TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIAO DUC TIEU HỌC
PHUNG THI THUY
XAY DUNG HE THONG BAI TAP DE DAY HOC PHAN LICH SU TRONG
MON LICH SU VA DIA Li LOP 5 KHOA LUAN TOT NGHIEP
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy (cô) giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy(cô) khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình truyền thụ cho tôi những kiến thức, phương pháp giảng dạy ở Tiểu học giúp cho việc học tập,
nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của tôi đạt kết quả như
mong muốn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Nguyễn Thị Duyên,
người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô) giáo, các em học sinh trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại trường
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn dé tai sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ýcủa các thầy cô giáo và các ban doc dé khóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này công trình nghiên cứu riêng của mìnông trùng khớp với kết quả của một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Trong khi tiến hành thực hiện khóa luận, chúng tôi có thảm khảo những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi trước với sự trân trọng và biết ơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên
Trang 4DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC 0067000 1 1 Lí do chọn để tài ¿sex S411 1X 111110115 1211211 1111101121111 1111111111111 xe 1 2 Mục đích nghiên cứu ác + nh TH TH TH HH TH TT TT TH HH 3 Eiii j0 6300 0n .Ỗ 3 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - ¿+ s¿ £+E£++E£E++E£+EE£E£EE+Ezkezkerrrrree 3 5 Phạm vi nghiÊn CỨU Ăn tk TT TH HH nh nh TH TT ng 3 6 Giả thuyết khoa học " " 3
7 Phương pháp nghiên cứu " 4
8 Cấu trúc khóa luận -. ¿ +2©++++2222L++E.22E111 21 1 .E H rrre 5
b.9)8000 c0 ”ồ”7®^ 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN 5° escsscssecseersecse 6
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm công cụ của đề tài ¿56-252 22x2 22x22 221 221.22xcrkrres 6
1.1.1.1 Khái niệm về bài tập ¿5+ 2222231 221222112211 21112111221112211111.11 xe 6
1.1.1.2 Khái niệm về trắc nghiệm - 2-2 tk E9E112E112112212111711211 11111 ca, 6
1.1.1.3 Bài tập trắc nghiệm tự luận - ¿+ 6 1h v nh ng HH g n rưy 8 1.1.1.4 Bai tập trắc nghiệm khách quan
1.1.1.5 So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận -.- 22
1.1.2 Một số vấn đề về phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 25 1.1.2.1 Mục tiêu phần Lịch sử lớp 5 - 2-©25¿©S22+t2EEEEt2EE221221E211221 22 czk, 25 1.1.2.2 Nội dung phần Lịch sử 5 ¿- ¿2222 ©E22E2EEEEEt2EEEEEEEEEEerkrrrrrrks 25
Trang 6Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THÓNG BÀI TẬP ĐẺ DẠY HỌC PHÀN LỊCH SỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 2< 2 s<+sc+setsscrsses 34 2.1 Các nguyên tắc xây đựng hệ thống bài tập :©22- 55c 2cc2xc2ztzterxrrrrrree 34 2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống . .¿22¿ ©2252 22+2£Et2EE2zEzzxrzrrerke 34
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tinh phù hợp với nội đung chương trình - 34 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh 35
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 2: 5-©5Sc22EE 2222122121221 22.2 35 2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 2:52: S522+222+22E22E2EE2EEEESrkrrrrerke 36 2.2 Mục đích của bài tập Lịch sử trong dạy học phần Lịch sử 5
2.3 Quy trình xây đựng hệ thống bài tập . - ¿22 2222E2E2EE2EE 2E 22x czEcrke 36
2.4 Hệ thống bài tập mẫu ¿- 2: ©2¿S222S2EE2E1221121122122112112211221211211 21c 47 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 2< ©cs<©csscrsetrseerrserresrrssee 72
3.1 Mục đích thực nghiệm + St nH TH TH HT TT nh TT gi 72 3.2 Nội dung thực nghiỆm - - «+ + tt vv vn TH nh nh ng rry 72 3.3 Tổ chức thực nghiệm ¿225 ©S£ S2 SE ‡EE2EEEE2EEEEEE2EE2122121122122121121222 2Xe2 72 3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm óc kh nh nghệ 72
3.3.2 Tiến hành thực nghiệm -. ¿22+ S++2EE22E22E122122121127112212211221 22.2 72 kn‹ chẽ 74 KET LUAN
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của những tiến bộ vượt bậc về văn hóa và công nghệ, có trình độ chuyên môn cao, tự chủ và sáng tạo Vì thế đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là việc mà mỗi quốc gia đều quan tâm, chú ý Chính vì vậy, đào tạo nguồn lực con người và vai trò to lớn của giáo dục đã được ghi rõ trong Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo đục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người”
Giáo dục là mối quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là giáo dục Tiểu học, vì đây là bậc học nền tảng hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và kỹ năng Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lan thir VIII tiép tuc nhan mạnh: “Giáo dục - Đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của
bản thân và tiền đồ của đất nước Bản sắc dân tộc và tính chất tiến lên của nền văn
hóa phải được thấm đậm trong mọi lĩnh vực sao cho người lao động mới của đất nước có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam”
Thực hiện những chủ trương đúng đắn đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới toàn diện và động bộ Giáo dục - Đào tạo và đặc biệt đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi đưỡng cho người học năng lực
tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Ngoài ra, đổi
Trang 9học truyền thống với các phương pháp hiện đại dé phat huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp và sự phối hợp của từng phương pháp
Trong chương trình Tiểu học, bên cạnh mơn Tốn, Tiếng Việt, Khoa học thì môn Lịch su va Dia li yêu cau hoc sinh nam vững được các sự kiện lịch sử ở Việt
Nam, địa lí Việt Nam và một sỐ quốc gia trên thế giới Đặc biệt, phần Lịch sử trong
môn học Lịch sử và Địa lí là phần yêu cầu học sinh nắm vững các sự kiện, hoạt động, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian từ buổi đầu dựng nước cho đến nay Hệ thống kiến thức phần Lịch sử ở Tiểu học quá nhiều Người ta nói kiến thức Lịch sử ở Tiểu học như là “Đại học” thu nhỏ Vậy làm thế
nào để trong một thời gian nhất định mà học sinh có thể nắm vững được nhiều kiến
thức khác nhau Điều đó đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng tốt các phương pháp
dạy học để tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tích cực, chủ động hoạt động lĩnh hội
kiến thức cùng các đồ dùng dạy học như: Vật thật, tranh ảnh, mô hình, băng đĩa Ngoài ra, để học sinh nắm vững, củng có kiến thức của mình, giáo viên phải biết
xây dựng các bài tập để học sinh được thực hành
Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Nhưng thực trạng hiện nay, nhiều người còn mơ hồ về lịch sử nước nhà Nhiều học sinh còn nhớ nhằm, nhớ sai, không đúng về các sự kiện, nhân vật lịch sử Trước thực trạng đó hiện nay, Lịch sử là môn học được được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và khuyến khích các trường phố thông thực hiện nhiều phương pháp, biện pháp dạy học đề học sinh học Lịch sử được tốt hơn, nắm vững hơn các sự kiện, các nhân vật lịch sử của lịch sử Việt Nam
Ngoài ra, thực trạng hiện nay ở các trường Tiểu học, hầu hết các giáo viên đã bước đầu sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học mới với các phương dạy học truyền thống, kết hợp một số hình thức và phương tiện dạy học khác Nhưng hầu như giáo viên còn chưa chú ý đến việc xây dựng một số bài tập tham khảo, bài tập làm thêm cho học sinh mà chủ yếu học sinh thực hiện các bài tập trong vở bài tập Lịch sử Chính vì vậy, học sinh hiện nay vẫn chưa thực sự năm chắc và rõ ràng
Trang 10Vì những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài
tập để dạy học phân Lịch sử trong môn Lịch sứ và Địa lí lóp 5” 2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài xây dựng hệ thống bài tập để dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử
và Địa lí lớp 5 dùng đề hỗ trợ cho việc đạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng, kết
quả của học sinh Đồng thời, đề tài cũng góp phần là một tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học có thể đựa vào đó đề xây dựng các dang bai tập như bài tập trắc nghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan phục vụ cho công tác giảng dạy 3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài làm cơ sở xây
dựng hệ thống bài tập
- Xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử va Dia li lop 5
- Thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập đã được xây dựng vào thực tiễn dé
kiểm tra tinh kha thi
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập để dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
4.2 Khách thế nghiên cứu
Quá trình, quy trình dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
của các giáo viên Tiểu học
5 Phạm vỉ nghiên cứu
Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập đề dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
6 Giá thuyết khoa học
Trang 117 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận và nghiên cứu tài liệu
Trên cơ sở sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh tôi tiến hành sưu tầm các tài liệu về giáo dục học, phương pháp dạy học, lịch sử, bài tập lich sử lớp 5 để tổng hợp các cơ sở lí luận và các kiến thức về lịch sử trong chương trình Tiểu học
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp quan sát
Với phương pháp này, tôi tiến hành dự giờ các tiết dạy và học của giáo viên
và học sinh ở các tiết Lịch sử Qua đó, quan sát các hoạt động của giáo viên và học
sinh để thấy được việc sử dụng các bài tập lịch sử của giáo viên và khả năng tiếp nhận, củng cố bài của học sinh qua các bài tập đó
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng việc xây đựng và sử dụng các dạng bài tập trong dạy học môn lịch sử lớp 5 qua việc thu thập các tài liệu ở các trường Tiểu học
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm trò chuyện với các giáo viên và học sinh về các vấn đề liên quan đền vấn đề điều tra
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Ở phương pháp này, tôi sử dụng các bài tập mà tôi đã xây dựng thực hành ở một số tiết học ở trường Tiểu học
7.3 Phương pháp trao đối và rút kinh nghiệm
Tôi đã trao đổi với giáo viên về cách xây dựng các bài tập như bài tập trắc
nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Từ đó rút một số kinh nghiệm trong việc xây dựng bài tập
7.4 Phương pháp thống kê toán học
Trang 128 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đâu và phần kết luận, phần nội dung khóa luận gồm 3
chương:
Chương I: Co sé li luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập để dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
Trang 13NỘI DUNG
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm công cụ của đề tài 1.1.1.1 Khái niệm về bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt 2009 của viện Ngôn ngữ học, NXB Trung tâm từ điển: Bài tập là bài ra cho học sinh để tập vận dụng những điều đã học
Theo tâm lý học: mỗi thời điểm học sinh có hai trình độ (trình độ hiện tại và
trình độ tương lai gần nhất) Khi học sinh tự giải quyết được nhiệm vụ học tập, không cần sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên thì đó là trình độ hiện tại Nhiệm vụ này được gọi là bài tập
Như vậy, bài tập là nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra dưới hệ thống các câu hỏi
nhằm giúp học sinh hình thành các kiến thức, kĩ năng cần thiết và nắm vững kiến
thức, kĩ năng sau khi học xong bài học, đồng thoi dé van dụng những điều đã học vào bài mới
1.1.1.2 Khái niệm về trắc nghiệm
a Khái niệm
Theo từ điển Hán - Việt: “trắc” có nghĩa là đo lường, “nghiệm” có nghĩa là suy xét, chứng thực Trắc ngiệm (test) theo tiếng Anh là “thử”, “phép thử”, “sát hạch”
Để hiểu rõ hơn về khái niệm về trắc nghiệm chúng ta tìm hiểu một số cách hiểu sau của một số nhà lí luận:
Theo A R Petropxi (1970) cho rằng: “Trắc nghiệm là bài tập làm trong thời gian ngắn mà việc thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất
lượng có thể coi là dấu hiệu của sự hoàn thiện một số chức năng tâm lí” [7; 10]
Trang 14đích thực hành những sự khác biệt giữa các cá nhân về trí tuệ và năng lực chuyên
môn”
Theo S G Gellerterin (1976) cho rằng: “Test là thử nghiệm mang tính chất bài tập xác định, kích thước hình thức nhất định của tính tích cực và thực hiện cái dùng để đánh giá định lượng và định tính, dùng làm dấu hiệu của sự hoàn thiện những chức năng nhất định”
Theo Gronlund (1981): “Trắc nghiệm là một công cụ hay một quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ mà một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ
thể” [5; 117]
Theo Trần Bá Hoành: Trắc nghiệm là hình thức đặc biệt để thăm dò một số
đặc điểm về năng lực trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú
ý )[7; 10]
Theo Dương Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là một dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi: thành tích của các
cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực
các nhiệm vụ dự kiến”
b Phân loại trắc nghiệm
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều cách phân loại trắc nghiệm, mỗi loại đều dựa trên những cơ sở nhất định
Về cách chuẩn bị đề trắc nghiệm, có thể phân chia trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá
và trắc nghiệm dùng ở lớp học
Về việc đảm bảo thời gian để làm trắc nghiệm, có thể phân chia loại trắc
nghiệm theo tốc độ và trắc nghiệm không theo tốc độ
Về phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm, có thể phân chia ra trắc nghiệm theo chuân (norm-referrenccd test) và trắc nghiệm theo tiêu chí (criterion- referrenced test)
Trang 15Căn cứ vào mục đích và quá trình tiến hành trắc nghiệm có trắc nghiệm hình thành và trắc nghiệm tổng kết
Căn cứ vào dạng thức của bài trắc nghiệm có trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
Trong khóa luận này, chúng tôi chọn cách phân chia bài tập trắc nghiệm thành hai dạng dựa vào hình thức của bài tập là bài tập trắc nghiệm tự luận (TNTL)
và bài tập trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
1.1.1.3 Bài tập trắc nghiệm tự luận a Khái niệm
Trắc nghiệm tự luận là hình thức tự trình bày câu trả lời bằng ngôn ngữ của mình Loại trắc nghiệm này ngược với trắc nghiệm khách quan, nó cho phép có một
sự tự do tương đối để trả lời van đề đặt ra, đòi hỏi người được kiểm tra biết sắp xếp
câu trả lời cho đúng và sáng sủa Bài trắc nghiệm tự luận được chấm điểm một cách chủ quan, điểm số cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất nên loại trắc nghiệm này gọi là trắc nghiệm tự luận hay còn gọi là trắc nghiệm chủ
quan Vĩ dụ:
- Nội dung những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? - Em hãy tả lại quang cảnh buổi lễ Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”? b Ưu điểm, hạn chế của bài tập trắc nghiệm tự luận
* Ưu điểm:
Dựa trên ý kiến của những nhà soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, loại câu hỏi tự
luận có những ưu điểm sau:
Thứ nhất: Có thể dùng để kiểm tra, đánh giá học sinh về các mặt như sau:
- Khả năng sắp đặt ý khi viết câu trả lời
- Khả năng lựa chọn các ý tưởng mới, quan trọng và tìm ra các mối quan hệ giữa các ý tưởng đó thông qua bài viết của học sinh
Trang 16Loại bài tập tự luận có thể dùng để kiểm tra, đánh giá các mục tiêu liên quan
đến thái độ, sự hiểu biết, những ý niệm, sở thích và sự diễn đạt của học sinh
Thứ hai: Bài tập tự luận dễ soạn hơn so với trắc nghiệm khách quan Tuy nhiên, một câu hỏi tự luận rõ ràng, nhằm đo mục tiêu trí lực ở mức độ cao cũng đòi hỏi nhiều công phu và thời gian soạn thảo
Thứ ba: Qua các câu hỏi tự luận thì học sinh có thể tự bày tỏ những thái độ, ý kiến của mình thông qua các từ ngữ được sử dụng để trả lời cho vấn đề được nói
tỚI
Ví dụ:
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ
tuyên bố độc lập
Qua câu hỏi trên ta có thể đánh giá được thái độ, kiến thức, suy nghĩ của học sinh
về hình ảnh của Bác Hỗ trong buỏi lễ Tuyên ngôn Độc lập
Thứ tư: Bài tập tự luận khuyến khích học sinh có thói quen tập suy diễn, tổng
quát hóa các sự việc, sự kiện trong bài học Học sinh có thể tập làm dàn ý hoặc tóm
lược bài học
Thứ năm: Bài tập tự luận khuyến khích ở học sinh óc sáng kiến Khi học sinh tự mình sáng tạo, giải quyết vấn đề theo ý tưởng riêng của mình thì khi đó óc sáng
kiến sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn là khi học sinh chỉ chọn các phương án cho
sẵn như ở trắc nghiệm khách quan
Thứ sảu: Bài tập tự luận còn tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện ki nang viết Học sinh có địp trau đôi lời văn, cách sử dụng đấu câu, cách sắp xếp ý tưởng của mình để cho các câu văn được logic hơn
* Hạn chế
Ngoài những ưu điểm của bài tập tự luận như trên thì tự luận còn có một sé nhuge diém sau:
Trang 17luận thường có số lượng ít câu hỏi, do đó nó sẽ không bao quát hết được nội dung
của bài học
Thứ hai: Chịu sự chỉ phối nhiều của các yếu tố chủ quan Cụ thể là ở việc chủ
quan khi chấm điểm và thời gian chấm điểm.Việc chấm điểm bài tự luận thường khó khăn và tốn nhiều thời gian, đặc biệt là muốn đưa ra những kết luận thật chính
xác và có hiệu quả về khả năng của học sinh, đồng thời khó xác định các tiêu chí đánh giá hơn trắc nghiệm khách quan Chấm điểm bài tự luận thường dựa trên sự ước lượng, nên bài kiểm tra khó đánh giá được một cách tuyệt đối là đúng hay sai, việc đánh giá chủ yếu phản ánh mức độ giá trị của bài Quá trình chấm điểm có
nhiều yếu tô làm thiên lệch điểm số Chăng hạn như: sự khất khe ở mỗi người, tâm
trạng, sự mệt mỏi, sự đãng trí, đặc biệt là trình độ chuyên môn
Thứ ba: Khi sử dụng tự luận thì sẽ kích thích học sinh học tủ, học vẹt
e Phân loại bài tập trắc nghiệm tự luận
Trong việc phân loại câu hỏi trắc nghiệm có nhiều quan điểm và các ý kiến khác nhau:
Trong "Số /ay phương pháp giảng dạy và đánh giá", Trường đại học Nha Trang : Các chuyên gia bất đồng quan điểm về vấn đề các câu hỏi tự luận nên được viết như thế nào và cụ thể đến mức nào Ví dụ một số chuyên gia ủng hộ việc dùng những từ như “tại sao”, “như thế nào” và “dẫn đến những hậu quả gì” Họ cho rằng những câu hỏi có những từ như vậy (mà chúng tôi gọi là câu hỏi tự luận loại l) đòi hỏi việc nắm vững những kiến thức, khái niệm cơ bản và đòi hỏi người học phải
phối hợp các vấn đề, số liệu, suy luận và chỉ ra mối quan hệ nhân - quả Một số nhà
giáo đục khác lập luận rằng những từ như “thảo luận, xem xét và giải thích” và cách dùng những loại từ này (loại câu hỏi tự luận 2) sẽ đưa lại cho học sinh ít sự tự do hon trong trong việc trả lời nhưng có cơ hội để hiểu suy nghĩ của họ
Trang 18hay tính chính xác thông qua việc đùng những từ như “xác định rõ, so sánh và đối lập” Chúng tôi gọi đây là loại 3 Ngoài việc đưa thêm chỉ dẫn trong đầu bài cho người học, những từ như vậy yêu cầu người học phải lựa chọn và sắp xếp các dữ
liệu cụ thể
Về mặt hiệu quả, chúng tôi quan tâm đến mức độ tự do được đưa ra cho
người học trong việc sắp xếp câu trả lời Tat cả những loại câu hỏi tự luận nói trên đều có nhược điểm Dạng I và dạng 2 cho phép “những câu trả lời mở rộng” Chúng có thể dẫn đến những trình bày không mạch lạc, không phù hợp, sơ sài của những học viên yếu về khả năng sắp xếp ý tưởng Loại câu hỏi 3 yêu cầu “câu trả lời tập trung”; chúng có thể dẫn đến việc ghi nhớ thông tin đơn giản
Theo GS TSKH Lâm Quang Thiệp thì cho rằng bài tập tự luận được chia làm 2 loại: Tiêu luận và cung cấp thông tin
Một số nhà nghiên cứu khác cũng chia bài tập tự luận thành 3 loại: Diễn giải, tiểu luận và luận văn
Từ những ý kiến phân loại trên, thì theo chúng tôi: thông thường, các bài tự luận yêu cầu học sinh thu thập, phân tích, giải thích các thông tin phức tạp, đưa ra
sự đánh giá, tiến hành lập luận, kết hợp các sự kiện riêng lẻ thành một chỉnh thê
Bài tự luận gồm hai dạng chính:
Dạng thứ nhất: Các câu tự luận ở đạng mở rộng, là loại bài tập có phạm vi
rộng và khái quát Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức Các câu hỏi
thường là: Phân tích, giải thích hay chứng minh một luận điểm, trình bày một vấn
đề
Vi du:
- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kết luận: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất ca tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự đo, độc lập ấy” thể hiện điều gì?
