Số liệu cụ thể thu được từ việc gửi phiếu điều tra (phụ lục 2,3) như sau:
Bảng 1.3 Kết quả điều tra việc sử dụng các phương pháp đánh giá kết quả học tập trong dạy học môn Tin học văn phòng:
Bảng 1.4: Bảng kết quả điều tra về nhận định về thực trạng tình hình đánh giá KQHT môn Tin học văn phòng:
Các ý kiến điều tra Đồng ý Không đồng ý
1. Đáp ứng được yêu cầu đánh giá KQHT
môn Tin học VP. 95% 5%
2. Chỉ đánh giá được các kỹ năng, các sự kiện
đơn lẻ của người học. 100% 0%
3. Chỉ đánh giá được những kiến thức người
học đã được người giáo viên giảng dạy. 80% 20%
4. Chưa đánh giá được tính sáng tạo, kỹ năng
vận dụng kiến thức của người học. 80% 20%
5. Cần có sự đổi mới phương pháp để đánh giá được năng lực, tính sáng tạo, kỹ năng tổng hợp và vận dụng kiến thức của người học.
100% 0%
Bảng 1.5 Kết quả điều tra về nhận định về đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá năng lực người học:
Mức độ sử dụng Hiệu quả Thườn g xuyên Đôi khi Chưa
sử dụng Hiệu quả Ít hiệu quả
1. Vấn đáp 20% 70% 10% 60% 40%
2. Kiểm tra tự luận. 80% 20% 80% 20%
Các ý kiến điều tra Đồng ý Không đồng ý
1. Đánh giá được các kỹ năng tổng hợp, kỹ
năng vận dụng kiến thức. 95% 5%
2. Đánh giá dựa trên nhiều thông tin tổng hợp (
được học và tự học) 100% 0%
3. Đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề (làm được gì từ những điều đã học) của người học.
80% 20%
Bảng 1.6 Kết quả điều tra về nhận định về tính khả thi của đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá năng lực người học:
Các ý kiến điều tra Đồng ý Không đồng ý
1. ĐG KQHT theo hướng đánh giá năng lực
người học đang được nhiều người quan tâm. 95% 5%
2. ĐG KQHT theo hướng đánh giá năng lực người học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và mục tiêu của ngành giáo dục.
100% 0%
3. ĐG KQHT theo hướng đánh giá năng lực
người học sẽ nâng cao chất lượng đánh giá. 90%
4. ĐG KQHT theo hướng đánh giá năng lực
người học sẽ tạo hứng thú cho người học. 80%
5. ĐG KQHT theo hướng đánh giá năng lực người học sẽ nhận được sự đồng thuận từ các nhà quản lý giáo dục.
100%
Qua khảo sát thực tế và phất tích kết quả thu được, tác giả rút ra được nhận xét khái quát về thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng ở các trường cao đẳng ở Thái Nguyên theo góc độ tiếp cận đánh giá năng lực như sau:
Nhìn chung một số giáo viên đang có những biến chuyển theo hướng tích cực. Đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực người học khi học môn Tin học văng phòng tại các trường cao đẳng. Trong phương pháp dạy học từ dạy học thuyết trình, đàm thoại chuyển sang các phương pháp đòi hỏi tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của sinh viên như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học nhóm. Giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức một chiều mà bước đầu đã trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được mục đích quan trọng nhất của việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong nhà trường. Giáo viên đã nhận thức được điểm số chỉ có tác dụng khi xếp loại học lực, giáo viên thường xuyên nhận xét, uốn nắn quá trình học tập của học sinh sinh viên để giúp sinh viên nhận thấy những yếu kém, sai lệch của mình trong quá trình học tập và tìm cách khắc phục.
Giáo viên đã quan tâm tới quá trình hình thành năng lực và phẩm chất của sinh viên thông qua môn học, cụ thể việc đánh giá kết quả học tập không chỉ đánh giá kết quả thi cuối kỳ mà còn quan tâm tới đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, đánh giá kết quả thi giữa kỳ. Giáo viên đã quan tâm tới việc đánh giá kết quả hình thành năng lực và phẩm chất của sinh viên
Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít trong thực tế hiện nay do nhận thức của cá nhân người giáo viên hoặc do cách quản lý của cơ sở, phòng ban chuyên môn địa phương công tác. Thực tế cho thấy ở các trường, đối với môn Tin học văn phòng giáo viên chưa chú trọng giảng dạy một cách đúng mức, trang thiết bị dạy học còn thiếu. Trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều do đó
việc tự học và tính tích cực của người học, ít chú ý đến việc hướng dẫn tự học tập ở nhà.
Một thực tế hiện nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến đó là đa số giáo viên quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung giáo trìn dạy học. Một số giáo viên còn thiếu kỹ năng soạn bài, vẫn áp dụng một cách rập khuôn, máy móc lối dạy học truyền thống chủ yếu giải thích, minh hoạ tái hiện, liệt kê kiến thức theo giáo trình là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề… coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy, năng lực thực hành, trên cơ sở đó tìm ra kiến thức và con đường để chiếm lĩnh kiến thức của học sinh và vận dụng kiến thức đó vào thực tế.
