêu mãnh liệt vào đất nước Việt Nam yêu quí của chúng ta

1.3 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4-5

1.3.1 Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4

Cả năm học có 35 tuần, mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc (Trừ tuần 10; 18;28; 35- Ôn tập giữa kỳ và cuối kỳ) Tổng số có 62 bài Tập đọc thuộc các loạihình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vởkịch, 17 bài thơ (2 bài thơ ngắn được dạy trong cùng một tiết) được sắp xếptheo 10 chủ điểm sau:

- Thương người như thể thương thân

Trang 22

Thứ nhất: Tính tích hợp giữa các phân môn trong môn TV là rất cao,

có mối liên quan mật thiết với nhau, cùng sử dụng chung một số văn bản đểhình thành kiến thức, kĩ năng cho HS Vì vậy những câu hỏi, bài tập được sửdụng sau mỗi bài Tập đọc nhằm giúp HS học tốt phân môn Tập đọc, rèn luyệncác kĩ năng thì cũng giúp HS học tốt các môn học khác và ngược lại

Thứ hai: Nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hồi đáp của HS Điều đó

cho thấy các tác giả khi biên soạn đã quan tâm đến bước hồi đáp văn bảntrong dạy đọc hiểu của HS, giúp HS từng bước có nhu cầu CTVH và biết cáchCTVH

Thứ ba: Trong vở BT TV4 không có các câu hỏi, bài tập dành cho

phân môn Tập nên việc giúp HS đọc - hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ thông qua

hệ thống bài tập gặp không ít những khó khăn

Thứ tư: Trong cả 2 quyển SGK TV4 (T1 và T2) có tổng cộng 264 câu

hỏi, bài tập tìm hiểu bài sau các bài Tập đọc Có thể chia các câu hỏi, bài tậpnày thành các loại như sau:

Trang 23

1.3.2 Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 5

Chương trình SGK TV lớp 5 được đưa vào giảng dạy chính thức từnăm học 2006-2007 SGK TV5 T1 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập,kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, Tất cả có 30 bài SGK TV5 T2 được dạytrong 18 tuần, trừ 3 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất

cả có 30 bài Bao gồm các chủ điểm sau:

- Việt Nam - Tổ quốc em

- Cánh chim hòa bình

- Con người với thiên nhiên

- Giữ lấy màu xanh

- Những chủ nhân tương lai

Như vậy, cả chương trình lớp 5 có 60 bài tập đọc, trong đó có 41 bàithuộc thể loại văn xuôi, chiếm 68,3% và có 54 bài thuộc văn bản nghệ thuật, 4bài là văn bản phi nghệ thuật Tìm hiểu các bài Tập đọc trong chương trìnhSGK TV5, chúng tôi thấy việc biên soạn các bài Tập đọc cũng theo quanđiểm giống như soạn thảo các văn bản Tập đọc lớp 4 Có sự tích hợp cao giữacác phân môn trong môn TV Vở BTTV cũng không có các bài tập dành riêngcho giờ Tập đọc

Thông qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần Tậpđọc trong SGK TV4 và TV5, chúng tôi nhận thấy như sau: Để bồi dưỡngnâng cao năng lực CTVH cho HS thì trước hết phải giúp HS có những tri

Trang 24

thức nhất định về đọc - hiểu, đọc diễn cảm văn bản và làm các bài tập về rèn

kĩ năng CTVH

Để việc đọc - hiểu có hiệu quả thì phải giúp HS đọc và nắm được nghĩacủa các từ, ý của từng câu, từng đoạn, từng khổ thơ và đại ý của toàn bài Tuynhiên hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài tập đọc giúp HS thực hiện các côngviệc đó thì chưa đáp ứng được Như chúng ta đã biết, việc thực hành các bàitập có vị trí rất quan trọng trong việc hiểu văn bản của HS, đặc biệt là văn bảnnghệ thuật Hơn nữa hầu như tất cả các bài Tập đọc của lớp 4, lớp 5 đều là vănbản nghệ thuật (tổng số có 122 bài mà có tới 116 bài là văn bản nghệ thuật)

Thông thường GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm sau khi đọc hiểu.Nhưng thực tế giảng dạy thì lại không có câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS cáchđọc bài này như thế nào? Cần nhấn mạnh từ ngữ nào? Tốc độ đọc nhanh,chậm ra sao? Thái độ khi đọc ra sao? Hay hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩnăng cảm thụ bài đọc thì chưa được quan tâm một cách đúng mực Những nộidung trên không được thể hiện trong SGK TV4 và TV5, trong vở bài tập TVcũng không có Vì vậy, chúng tôi thấy việc xây dựng một hệ thống bài tậpgiúp HS đọc - hiểu, đọc diễn cảm và CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 trong giờ Tậpđọc là hết sức cần thiết, nhằm giúp GV và HS có những hoạt động cụ thể, chitiết nâng cao chất lượng của giờ Tập đọc góp phần bồi dưỡng năng lực CTVHcho HS

1.4 ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM THỤ VĂN HỌC Ở LỨA TUỔI HỌCSINH LỚP 4 - 5

1.4.1 Đặc điểm nhận thức

1.4.1.1 Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chung chung, mang tính tổngthể Ở lứa tuổi này, khi tri giác, sự phân tích có tính chất định hướng, có tổchức và sâu sắc của trẻ em còn chưa rõ ràng Khi tri giác một sự vật thì các

Trang 25

em phải làm cái gì đó cụ thể với sự vật như: Cầm, nắm, sờ, mó Những gìphù hợp với nhu cầu, gần gũi, thân thuộc, được chỉ dẫn trực tiếp thì các emmới tri giác tốt

Để tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, phức tạp và sâusắc, cần phải có vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên Giáo viên sẽ làngười tổ chức quá trình hoạt động giúp HS tri giác những đối tượng, nhữngthuộc tính, bản chất của sự vật hiện tượng một cách có hệ thống và kế hoạch

1.4.1.2 Chú ý

Đặc điểm cơ bản của chú ý ở học sinh tiểu học là chú ý không chủ định.Nguyên nhân là do quá trình ức chế còn yếu Nhất là ở học sinh lớp 1- 2, chú ýcủa trẻ còn dễ bị phân tán Học sinh lớp 4-5 có thể duy trì sự chú ý liên tụctrong suốt giờ học Tuy nhiên giáo viên cần đưa những tri thức, những hoạtđộng mới mẻ nhằm gây sự kích thích chú ý và hứng thú học tập của học sinh

Sự chú ý có chủ định sẽ được phát triển cùng với sự phát triển của động

cơ học tập mang tính xã hội và có sự trưởng thành về ý thức trách nhiệm đốivới kêt quả hoạt động học tập của mình Vì vậy giáo viên cần phải có những

khả năng tổ chức và điều chỉnh chú ý của học sinh K.Ousinxki viết: “Hãy rèn

luyện cho trẻ không chỉ vì cái gì mà trẻ thích thú mà còn những cái không lý thú nữa, tức là hành động vì khoái cảm khi hoàn thành trách nhiệm của mình”.

1.4.1.3 Trí nhớ

Sự phát triển trí nhớ của học sinh tiểu học có sự biến đổi về chất Là sựhình thành và phát triển của “ghi nhớ có chủ định” phát triển ở mức cao hơn.Với học sinh tiểu học cả ghi nhớ không chủ định và có chủ định vẫn tồn tạisong song bổ sung cho nhau trong quá trình học tập Giáo viên cần chú ý đểgiúp HS sử dụng hai loại trí nhớ này một cách hợp lý, hiệu quả

Ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy trí nhớ cóchủ định phát triển Các em có thể diễn đạt những tri thức mà mình đã biết

Trang 26

bằng lời, bằng chữ viết, điều này rất quan trọng cho sự phát triên trí nhớ và sựphát triển của trí tưởng tượng, tư duy của các em.

1.4.1.4 Tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình tâm lý rất quan trọng tronghoạt động nhận thức Để lĩnh hội được tri thức, HS phải tái tạo cho mìnhnhững hình ảnh của hiện thực Ở đầu cấp tiểu học, tưởng tưởng của các emcòn mang tính trực quan, cụ thể Còn cuối bậc tiểu học thì sự hình dung đượcđối tượng một cách tương đối đầy đủ trọn vẹn hơn Là do các em được lĩnhhội những tri thức khoa học được học ở nhà trường cùng với sự phát triển của

tư duy ngôn ngữ

Từ Việc phân tích, tìm hiểu những đặc điểm trên, trong quá trình dạyhọc, giáo viên cần tổ chức dạy học theo hướng cho học sinh quan sát các sựvật, hiện tượng, cụ thể cũng như cho học sinh làm các dạng bài tập mở giúphọc sinh phát triển tốt hơn trí tưởng tượng của mình

1.4.1.5 Tư duy

Tư duy cũng là một qúa trình tâm lý Khác với qúa trình nhận thức cảmtính, nó phản ánh dấu hiệu, mối liên hệ bản chất của các sự vật hiện tượngkhách quan

Sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học diễn ra theo hai giai đoạn cơbản Đó là giai đoạn tư duy trực quan cụ thể và giai đoạn tư duy trừu tượngkhái quát Học sinh tiểu học khi tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát…thường căn cứ vào đặc điểm bề ngoài, cụ thể, trực quan Nhất là đối với họcsinh đầu bậc tiểu học lớp 1-3, tới lớp 4-5 các em đã có thể thoát khỏi ảnhhưởng chủ quan của dấu hiệu trực tiếp, hoàn toàn dựa vào những tri thức vànhững khái niệm đã được hình thành trong quá trình học tập Sự kết hợp cácthao tác tư duy là cơ sở của việc hình thành khái niệm Trẻ đã có thể thoát

Trang 27

khỏi ảnh hưởng chủ và hoàn toàn dựa và những tri thức, khái niệm đã đượchình thành trong quá trình học tập.