Loại tự luận này có thể đo lường khả năng sáng tạo, suy luận của học sinh,
Trang 19Dạng thứ hai: Câu tự luận có giới hạn Tự luận có giới hạn được diễn đạt chỉ tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được độ dài ước chừng của
câu trả lời: Nêu ., tại sao Vi du:
- Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của ta trước khi mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950?
Với loại bài tập này thường đề cập đến những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên không mơ hồ đối với người trả lời và người chấm Do đó, việc chấm dễ dàng hơn và có độ tin cậy cao hơn
d Những điểm cần lưu ý khi xây dựng câu hỏi tự luận
- Cho đầu bài cụ thể, chỉ rõ học sinh phải viết cái gì Nếu cần thiết có thể viết từ 3 đến 4 câu trong phan dau dé chi dan
- Từ ngữ trong mỗi câu hỏi phải đơn giản, rõ ràng
- Cần xác định rõ thời gian cho việc trả lời câu hỏi Câu hỏi cần đảo bảo cho học sinh viết chậm cũng có thể hoàn thành được bài viết
- Để nâng cao độ tin cậy của câu tự luận là tăng số lượng câu hỏi trong bài
kiểm tra, giảm độ đài ở phần trả lời
- Khi cho học sinh làm bài cần tránh những yếu tố làm nhiễu: tiếng ồn, ánh sáng và các tác động gây nhiễu khác, tránh gian lận trong khi làm bài
- Khi chấm bài, cần phải xác định thang điểm chuẩn xác và chỉ tiết e Một số trường hợp khi sử dụng TNTL
- Khi học sinh không quá đông
- Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt
Trang 201.1.1.4 Bài tập trắc nghiệm khách quan a Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là dạng kiểm tra trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất
cả những thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần
điền thêm một vài từ (loại câu hỏi đóng) Gọi là TNKQ vì việc chấm điểm đảm bảo tính khách quan hơn việc chấm điểm bài tự luận Tuy nhiên tính khách quan cũng khơng hồn tồn tuyệt đối vì việc ra đề và xây dựng đáp án phần nào đã mang tính chủ quan của tác giả
b Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan
* Ưu điểm
Thứ nhát: TNKQ cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi sâu vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức, chống khuynh hướng học tủ, học lệch
Thứ hai: TÑKQ tôn ít thời gian và công sức cham bai của giáo viên
Thứ ba: TNKQ đảm bảo được tính khách quan, công bằng Khi cho điểm trong kiểm tra truyền thống, cùng một bài làm có thể được đánh giá khác nhau, có
thể điểm số chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào người chấm Chấm bài TNKQ sẽ
tránh được sai lệch và hạn chế điều đó
Thứ tư: Các câu hỏi, đáp án được quy định vé sé lượng, nội dung và đã
được chuẩn hóa nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học đề tổng hợp
và xử lý kết quả
Thứ năm: TNKQ nêu có thê được sử dụng thích hợp có thê gây hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh Là một hình thức kiểm tra, một dạng bài tập mới, so với các hình thức kiểm tra và đạng bài tập truyền thống, TNKQ có thể được nhiều học sinh ưa thích Việc chấm bài được nhanh gọn, HS có thể sớm biết kết quả bài làm của mình, HS có thé tu đánh giá bài làm của mình và bài làm của những bạn
Trang 21Thứ sáu: Giúp học sinh phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, vận dụng và phân
tích kiến thức đã học
Thứ bảy: Với phạm vi nội dung kiểm tra rộng, học sinh không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp Việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng quay cóp và trao đổi bài
* Hạn chế
Tuy nhiên, cũng như bất kì một phương pháp nào, TNKQ cũng không thé tránh khỏi những hạn chế:
Thứ nhất: Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên
Thứ hai: TNKQ không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc dùng
lời), tư duy sáng tạo, khả năng lập luận của học sinh
Thứ ba: Đề có được những bài tập có chất lượng đòi hỏi quá trình soạn thảo
phải công phu, tốn kém thời gian, yêu cầu người soạn câu hỏi không những có kiến thức mà phải có cả kĩ năng cao
Thứ tư: Khi đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, GV khó biết được tư tưởng,
nhiệt tình, thái độ, hứng thú của HS với vấn để được nêu ra
Thứ năm: Các câu trắc nghiệm có thê không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết các vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự luận soạn kỹ
Thứ sáu: Tôn nhiều giây để ïn loại câu hỏi nay so với các câu hỏi khác và HS cần nhiều thời gian đề đọc câu hỏi
Thứ bảy: Các bài tập trắc nghiệm chủ yếu rèn trí nhớ máy móc khó phát triển
tư duy và đánh giá được quá trình suy nghĩ dẫn tới kết quả làm bài trắc nghiệm Đây là nhược điểm lớn nhất của TNKQ
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phô biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp Vì những
nhược điểm nói trên khó có thể khắc phục một cách triệt để nên trắc nghiệm không
Trang 22c Phân loại trắc nghiệm khách quan
Căn cứ vào hình thức câu hỏi trắc nghiệm mà có thể chia TNKQ thành 4 dạng trắc nghiệm sau:
* Tréc nghiém nhiéu lwa chon (Multiple choise questions)
Dang trac nghiệm khách quan được ưa chuộng, thong dụng nhất là loại có
nhiều phương án trả lời cho mỗi câu hỏi để học sinh lựa chọn Một câu hỏi loại này
gồm một phần phát biểu chính gọi là phần câu dẫn hay câu hỏi, và có 4 đến 5 hay
nhiều phương án trả lời cho sẵn để người học chọn câu trả lời đúng nhất, hợp lí nhất Ngoài một câu đúng, các câu trả lời khác trong phương án lựa chọn phải có vẻ
hợp lí đối với người học
Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm nào?
a) 1956 c) 1858
b) 1856 b) 1862
- Uu diém:
Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi giáo viên có thể dùng trắc nghiệm nhiều
lựa chọn để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau
Độ tin cậy cao hơn tự luận Yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi so với lại trắc nghiêm khách quan khác khi số phương án lựa chon tăng lên
Độ giá trị cao Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có
thể dùng để đo những mức tư duy khác nhau Với trắc nghiệm nhiều lựa chọn người học có thể đo được các mức độ tư duy: nhớ, áp dụng, suy diễn, tổng quát hóa rất hữu hiệu
Trang 23- Hạn chế:
Khó soạn câu hỏi: Một giáo viên có nhiều kinh nghiệm và khả năng, mat nhiều thời gian, công phu mới có thê viết được những câu hỏi hay, đúng chuẩn kĩ thuật Điều khó là phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất trong khi các câu, các phương án trả lời khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lí Thêm vào đó, các câu hỏi phải đo được mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn ở mức nhớ
Học sinh không phát triển được óc sáng tạo, khả năng phán đoán và khả năng giải quyết một vấn đề khi câu trả lời cho câu hỏi đó chỉ bó hẹp trong phạm vi các phương án trả lời cho sẵn
Các hạn chế khác như: tốn nhiều giấy in, học sinh mắt nhiều thờ gian để đọc
và kích thích sự đoán mò của học sinh
- Những lưu ý khi xây dựng câu hỏi trăc nghiệm nhiều lựa chọn
Phần chính hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề Các câu trả lời để lựa chọn phải ngắn gọn và là những câu trả lời thích hợp với vấn đề được
đề được nêu
Trong câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chon nên có 4 phương án trả lời trở nên Làm như vậy sẽ tăng yếu tố may rủi cho câu trả lời của họ sinh Đối với học sinh Tiểu học nên có từ 3 - 4 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi
Độ đài câu trả lời trong các phương án lựa chọn phải gần bằng nhau Không
nên để câu trả lời đúng có khuynh hướng ngắn hơn hoắc dài hơn Các câu trả lời
trong các phương án lựa chọn phải đồng nhất với nhau về tính chất căn bản
Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và có tác động thu hút các học sinh kém hơn
Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được
sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên
* Trắc nghiém dung - sai (No/Yes Questions)
Trang 24hỏi “đúng - sai” Một câu trắc nghiệm “đúng - sai” thường gồm một phát biểu để học sinh phán đoán xem nội dung đó là đúng hay sai
Ví dụ: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 - 1945 tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã ra đời và khẳng định rằng nhân dân Việt Nam quyết giữ vững nền độc lập tự do ấy
Theo em, ý kiến đó đúng hay sai
Trong khi sử dụng trắc nghiệm “đúng - sai” người ta có thể thay thế chữ “đúng - sai” bằng các chữ như: “giống nhau - khác nhau”; “mạnh - yếu”; hoặc “lớn hơn - bằng nhau”
- Uu điểm:
+ Đây là loại câu hỏi đơn giản để trắc nghiệm khách quan kiến thức về
những sự kiện
+ Trắc nghiệm đúng - sai giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian ít ỏi
+ Mặc dù việc soạn thảo trắc nghiệm đúng - sai cũng cần nhiều công phu, phần đông các giáo viên cũng có thể soạn được nhiều câu trong một khoảng thời gian ngắn Có thể giáo viên viết được ít nhất 10 câu hỏi loại đúng - sai trong khoảng thời gian cần thiết để viết được một câu hỏi có 4 - 5 phương án trả lời cho sẵn Ngoài ra, cũng giống như các loại trắc nghiệm khách quan khác, trắc nghiệm
đúng - sai có ưu điểm là tính chất khách quan khi chấm điểm
- Khuyết điểm
+ Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu
+ Khó ding dé phat hiện ra yếu điểm của học sinh, ít phù hợp với đối tượng
học sinh khá giỏi
+ Trong các môn Khoa học xã hội, có thể có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau nên các câu hỏi thuộc loại đúng - sai có thể tối nghĩa,
Trang 25+ Khác với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong trắc nghiệm đúng — sai học sinh phái quyết định giữa hai điều để chọn quá hạn hẹp Việc này có thể làm cho các học sinh khá giỏi khó chịu hay thất vọng khi họ thấy có điều kiện rõ ràng mới quyết định xem câu phát biểu đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai
- Những lưu ý khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai
Nên dùng những từ ngữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ
33c
ràng.Tránh dùng những chữ như “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”, “không thể được”, “chắc chắn”, vì các câu mang các từ này thường có triển vọng “sai” Ngược
lại, những chữ như “thường thường”, “đôi khi”, “ít kh” lại thường đi với những câu
trả lời “đúng”
Nên soạn các câu hỏi có nội dung hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai Viết
những câu để học sinh áp dụng kiến thức đã học Không nên trích nguyên văn câu hỏi, câu dẫn từ sách giáo khoa Nên diễn tả lại các điều kiện đã học dưới dạng
những câu mới, biểu thị mục tiêu của bài học
Tránh học sinh đoán ra câu trả lời đúng nhờ độ dài của câu hỏi Các câu hỏi
đúng thường đài hơn các câu sai vì cần phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết Do đó, người soạn câu hỏi phải dé ý để tránh điều này
Để khắc phục hạn chế của câu hỏi đúng - sai, người ta thường sử dụng dạng bài tập điền Ð cho câu trả lời đúng, S cho câu trả lời sai vào các thông tin trong bài
Vi dụ: Điền Ð trước câu trả lời đúng, S trước câu trả lời sai
[| Sau Tết Mậu Thân 1968, Mĩ phải đàm phán với ta
[| Trận “Điện Biên Phủ trên không” budc Mi ki Hiép dinh Pari vé Việt Nam
[| Theo Hiệp định Pari, Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam LÌ Với Hiệp định Pari, Lào và Campuchia hoàn toàn giải phóng
Trang 26* Trac nghiém ghép déi (Matching Items)
Day 1a loai hinh dac biét cua loai trac nghiệm nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các
câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc
khác nhau Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi
Ví dụ: Em hãy dùng thước gạch nói một 6 ở cột các phong trào với ô chữ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” sao cho phù hợp a) Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh b) Phong trào Đông Du Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh c) Cách mạng tháng 8 nam 1945 đạo d) Khoi nghia Phan Dinh Phùng e) Chin năm kháng chiến chống Pháp - Uu điểm
Loại trắc nghiệm ghép đôi dễ viết, dễ dùng Loại câu trắc nghiệm này rất phù hợp với học sinh Có thể dùng loại trắc nghiệm này để đo các mức trí năng khác nhau Nó thường được xem như một loại trắc nghiệm hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối quan hệ tương quan So với một số trắc nghiệm khác thì ở loại trắc nghiệm này thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm
đi
- Nhược điểm
Trang 27+ Để soạn loại câu hỏi này dé kiểm tra kiến thức nâng cao đòi hỏi phải mất
nhiều thời gian và nhiều công phu Hơn nữa, nếu số câu trong cột nhiều, học sinh sẽ mất thời gian đọc nội dung mỗi cột cho trước khi ghép đôi
- Những lưu ý khi xây dựng trắc nghiệm ghép đôi
Trong mỗi cột phải có ít nhất sáu câu và nhiều nhất là mười hai câu Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học, do nhận thức và tâm lí của học sinh,thì khi sử dụng trắc nghiệm ghép đôi thì trong mỗi cột nên có từ 4 - 6 câu Số câu chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột hỏi, hoặc một câu trả lời có thể được sử dụng nhiều lần điều này sẽ giúp giảm bớt yếu tố may rủi, đoán mò của học sinh
Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột hỏi và một câu ở cột trả
lời tương ứng Phải nói rõ mỗi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử
dụng nhiều lần
Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ với nhau Nên sắp xếp các câu trong các cột theo một thứ tự hợp lí nào đó Các thông tin trong các cột phải ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu
* Trắc nghiệm điền khuyết (Completion ltems)
Đây là loại trắc nghiệm khách quan mà học sinh cần phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống Câu trả lời điền theo ý hiểu của học sinh với cụm từ tự do Ở trong phân môn Lịch sử trong Môn Lịch sử và Địa lớp ở tiểu học thì ở dạng trắc nghiệm điền khuyết chủ yếu học sinh sẽ điền các nhân vật lịch sử, mốc thời
gian hoặc các sự kiện trong khoảng thời gian tương ứng
Ví dụ: Điền các cụm từ đưới đây vào chỗ cho thích hợp: thống nhất, khủng bố, chia cắt
Trang 28- Uu điểm của trắc nghiệm điền khuyết
+ Loại câu này loại bỏ được yếu tố may rủi Để hoàn thành câu trả lời, học sinh phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả lời Loại trắc nghiệm này dễ soạn hơn trắc nghiệm nhiều lựa chọn
+ Có thể cho phép học sinh đưa ra những đáp án sáng tạo theo suy nghĩ của học sinh
+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyét thích hợp cho việc đánh
giá mức độ hiểu biết của học sinh về cá nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các
trường hợp khác
- Nhược điểm
+ Khi soạn loại trắc nghiệm này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa Ngoài ra, loại bài tập này thường chỉ
giới hạn vào những chỉ tiết vụn vặt
+ Mất nhiều thời gian chấm bài, không áp dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá nên ở dạng trắc nghiệm này thiếu khách quan hơn những dạng trắc nghiệm khách quan khác
+ Đáp án của trắc nghiệm điền khuyết không có định, điểm số của bài làm ít tính khách quan hơn các đạng trắc nghiệm khách quan khác
- Những lưu ý khi xây dựng trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết + Lời chí dẫn rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách giáo khoa + Các khoảng trồng nên có chiều dài bằng nhau để học sinh khơng đốn mị, nên để trồng những chữ quan trọng nhưng không đề trống quá nhiều
d Một số trường hợp khi sử dụng bài trắc nghiệm
Phương pháp trắc nghiệm nên dùng trong những trường hợp sau: + Khi số học sinh rất đông
+ Khi muốn chấm bài nhanh
Trang 29+ Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận trong thi cử
+ Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rui
1.1.1.5 So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
a Những điểm tương đồng giữa bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng của học sinh mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được
Dù là trắc nghiệm hay tự luận, tất cả đều có thể được sử dụng để khuyến
khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: Hiểu biết các nguyên lí, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong công việc giải quyết vấn đề
Cả hai loại trắc nghiệm hay tự luận đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan
Nhưng thực tế, trắc nghiệm khách quan còn ít sử dụng trong kiểm tra, đánh
giá ở nhà trường Vì vậy, hiện nay trong các nhà trường muốn dạy học đạt kết quả tốt thì giáo viên cần phải biết kết hợp hai dạng bài tập trên trong dạy học
b Những điểm khác nhau giữa bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập trắc nghiệm tự luận Bảng 1: So sánh ưu điểm phương pháp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 5 Ưu thế thuộc về Van dé so sánh TNKQ TNTL Ít tốn cơng ra dé +
Trang 30Đề thi bao quát được phần lớn nội đung học tập + Ít may rúi do trúng tủ, lệch tủ + Ít tốn cơng chấm thi và khách quan trong chấm thi + Áp dụng công nghệ mới trong chấm thi và phân tích „ +
kêt quả thi
Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý +
Khuyến khích sự suy nghĩ đôc lập của cá nhân +
Dau (+) dé chỉ ưu thế thuộc về phương pháp đó
Đề phân biệt trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, ta tìm hiểu bảng so sánh sau: Bang 2: So sanh TNKQ va TNTL Đặc điểm TNKQ TNTL
- HS chọn câu đúng nhất trong số |- HS có thể tự diễn đạt tư
các phương án trả lời cho sẵn, | tưởng, câu văn nhờ kiến thức
hoặc viết thêm một từ đến một | và kinh nghiệm học tập đã có
câu để trả lời
Khả năng | - Có thể đo được những khả năng | - Có thể đo lường khả năng suy đo được suy luận như sắp đặt ý tưởng, suy | luận như sắp xếp ý tưởng, suy
điễn, so sánh và phân biệt điễn, so sánh
- Có thê kiêm tra và đánh giá kiến | - Không đo lường kiến thức về
thức của HS về các sự kiện một những sự kiện một cách hữu cách hữu hiệu hiệu
Linh vực |- Có thể bao quát nhiều lĩnh vực |- Có thể kiểm tra, đánh giá
Trang 31đánh giá nhiều câu hỏi bao quát khắp nội dung, chương trình giảng dạy, độ tin cậy của TNKQ tăng lên
mỗi bài thi Các câu trả lời thường dài, tốn thời gian, nên
trong khoảng thời gian hạn định một bài thi chỉ có thể gồm một ít câu hỏi Ảnh hưởng đối với HS
- Khuyến khích HS phát triển kiến
thức hiểu biết về các vấn đề riêng
biệt và phân biệt giữa chúng Nếu được thiết kế tốt có thể khuyến khích phát triển các kĩ năng suy
luận ở mức độ cao hơn - Khuyến khích HS phát triển khả năng tổ chức, sắp xếp và cách trình bày các ý tưởng một cách có hiệu quả Việc soạn thảo đề thi
- Có thê viết nhiều câu hỏi cho mỗi bài kiểm tra hay bài thi
- Việc soạn thảo rất công phu, mắt
nhiều thời gian
- Chỉ cần viết một số ít câu hỏi cho mỗi bài kiểm tra hay bài thi
- Việc soạn thảo nhanh chóng không mắt nhiều thời gian Cách cho|- Khách quan, đơn giản và ổn | - Chủ quan, khó và ít ôn định điểm định Những yếu - Khả năng đọc, hiểu, phán đoán | - Khả năng viết, cách thê hiện, tô làm sai lệch điểm diễn đạt
Từ bảng so sánh trên, ta thấy được TNKQ và TNTL đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Và đặc biệt với hai loại bài tập này thì một phần ưu điểm của TNKQ sẽ là phần hạn chế của TNTLvà ngược lại, ưu điểm của TNTL sẽ là một
phần hạn chế của TNKQ Vì vậy, trong dạy học đề đạt được hiệu quả cao nhất, các
giáo viên nên kết hợp cả TNKQ và TNTL để dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá kết
Trang 321.1.2 Một số vấn đề về phần Lịch sứ trong môn Lịch sứ và Địa lý lớp 5
1.1.2.1 Mục tiêu phần Lịch sử lớp 5
© Kiến thức
Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch
sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIV đến nay
e Kinang
- Hình thành kĩ năng quan sát các sự vật, hiện tượng; biết thu thập, tìm kiếm
các tư liệu lịch sử từ SGK, trong cuộc sông gần gũi với học sinh
- Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin đề giải đáp - Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê, phiều học tập
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống
© Thái độ
- Góp phần cho học sinh thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử
quê hương, đất nước
- Có ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử văn hoá - Biết yêu thiên, con người, quê hương, đất nước
1.1.2.2 Nội dung phần Lịch sứ 5
Phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 gồm có 4 chủ điểm lớn và 29 bài học (từ bài 1 đến bài 29), trong đó có 26 bài học và 3 bài ôn tập Bao gồm những
nội dung chính sau:
e0 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
- Một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong phong trào chống Pháp(cuồi thé ki
XIX - đầu thé ki XX)
+ Sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta(giữa thé ki XIX)
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của Trương Định
Trang 33+ Thái độ của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp (phong trào Cần Vương)
+ Những chuyền biến về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thê ki XX + Sơ lược về phong trào Đông Du đầu thế ki XX
+ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước - Đảng Cộng sản Việt Nam và Cách mạng tháng Tám (1945) + Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời + Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) + Phong trào dân chủ (1936 - 1939): hình thức đấu tranh mới + Sơ lược về Cách mạng tháng Tám (1945) + Lễ tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945)
e_ Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc(1946 - 1954)
- Sự kiện thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, lời kêu goi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến
- Sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu
đông 1950 Vài nét tiêu biểu về toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
- Chín năm kháng chiến thắng lợi: Chiến thắng Điện Biên Phủ
e Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
(1954 - 1975)
- Đất nước bị chia cắt thành 2 miền - Đồng khởi ở miền Nam
- Một số sự kiện tiêu biểu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho miền Nam của nhân đân miền Bắc Tổng tắn công và nổi day Mau Than (1968)
- Sơ lược về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975)
e Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội(1975 đến nay) - Đất nước thống nhất
Trang 341.2 Cơ sở thực tiễn
Đề nắm được thực trạng sử dụng các phương tiện đạy học, công cụ kiểm tra, đánh giá và vận dụng các bài tập TNKQ, TNTL trong dạy học phần Lịch sử trong
môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 chúng tôi đã điều tra tiến hành tại trường Tiểu học Đống Đa - thành phó Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc theo các nội đung sau:
1.2.1 Thực trạng dạy học phần Lịch sử 5 ớ Tiểu học
Đầu tiên, chúng tôi đã tiền hành điều tra thực trạng thời lượng dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 Để có kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đối, trò truyện với các giáo viên
dạy khối 5 trường Tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Nội dung phiếu điều tra: câu 1(Phụ lục 1)
Với kết quả điều tra như sau:
Bảng 1: Thời lượng dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
Thời lượng 1 tiết/ tuần Ý kiến khác
Kết quả điều | Số lượng % Số lượng %
tra 4 66.67% 2 33.33%
Từ bảng trên ta thấy, hầu như các giáo viên trong trường đều đạy đúng thời lượng
chương trình môn Lịch sử và Địa lí nói chung và phần Lịch sử nói riêng Có 66.67% giáo viên dạy đúng chương trình, còn 33.33% giáo viên tương ứng với 2 giáo viên trong trường dạy không đúng chương trình Nguyên nhân chính là do đây là hai lớp chọn l và chọn 2 của trường Tiểu học Đống Đa Vì là lớp chọn, nên học
sinh thường dùng nhiều thời gian để luyện đề thi học sinh giỏi nên 2 lớp đó thường
học chậm hơn chương trình
Chúng tôi tiến hành điều tra việc sử dụng các phương pháp đạy học trong quá trình dạy học phần Lịch sử thông qua phiếu điều tra như câu 2 - phụ lục
Trang 3580 70 60 50 40 30 I Thường xuyên 8 Thỉnh thoáng 8 Hiếm khi | m Khong bao gio Hoi dap 66,68 16,66 16,66 0 Quan sat 16,66 50 33,34 0 Iruyền đạt _— 5Ú 33,34 16,66 0 Kể chuyện 16,66 33,34 16,66 33,34 Tro chơi 16,66 66,68 16,66 0 [hảo luận 33,34 50 16,66 0 Biểu đô I: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học phần Lịch sử trong môn Lich sử và Địa lí lớp 5
Các phương pháp mà chúng tôi đưa ra điều tra, khảo sát đều là những phương pháp thường được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói chung và trong phần Lịch sử 5 nói riêng Từ biểu đồ ta thấy, hiện nay giáo viên vẫn thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như là phương pháp truyền đạt và phương pháp hỏi đáp Trong đó, phương pháp mà 70% giáo viên sử dụng thường xuyên nhất trong dạy học Lịch sử là phương pháp hỏi đáp và phương pháp truyền đạt có 50% giáo viên sử đụng thường xuyên Trong khi đó, các phương pháp dạy học mới như phương pháp: quan sát, thảo luận, kể chuyện, trò chơi là các phương pháp có thé phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc nắm vững kiến thức thì giáo viên lại sử dụng ít Cụ thể: Như phương pháp quan sát, kể chuyện, trò chơi chỉ có 16.66% giáo viên sử dụng thường xuyên, phương phápthảo luận thì chỉ có 33.34% giáo viên sử dụng thường xuyên trong dạy học Lịch sử
Trang 36Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ta phải xét đến nội dung môn Lịch sử Môn Lịch sử là môn học có nội dung cần truyền đạt tới học sinh tương đối nhiều, các nội dung đó gắn liền với một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cụ thể nào đó, mà nội dung bài học được trình bày trong sách giáo khoa lại tương đối cơ bản thể hiện qua kênh hình và kênh chữ của bài học Nên việc học sinh tự tìm ra kiến thức cho mỗi bài học sẽ mất nhiều thời gian và học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, để đảm bảo đúng giáo án, thời lượng chương trình nên giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp truyền thống đề truyền đạt kiến thức cho các em
Chính vì sự tiếp thu kiến thức một cách bị động đó của học sinh sẽ làm cho
các em không khắc sâu và ghi nhớ về các sự kiện, nhân vật lịch sử Vì vay, trong day hoc giao vién phai biết lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới thì sẽ đem lại kết quả cao
Bên cạnh các phương pháp dạy học, muốn giờ học đạt hiệu quả cao thì
không thể không nói tới các phương tiện, thiết bị đạy học Các phương tiện, thiết bị
dạy học thường được sử dụng trong môn Lịch sử đó là các sơ đồ, lược đồ, tranh
