Khái niệm năng lực cảm thụ văn học Năng lực CTVH được hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy, chính xác các đặc điểm đặc trưng, ban chất của các tác phẩm về nội dung và nghệ thuật;
Trang 1LOI CAM ON
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô
trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt đã giúp tôi trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.GVC Phạm Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn để tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô và học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không thé tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp dé đề tài được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 nam 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hoa
Trang 2LOI CAM DOAN
Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả khác, cộng với
sự cố gắng nỗ lực của bản thân
Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 nam 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hoa
Trang 31.1.1 Thế nào là cảm thụ văn học? -22ccc+22xecttErrrrrtrrrrrrrirrrrrrrrre 6
1.1.2 Khái niệm năng lực cảm thụ văn học - - 5+ +5++s++s++s+++e++e=+e+ 6 1.1.3 Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi Tiểu học : - 7 1.1.4 Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học ¿-s-s+sscexe+s § 1.2 Bài tập cảm thụ văn hỌC .- - <1 nh HH HH ry 1I
1N €S ion na 11
1.2.2 Bài tập về cảm thụ văn hỌc 2-5222 SE 12
2 Thực tiễn hoạt động dạy học cảm thụ văn học - 55ss+52 552 12 2.1 Hệ thống các câu hỏi cảm thụ văn học trong chương trình Tập đọc
2.2 Thực trạng hoạt động dạy học cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc 21
Chương 2: Hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5 G5 SH ng iệc 25
1 Bài tập phát hiện những câu văn có hình ảnh - + - +55 <5<©<<5+ 25
Trang 42 Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ 27
2.1 Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh 27
2.2 Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa
2.3 Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp ngữ
3 Bài tập rèn kĩ năng đọc điễn cảm 2+ 2+s2E+E2SE2E2EcEzxezxrxree 53 Chương 3 Thực nghiệm - - Ă- 5< 5+ SE SE SE SE EErrerkerrrrree 59
3.1 Mục dich thurc nghigim we ececeesesseeeseeececeeceseeseeeeeseeeeeeeeeaeeaeeneeess 59 3.2 Nội dung thurc nghiém 200 eee eceeseceseeeeeeceeeceseeeeeeeeceseaeeeeeeeeeeeeeeeeses 59
3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghi@M ccccecccccesseesesseessesstessesssessesseeesee 50
B.A, Gid0 AD eee 59
3.4.1 Giáo án thực nghiỆm - - 5 + k1 931 1 E1 951 1 H1 ng it 59
3.4.2 Gido dn d6i ChYNg oes ceccesseessesssessesseessecsuessessesssesssessessecsseeseeesees 72
3.5 Kết quả thyre nghi@m oo ceceeccssecsessessecsessessessessessessessessessessesseessseeseesees 73 3.6 Nhận xét kết quả thực nghiỆm - 55255 S S2 3+ E+k+EEeeeeeeeeerseesee 73
KẾT LUẬN 2-2225 <22E22159E12221211215221211211211 21121211 1E 1e 75
I3:108 09 76
Trang 5DANH MUC Ki HIEU CHU VIET TAT
CTVH: Cam thu van hoc
Trang 6MO DAU
1 Lido chon dé tai
Văn chương là dòng chảy vô tận không bao giờ ngưng bồi đắp phù sa cho cuộc đời, là mạch nước ngầm tỉnh khiết của những giá trị đạo lí nhân văn
cao đẹp Do đó các tác phẩm văn chương tiêu biểu đều có giá trị lâu dài trong
đời sống tình cảm dân tộc và nhân loại Thông qua việc giảng dạy trong nhà
trường cũng như hoạt động phê bình văn học, các tác phẩm văn học đi vào lòng thế hệ người đọc và phát huy tác đụng lâu bền có khi suốt cuộc đời Đọc
và hiểu các tác phẩm văn học trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người trong xã hội
Thế nhưng đề hiểu được các tác phẩm văn học lại là một vấn đề không đơn giản Cơ sở lí luận văn học đã chỉ ra rằng mỗi loại văn là một kiểu kết
hợp nội dung và hình thức, mỗi loai văn còn là một kiểu khám phá và thể hiện đời sống, mỗi loại văn là một kiểu giao tiếp nghệ thuật độc đáo của tác giả Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ
hoặc người thân kế chuyện, đọc thơ Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp
xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt (TV), học sinh Tiêu học (HS TH) bước đầu được tiếp xúc, rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học (đẹp, gợi cảm, gợi hình ) để từ đó có nhận thức, tỉnh cảm thái độ đúng đắn trong cuộc sống
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung luôn coi nhiệm vụ
bồi đưỡng năng lực cảm thụ văn học (CTVH), bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt
và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh
là nhiệm vụ quan trọng
Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho HS Thông qua đọc văn bản mà các em
Trang 7có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Những rung động tình cảm ấy sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn trẻ em
Bồi dưỡng năng lực CTVH ở Tiểu học là khó đối với cả giáo viên (GV)
và HS nhưng lại là công việc rất cần thiết trong suốt quá trình học tập môn Tiếng Việt của các em Vậy làm thế nào để bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH trong giờ Tập đọc của HS? Điều trăn trở đó đã thôi thúc tôi - một giáo viên Tiểu học tương lai quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi đưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS
lớp 4, 5”
2 Lịch sử vấn đề
Chương trình sách giáo khoa hiện nay được Bộ giáo dục và Đào tạo thường xuyên cải cách nhằm đòi hỏi phải có những cách dạy văn, học văn phù hợp hiệu quả đối với thầy và trò trong nhà trường Tiểu học Thực tế đó đã đặt
ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới về nội dung, phương pháp, cách thức học tập, trong đó yêu cầu nâng cao năng lực cảm hiểu văn bản nghệ thuật cho HS rất được chú trọng
Cùng với chương trình sách giáo khoa mới hiện nay, các sách giáo khoa tham khảo mới cho HS Tiểu học theo đó cũng rất phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ yêu cầu dạy tốt của GV và HS Tất cả đều được xuất bản bởi nhà xuất bản Giáo dục
- Nhóm tác giá Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình,
họ gặp nhau ở ý tưởng, ở mục đích nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho HS
tiểu học đã cho ra đời cuốn sách viết chung: “Tìm hiểu vẻ đẹp ở bài thơ Tiểu học” Nội dung cuốn sách là những gợi ý tìm hiểu các bài thơ trong chương trình, chỉ ra một số điểm cần lưu ý khi đọc và tìm hiểu bài thơ, đồng thời giải
Trang 8nghĩa một số từ ngữ hướng dẫn cho các em cách thưởng thức vẻ đẹp tác phẩm
- Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài Tập đọc 4 - 5” đã chú ý khai thác phương diện ngôn ngữ của các bài văn, bài thơ Cuốn sách của giáo sư gồm hai phần:
Phần một: Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong các bài Tập đọc
Tác giả chủ yếu phân tích một số bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt theo hướng chú ý khai thác mặt ngôn ngữ của bài văn, bài thơ
Phần hai: Cung cấp một số kiến thức cơ bản phổ thông về các biện
pháp tu từ mà HS thường gặp đề làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc vận dụng,
phân tích thơ, văn của HS
Nhìn chung, những cuốn sách viết về CTVH ở tiểu học nêu trên mới
chỉ là những gợi ý những định hướng đầu tiên khi HS tiếp xúc với các tác phẩm văn học Nó mang tính chất tham khảo chứ chưa tập trung vào nâng
cao, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HSTH một cách cụ thé
Cũng như thế, xuất phát từ quan điểm cho rằng cảm thụ văn học chính
là sự cảm nhận những giá trị nỗi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp dé của
văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ ) hay một bộ phận của tác phâm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ) Công trình “Luyện tập về cảm thụ văn học ở TH” của tác
gid Tran Mạnh Hưởng đã đưa ra một số dang bai tập để luyện năng lực cảm thụ văn học cho HS So với các công trình đi trước, công trình của tác giả Trần Mạnh Hưởng đã chú ý tới việc rèn các kĩ năng cảm thụ Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng ở các dạng bài tập chung chung
Đề tài của chúng tôi bắt đầu từ chính yêu cầu tìm hiểu bài trong các văn bán Tập đọc (đặc biệt là các yêu cầu tìm hiểu bài cái hay, cái đẹp trong tác
Trang 9Thông qua các bài tập đó giúp các em biết tái hiện hình tượng, nội dung chứa đựng trong tác phẩm đồng thời giúp các em biết phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm Đó chính là điều mà đề tài: “*Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5” thực hiện
Bởi trước đó chưa có ai đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể trong khi nó rất thiết thực nhất là trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi đưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS lớp 4, 5” được thực hiện nhằm mục đích rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm văn học giúp các em học tốt môn Tập đọc Từ đó
có cơ sở, nền tảng, vốn kiến thức để học tốt các môn khác như Kể chuyện,
Tập làm văn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dạy học cảm thụ văn
học cho học sinh lớp 4 - 5 trong giờ Tập đọc
- Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động cảm thụ văn học trong
giờ Tập đọc trén cdc văn bản nghệ thuật tiêu biểu ở SGK Tiếng Việt cho HS lớp 4 -5 trường tiểu học Ủy Nỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS lớp 4, 5”, chúng tôi đi vào giải quyết các vấn đề chính sau:
Thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài Thứ hai là chúng tôi tiến hành thống kê hệ thống các câu hỏi cám thụ
văn học được sử dụng trong bài văn, bài thơ ở phân môn Tập đọc lop 4, 5 Hai nhiệm vụ trên làm cơ sở để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ chính là xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS.
Trang 10Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm đề kiểm chứng tính khả thi của những bài tập đã xây dựng được
6 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài, chúng tôi lựa chọn các
phương pháp sau:
6.1 Phương pháp tống hợp lí luận
Phương pháp này giúp chúng tôi có một cơ sở lí luận vững chắc khi nghiên cứu đề tài Bên cạnh đó phương pháp này còn cho chúng tôi nắm bắt được lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ đó chúng tôi xác định được cái mới của
dé tai mà chúng tôi đã chon
6.2 Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp quan trọng giúp chúng tôi có được hệ thống các câu
hỏi cảm thụ văn học được sử dụng trong các bài văn, bài thơ ở phân môn Tập đọc lớp 4, 5 Từ việc xử lí các dữ liệu đó, đề tài đưa ra những nhận xét, kết luận mà dựa vào đó nhiệm vụ chính được giải quyết
6.3 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, trên cơ sở phạm vi nghiên cứu chúng tôi tiễn hành phân tích một số bài tập cảm thụ văn học tiêu biểu trong chương trình Qua việc phân tích chúng tôi tổng hợp lại, đánh giá đưa ra kết luận
Trang 11Như vậy có thé suy ra rang, cảm thụ văn học không được coi là một thuật
ngữ, một khái niệm, hay nó được coi là một hiện tượng bao trùm tất cả các
khái niệm trên đây
Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học (CTVH) chính là sự cảm nhận
những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị, đẹp đề của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)
(Trần Mạnh Hưởng - Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học)
1.1.2 Khái niệm năng lực cảm thụ văn học
Năng lực CTVH được hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy,
chính xác các đặc điểm đặc trưng, ban chất của các tác phẩm về nội dung và
nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tỉnh tế với những
điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn
Năng lực CTVH cũng có các mức độ: năng lực bình thường, tài năng và thiên tài
Trang 12Năng lực cảm thụ bình thường trong CTVH là năng lực nắm bắt những
đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm
Tài năng trong CTVH là khả năng nắm bắt nhanh nhạy, chính xác
những đặc điểm bản chất, đặc trưng về nội dung nghệ thuật, phát hiện được
những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tượng, của phong cách nhà văn
Thiên tài trong CTVH là sự thăng hoa của tài năng Đây là hiện tượng hiếm thấy, và cũng thường gắn liền với các thiên tài trong lĩnh vực khác
Năng lực CTVH có liên quan mật thiết đến tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, cũng như với tâm hồn, nhân cách của chủ thẻ
1.1.3 Đặc trưng của năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học
Trước khi đến trường, HSTH đã có vốn văn học nhất định Đây không
phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học Ngay từ
nhỏ, HS đã được bố, mẹ, ông bả kế chuyện cố tích, truyện kế nhi đồng, nghe
và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca
Đến bậc tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn
học bằng chữ viết Chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ thế giới văn chương
Trường tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện các
kĩ năng, năng lực cần thiết cho CTVH Học sinh bắt đầu làm quen với các
thao tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Đó là những câu hỏi, bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn, ý chính của bài (ở lớp 4, 5) HS cũng được trang bị một số tri thức về hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật thông qua
hệ thống câu hỏi, bải tập của các bài Tập đọc
Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cam, tinh tế trong cảm thụ của các
em mang những đặc thù riêng Tình cám tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích
thấm mĩ
Trang 13Tuy nhiên, lứa tuổi TH cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt Đó là do tư duy
logic ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành
1.1.4 Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học
Chương trình môn TV ở TH luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn học cho HS là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: “Bồi dưỡng tình yêu
TV và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của TV, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho HS”
Dưới sự dẫn dắt của thầy giáo, cô giáo, những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn Tuy
nhiên muốn trở thành một HS có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em cần
phải tự giác phấn đấu, rèn luyện về nhiều mặt
Do vậy, những yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học dưới đây cần
được mỗi HS cố gắng thực hiện tốt
1.1.4.1 Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn
Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ,
hoặc người thân kế chuyện, đọc thơ Bước chân tới trường TH, được tiếp
xúc với những câu văn, câu thơ hay trong sách giáo khoa TV, nhiều em
muốn đọc to lên một cách thích thú Đó chính là những biểu hiện ban đầu
của hứng thú cần giữ gìn và nuôi dưỡng đề nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê
Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó
khăn trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn TV Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn; chăm chú quan sát lắng nghe để tìm
hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta: tap dung từ ngữ cho đúng
và hay, nói viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm, tất cả đều giúp em phát triễn năng lực cảm thụ văn học
Trang 14Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện
mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự
giác say mê - yếu tố quan trọng của cám thụ văn học
1.1.4.2 Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học
Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi “vốn sống” của mỗi người Cái vốn ấy được tích lũy bằng những hiểu biết cảm xúc của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hằng ngày trong cuộc sống Nhưng quan sát
thế nào mới có kết quả tốt và phục vụ cho việc tích lũy vốn sống? Nhà văn Tô
Hoài, người nổi tiếng về tài quan sát và miêu tá đã mách giùm các em kinh nghiệm như sau: “Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề Nhiều khi chẳng cần dàn
đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như: một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mắt, một trạng thái tư tưởng đo mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên được thì thích thú hào hứng, không ghi không chịu được”
Quan sát nhiều, quan sát kĩ chắng những giúp cho các em viết được bai
văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích luỹ
cả vốn hiểu biết và văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên Hầu hết các nhà văn hồi nhỏ, các bạn HShọc giỏi môn TV ở TH đều chăm đọc sách, đọc sách đến say mê Mỗi cuốn sách có bao điều bổ ích và lí thú Nó giúp ta
mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những cảm xúc và suy nghĩ, góp phần
khơi đậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi chúng ta
Song muốn đọc sách có kết quá, các em cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo để chọn được những cuốn sách phù hợp lứa tuổi, có ích
Trang 15sao, phương pháp thế nào? Đây cũng là vấn đề cần được chú ý Kinh nghiệm cho thấy: khi đọc sách, ta cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc đề thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm Đọc sách đến mức say
mê cũng có nghĩa là sống cùng với nhân vật, biết vui, buồn, sướng khố, yêu
ghét, đồng thời cảm nhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay,
những chỉ tiết xúc động
Đọc để rung cảm sâu sắc cùng tác phẩm là cần thiết, song các em cần phải chon lọc, ghi chép công phu đề thu nhận, tích lũy những điều bổ ích, làm giàu thêm “vốn sống” Hãy tập cho mình thói quen ghi vào số tay Tiếng việt
và văn những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, những câu thơ, đoạn văn thích thú, hoặc những điều cảm nhận được để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho
bản thân
Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp ta” tự học” được nhiều điều thú vị, từ đó mà lớn lên về cả trí tuệ lẫn tâm hồn Càng hiểu biết
sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi
người càng thêm phong phú và chân thực Đây chính là điều kiện quan trọng
để cảm thụ văn học được sâu sắc và tỉnh tế
1.1.4.3 Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học, các em cần nắm vững những kiến
thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa TV ở TH Nắm vững kiến thức ngữ pháp TV, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo Đọc
đoạn văn tả cảnh SaPa - “món quả tặng kì diệu của thiên nhiên dành cho đất
nước ta” chắc em sẽ chú ý đến cách đặt câu rất hay của nhà văn Nguyễn Phan
Hach: “Thoat cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái trắng long
lanh một cơn mưa tuyết trên những cành dao, 1é, man Thoắt cái, gió xuân hây
hây nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiểm quý”
10
Trang 16Nếu thiếu đi trạng ngữ gây ấn tượng về thời gian (thoắt cái), không dùng đảo vị ngữ (một cơn mưa tuyết trắng long lanh thành trắng long lanh một cơn tuyết), những câu văn trên sẽ không thể làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ và huyền ảo của thắng cảnh SaPa
Ngoài những kiến thức về ngữ âm - chữ viết, từ ngữ , ngữ pháp, qua
các giờ Tập đọc, Kế chuyện, Tập làm văn ở TH các em còn được làm quen
và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức liên quan đến cảm thụ văn học
như: hình ảnh, chỉ tiết, bố cục Khi học các bài Tập đọc trên lớp, để hiểu
nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, và cảm thụ văn học được tốt hơn, các
em thường được các thầy cô giáo hướng dẫn về các biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc yêu cầu của chương trình TH như: so sánh (là đối chiếu hai sự vật hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn
tả được sinh động, gợi cảm), nhân hóa (biến sự vật thành con người bằng cách
gán cho nó những đặc điểm mang tính cách con người, làm cho nó trở nên sinh động hấp dẫn) Ngoài ra, còn có một số biện pháp nghệ thuật tu từ đơn giản, dễ hiểu với các em như: điệp ngữ (là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ,
nhằm nhắn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc),
đáo ngữ (là sự thay đối trật tự cầu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm
nhấn mạnh và nổi bật ý điễn đạt)
1.2 Bài tập cảm thụ văn học
1.2.1 Khái niệm bài tập
Có nhiều quan niệm về bài tập nhưng chúng tôi chọn quan niệm mà các tác giả Từ điển tiếng Việt đưa ra như sau: bài tập là “bài ra cho học sinh làm
để tập vận dụng những điều đã học” (tr 25) Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài tập nhằm giúp HS nắm chắc các khái niệm, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học trong các bài lí thuyết Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là phương tiện không thể thiếu, có vai trò hết
Trang 17sức quan trọng Theo quan điểm dạy học phát huy tính tích cực chủ động của
HS, hệ thống bai tập không chỉ được dùng đề rèn kĩ năng thực hành mà còn là
con đường mà thông qua đó HS sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành các năng
- Bài tập phát hiện các câu văn có hình ảnh
- Bài tập phân tích hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ có trong
các văn bản tập đọc
- Bài tập rèn luyện năng lực đọc diễn cảm
2 Thực tiễn hoạt động dạy học cảm thụ văn học
Thực tế cho thấy có rất nhiều biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS như trau đồi vốn sống, rèn đọc diễn cảm trong đó việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập là biện pháp cuối cùng coi là chủ chốt giúp
HS tiếp cận với thế giới nghệ thuật của văn bản Để nắm vững thực trạng hoạt động dạy cảm thụ văn học chúng tôi bắt đầu từ việc khảo sát hệ thống câu hỏi CTVH trong phân môn Tập đọc, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5, trên cơ sở đó khảo
sát hoạt động dạy học các bài tập đó như thế nào trong các giờ Tập đọc Kết quá khảo sát sẽ là những căn cứ, chỉ dẫn tin cậy cho hoạt động xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS
lớp 4, 5 ở chương 2 của luận văn
12
Trang 182.1 Hệ thống các câu hỏi cảm thụ văn học trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5
2.1.1 Kết quá thống kê
LỚP 4
Dê Mèn bênh vực kẻ | -Tìm những chi tiết cho thây chị Nhà Trò
yếu rất yêu 6t? (trang 5) 2
(Tap 1) - Néu mot hinh anh nhan hoa ma em thich
Cho biét vi sao em thich? (trang 5)
Me 6m - Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đôi
(Tap 1) với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua
những câu thơ nào? (trang 10) 2
- Những chi tiệt nào trong bài thơ bộc lộ
tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? (trang 10)
Truyện cô nước mình | - Em hiéu hai dong tho cudi bai như thê| 1
(trang 20) Tre Viét Nam - Những hình ảnh nào của tre gợi lên
những phẩm chất tốt đẹp của con người
b) Doan két c) Ngay thang
13
Trang 19
(trang 42)
- Em thích những hình ảnh nào về cây tre
và búp măng non? Vì sao?
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong
bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ay noi
- Tìm những chỉ tiết nói lên sự cảm động
và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
(trang 27)
Sâu riêng - Tìm những câu van thé hiện tỉnh cảm của
(Tập 2) tác giả đối với cây sầu riêng (trang 35)
Chợ tết - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về
(Tập 2) -Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu
thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?
Trang 20
- Đoàn thuyên đánh cá ra khơi vào lúc nào?
Những câu thơ nào cho biết điều đó?
- Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nao?
(trang 72)
- Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? (trang 72)
Thắng biên
(Tập 2) - Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn 1
nói lên sự đe đọa của cơn bão bién (trang 76)
- Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn 3
Trang 21Con sé - Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuông
(Tập 2) cứu con được miêu tả như thế nào?
(trang 91) Duong di SaPa - Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp
về cảnh, về người Hãy miêu tả những điều (Tập 2 ) em hình dung được về mỗi bức tranh
-Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối
với quê hương đất nước như thế nào?
Con chuôn chuôn nước
(Tập 2) - Chú chuôn chuôn nước được miêu tả băng
Trang 22
Ngắm trăng - Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó 1
(Tap 2) giữa Bác với trăng? (trang 137)
Không đê - Tim những hình ảnh nói lên lòng yêu đời | I
( Tập 2) và phong thái ung dung của Bác Hồ (trang
138)
Con chim chiền chiện | - Những từ ngữ và chỉ tiết nào vẽ lên hình | 2
ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn
(Tập 2) giữa không gian cao rong? (trang149)
- Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chién chién (trang 149)
(Tap 1) - Những chỉ tiết nào về thời tiết và con người
đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? (trang 11)
Sac mau em yéu - Môi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? 1
Trang 23
Tiéng dan ba-la-lai-
ca trên sông Đà
(Tap 1)
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên một
hình ảnh đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh
động trên công trường sông Đà? (trang70)
-Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện
sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà (trang70) -Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa? ( trang 70)
Kì diệu rừng xanh - Những cây nắm rừng đã khiến tác giả có
(Tập 1) những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên
tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
(trang 76 )
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn
Trước công trời - Em hãy tả lại vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên
(Tap 1) trong bai tho (trang 81)
Tiéng vong - Những hình ảnh nào da đê lại ân tượng sâu
(Tap 1) sắc trong tâm trí tác giả? (trang109)
Mùa thảo quả
(Tập I)
- Thảo quả báo hiệu vào mùa băng cách nào?
Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng
- Qua hai dòng thơ cuối bài, tác gia muốn nói
điều gì về công việc của loài ong?(trang118 )
Hạt gạo làng ta
(Tap 1) - Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của
(trang 140)
- Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
người nông dân?
Trang 24
- Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi
nhà được miêu tả sống động, gần gũi
nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu
của người Cao Bằng? (trang 42) -Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng (trang 42)
Chú đi tuần
( Tập 2)
- Tình cảm và mong ước của người chiên sĩ
đôi với các cháu học sinh được thê hiện qua
những từ ngữ và chỉ tiết nào? (trang52)
Cửa sông
(Tập 2) - Phép nhân hóa ở khô thơ cuối giúp tác giả
nói lên điều gì về “tắm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? (trang75)
Trang 25
Đất nước - “Những ngày thu đã xa” được miêu tả trong | 2
2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn Em hãy tìm (Tập 2) những từ ngữ nói lên điều đó (trang 95)
- Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền
thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua
những từ ngữ, hình anh nao trong hai khô thơ cuối? (trang 95)
Bằm ơi - Tìm những hình ảnh so sánh thê hiện tình | 1
(Tập 2) cảm me con thắm thiết sâu nặng (trang131)
2.1.2 Nhận xét chung
Qua khảo sát 36 văn bản Tập đọc, chúng tôi hệ thống được 64 câu hỏi
cám thụ văn học Bước đầu chúng tôi nhận xét ưu điểm và hạn chế của các
câu hỏi trên ở những điểm sau Thực tế cho thấy có rất nhiều các biện pháp
bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS như trau dồi vốn sống, rèn đọc
diễn cảm, trong đó việc sử dụng hệ thống câu hởi và bài tập là biện pháp cuối cùng được coi là chủ chốt giúp HS tiếp cận với thế giới nghệ thuật của văn bản Các câu hỏi và bài tập này đã được SGK biên soạn sẵn theo nguyên
tắc đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính hấp dẫn Tuy
nhiên giữa yêu cầu và thực tế luôn có những điều bất cập, hơn nữa sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả còn tùy thuộc vào năng lực sư phạm của mỗi
GV Ta có thể nhận thay một số ưu điểm của hệ thống câu hỏi SGK đưa ra
nhằm giúp HS cảm thụ văn học, tích hợp kiến thức và kĩ năng giữa các phân môn của TV, giúp HS chủ động tích cực hơn
Ví dụ: Các câu hỏi nhận biết đánh giá giá trị của các bện pháp tu từ đã xuất hiện giúp cho HS bước đầu tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phâm như:
20
Trang 26“Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay” (Bè xuôi sông La,
nghệ thuật của bài
- Các câu hỏi về nhận biết, đánh giá giá trị các biện pháp tu từ chưa nhiều và chưa đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật tác phẩm
Ví dụ: Có bài có câu hỏi nhận biết nhưng không có câu hỏi đánh giá các biện pháp tu từ làm HS chưa hiểu rõ ý nghĩa tác phẩm thông qua biện pháp tu từ
đó Hay có bài chỉ có câu hỏi đánh giá tương đối khó so với HS đại trà nếu
không có những câu hỏi nhận diện để dẫn dắt như: “Cách nói dòng sông mặc
áo có gì hay” (Dòng sông mặc áo, TV4, tập 2)
Nhìn chung những câu hỏi đọc hiểu các văn bản tập đọc trong SGK
mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung bài đọc mà chưa đi sâu vào phân
tích, đánh giá giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong bài đó Vấn đề đặt ra là cần có hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS trong giờ tập đọc, giúp HS hiểu sâu sắc hơn nội dung, ý nghĩa tác phẩm Và
để có được điều đó người GV phải có hiểu biết nhất định về các biện pháp tu
từ, các yếu tố nghệ thuật và hiểu được giá trị của nó trong việc biểu đạt nội
dung tác phâm
Trong thực tế không có nhiều GV hiểu sâu sắc và hiểu hết về các biện pháp tu từ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng nên họ gặp nhiều lúng túng, khó khăn khi giúp HS cảm thụ văn học Vì nhiều lí do nên đại đa số GV thường trung thành với câu hỏi SGK cũng như gợi ý ở sách giáo viên để dạy cho HS chứ chưa có những sáng tạo đề giúp các em cảm thụ văn bản được sâu hơn
Trang 27Tìm hiểu thực trạng hoạt động cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc
chúng tôi đã tiến hành điều tra qua hai hướng:
+ Huong |: Du gid dé biét năng lực dạy của GV và hoạt động học của HS + Hướng 2: Phiếu khảo sát
2.2.1 Nhận xét thực trạng dạy của Giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng việc dạy cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc,
chúng tôi đã trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng với quan sát dự giờ dạy Tập đọc lớp 4 và lớp 5 ở trường TH Uy Nỗ với bài: Đoàn thuyền đánh cá(TV4, tập 2), Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (TV5, tập 1) Sau đây, chúng tôi xin đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình giảng dạy Tập đọc của các GV trường TH Uy Nễ:
-Ưu điểm: Phần lớn các GV có giọng đọc hay, truyền cảm, đúng chính âm
