Quy trình xây dựng bài kiểm tra đánh giá năng lực người học môn Tin

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 52)

Tin học văn phòng.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung môn học qua các nội dung phân tích tổng hợp đã trình bày, tác giả đưa ra các bước để xây dựng một bài đánh giá theo tiếp cận đánh giá năng lực bào gồm 04 bước:

- Bước 1: Xác định kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

+ Làm rõ mục đích của kiểm tra, đánh giá. + Xác định đối tượng đánh giá.

+ Xác định các biến cần đo (chuẩn).

+ Xác định phương pháp và điều kiện thực hiện bài kiểm tra.

- Bước 2: Thiết lập ma trận kiểm tra. - Bước 3: Thiết kế câu hỏi kiểm tra:

+ Biên soạn các câu hỏi và hướng dẫn cho điểm. + Thử nghiệm và đánh giá các câu hỏi.

- Bước 4: Hoàn thiện bài kiểm tra, đánh giá:

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá. + Chấm điểm và dễn giải. + Ghi chép và lưu thông tin.

+ Thông báo với các bên liên quan.  Bước 1: Xác định kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

- Làm rõ mục đích của kiểm tra, đánh giá: Đối với bất kỳ kiểu đánh giá nào, truyền thống hay đánh giá tiếp cận năng lực, việc đầu tiên quan trọng nhất là phải xác định được mục đính của kiểm tra, đánh giá. Đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi: Đánh giá để làm gì?. Có nhiều mục đích mà quá trình kiểm tra đánh, giá có thể hướng đến:

Kiểm tra kiến thức chung của học sinh trước khi học môn học để xác định trình độ hiểu biết của từng học sinh về môn học, mục đích chính là chuẩn đoán về năng lực của học sinh để có cách tác động phù hợp.

Kiểm tra định kỳ giúp cho giáo viên có được những thông tin để biết được sự tiến bộ của học sinh, tìm ra những khó khăn thiếu sót trong học tập của học sinh để giúp học sinh học tốt hơn, điều chỉnh cách giảng dạy. Mục đích chính là hỗ chợ cho dạy và học có hiệu quả hơn.

Kiểm tra đánh giá để phân loại học sinh, chọn lựa học sinh giỏi của môn học có mục đích chính là lựa chọn và xếp loại về thành tích học tập của học sinh, dự đoán tiềm năng của học sinh để có tác động hợp lý nhằm nuôi dưỡng và phát triển tài năng đó.

Kiểm tra đánh giá cuối mỗi chương, học phần, hết môn học nhằm mục đích xác định mức độ học sinh đạt được các mục tiêu học tập đã xác định trong chương trình học.

hỏi: Cần đánh giá ai?. Việc xác định rõ đối tượng đánh giá giúp giáo viên xác định được khối lượng kiến thức cần đánh giá phù hợp với đối tượng đánh giá đó.

- Xác định các biến cần đo (chuẩn): Một bài đánh giá không thể cung cấp những thông tin có giá trị nếu nó không đo được cái định đo, và nó sẽ không đo được cái định đo nếu mục đích của sự đo không xác định tường minh. Do vậy, nếu không xác định được rõ ràng mục đích, mục tiêu của việc học tập thì mọi bước tiếp theo đều vô ích.

Mục đích được chia nhỏ hơn thành các chuẩn. Nếu mục đích là những kỳ vọng chung cho một cấp học thì chuẩn có xu hướng cụ thể hoá cho một lớp học ứng với một đơn vị nội dung (1-2 chương) và một đơn vị thời gian (2-3 tuần).

Mục tiêu, là sự cụ thể hoá hơn nữa các chuẩn cho từng bài học. Mỗi bài học có thể có 1-2 chuẩn với nhiều mục tiêu.

Khác với mục đích, chuẩn và mục tiêu được xây dựng dưới dạng hành vi quan sát được, đo lường đánh giá được.