Từ đó, ta thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải sửdụng phù hợp các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực trí tuệcũng như nhằm bồi dưỡng những phẩm chất của hoạt động trí tuệ cho họcsinh Có như vậy, mới nâng cao chất lượng và hiệu qủa trong dạy học

1.4.2 Đặc điểm tình cảm của học sinh lớp 4 - 5

Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng, gắnliền nhận thức với hành động của học sinh Xúc cảm, tình cảm của các em gắnliền với đặc điểm trực quan hình ảnh cụ thể, sinh động Ví dụ: Khi thấy GVminh họa bài học bằng một bức tranh đẹp, các em reo lên “Ồ, đẹp quá!” Do đóbài học của HS tiểu học luôn cần có sự mới mẻ, sinh động, tránh sự khô khan,nhàm chán

Lứa tuổi tiểu học, các em rất dễ xúc cảm, điều đó được thể hiện trướchết ở các quá trình nhận thức, tri giác tưởng tượng, tư duy Khi các em nhận

ra một điều tốt, hay được thầy cô giáo khen, cho điểm cao thì sự vui mừng thểhiện trên nét mặt, nụ cười Khi bị điểm thấp, phê bình thì các em buồn ramặt và có thể khóc Bởi các em chưa biết kiềm chế những tình cảm Các embộc lộ nó một cách chân thực Nhưng cũng vì đặc điểm này đôi khi các emcười vui, đùa nghịch làm mất trật tự trong giờ học Nguyên nhân của hiệntượng này là do ở học sinh quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, vở nãothường chưa đủ sức điều chỉnh hoạt động của bộ phận dưới vỏ não Mặt khác,

về mặt tâm lý thì ý thức, các phẩm chất của ý chí còn chưa có khả năng điềuchỉnh và điều khiển được những xúc cảm của các em

Từ đặc điểm này trong dạy học và giáo dục, chúng ta cần khơi dậynhững cảm xúc tự nhiên của học sinh tiểu học, đồng thời khéo léo, tế nhị rèn

Trang 28

luyện cho các em khả năng tự mình làm chủ tình cảm của mình, không được

đè nén hoặc có những lời nói, việc làm gây xúc động mạnh hoặc hưng phấn

1.4.3 Cơ chế tâm lý của việc hình thành năng lực cảm thụ văn học

Hình thành năng lực CTVH cho HS là một vấn đề tất yếu Năng lựcnày không phải chỉ ngày một ngày hai là có được, mà đó là cả một quá trìnhlâu dài, kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội Giáo viên làngười định hướng, tổ chức hướng dẫn, điều khiển các em tự lao động, tự nhậpthân vào tác phẩm, tự quan sát để giàu mình nhờ lấy được năng lực của những

thế hệ đi trước Rubinstêin viết: “Con người chỉ nắm vững những cái chính

mình đạt được bằng lao động”, chỉ bằng cách tự lao động, những gì các em tự

chiếm lĩnh được mới thực sự vững chắc và đó mới là của các em Trong quátrình học tập, chiếm lĩnh kiến thức và năng lực văn học của loài người qua cáctác phẩm văn học, giáo viên không buộc các em chỉ có một sở thích, một nhậnxét Các em không bị gò bó, không buộc phải suy nghĩ theo cách nghĩ củagiáo viên, các em được tự do trong cách nghĩ, cách viết, tự do bộc lộ suy nghĩ

của mình L.X.Vưgotxki đã nói: “Trong công tác giáo dục, hiểu một cách

đúng đắn và khoa học hoàn toàn không có nghĩa là áp đặt một cách giả tạo

từ ngoài vào cho các em những lý tưởng, cảm xúc hoặc tinh thần hoàn toàn

xa lạ với các em Công tác giáo dục đúng đắn chính là ở chỗ thức tỉnh trong trẻ em những gì vốn có trong nó, giúp cho cái đó phát triển và hướng dẫn sự phát triển đó theo một hướng nhất định” Còn theo quan điểm các nhà tâm lý

học thì trẻ em không phải là một tờ giấy trắng mà người lớn muốn vẽ gì lên

đó cũng được Chính giáo dục là môi trường, là điều kiện để các em bộc lộnhững gì còn tiềm ẩn trong đó và đó mới là một nền giáo dục nhân văn Vìvậy, mà cơ chế để hình thành được năng lực CTVH ở học sinh tiểu học nó

Trang 29

cũng bắt nguồn từ việc tiếp thu, nhận thức có mục đích của nền văn học nhânloại Nó không thể nằm ngoài quy luật nhận thức của loài người.

Tác phẩm văn học là kết quả của sự bộc lộ đầy tài năng, tâm tư, tìnhcảm của tác giả Để có được những tác phẩm hay, tác giả phải quan sát cuộcsống, cảm nhận, tích luỹ và ngày càng làm giàu mình bằng những biểu tượng,những hiểu biết phong phú, sâu sắc về hiện thực muôn màu của cuộc sống Sựtích luỹ đến một lúc nào đó sẽ nảy sinh nhu cầu mãnh liệt được nói ra, viết ranhững cảm xúc đang dồn nén của nhà văn Tác phẩm đi vào lòng người baogiờ cũng tràn đầy những điều bí ẩn, kỳ diệu, bao giờ cũng thấm đượm mộttinh thần nhân văn, một lý tưởng thẩm mĩ cao cả, khả năng lôi cuốn và layđộng lòng người sâu sắc Chính đặc điểm này của tác phẩm, khi hướng dẫncác em CTVH cần cho các em nhập thân vào tác phẩm, sống và cảm xúc cùngvới cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm Không có sự nhập thân thì khôngthể có một hoạt động cảm thụ nào

Phải tổ chức các việc làm, hành động, thao tác cụ thể cho chính các em

tự chiếm lĩnh tác phẩm dưới sự chỉ đạo của giáo viên Chúng ta thấy rằng cho

dù lời giảng giải của giáo viên có rất hay, rất hấp dẫn cũng không tạo ra được

sự nhập thân thực sự Hoc sinh tiểu học rất hồn nhiên, hiếu động, chỉ thực sự

bị cuốn hút khi tham gia những hoạt động hấp dẫn Các em có thể nghe kểchuyện cổ tích, nghe đọc chuyện hàng giờ nhưng lại khó có thể chăm chúnghe trọn một đoạn diễn giảng “cao siêu” không gợi được trí tò mò của các

em tuy độ dài chỉ ít phút Vì vậy sẽ có những phản ứng ngược trong quá trìnhhọc tập của các em

Tác phẩm văn học là sản phẩm của tưởng tượng, là sản phẩm hư cấu

từ những cứ liệu hiện thực của nhà văn Hư cấu và tưởng tượng đã tạo rahình tượng văn học và mang lại sức sống cho nó Vì vậy khi GV Hướngdẫn các em CTVH cũng cần phải dạy các em biết tưởng tượng, biết tái tạo

Trang 30

hình tượng một cách cụ thể, để các em trải nghiệm tâm trạng và nhập thânvới tác phẩm mới có được những cảm xúc riêng của mình Mặt khác tácphẩm văn học tồn tại được là nhờ liên tưởng, mọi nhân vật, yếu tố trong tácphẩm đều được tác giả sử dụng phép liên tưởng để làm cho người đọc liên

hệ bản thân với các hình tượng đó Có như vậy tác phẩm mới tồn tại đượcvới thời gian

Từ tìm hiểu cơ chế tâm lý của việc hình thành năng lực CTVH cho họcsinh tiểu học ta thấy rằng, trong quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung vànội dung cảm thụ văn học nói riêng phải tổ chức được quá trình chuyển nănglực, giá trị văn học của dân tộc, của loài người vào trí tuệ, tâm hồn của các emmột cách tự nhiên theo hai thao tác cơ bản đó là tưởng tượng và liên tưởng

1.5 ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

Tác phẩm văn học là những sáng tác cụ thể, hoàn chỉnh và có ý nghĩa

Nó là những công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sángtạo, nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người,biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại

Tác phẩm văn học có 4 đặc trưng, đó là: Tính nhân văn, tính chủ quan,tính biểu trưng, hình trượng độc đáo và tính nghệ thuật ngôn từ

1.5.1 Tính nhân văn

Tính nhân văn thể chủ yếu nói về con người, tư tưởng tình cảm củacon người ở trong các tác phẩm văn học Điều mà tác giả muốn tìm hiểu,điều mà làm cho họ phải ngạc nhiên, xúc động và muốn nói lên để ngườikhác cùng quan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình, không phải là bản thâncái hiện tượng đó mà là mối liên hệ giữa chúng với con người, ý nghĩa cuộcsống, con người mà những hiện tượng đó thể hiện, cách nhìn, sự rung độngcủa con người trước những hiện tượng cụ thể và trước cuộc sống Như vậy,đích cuối cùng của dạy CTVH không chỉ là cho thấy bài văn ghi chép hiện

Trang 31

thực gì mà trước hết phải cho thấy bài văn là kết quả của một hoạt động tựnhận thức, nơi bộc lộ thái độ của tác giả trước hiện thực Nhiều giáo viên, dokhông nắm chắc được đặc trưng này, đã dạy cảm thụ văn học như dạy mộtbài khoa học thường thức Những cỏ cây, hoa lá, rừng núi trong bài vănđược học, phân tích rất kĩ càng, nhưng nhân vật, con người, lòng yêu cỏ cây,vạn vật thì lại không được đề cập tới.

Chẳng hạn, học bài “Cây dừa”, cô giáo phân tích kĩ càng thân dừa thế

nào, dùng làm gì, lá dừa, quả dừa ra sao… Thậm chí cô còn giới thiệu vỏ quảdừa khô có thể làm đồ mĩ nghệ xuất khẩu Vậy mà cô không thấy được sự gắn

bó của cây dừa với tuổi thơ, hình ảnh thân thuộc, thanh bình, một góc củalàng quê Việt Nam đồng thời mở ra trí tưởng tượng bay cao, bay xa của tácgiả, hình ảnh quê hương thể hiện trong sự yêu quí cây dừa Khi dạy bài:

“Hành trình của bầy ong” (TV5-T1), cô giáo chốt lại ý của bài: “Bài thơ cho chúng ta thấy những con ong rất chăm chỉ, chịu khó làm ra mật thơm ngon,

bổ dưỡng để phục vụ con người” Còn cái điều cần cảm thụ ở đây mà tác giả

muốn gửi gắm đến người đọc là những suy nghĩ của tác giả về cuộc đời laođộng cần cù, lặng lẽ, có ích của con người hay những lao động sáng tạokhông mệt mỏi của con người vì mục tiêu chung thì cô giáo lại không đề cậptới

1.5.2 Tính chủ quan của tác phẩm văn học

Tính chủ quan của tác phẩm văn học thể hiện ở chỗ tác phẩm là nơi tácgiãi bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình vềthế giới, về cuộc sống Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn,nhà thơ, là sự sáng tạo, là thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc Không nắmđược đặc điểm “chủ quan” trong phản ánh, nhiều khi giáo viên mắc phải sailầm đáng tiếc trong dạy CTVH, không làm cho HS hiểu được đằng sau mộtvăn bản, đằng sau những từ ngữ là một con người cụ thể Họ đem đến cho HS

Trang 32

một văn bản hoàn toàn trừu tượng, hoàn toàn đã được khách quan hoá, tách rakhỏi tác giả - người sáng tạo ra nó Vì thế, đã không giải thích được nhiềuđiều và cũng không làm rõ được những nội dung thông tin liên cá nhân của

văn bản Ví dụ, khi dạy bài “Cây gạo” có HS đã không đồng ý với với câu:

“Cây gạo làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ”, thì giáo viên lúng túng không biết giải thích thế nào vì bản thân cũng

không nghĩ đến chuyện chính nhà văn Vũ Tú Nam chứ không phải ai khác đãchọn cây gạo, bởi không phải chỉ vì cây gạo đẹp, mà quan trọng hơn, cây gạo

đã gắn thân thiết với quê hương của ông, cây gạo đã trở thành một mảnh hồnquê đối với ông

Không thấy tính chủ quan, không hiểu rằng nhà văn đã nhìn thế giớitheo lợi ích riêng của mình, có giáo viên đã mắc phải sai lầm khi dạy bài

“Sầu riêng” (TV4-T2) Để diễn tả “Sầu riêng thơm cái mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi”, cô giáo đã đưa đến lớp một quả sầu riêng (chỉ có

miền Nam mới có) để các em HS miền Bắc chưa một lần trông thấy vàthưởng thức sầu riêng được biết mùi thơm của nó Tất nhiên, với những HSlần đầu tiên thấy quả sầu riêng thì mùi trực quan mà quả sầu riêng mang lạikhông hề giống chút nào với cách diễn tả chủ quan, mê hồn của nhà văn MaiVăn Tạo về mùi thơm quyến rũ đến kì lạ của sầu riêng, cái mùi kết tinh biếtbao hương thơm hấp dẫn của đất trời, mùi say nồng của mít chín và mùithoảng nhẹ, dịu dàng của hương cau, hương bưởi

Chính tính chủ quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩmnghệ thuật đòi hỏi khi tiếp nhận văn chương, HS không chỉ phải hiểu nộidung sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, các nghĩahàm ẩn, giá trị biểu hiện, chất trữ tình cũng như thái độ, tình cảm, sự đánh giá

sự việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ của văn bản Không chú ý

Trang 33

tới điều này, việc hướng dẫn HS đọc hiểu và cảm thụ các văn bản nghệ thuật

ẩn chứa dưới những dòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệ thuật

Để giải mã văn chương, phải chú trọng đến cách diễn đạt hàm ẩn, cáchnói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến gây ấn tượng khácvới ngôn ngữ đời thường Nếu chỉ tư duy theo lối thông thường, bám theonghĩa tường minh biểu hiện trên câu chữ thì sẽ không đọc - hiểu được văn bản

và như thế là không cảm thụ được văn bản Chẳng hạn khi đọc những câu thơ

trong bài thơ “Mẹ” của Bằng Việt

“…Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.”