GV nắm được quy trình giảng dạy, thực hiện đúng đầy đủ quy trình Trong phần tìm hiểu bài GV cũng đã hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK giúp HS nắm được nội dung chính của bài Tập đọc Đối với những câu hỏi dài khó, GV cũng đã tách nhỏ từng ý để hướng dẫn HS giải quyết, hoặc tổ chức cho HS hoạt động, thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời
GV cũng đã hướng dẫn các em đọc điễn cảm, tổ chức cho HS thi đọc hay,
tìm ra cách đọc hay nhất và tạo tinh thần phấn khởi thi đua trong giờ học
- Hạn chế: Vì nhiều lí do nên GV vẫn thường trung thành với các câu hỏi
trong SGK, GV mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung bài đọc mà chưa đi
sâu vào phân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật của cá biện pháp tu từ trong bài
đó Việc GV xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho HS ngay trong giờ Tập đọc còn nhiều lúng túng
Trong phần đọc diễn cảm GV chưa chú ý đến việc sửa sai lỗi phát âm cho HS
đọc sai và cũng chưa có biện pháp cụ thể hay kế hoạch cho HS đó luyện tập ngoai gid
2.2.2 Nhận xét qua phiếu khảo sát
2
Trang 282.2.2.1 Nội dung phiếu kháo sát
PHIẾU KHẢO SÁT NĂNG LỰC CTVH CỦA HS LỚP 4
Họ và tên :
Đề bài: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (TV4, tập 2) có nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc Em hãy tìm những câu thơ có hỉnh ảnh so
sánh đó Nêu cảm nhận của em vệ cái hay, cái đẹp của các hình ảnh đó
PHIẾU KHAO SAT NANG LUC CTVH CUA HS LOP 5
Đề bài: Tìm một hình ảnh đẹp trong bai thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà
2.2.2.2 Kết quả bài làm cúa HS
Trang 292.2.2.3 Nhan xét két qua bai lam
Nhin vao bang số liệu trên ta thấy, số lượng HS có năng lực cảm thụ
văn học đạt loại giỏi là rất ít đối với cả hai khối lớp: lớp 4A (5 em, chiếm tỉ lệ 12%), lớp 4C (3 em, chiếm tỉ lệ 6,5%), lớp 5A(5 em, chiếm tỉ lệ 10%), lớp
5B(4 em, chiếm tỉ lệ 8,3%) Số lượng HS có kết quả đạt loại yéu,kém van
còn: lớp 4A( 3 em, chiếm tỉ lệ 7,1%), lớp 4C (7 em, chiếm tỉ lệ 15,5%), lớp
5A(6 em, chiếm tỉ lệ 12%), lớp 5B (4 em, chiếm tỉ lệ 8,3%)
Số lượng học sinh có kết quả đạt loại trung bình và khá là chủ yếu
2.2.3 Nhận xét chung
Do còn nhiều hạn chế trong quá trình dạy và học mà việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em HS lớp 4, 5 ngay trong giờ Tập đọc
chưa được quan tâm thực sự Bởi vậy, trong bài làm các em mới chỉ nhận biết
được các biện pháp tu từ, các yếu tố nghệ thuật mà chưa biết đi sâu vào phân tích giá trị sử dụng của các biện pháp tu từ đó, điều này dẫn đến các em không hiểu được hết cái hay, cái đẹp về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà các biện pháp tu từ đem lại
Vì thế, xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS trong giờ Tập đọc lớp 4, 5 là rất cần thiết
24
Trang 30CHUONG 2
HE THONG BAI TAP BOI DUONG NANG LUC CAM
THU VAN HOC TRONG GIO TAP DOC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trước hết phải cho
HS tiếp xúc với tác phẩm một cách có hiệu quả để kích thích hứng thú thắm
mỹ và năng lực thâm mỹ của các em Giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt các
em tiếp xúc với các tác phẩm trong chương trình, tôn trọng những suy nghĩ,
cảm xúc chân thật, thơ ngây của trẻ và nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn
Để giải mã văn chương, phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm ấn, cách
nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến gây ấn tượng khác
với ngôn ngữ đời thường
Dạy cảm thụ văn học là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều tế nhị, sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ Muốn thực hiện nhiệm vụ này, GV cần xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng
lực cảm thụ cảm thụ văn học cho HS trong giờ Tập đọc Bài tập bồi dưỡng năng lực CTVH ở đây chính là hệ thống câu hỏi được sử dụng ở phần tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc lớp 4, 5 Ngoài ra, HS phải có trí tưởng tượng
và biết cách diễn đạt những cảm nhận của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc,
goi cam, trong sáng
Sau đây là một số dạng bài tập mà tôi đã xây dựng đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 4, 5 trong giờ Tập đọc
1 Bài tập phát hiện những câu văn có hình ảnh
Bài tập 1 Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ
được thê hiện qua những câu thơ nào? (Mẹ ốm, TV4, tap 1)
Trang 31Bài tập 2 Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam
a) Cần củ
b) Đoàn kết
c) Ngay thang
(Tre Viét Nam, TV4, tap 1)
Bài tập 3 Tìm những câu văn thẻ hiện tình cảm của tác giả đối với cây
sầu riêng.( Sầu riêng, TV4, tap 1)
Bài tập 4 Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con? (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, TV4, tap 1)
Bài tập 5 Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ
nào cho biết điều đó?
Bài tập 6 Đoàn thuyền đánh cá trở về lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?
Bài tập 7 Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
Trang 32Bai tap 12 Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
(Hạt gạo lang ta, TVS, tap 1) Bai tap 13 Em thich hinh anh nao trong bai? Vi sao?