Đối với đánh giá tiếp cận năng lực thì khái niệm chuẩn phù hợp hơn cả, bởi lẽ cũng như mục tiêu, chuẩn là những phát biểu có thể quan sát được, đánh giá được, là điều kiện thiết yếu để xây dựng nhiệm vụ thực. Hơn nữa, chuẩn có phạm vi bao quát một đơn vị nội dung lớn hơn bài học và có thời gian dài hơn, phù hợp hơn với việc thiết kế một bài đánh giá tiếp cận năng lực.

Vì vậy, một bài đánh giá tiếp cận năng lực thường được bắt đầu từ việc tập hợp các chuẩn cần đánh giá. Tập hợp các chuẩn bao gồm cả chuẩn nội dung, cả kỹ năng sống khác như tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác... mà hệ mục tiêu các bài học không bao quát được.

- Xác định phương pháp và điều kiện thực hiện bài kiểm tra: Trước khi tiến hành kiểm tra giáo viên cần phải xách định sử dụng phương pháp kiểm tra nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng kiểm tra, việc xác định

phương pháp kiểm tra là tương đối quan trọng bởi nếu không sử dụng đúng phương pháp thì sẽ không xác định được chính xác mục đích cần đánh giá.

Các phương pháp kiêm tra như: Trắc nghiệm khách quan; Vấn đáp; Kiểm tra viết; Bài tập tổng hợp; Bài tập thực tế… cần phải được giáo viên cân nhắc lựa chọn một cách kỹ càng, cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp trong một bài kiểm tra đánh giá.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Điều kiện để thực hiện bài kiểm tra đánh giá cũng cần phải được giáo viên quan tâm chú ý. Với mỗi môn học và phương pháp kiểm tra có những điều kiện bắt buộc cần phải đảm bảo riêng.

Bước 2: Thiết lập ma trận kiểm tra:

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là năng lực cần đánh giá cần đánh giá, một chiều là các cấp độ năng lực của học sinh theo các cấp độ từ thấp tới cao.

Trong mỗi ô là chuẩn năng lực chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho năng lực và cấp độ năng lực cần đánh giá.

Bảng 2.2: Khung ma trận đánh giá năng lực Cấp độ Các cấp độ năng lực cần đánh giá Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ … Năng lực 1 Chuẩn (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm: Tỉ lệ:% Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Năng lực 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% ... ... Năng lực .... (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm

Bước 3: Thiết kế câu hỏi kiểm tra:

Các câu hỏi cần được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng do chuẩn xác định và giải quyết những thách thức trong thực tế.

Trong nhà trường, thường chúng ta chỉ quan tâm đến lượng kiến thức mà sinh viên thu nhận được chứ ít khi đánh giá được họ sẽ sử dụng những kiến thức đó trong cuộc sống ra sao. Do vậy một bài thi chỉ có ý nghĩa khi nó yêu cầu sinh viên thực hiện một nhiệm vụ thực tế.

Đánh giá tiếp cận năng lực đòi hỏi sinh viên sự vận dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng vào thực tế. Sinh viên phải kiến tạo một sản phẩm cụ thể, có giá

trị, bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, và khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đó.

- Xây dựng bảng hướng dẫn tính điểm: Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Nội dung: khoa học và chính xác;

+ Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; + Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

- Thử nghiệm và đánh giá các câu hỏi: Trước khi được sử dụng để kiểm tra đánh giá, các câu hỏi cần được thử nghiệm với mẫu được chọn phù hợp để đánh giá chất lượng các câu hỏi. Có thể sử dụng phương pháp chuyên gia hoặc là ứng dụng CNTT để sử lý các số liệu thu được từ mẫu thử để thực hiện công việc này.

Bước 4: Hoàn thiện bài kiểm tra, đánh giá:

Sau khi biên soạn xong các câu hỏi kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

Tổ chức kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

2.3 XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC SAU KHI KẾT THÚC CHƯƠNG I MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w