Đa số các giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc làm sao đánh giá được năng lực của người học khi học môn Tin học văn phòng. Việc kiểm tra định kỳ chỉ đơn giản là thực hiện theo phân phối chương trình, trước khi kiểm tra sẽ giới hạn cho học sinh một phần kiến thức (kiểm tra viết) hoặc làm đơn giản đối với bài kiểm tra thực hành. Hình thức thi và kiểm tra chưa phong phú, chủ yếu vẫn là thi và kiểm tra viết.
Phạm vi kiến thức thi và kiểm tra vẫn còn có giới hạn phạm vi quá hẹp trên một diện rất rộng kiến thức học sinh sinh viên được học, do đó dẫn tới tình trạng học sinh sinh viên học tủ, học lệch, học đối phó.
Nội dung thi và kiểm tra vẫn còn có các câu nhiều trùng lặp, thiếu sáng tạo. Nhiều câu hỏi chủ yếu là tái hiện kiến thức lý thuyết, thậm chí ra đúng như đề mục trong bài, vì vậy nhiều học sinh sinh viên bỏ tiết không đi học nhưng vẫn làm bài được là nhờ học thuộc lòng (học vẹt, không cần hiểu).
Còn một số ít giáo viên, khoa, bộ môn còn chạy theo thành tích nên dẫn tới tâm lý dễ dãi trong vấn đề đánh giá học sinh sinh viên của mình, ảnh hưởng đến tính động viên thi đua trong học sinh sinh viên và giữa các khoa,
bộ môn. Kết quả mô hình học tủ, thi tủ, giới hạn chương trình thi, ra đề tủ, đến phương pháp học tủ xuất hiện.
Đánh giá kết quả học tập chủ yếu dựa trên nội dung (kiến thức, kĩ năng và thái độ) và quá phụ thuộc vào sách giáo khoa. Phương pháp đánh giá sinh viên chưa thực sự động viên sinh viên phấn đấu vươn lên trong học tập. Việc đánh giá sinh viên của mỗi giáo viên chưa thực sự đồng nhất, còn nhiều sai biệt khác nhau, có giáo viên thì quá chặt, có giáo viên thì quá lỏng.
Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành các mục tiêu học tập ở mỗi bài, mỗi chương cho sinh viên, chưa khắc phục hoàn toàn áp lực về điểm số. Giáo viên đã tăng cường đánh giá bằng nhận xét, tuy nhiên các nhận xét mang tính chủ quan vì không dựa vào hệ thống tiêu chí rõ ràng và thống nhất
Đối với học sinh, qua phiếu điều tra tác giả nhận thấy hầu hết các em đều nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học tập đối với môn Tin học văn phòng nhưng chưa thực sự tích cực học tập. Việc tích cực và tự học của học sinh đa phần chỉ dừng lại ở việc học bài cũ, làm bài tập về nhà và thực hiện một số yêu cầu của giáo viên. Với những số liệu cho thấy đa số học sinh chưa có kỹ năng và tính tích cực học tập. Thời gian tự học còn ít, vẫn còn tâm lý ỷ lại, tham gia học tập theo kiểu đối phó, trong giờ học chưa chú tâm, coi môn học là phụ, điểm chuyên cần thường thấp, trong các giờ thực hành không trú tâm, không tham gia hoặc tham gia lấy lệ vì ngại đụng vào các dụng cụ và thiết bị thực hành.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã nêu được một số nội dung cơ bản sau:
thế giới là đánh giá theo năng lực người học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nghiên cứu cơ sở lý luận và triển khai đánh giá theo năng lực cho dạy và học môn tin học đại cương chưa có công trình nào.
- Phân tích và làm rõ một số khái niệm liên quan.
- Khảo sát và mô tả thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên.
Qua thực trạng trên cho thấy việc đánh giá kết quả học tập có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng dạy học môn Tin học văn phòng nói riêng. Vấn đề đánh giá được năng lực người học có tầm quan trọng đặc biệt. Việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học tập. Trên cơ sở bồi dưỡng những phẩm chất trí tuệ, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của tư duy mà rèn luyện người học những nét toàn diện nhân cách và việc lựa chọn nghề nghiệp một cách nghiêm túc và đúng hướng cho tương lai.
Những căn cứ lý thuyết trên chỉ là một trong những phương án được lựa chọn để định hướng nghiên cứu cụ thể trong đề tài này chứ không phải là duy nhất đúng. Nhiều vấn đề lý luận về đánh giá và đánh giá năng lực người học cần được tiếp tục giải đáp chuyên biệt hơn bằng những nghiên cứu khác nhau ở các cấp học, các lĩnh vực học tập.
CHƯƠNG II
VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
2.1. MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN THÁI NGUYÊN