(Dòng sông mặc áo, TV4, tập 2) Bài tập 14 Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối
(Đất nước, TV5, tập2) Bài tập 15 Tác giả sử dụng những hình ảnh và từ ngữ nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
(Cao Bằng, TV5, tập 2)
Bài tập 16 Tìm những chỉ tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất
nhanh
(Mùa thảo qua, TVS, tập 1)
2 Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
Để tiện theo dõi mỗi biện pháp tu từ, luận văn sẽ trình bày hệ thống
bài tập phân tích giá trị nghệ thuật theo từng biện pháp tu từ chứ không theo
từng văn bản có bao nhiêu bài tập cảm thụ Vì vậy việc trích dẫn văn bản sẽ
lặp lại nếu như trong văn bản đó tác giả sử dụng đông thời nhiều biện pháp
tụ từ
2.1 Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật biện pháp tu từ so sánh
Trong chương trình TV ở TH, biện pháp tu từ so sánh được học ở học
kì 1 lớp 3 Học sinh được luyện tập nhiều về biện pháp so sánh thông qua các bài tập khác nhau Có nhiều tác giả đưa ra những cách định nghĩa khác nhau
về biện pháp so sánh Tuy nhiên, ở HSTH với tư duy trực quan cụ thể thì các
em chưa thê hiểu những khái niêm, định nghĩa trừu tượng đó Chính vì vậy
mà trong SGK TV3 cũng không đưa ra định nghĩa so sánh mà chỉ thông qua
Trang 33các ví du cụ thể giúp HS nhận ra biện pháp so sánh và nhận bằng những bài tập đơn giản
So sánh thường có 2 loại: so sánh có từ so sánh(như, là, bằng bao
nhiêu bấy nhiéu, ) và so sánh không có từ so sánh Trong các bài tập đọc ở lớp 3 HS đã được tiếp xúc với nhiều biện pháp so sánh, nhất là so sánh có từ
so sánh Lên lớp 4, 5 các em lại tiếp tục tìm hiểu biện pháp này GV gợi mở
để giúp HS cảm nhận được giá trị nghệ thuật của biện pháp so sánh Thông thường ở TH, GV thường hướng dẫn HS nhận biết biện pháp này thông qua dấu hiệu nhận biết có từ so sánh: như, là, bằng, bao nhiêu bấy nhiêu Từ đó
mà HS nhận thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh, đó là diễn
tả được một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng đươc
so sánh Phép so sánh tu từ không làm mất đi những đặc điểm vốn có của sự
vật hiện tượng mà nhắn mạnh hơn nữa đặc điểm đó qua việc so sánh với sự vật, hiện tượng khác
Qua khảo sát các văn bản Tập đọc, chúng tôi thấy có những hình ảnh so sánh đã được SGK đưa ra các câu hỏi cảm thụ trong phần tìm hiểu bài nhưng vẫn còn một số hình ảnh so sánh đẹp chưa được khai thác Trong phần này chúng tôi trình bày 2 hệ thống bài tập:
+Dạng I: Bài tập có trong SGK cần được gợi ý cụ thé hơn
+Dang 2: Bai tập bổ sung
2.1.1 Bài tập cé trong SGK cần được gợi ý cụ thể hơn
Bài: Bè xuôi sông La (TYV4, tập 2)
Trang 34- Sông La được miêu tả đẹp như thế nào? (Sông La hiện lên đẹp qua câu thơ “Trong veo như ánh mắt) Cách miêu tả này có gì hay? (sông La đẹp qua
nghệ thuật so sánh “nước sông La” được so sánh “trong veo như ánh mat”)
- Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? (chiếc bè gỗ được ví với bầy trâu lim dim Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên cụ thể, sống động)
Tác giá đã sử dung biện pháp so sánh rất hay:
Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bẩy trâu lim dim
Khói nở xòa như bông Nước sông La trong xanh đến nỗi được tác giả ví như “ánh mắt” Chiếc bè gỗ
đi xuôi dòng sông thì được tác giả ví như “bầy trâu lim dim” Tất cá hình ảnh
so sánh cho thấy sự yên ả, thanh bình của sông La Trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh, sự yên ả đó khiến tác giả thấy thêm yêu thương, mong ước hòa bình sẽ về lại với quê hương đề ông có thể nghe tiếng chim hót trên đê, để
có thể nhìn thấy những đàn cá tung tăng bơi lội đưới làn nước trong veo
Bài: Trăng ơi từ đâu đến? (TV4, tập2)
Trang 35- Trăng được so sánh với những gì: răng hông được ví như quả chín, trăng tròn được ví như mắt cá
- Dấu hiệu nhận biết: từ so sánh “như”
thơ đã in đậm trong tâm trí nhà thơ nhí Trần Đăng Khoa vì thế ông mới có thể
ví vầng trăng bay như quả bóng hay đến vậy Bóng tròn bay cao lên trời như trăng, trăng trên trời tròn như trái bóng bị bạn nào đá lên trời rồi trở thành ánh trăng chiếu cho đất nước, con người Đây là sự so sánh gợi ra liên tưởng rất đẹp vì tác giả đã phát hiện ra điểm tương đồng rất thú vị, rất hợp lí giữa các
sự vật
Bài: Con chuồn chuồn nước (TV4, tập 2)
Bài tập 19
Chú chuồn chuồn nước được miêu tá bằng những hình ảnh so sánh
nào? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? (trang128)
Gợi ý:
Yêu cầu HS nêu được:
- Những hình ảnh so sánh miêu tả chú chuồn chuồn nước
- Dấu hiệu nhận biết: từ so sánh “như”
30
Trang 36- Em thích hình anh so sánh nào? Vì sao? (tác dụng của biện pháp so sánh)
Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng nhiều hình ảnh so sánh: “Bón cái
cánh mỏng như giấy bóng Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tỉnh Thân chú nhỏ và thon vàng nhĩ màu vàng của nắng mùa thu Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân” Tác giả đã quan sát rất kĩ và liên
tưởng đề so sánh chú chuồn chuồn nước với những sự vật gần gũi xung quanh
làm nổi bật đặc điểm của chú: màu vàng, bốn cánh mỏng, đầu tròn, mắt long lanh, thân nhỏ Qua việc miêu tá chú, nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp thanh bình của đồng quê Việt Nam Cách sử dụng biện pháp so sánh làm nối bật vẻ
đẹp của chú chuỗồn chudn, cũng bộc lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương,
Yêu cầu HS nêu được:
- Các hình ảnh so sánh: giàn giáo giống như chiếc lông che chở, trụ bê tông nhú lên giống như mắm cây, ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, bức tranh còn nguyên màu vôi gạch, ngôi nhà được ví như trẻ nhỏ
- Dấu hiệu nhận biết: từ so sánh “tựa, như, giống, là”
- Tác dụng của biện pháp so sánh: vẻ đẹp của ngôi nhà được so sánh với những hình ảnh rất sống, mộc mạc giản dị mà đầy ấn tượng khiến bài thơ đẹp và mang màu sắc lãng mạn
Bài: Cao Bằng (TV5, tập 2 )
Bài tập 21
Trang 37Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng (trang 42)
Gợi ý:
Yêu cầu HS nắm được:
- Các hình ảnh so sánh: “núi non Cao Bằng” được so sánh như lòng yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng
- Dấu hiệu nhận biết: từ so sánh “như”
- Tác dụng của biện pháp so sánh: nhấn nạnh tỉnh yêu quê hương, đất nước vừa tha thiết, tiềm tàng và lặng thầm của người dân Cao Bằng
Yêu cầu HS nêu được:
- Các hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng:
“Ma non bằm cấy mấy đon Mưa bao nhiêu hạt thương bằm bấy nhiêu”,
“Con di trăm núi ngàn khe Chưa bằng khó nhọc đời bằm sáu mươi ”
- Dấu hiệu nhận biết: từ ngữ thể hiện so sánh “mấy đon - thương con may lần”, “bao nhiêu bấy nhiêu”, “con đi trăm núi chưa bằng ”
- Tác dụng của các hình ảnh so sánh: làm nối bật tình cảm mẹ con thắm thiết , sâu nặng và lòng biết ơn, kính trọng của người con dành cho mẹ mình
và với biết bao người mẹ Việt Nam anh hùng
Trang 38Chúng ta ai cũng yêu mẹ nhưng nói ra tình yêu đó được bằng hình ảnh
so sánh như Trần Đăng Khoa thi ít người làm được Đề hiểu được vì sao Trần Đăng Khoa lại viết được câu thơ hay như vậy HS cần biết rõ đặc điểm của
các sự vật mà tác giả đã lựa chọn dùng làm hình ảnh so sánh
Bài tập 23
Kết thúc bài thơ “Mẹ ốm” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
“Mẹ là đất nước, tháng ngày của con ”
Câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nối bật? Cách
sử dụng biện pháp nghệ thuật đó nói lên điều gì?