Có giáo viên và HS băn khoăn, thắc mắc: Tại sao con xót lòng mà mẹ

lại cho ăn bưởi, ăn bưởi chỉ càng làm xót lòng thêm Hay “khoai nướng, ngô

bung” thì có gì mà “ngọt lòng” Phải chăng, họ không thấy được rằng

những dòng thơ đứng cạnh nhau trong một khổ thơ cùng cộng hưởng nhau

để nói một cách vừa hình ảnh cụ thể, vừa khái quát một điều: Người mẹchiến sĩ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc, lo lắng cho anh thương binh, sẵnsàng làm tất cả những gì khi anh cần, mẹ thương yêu, chăm sóc anh nhưchính con mẹ đẻ ra Một tình thương bình thường mà vĩ đại - Tình thương

Trang 34

của bà mẹ chiến sĩ Đây cũng chính là điều mà giáo viên phải giúp HS hiểu

và cảm thụ được

Hay khi đọc “Quả ngọt cuối mùa” của Nguyễn Trọng Tạo có câu: “Bề

lo sương táp, bề phòng chim ăn”, có HS cho rằng như thế là không thực tế, vì

chim có ăn cam đâu Như vậy là chưa hiểu cách nói của văn chương, đó chỉ làmượn một hình ảnh để nói cái điều cần nói ẩn chứa đằng sau các từ ngữ đó.Người giáo viên phải giúp các em cảm thụ được: Để gìn giữ được những quảcam cuối mùa vượt qua thời gian, dành phần cho con, cho cháu, người mẹ -người bà phải biết bao vất vả, chống lại với bao lực lượng thù địch Sâu sắc

hơn, có thể nghĩ tới sự tàn phá của thời gian “mẹ già như trái chín cây”, chống chọi với thời gian để giữ được thảo thơm cho con, cho cháu “Bà như

quả ngọt chín rồi, càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”

1.5.4 Tính nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm văn học

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chấtnhân văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và độc đáo của văn chương có nhữngsắc thái riêng mà các nghệ thuật khác không có Ngôn ngữ văn chương phảitrau chuốt, cô động, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh Nếu không, cáinghĩa, cái lí, cái tình của văn chương cũng không có ý nghĩa gì Một tác phẩm

có giá trị phải là tác phẩm kết hợp sự hài hoà của nội dung và hình thức, tình

ý chứa chan mà lời lẽ phải dạt dào Vì vậy, ngoài việc giải mã cái nghĩa, cái

lí, cái tình của văn bản văn chương còn phải cho HS tiếp nhận được vẻ đẹpcủa ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện được tínhiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tínhiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung Đây là một việc làm quan trọngcủa dạy cảm thụ văn chương ở trường tiểu học

Trang 35

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức không chỉ thể hiện trong toàn

bộ văn bản mà ngay trong từng yếu tố, từng cấp độ của văn bản ở trên tất cảcác bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp Việc tìm hiểu văn bản nghệthuật phải bắt đầu từ việc khám phá văn bản ngôn từ của nó Không có chìakhoá để mở cánh cửa đi vào cấu trúc ngôn từ của tác phẩm thì chúng ta chỉ cóthể đứng ngoài ngôi nhà văn chương

1.6 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC VÀ NĂNG LỰCCẢM THỤ VĂN HỌC

Để có thể bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh thì phân môn Tậpđọc chiếm vai trò rất quan trọng Bởi vì, trong phân môn Tập đọc khối lượngngữ liệu văn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khácnhau, rèn kĩ năng đọc - hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc phânvai tập trung nhất Ở đây có một số đoạn trích, hoặc toàn bộ tác phẩm của cáctác giả văn học lớn được đưa vào chương trình Cũng có nhiều bài do các nhàgiáo soạn ra, hoặc phỏng theo các nhà văn hoặc sưu tầm trên báo chí Chúngđược biên soạn lại, sắp xếp theo hệ thống chủ đề và theo các kiểu văn bản.Phân môn Tập đọc sẽ giúp các em hiểu được nội dung, nghệ thuật, rung cảmtrước những từ ngữ, những câu, những hình ảnh, những hình tượng thẩm mĩ.Những sáng tác được đưa vào chương trình, hoặc là những tác phẩm vănchương đích thực, hoặc là những sáng tác có nhiều yếu tố văn chương, cũng

đủ giúp các em hình thành và phát triển năng lực CTVH

Trong các bài Tập đọc để bồi dưỡng năng lực CTVH, GV cần hướngDẫn HS đọc trực tiếp các ngữ liệu văn chương, tìm hiểu nội dung và nghệthuật, đồng thời diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời cáccâu hỏi và bài tập Phân môn Tập đọc còn tạo điều kiện để HS rung cảm,thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ thông qua giọng đọc diễn cảm,giọng ngâm tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài

Trang 36

Đọc - hiểu và đọc diễn cảm là hai kĩ năng quan trọng nhất trong Tậpđọc Đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin Hay nói cách khác là quátrình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc Vì vậy, hiệuquả của đọc - hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc.Muốn vậy, người đọc phải đọc văn bản một cách có ý thức, phải lĩnh hội đượcđích tác động của văn bản Kết quả của đọc hiểu là người đọc phải lĩnh hộiđược thông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài… Tức là toàn bộnhững gì được đọc Đọc hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất

cả các kiểu loại văn bản đọc, trong đó có cả các văn bản nghệ thuật Còn cảmthụ là yêu cầu đặt ra cho những ai đọc các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là cácvăn bản hay, gây xúc động

Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ caonhất, không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phântích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giaocảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó chongười khác

Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bàithơ… người đọc không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng vàthật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tưởngtượng (hay liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ

văn học Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “Khi đọc, tôi không chỉ thấy

dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị” Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi

người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố qui định như: Vốn sống vàhiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khitiếp xúc với tác phẩm văn học… Ngay cả ở một người, sự cảm thụ văn học vềmột bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi

Trang 37

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nói: “Riêng bài ca dao Con cò mà

đi ăn đêm thì ở mỗi độ tuổi của đời người, tôi lại cảm nhận một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa đi thấu tận cùng

vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thuở nhỏ ấy” Những điều nói trên về cảm thụ

văn học cho thấy mỗi người đều có thể rèn luyện, trau dồi cách đọc để từngbước nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho bản thân, từ đó cũng có thể cókhả năng cảm nhận cuộc sống tốt hơn lên Đọc hiểu và cảm thụ có sự tácđộng qua lại lẫn nhau, thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau Đầu tiên

là đọc để nắm bắt được tác phẩm, làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản Hiểunội dung tức là người đọc đã phát hiện ra các thông tin mà tác giả gửi gắmtrong tác phẩm, kể cả việc nhận diện các yếu tố nghệ thuật đã được sử dụngnhằm chuyển tải thông tin tới người đọc một cách ấn tượng Cảm thụ là quátrình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về một số cáccâu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữtình hoặc của tác giả Người cảm thụ đồng thời vừa là người tiếp nhận vừa làngười phản hồi về tác phẩm Điều này giải thích hiện tượng vì sao nhữngngười am hiểu tác phẩm luôn đọc diễn cảm nó thành công và có thể nêu đượcnhững nhận xét, suy nghĩ, cảm tưởng của mình về nó Hiểu và cảm thụ vănbản thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: Chúng tôi gọi hiểu là việc chạmtới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật (còn gọi là hiển ngôn), còn cảmthụ là việc hiểu sâu sắc với những xúc động, trước những gì mà ngôn từ gợi ra

để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn)

Cảm thụ văn học là bước cuối cùng của chặng đường đọc hiểu, là đọchiểu ở mức độ cao nhất Vì vậy, sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung một tácphẩm văn học hay, HS cần phát hiện tiếp các tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩmnhằm tiếp cận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi hơn

Trang 38

với tác giả Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé, nhưng có sức gợi tưởng tượng

và liên tưởng sâu xa, đem lại những rung cảm thực sự cho người đọc

Phân môn Tập đọc và cảm thụ văn học có mối quan hệ thống nhất và

hỗ trợ nhau trên nhiều phương diện có khả năng giúp cho học sinh phát triểnmạnh mẽ năng lực cảm thụ văn học

Kết luận chương 1

Từ việc phân tích cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã rút

ra một số kết luận cơ bản như sau:

1 Việc bồi dưỡng năng lực CTVH là nhiệm vụ hết sức quan trọng của

môn Tiếng Việt nói chung và của phân môn Tập đọc nói riêng Giáo viênthiết kế, tổ chức các hoạt động cho học sinh phát huy được khả năng, năng lực

sở trường của mình và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàngđầu của nhà trường trong giai đoạn đổi mới dạy học như hiện nay Tăngcường các hoạt động học tập nhằm nâng cao kiến thức, giúp học sinh pháttriển nhân cách, phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiệnnay Từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn công tác giảng dạy ởnhà trường, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh

2 Bồi dưỡng năng lực CTVH là mục đích để phát hiện những học sinh

có năng khiếu sở trường về môn Tiếng Việt Để từ đó có kế hoạch bồi dưỡngcho các em phát huy tốt khả năng của mình Giáo viên cần tạo ra động cơ họctập tích cực cho các em trong nội dung CTVH, hướng dẫn tổ chức cho các emtìm thấy được vẻ đẹp lấp lánh của Tiếng Việt, biết sử dụng chúng để miêu tảcuộc sống một cách sinh động, hấp dẫn Biết phát hiện về vẻ đẹp của các sựvật gần gũi thân thuộc xung quanh ta, diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ mạch lạc

rõ ràng

Trang 39

3 Kết hợp hài hoà và sử dụng các biện pháp dạy học hiệu quả sẽ kích

thích sự hứng thú học tập ở học sinh Đây cũng chính là yêu cầu cơ bản trongquá trình xây dựng các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho họcsinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập đọc

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 – 5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Để có cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lựcCTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập đọc, mặt khác nhằm đápứng nhu cầu của thực tiễn dạy học phân môn Tập đọc và nội dung CTVH nóichung, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực CTVH chohọc sinh lớp 4-5 ở các trường tiểu học đóng trên địa bàn TP Vinh - Nghệ An.Chúng tôi lựa chọn các trường tiểu học có điều kiện thuận lợi cũng như cáctrường tiểu học còn có nhiều khó khăn trong điều kiện dạy học để nắm đượcthông tin chính xác và khách quan Từ đó rút ra được những yêu cầu cơ bản

để xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho họcsinh lớp 4-5 thông qua dạy học Tập đọc

2.1.2 Điạ bàn khảo sát

- 200 giáo viên đang dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn TP Vinh.

- 8 lớp 4-5 (240 học sinh) ở hai trường tiểu học Hà Huy Tập II và Lê Lợi 2.1.3 Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Năng lực CTVH của học sinh lớp 4-5

- Thái độ và nhận thức của giáo viên về việc bồi dưỡng năng lực CTVH

cho học sinh lớp 4-5

- Mức độ tổ chức rèn luyện, bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinhlớp 4-5

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Để có được kết quả sát với thực tế, chúng tôi đã sử dụng các phươngpháp điều tra như phỏng vấn, phát phiếu điều tra, Anket

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hoà Bình (2000), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn cho học sinh tiểu học
Tác giả: Hoàng Hoà Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
2. Hoàng Hoà Bình (2002), Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh tiểuhọc
Tác giả: Hoàng Hoà Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
3. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy đọc hiểu ở lớp 4-5, Nxb ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy đọc hiểu ở lớp 4-5
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 2002
4. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng (1998), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạyhọc ở tiểu học
Tác giả: Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh tiểu học, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinhtiểu học
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2002
6. Bùi Văn Huệ (2002), Tâm lí học tiểu học (Dùng cho ngành GDTH. Hệ đào tạo tại chức và từ xa), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
7. Dương Thị Thu Hương (2007), Giúp em hiểu và cảm thụ văn hay, Nxb Đại học Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp em hiểu và cảm thụ văn hay
Tác giả: Dương Thị Thu Hương
Nhà XB: NxbĐại học Đồng Nai
Năm: 2007
8. Trần Mạnh Hưởng (2004), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2004
9. Lê Phương Nga (1998), “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý”. Tạp chí Giáo dục, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho họcsinh tiểu học. Các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý”. "Tạp chíGiáo dục
Tác giả: Lê Phương Nga
Năm: 1998
10. Lê Phương Nga (2002), Dạy học Tập đọc ở tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Tập đọc ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
11. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
12. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Sách Giáo Khoa Tiếng Việt 4 - 5, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Giáo Khoa Tiếng Việt 4 -5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Sách Giáo Viên Tiếng Việt 4 - 5 Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Giáo Viên Tiếng Việt 4 - 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
14. Chu Thị Hà Thanh, Lê Thị Thanh Bình (2002), Văn học Thiếu nhi, Tủ sách Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Thiếu nhi
Tác giả: Chu Thị Hà Thanh, Lê Thị Thanh Bình
Năm: 2002
15. Thái Văn Thành, Giáo dục học tiểu học, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tiểu học
16. Lê Hữu Tỉnh (chủ biên) (2012), Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua các bài Tập đọc lớp 4, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua cácbài Tập đọc lớp 4
Tác giả: Lê Hữu Tỉnh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2012
17. Lê Hữu Tỉnh (chủ biên) (2012), Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua các bài Tập đọc lớp 5, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua cácbài Tập đọc lớp 5
Tác giả: Lê Hữu Tỉnh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2012
18. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trìnhmới
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
19. Nguyễn Văn Xô (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Xô
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w