ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

102 884 1
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG  ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ 5 NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 5 1.1. LỊCH SỬ NGHÊN CỨU VẤN ĐỀ 5 1.1.1 Ở nước ngoài: 5 1.1.2 Ở trong nước: 7 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 9 1.2.1 Kết quả học tập: 9 1.2.2. Mục đích, mục tiêu giáo dục: 9 1.2.3. Đánh giá: 10 1.2.4. Năng lực: 11 1.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 12 1.3.1 Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của người học 12 1.3.2 Đánh giá năng lực người học 20 1.4 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆP THÁI NGUYÊN 32 1.4.1. Mục đích đánh giá thực trạng 32 1.4.2. Nội dung, phương pháp đánh giá thực trạng 33 1.4.3. Kết quả đánh giá thực trạng 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39 CHƯƠNG II 41 VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG 41 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TIN HỌC VĂN PHÒNG 41 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 41 2.1. MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN THÁI NGUYÊN 41 2.1.1. Đặc điểm môn học 41 2.1.2. Nội dung môn học 42 2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG 44 2.2.1. Xác định năng lực của người học đối với môn Tin học văn phòng 44 2.2.2. Quy trình xây dựng bài kiểm tra đánh giá năng lực người học môn Tin học văn phòng 48 2.3 XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC SAU KHI KẾT THÚC CHƯƠNG I MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG 53 2.3.1. Xác định kế hoạch kiểm tra, đánh giá 53 2.3.2. Thiết lập ma trận kiểm tra 54 2.3.3. Thiết kế các câu hỏi kiểm tra 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63 CHƯƠNG III: KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 65 3.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 66 3.1.1 Mục đính của kiểm nghiệm đánh giá: 66 3.1.2 Nhiệm vụ của kiểm nghiệm đánh giá 66 3.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 67 3.2.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 67 3.2.2. Phương pháp chuyên gia 76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1. SO SÁNH ĐÁNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ THƯC 26 BẢNG 1.2: SO SÁNH ĐÁNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 31 BẢNG 1.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG: 35 BẢNG 1.4: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG: 35 BẢNG 1.5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC: 35 BẢNG 1.6 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHẬN ĐỊNH VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC: 36 BẢNG 2.1 : MÔ TẢ NĂNG LỰC TIN HỌC VĂN PHÒNG 47 BẢNG 2.2: KHUNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 52 BẢNG 2.3: KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA CHƯƠNG I MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG 54 BẢNG 3.1 KẾT QUẢ XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA 78 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ HÌNH 1.1. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC NĂNG LỰC 16 HÌNH 1.2. NỘI DUNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 19 HÌNH 1.3. VÙNG PHÁT TRIỂN HIỆN TẠI VÀ VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN CỦA VYGOTSKY 21 HÌNH 1.4. MÔ HÌNH DẠY HỌC CƠ BẢN CỦA GLASER 23 HÌNH 3.1. CÁC SỐ LIỆU KIỂM TRA 71 HÌNH 3.2. BẢNG TÍNH TỔNG 72 HÌNH 3.3. BẢNG SẮP XẾP SỐ LIỆU 72 HÌNH 3.4. BẢNG PHÂN VÙNG SỐ LIỆU 73 HÌNH 3.5. BẢNG ĐẾM SỐ SINH VIÊN TẠI CÁC VÙNG 73 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài. Trong Luật giáo dục đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 20 tháng 05 năm 2005 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” và “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [Điều 2 và Điều 5, tr.24, 25]. Các hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay. Để nâng cao chất lượng dạy học thì việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá là một trong những yếu tố có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ dạy học tập trung vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào việc tổ chức quá trình dạy và học nhằm hình thành năng lực cho học sinh. Giáo viên cần được huấn luyện để biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi học sinh đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, 1 phản biện… nhờ đó tích cực hóa học sinh, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em . Môn Tin học văn phòng được giảng dạy trong các trường nói chung và tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nói riêng có đặc điểm là một môn học mang tính thực tế cao, kiến thức mà người học tiếp thu được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các môn học khác và những công việc cụ thể trong đời sống hàng ngày. Việc đánh giá được năng lực của người học sau khi học xong môn Tin học văn phòng là cần thết và phù hợp với môn học, phù hợp với xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học ngày nay. Với những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá năng lực người học và vận dụng trong đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên” 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá năng lực người học và vận dụng trong đánh giá kết quả học tập đối với môn Tin học văn phòng, nhằm đánh giá chính xác và khách quan năng lực có được của người học sau khi học song chương trình Tin học văn phòng. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng dành cho hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá năng lực của người học khi học môn Tin học văn phòng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Đánh giá được năng lực có được của sinh viên sau khi học xong chương I môn Tin học văn phòng dành cho hệ cao đẳng. 2 - Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm thứ 2 tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được quy trình đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá năng lực người học và vận dụng để đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng thì sẽ phát huy tính tích cực học tập của người học, đánh giá được năng lực người học trong ứng dụng vào công việc thực tế, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong dạy học môn Tin học văn phòng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải giải quyết được các nhiệm vụ sau: Xác định cơ sở lý luận của việc đánh giá năng lực người học. Phân tích thực trạng về việc dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. Xây dựng quy trình đánh giá năng lực người học và áp dụng quy trình đó trong đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng. Kiểm nghiệm và đánh giá. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp tư duy và đặc điểm của tư duy sáng tạo: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng theo hướng đánh giá năng lực người học, đưa người học vào những tình huống đứng trước những vấn đề (những mâu thuẫn trong hiểu biết và nhận thức…). - Quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động day học. Nhận xét, đánh giá và tổng hợp các vấn đề có liên quan đến đề tài. 3 - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin về thực trạng, nhận thức của người dạy và người học về những vấn đề liên quan tới đề tài. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế. - Phương pháp sử lý số liệu bằng toán thống kê: So sánh các giá trị thu được giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã thực nghiệm, khẳng định tính khả thi đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: So sánh, đối chứng nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi khi ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá năng lực người học. Chương 2: Vận dụng đánh giá năng lực người học trong đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá. 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 1.1. LỊCH SỬ NGHÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Ở nước ngoài: Đánh giá kết quả học tập có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của người học mà còn là nguồn thông tin phản hồi giúp người dạy nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc giảng dạy để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy của mình. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, đã có một cuộc cách mạng về kiểm tra, đánh giá học sinh với những thay đổi căn bản về triết lý, quan điểm coi người học và quá trình học tập là trung tâm của toàn bộ hoạt động giáo dục. Ngoài đánh giá trên lớp, hầu hết các quốc gia thông qua các kỳ thi như: tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp các cấp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Hầu hết các quốc gia đều không tổ chức thi tốt nghiệp ở bậc giáo dục bắt buộc như: Anh, Hàn Quốc, Mỹ, Newzealand, Úc Rất ít quốc gia duy trì kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và hầu hết tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Xu hướng chung là đa dạng hóa các hình thức đánh giá và các loại bằng cấp khác nhau để thực hiện phân hóa học sinh theo năng lực. Có nhiều cách phân loại đánh giá, dựa vào cách phân loại theo cấp độ của các chuyên gia UNICEF và World Bank, đánh giá có thể phân loại ở 4 cấp độ chủ yếu: - Đánh giá lớp học (classroom assessment). - Đánh giá nhà trường (school assessment). - Đánh giá quốc gia (national assessment). 5 - Thi cử (examination). Trong các cấp độ đánh giá trên, đánh giá lớp học chủ yếu là hướng tới điều chỉnh cách học và cách dạy bằng cách thông qua đánh giá, định vị được năng lực của học sinh trên đường phát triển, phát hiện vùng phát triển gần nhất, trên cơ sở đó lập kế hoạch can thiệp để nâng cao năng lực của người học. Đánh giá nhà trường, đánh giá quốc gia thường được tiến hành và làm cơ sở để điều chỉnh chính sách giáo dục trong phạm vi trường hay quốc gia. Với việc thi cử, việc đánh giá được tiến hành dựa theo chuẩn, và dùng để phân loại, tuyển chọn học sinh hay xác nhận người học đã đạt được cấp độ năng lực nào hay chưa. Vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đánh giá kết quả học tập của HS nói riêng luôn được các quốc gia coi trọng. Hiện nay, trên thế giới có những tổ chức quốc tế lớn, có danh tiếng về đánh giá thành tích giáo dục như: Hiệp hội quốc tế về Đánh giá Thành tích Giáo dục (IEA), Chương trình Đánh giá HS quốc tế (PISA); Liên hiệp Giám sát Thành tích Giáo dục Miền Nam và Đông (SACMEQ); Chương trình đánh giá quốc tế môn Toán và môn khoa học (TIMSS), Chương trình đánh giá quốc tế môn đọc hiểu (PIRLS), Chương trình đánh giá HS tiểu học lớp 2 và lớp 5 PASEC của CONFEMEN Nhiều quốc gia đang tiến hành giám sát kết quả học tập quốc gia thông qua việc tham gia vào các nghiên cứu quốc tế. OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development) - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế là tổ chức tập hợp các chính phủ từ 30 quốc gia phát triển trên thế giới. Vào năm 1997, OECD đã khởi xướng Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA(Programme for International Student Assessment) Đây là dự án nghiên cứu so sánh, đánh giá chất lượng giáo dục lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Mục đích chính của PISA là kiểm tra, đánh giá và so sánh trình độ học sinh ở độ tuổi 15 (độ tuổi kết thúc 6 [...]... các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay 8 tuy đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá năng lực người học Song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc nghiên cứu đánh giá năng lực người học trong việc đánh giá kết quả môn Tin học văn phòng dành cho sinh viên hệ Cao đẳng 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.2.1 Kết quả học tập: Đánh giá kết quả học. .. các tiêu chí đặt 10 trong khi kỹ năng và thái độ bị xem ra liên quan đến kiến thức, kỹ năng nhẹ và thái độ 1.4 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆP THÁI NGUYÊN 1.4.1 Mục đích đánh giá thực trạng Để có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình thực trạng kiểm tra đánh giá môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên, từ đó đưa ra... triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau 1.3.2 Đánh giá năng lực người học 20 1.3.2.1 Các lý thuyết định hướng đánh giá năng lực. .. khen, chê 31 6 7 Tập trung vào kiến thức hàn lâm Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo Đánh giá do các cấp quản lý và do giáo Giáo viên và người học chủ động viên còn tự đánh giá của người học rất trong KTĐG, khuyến khích tự đánh ít giá của người học Đánh giá đạo đức người học chú trọng Đánh giá đạo đức của người học đến việc chấp hành nội quy nhà một cách toàn diện, chú trọng đến 8 trường, tham gia... truyền thống và đánh giá năng lực người học Về bản chất, không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn đánh giá kết quả học tập Để chứng minh học sinh có một năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo nhiều cơ hội để họ thể hiện năng lực đó trong tình huống mang tính thực tiễn Thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối... pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực người học Bảng 1.2: So sánh đánh giá truyền thống và đánh giá năng lực người học TT KTĐG theo truyền thống Đánh giá năng lực người học Các bài thi trên giấy được thực hiện Nhiều bài kiểm tra đa dạng trong 1 vào cuối một chủ đề, một chương, một suốt quá trình học tập học kỳ Việc lực chọn câu hỏi và tiêu chí ĐG Lựa chọn câu hỏi và tiêu... lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học ” và “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học ” Trong các giải pháp cần thực hiện để tiến hành đổi mới căn bản và toàn... nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn. .. năng lực của người học, 29 đồng thời cần xác định những mức năng lực theo chuẩn và cao hơn chuẩn để tạo được sự phân hóa, nhằm đo được khả năng và sự tiến bộ của tất cả đối tượng người học Như vậy, công trình nghiên cứu này cũng xác định đánh giá theo năng lực học sinh cần phải dựa vào mục tiêu đề ra của môn học và phải đánh giá năng lực dựa trên một chuẩn nhất định để phân hóa và đánh giá được năng lực. .. các năng lực chung và các năng lực chuyên môn - Nhóm năng lực chung bao gồm: + Khả năng hành động độc lập thành công; + Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ; + Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất 18 - Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực sau đây: . Đánh giá năng lực người học và vận dụng trong đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá năng lực người học. luận và thực tiễn của việc đánh giá năng lực người học. Chương 2: Vận dụng đánh giá năng lực người học trong đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên. Chương. học và vận dụng trong đánh giá kết quả học tập đối với môn Tin học văn phòng, nhằm đánh giá chính xác và khách quan năng lực có được của người học sau khi học song chương trình Tin học văn phòng. 3.