Goi y:
Yêu cầu HS nêu được:
- Nghệ thuật được sử dụng (so sánh)
- Những từ ngữ nào thê hiện nghệ thuật so sánh (Mẹ !à đất nước, tháng ngay cua con)
- Tac dung cua bién phap nghé thuat
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gửi gắm tình cảm yêu thương tha thiết đối với người mẹ kính yêu qua hình ảnh so sánh: “Mẹ là đất nước, tháng ngày cuả của con ” Tác giả đã ví “mẹ” là đất nước, là người mẹ thiêng liêng , cao quý Mẹ đã hi sinh cho con cả cuộc đời mình Tác giả đã sử dụng từ “là” chứ không phải là từ như, giống, để khẳng định tình yêu thương vô bờ bến của
mẹ dành cho con và tình cảm, lòng biệt ơn của con đôi với me
Bài: Đôi giày ba ta mau xanh (TV4, tap 1)
HS sẽ học tập được rất nhiều khi tìm hiểu bài văn miêu tả đôi giày ba
ta với những hình ảnh so sánh rất hay
Bài tập 24
Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta Nét độc đáo ở cách miêu
Trang 39Goiy
Yêu cầu HS nêu được:
- Những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày (Cổ giày ôm sát chân Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu vàng đa trời những ngày thu Phần thân giày gân sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.)
- Nét độc đáo trong cách miêu tả đôi giày (Sử dụng biện pháp so sánh)
- Dấu hiệu nhận biết biện pháp so sánh (từ so sánh “như”)
-Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh
Biện pháp so sánh đã được tác giả sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba fa: “màu vải như màu da trời những ngày thu” Tác giả đã ví màu
xanh của đôi giày như màu của bầu trời thu Đôi giày hiện lên thật đẹp trong
mắt người đọc Nó đẹp không chỉ bởi cái bề ngoài mà còn bởi ước mơ giản dị
mà cháy bỏng trong tâm hồn mỗi đứa trẻ ngày đó
Bài: Cánh diều tuổi thơ (TV4, tập 1) Tổng hợp kết quả quan sát của rất nhiều giác quan nhà văn đã tả cánh diều tuổi tho that dep qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh Cho HS tìm hiểu kĩ đoạn văn, giáo viên sẽ giúp các em biết lựa chọn chỉ tiết miêu tả
Trang 40- Những chi tiết miêu tả cánh diều (Cánh diều mềm mại như cánh bướm Sáo đơn, rồi sáo ép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm)
- Những chỉ tiết đó được miêu tá bằng biện pháp nghệ thuật nào? (biện pháp nghệ thuật so sánh)
- Dấu hiệu nhận biết (từ so sánh “như”)
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
Biện pháp so sánh đã giúp người đọc hình dung ra một bầu trời trong xanh
với những cánh diều bay lượn trên không trung: “cánh diều mềm mại như
cánh bướm Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm” Ở đây tác giả đã dùng biện pháp so sánh để miêu tả vẻ đẹp của cánh
diều, của tiêng sáo diều Nhưng không chỉ đơn thuần là thế, cánh diều, tiếng
sáo điều được miêu tá trong cảm giác với một chữ như “kì ảo” Ngắm nhìn
diều chao lượn, lắng nghe tiếng sáo vi vu, trầm bổng mỗi đứa trẻ không khỏi bồi hồi, xao xuyến và thích thú Những liên tưởng và hình ảnh thú vị, bay bồng, lãng mạn của cánh diều đã khiến cho lòng tác giả nâng nâng, nó khiến cho tác giá “vui sướng đến phát dại nhìn lên trời, cảm giác “không có gì
huyền ảo hơn thế” Trò chơi của những đứa trẻ thôn quê như gợi lên những
ước mơ, nỗi khao khát bay cao, bay xa
Bài: Sầu riêng (TV4,tập 2) Nhà văn Mai Văn Tạo đã miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng,
quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng bằng biện pháp nghệ thuật so sánh rất độc đáo Tìm hiểu hiệu quả sử dụng biện pháp so sánh trong văn bản này HS sẽ học tập được rất nhiều kinh nghiệm khi miêu tả cây cối
Bài tập 26
Hãy nêu những câu văn miêu tả nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng Các câu văn đó được tác giả sử dụng biện pháp