ảnh, phim tư liệu, máy chiếu Để điều tra thực trạng này, tôi tiến hành quan sát, dự
giờ một số tiết dạy của giáo viên; trò truyện với các giáo viên trong trường và thấy rằng khoảng 20% giáo viên sử đụng các phương tiện, thiết bị dạy học và sử dụng chủ yếu trong thi giảng, thi chuyên đề, các tiết giảng có dự giờ của các giáo viên trong tổ Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa là phương tiện phổ biến và thường dùng của 96% giáo viên
1.2.2 Nhận thức của giáo viên về bài tập và việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí 5
1.2.2.1 Nhận thức của giáo viên về bài tập trong dạy học phần Lịch sứ 5
Trước tiên, chúng tôi tiến hành điều tra sự hiểu biết của các giáo viên trong trường về bài tập Để được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò truyện với 21 giáo viên trong trường
Trang 37Kết quả điều tra như sau: 70 61.91% 60 50 40 30 —7381% 20 10 9.52%
Quan niém 1 Quan niém 2 Quan niém 3 Ý kiến khác
Biểu đô 2: Nhận thức của giáo viên về bài tập
Qua biểu đồ ta thấy, các giáo viên cũng có những hiểu biết nhất định về bài
tập Trong số đó có tới 61.91% gido viên hiểu đúng về định nghĩa bài tập, tuy nhiên
trong đó vẫn còn 23.81% giáo viên vẫn chưa hiểu đầy đú về bài tập Sự định nghĩa chưa đúng và đầy đủ của giáo viên là do sự hiểu biết và nắm vững của giáo viên về vai trò của bài tập trong đạy học còn chưa đúng, các giáo viên luôn cho rằng bài tập chỉ là những câu hỏi giáo viên giao cho học sinh để học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành câu hỏi đó, mà giáo viên không chú ý đến những câu hỏi mà giáo viên sử dung dé hình thành kiến thức cho học sinh cũng được coi là bài tập Đây là một hạn chế xáy ra không chỉ ở trường Tiểu học mà chúng tôi tiến hành điều tra mà còn diễn ra ở nhiều trường Tiểu học khác Vì vậy, muốn vận dụng thành công bài tập trong dạy học, giáo viên cần phải hiểu rõ định nghĩa về bài tập và vai trò của chúng trong dạy học
Sau khi điều tra về sự hiểu biết của giáo viên về định nghĩa bài tập Chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra về mức độ vận dụng của bài tập trong dạy học theo
câu hỏi 4 (phụ lucl) Két quả thu được như sau: Hết các giáo viên thường sử dụng
bài tập trong tất cả các khâu học tập của học sinh như kiểm tra, đánh giá; tự học;
Trang 38dạy bài mới cụ thể: có đến 100% giáo viên sử dụng bài tập trong kiểm tra, đánh gia
và tự học cho học sinh Còn 85% giáo viên sử dụng bài tập trong dạy bài mới cho học sinh Từ đó ta thấy, hầu hết các giáo viên đã biết sử dụng bài tập trong tất cả các
hoạt động đẻ hình thành kiến thức và vận dụng kiến, kĩ năng đã học để giải quyết
các vân đề giáo viên đưa ra
Dé tim hiểu kĩ hơn về sự hiểu biết về bài tập của giáo viên, chúng tôi tiếp tục
điều tra về sự phân loại bài tập của giáo viên Chúng tôi tiến hành theo câu hỏi 5 (phụ lục 1) Kết quả điều tra như sau: 47.0925 —— 7 T
Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3 Ý kiến khác
Biểu đô 3: Nhận thức của giáo viên về phân loại bài tập
Nhìn vào biều đồ trên ta thấy, các giáo viên có quan niệm rất khác nhau về phân loại bài tâp Nhưng chiếm phần đa là có tới 47.62% giáo viên chia bài tập thành 2 dạng chính là BTTL và BTTN Trong khi đó có tới 33.33% giáo viên cũng chia bài tập thành 2 loại nhưng là bài tập vận đụng kiến thức vừa học và bài tập mở rộng cho kiến thức đó Ngoài ra, 19.05 % giáo viên chọn các loại bài tập chỉ gồm
bài tập nhiều lựa chọn, bài tập ghép đôi, bài tập điền khuyết, bài tập đúng sai Đây
là một cách chia chưa đầy đủ vì đây chỉ là các loại bài tập khách quan Từ thực
trạng trên ta thấy, hầu như các giáo viên phải chưa thật sự chú ý vào việc phân loại
Trang 39các bài tập Vì vậy để hiểu hơn về bài tập, giáo viên cần phải nắm vững về việc
phân loại bài tập và đặc điểm của từng tiểu loại nhỏ dé van dụng các bài tập một
cách triệt để hơn
1.2.2.2 Thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập trong day hoc phan Lich sir trong môn Lịch sử và Địa lí 5
Như trên ta đã điều tra, khảo sát: có tới 100% giáo viên sử dụng bài tập trong kiểm tra, đánh giá và tự học của học sinh Vì vậy ta có thể nói, bài tập là một công cụ phố biến, phù hợp để đánh giá kết quả học tập của học sinh Vậy với việc phân loại bài tập thành 2 loại BTTL bài BTTN thì mức độ giáo viên sử dụng trong kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào? Tôi tiễn hành điều tra thực trạng này qua câu hỏi câu 6 (phụ lục 1) Kết quả điều tra như sau: Mức độ us Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiêm khi Không bao giờ Bài tập BTTL 83.33% 16.6% 0% 0% BTTN 33.33% 50% 0% 16.67%
Bảng 2: Mức độ sử dụng hai loại bài tập trong kiểm tra, đánh gia phần Lịch sử 5
Để tiến hành điều tra thực trạng này tôi tiến hành điều tra 6 thầy (cô) chủ
nhiệm của khối 5, trường Tiểu học Đống Đa và thấy rằng: hầu như các thầy cô vẫn sử dụng nhiều bài tập tự luận trong kiểm tra, đánh giá học sinh trong phần Lịch sử, có tới 83.33% giáo viên thường xuyên sử dụng Kết hợp với phiếu điều tra, tôi kết hợp với trò truyện, trao đổi với các thầy cô, chúng tôi được biết phần lớn các thầy cô đều biết hiệu quả mà bài tập trắc nhiệm mang lại song khi cho học sinh kiểm tra, đánh giá bằng những bài tập này thì việc chuẩn bị, lựa chọn mắt rất nhiều thời gian, còn nếu lấy các bài tập trong vở thì không đánh giá thực chất được các em và chưa đáp ứng đủ kiến thức cần kiểm tra Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất của các thầy cô là
các bài tập tự luận
Trang 40học sinh trong phần Lịch sử 5 nói riêng và các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung
Việc vận dụng các bài tập trong dạy học được mọi người rất chú trọng vì đây là những câu hỏi định hướng học sinh tìm ra kiến thức mới và thực hành lại những
kiến thức mới đó Do đó, để tìm hiểu thực trạng việc sử đụng các bài tập đó như thế
nào? Thì chúng tôi tiếp tục điều tra mức độ sử dụng các tài liệu về bài tập trong phần Lịch sử 5 qua hai câu hỏi 7(phụ lục 1)
Kết quả điều tra như sau: Vở bài tập Lịch sử Tài liệu Sách tham khảo Tự biên soạn 5 Tỉ lệ (%) 100 30 15
Bảng 3: Mức độ sử dụng các tài liệu về bài tập trong dạy học phân Lịch sử 5 Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: 100% giáo viên sử dụng những bài tập trong vở bài tập và rất ít giáo viên đành thời gian tự biên soạn câu hỏi cho phù
hợp với lớp học và bài dạy chỉ chiếm 15%
Cũng theo kết quả điều tra có tới 65% các thầy cô cho rằng các bài tập trong sách tham khảo trên thị trường hiện nay bên cạnh một số bài phù hợp vẫn có nhiều bài không phù hợp với thực tế đối tượng học sinh lớp mình đang đạy, có khoảng 5% ý kiến cho là chưa phù hợp và 30% cho là đã phù hợp Thực tế cho thấy việc áp
dụng các bài tập trong dạy học còn phải căn cứ vào nhiều điều kiện như: thực tế
cuộc sống, nơi học sinh ở, vốn sống và hiểu biết của các em Vì vậy việc mỗi giáo viên tự biên soạn hệ thống câu hỏi dành riêng cho các đối tượng học sinh lớp mình