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Từ những năm 80 của thế kỷ 20, đã có một cuộc cách mạng về kiểm tra, đánh giá học sinh với những thay đổi căn bản về triết lý, quan điểm coi người học và quá trình học tập là trung tâm của toàn bộ hoạt động giáo dục. Ngoài đánh giá trên lớp, hầu hết các quốc gia thông qua các kỳ thi như: tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp các cấp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Hầu hết các quốc gia đều không tổ chức thi tốt nghiệp ở bậc giáo dục bắt buộc như: Anh, Hàn Quốc, Mỹ, Newzealand, Úc... Rất ít quốc gia duy trì kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và hầu hết tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Xu hướng chung là đa dạng hóa các hình thức đánh giá và các loại bằng cấp khác nhau để thực hiện phân hóa học sinh theo năng lực.

  • Về thuật ngữ tiếng Anh, có một số từ nói về đánh giá và được dùng trong từng ngữ cảnh:

  • - Evaluation thường dùng khi xác định giá trị hoặc đánh giá chương trình (Program Evaluation), hệ thống (System Evaluation);

  • - Assessment thường dùng khi bàn luận về lí thuyết đánh giá nói chung hoặc lí thuyết đánh giá một lĩnh vực nói riêng (Educational Assessment), hoặc khi xác định đối tượng có thể hiểu biết, có thể làm được cái gì; còn Appraise thường dùng khi nói đến đánh giá giá trị, chất lượng công việc nhưng mang tính trực giác nhiều hơn (Appraise a student’s work).

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan