Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 80)

3.2.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện. a. Đối tượng:

Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia, tác giả đã xin ý kiến của các chuyên gia là giáo viên dạy môn Tin học văn phòng tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 4).

b. Nội dung kiểm nghiệm:

Sau khi xây dựng quy trình đánh giá năng lực người học môn Tin học văn phòng và vận dụng xây dựng bộ câu hỏi đánh giá năng lực soạn thảo văn bản cho kiểm tra đánh giá nội dung Chương I của môn học, tác giả đã thực hiện phương pháp chuyên gia bằng cách trao đổi, giới thiệu, xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia thông qua phiếu xin ý kiến chuyên gia, để thử nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của bộ câu hỏi, độ giá trị, độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của bộ câu hỏi.

c. Quy trình kiểm nghiệm:

- Trao đổi, giới thiệu chung với chuyên gia về ý tưởng thực hiện đề tài, đưa ra bộ câu hỏi sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực soạn thảo văn bản của người học và những lưu ý khi xây dựng và xử dụng.

- Gửi phiếu đánh giá (Phụ lục 4) để xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của bộ câu hỏi đánh giá năng lực đã xây dựng.

- Tổng hợp các phiếu, xử lý kết quả, đánh giá chung về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

3.2.2.2. Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia a. Đánh giá định tính

Sau khi trao đổi trực tiếp và tổng hợp phiếu xin ý kiến chuyên gia tác giả nhận thấy:

- Các chuyên gia đều thống nhất với thực trạng kiểm tra đánh giá môn Tin học văn phòng tại các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, việc đưa ra các biện pháp đánh giá nhằm đánh giá được các cấp độ năng lực của người học là rất cần thiết và khả thi. Cần được đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và xử dụng bộ câu hỏi đánh giá năng lực người học đối với môn Tin học văn phòng.

- Việc việc sử dụng bộ câu hỏi đánh giá năng lực người học với môn Tin học văn phòng trong các trường cao đẳng sẽ tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của sinh viên.

b, Đánh giá định lượng

Sau khi thống kê 10 phiếu xin ý kiến chuyên gia, kết quả đánh giá được xác định như sau:

Bảng 3.1 Kết quả xin ý kiến chuyên gia.

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ

1 Bộ câu hỏi được sử dụng có

phù hợp với nội dung môn học Tin học văn phòng hay

Rất phù

hợp Phù hợp Không phù hợp

80% 20% 0%

2 Bộ câu hỏi được sử dụng có

phù hợp với việc tổ chức kiểm tra thực hành trên máy

Rất phù

hợp Phù hợp Không phù hợp

80% 20% 0%

3 Bộ câu hỏi có đảm bảo độ

khó, độ phân biệt để đánh

Có Một phần Không

80% 10% 10%

4 Bộ câu hỏi có đảm bảo độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá trị, độ tin cây khi được

Có Một phần Không

90% 10% 0%

5 Bộ câu hỏi được sử dụng có

đánh giá được các cấp độ

Có Một phần Không

80% 20% 0%

6 Bộ câu hỏi được sử dụng có

gắn liền với công việc trong

Có Một phần Không

90% 10% 0%

7

Bộ câu hỏi được sử dụng kích thích sự hứng thú của

Rất đúng Đúng Một phần

80% 20% 0%

8

Tính khả thi của việc sử dụng bộ câu hỏi.

Rất khả

thi Khả thi Không khả thi

80% 20% 0%

Qua kết quả thu được có thể nhận thấy:

- Việc đánh giá năng lực người học với môn Tin học văn phòng là hướng đi tích cực trong quá trình đổi mới giáo dục, phù hợp với xu thế thời đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Bộ câu hỏi được sử dụng có phù hợp với nội dung môn học Tin học văn phòng đang được giảng dạy tại trường CĐCN Thái Nguyên nói riêng và các trường cao đẳng ở Thái Nguyên nói chung.

- Bộ câu hỏi đảm bảo độ khó, độ phân biệt, độ giá trị và độ tin cậy để đánh giá và phân hoại sinh viên.

- Bộ câu hỏi được sử dụng đánh giá được các cấp độ năng lực soạn thảo văn bản của sinh viên, có các câu hỏi gắn liền với công việc cụ thể trong thực tế cuộc sống.

- Bộ câu hỏi được sử dụng kích thích sự hứng thú của sinh viên trong kiểm tra đánh giá và có tính khả thi cao.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này tác giả đã trình bày quá trình kiểm nghiệm và đánh giá. Thử nghiệm với mẫu phù hợp, sử dụng phương pháp xử lý và phân tích số liệu bàng phần mềm excel để kiểm tra độ khó, độ phân biệt của bộ câu hỏi đánh giá năng lực người học. Qua đợt thử nghiệm, dựa trên các kết quả thu được cho phép kết luận rằng việc sử dụng bộ câu hỏi đánh giá theo năng lực đã đánh giá được các cấp độ năng lực của người học. Cụ thể:

- Khẳng định được độ giá trị, độ tin cậy của bộ câu hỏi dùng đánh giá năng lực thông qua việc sử lý và phân tích độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi.

- Đánh giá được các cấp độ năng lực soạn thảo văn bản từ thấp đến cao đối với từng năng lực thành phần cụ thể cho đối tượng sinh viên học kết thúc chương I môn Tin học văn phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá được năng lực soạn thảo văn bản của sinh viên trong công việc cụ thông qua sử dụng các câu hỏi gắn với thực tế.

- Áp dụng kiểm tra đánh giá năng lực người học giúp cho sinh viên chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho họ thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học tập, tự bản thân họ trong và bằng hoạt động của mình kiến tạo tri thức, hình thành kỹ năng cho bản thân mình.

Trong quá trình thực nghiệm mặc dù thời gian và điều kiện hạn chế. Nhưng với kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Việc vận dụng đánh giá năng lực người học môn Tin học văn phòng tại trường CĐCN Thái Nguyên đã có hiệu quả bước đầu nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học đang là yêu cầu cấp thiết đối với việc đổi mới giáo dục trong thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay. Việc vận dụng đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng theo hướng đánh giá năng lực người học đã góp phần vào công cuộc đổi mới này. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện để tài này, tác giả đã thực hiện

được các vấn đề sau:

- Xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của đánh giá theo tiếp cận đánh giá năng lực người học.

- Đề xuất được quy trình xây đề kiểm tra đánh giá theo năng lực người học. Áp dụng xây dựng bộ câu hỏi sử dụng để đánh giá kết quả học tập Chương I môn Tin học văn phòng theo đánh giá năng lực người học.

- Kết quả kiểm nghiệm đánh giá được xử lý tính toán và kiểm định thống kê phù hợp với tính chất của dữ liệu thu được. Đồng thời kết quả kiểm nghiệm đánh giá cho thấy việc đánh giá năng lực của sinh viên đã đáp ứng được việc đánh giá các cấp độ năng lực người học đối với môn Tin học văn phòng.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với học sinh

- HS phải có đủ tài liệu (SGK, tài liệu tham khảo) để học tập, nghiên cứu. - Học sinh phải ý thức coi trọng, cũng như hiểu được vai trò của năng lực có được sau khi kết thúc môn Tin tin học văn phòng với công việc thực tế và trong cuộc sống sau này.

2.2. Đối với giáo viên

- Giáo viên cần mạnh dạn trong việc áp dụng, đổi mới phương pháp đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học vào kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

- Giáo viên phải thường xuyên sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để hiểu thêm và rõ hơn về đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học.

- Giáo viên phải là người tiên phong trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, luôn có nhu cầu, ý thức đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức nâng cao trình độ, liên tục cập nhật những thông tin mới, lý thuyết mới.

- Nghiên cứu quy trình, cách thức xây đựng bộ công cụ đánh giá năng lực người học cho một môn học cụ thể nào đó để có thể chuyển giao được.

cực, chủ động, sáng tạo và khả năng độc lập giải quyết vấn đề hơn mức đòi tái hiện tri thức

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thành Ngọc Bảo, “Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh”,

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, số 56 năm 2014.

2. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường – Đánh giá kết quả học tập của học sinh, tài liệu giảng dạy, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Chính, “Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực”, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Ngô Cương (2001), Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại, NXB Học Lâm, Trung Quốc.

5. Lê Thị Mỹ Hà (2001), Một số khái niệm cơ bản về đánh giá trong giáo dục, Tạp chí giáo dục, số 14, tháng 10/2001.

6. Lê Thị Mỹ Hà (2005), Đổi mới phương pháp đánh giá giờ dạy môn Ngữ

văn, Tạp chí Giáo dục, số 121, tháng 9/2005.

7. Lê Thị Mỹ Hà (2010), Đánh giá kết quả học tập của học sinh - định nghĩa và phân loại, Tạp chí KHGD, số 61, tháng 10/2010.

8. Lê Thị Mỹ Hà (2010), Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông, Tạp chí KHGD, số 63, tháng 12/2010.9. Lê Thị Mỹ Hà (2011), Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại việt Nam - Cơ hội và thách thức, Tạp chí KHGD, số 64, tháng 1/2011.

10. Lê Thị Mỹ Hà (2011), Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại việt Nam, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 346, tháng 10/2011.

11. Nguyễn Công Khanh, “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực”, Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Trọng Khanh (2013), Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Khôi - Nguyễn Văn Bính (2007), Phương pháp luận nghiên

cứu sư phạm kĩ thuật, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Khôi (2010), Phát triển chương trình giáo dục, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Khôi (2010), Lý luận dạy học thực hành kỹ thuật, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Khôi (2010), Đề cương bài giảng chuyên đề Ứng dụng LOGIC học trong dạy học kỹ thuật, Hà Nội.

17. IF Khar Lamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Prof. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2012), Một số phương diện của lý luận dạy học hiện đại, Đại học SP Hà Nội – Đại học Potsdam, Hà Nội. 19. Prof. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2012), Lý luận dạy học hiện đại,

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Đại học SP Hà Nội – Đại học Potsdam. Hà Nội.

20. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên) – Phạm Khắc Chương – Nguyễn Ngọc Bảo – Bùi Minh Hiền – Bùi Văn Quân – Phan Hồng Vinh – Từ Đức Văn – Phạm Viết Vượng (2005), Giáo dục học (Tập 1) Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

21. Hoàng Phê (chủ biên)1994, Từ điển tiếng việt, NXB KHXH 22. J.Piaget (1986), Tâm lý học giáo dục, NXB GD

23. Nguyễn Quốc Trịnh (2011), “Dạy học phát triển năng lực cho học sinh THPT với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)”, Luận văn thạc sỹ lý luận và phương pháp dạy học.

24. Nguyễn Hữu Trí (1996), Suy nghĩ về dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí NCGD số 12.

25. Nguyễn Văn Tuấn (2010), “Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật – TP Hồ Chí Minh.

26. Hoàng Thị Tuyết, “Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực – Xu thế và nhu cầu”, Đại học Sư phạm – TP Hồ Chí Minh. 27. Thái Duy Tuyên (1998), Đề cương lý luận dạy học (Dùng cho học viên cao

học), Viện KHGD

28. Nguyễn Thị Hồng Vân, “Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn của học

sinh theo hướng hình thành năng lực”,Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

29. Luật giáo dục.

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18148.

30. Lê Thị Hằng, “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”

http://www.thptdonghaquangtri.edu.vn/default.asp? gid=9&mid=38&ctid=1209&ct=1

31. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống “Giáo dục phổ thông: Tiếp cận năng lực là thế nào?”

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-23-giao-duc-pho-thong-tiep-can- nang-luc-la-the-nao-

PHẦN PHỤ LỤC Phụ Lục 1

Danh sách các chuyên gia đã xin ý kiến ST

T Họ và tên Chức vụ Đơn vị

1 Phạm Ngọc Thảo Tổ trưởng Trường Cao đẳng Công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Vũ Đình Minh Giám đốc Trung tâm

Trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên

3 Trần Ngọc Trường Giáo viên Trường Cao đẳng Công

Nghiệp Thái Nguyên

4 Trần Thị Loan Giáo viên Trường Cao đẳng Công

Nghiệp Thái Nguyên

5 Nguyễn Hồng Nhung Giáo viên Trường Cao đẳng Công

Nghiệp Thái Nguyên

6 Lê Bích Hảo Giáo viên Trường Cao đẳng Công

Nghiệp Thái Nguyên

7 Nguyễn Hoài Anh Giáo viên Trường Cao đẳng Công

Nghiệp Thái Nguyên

8 Đinh Hương Tú Giáo viên Trường Cao đẳng Công

Nghiệp Việt Đức

9 Phạm Thị Thủy Trưởng Khoa Trường Cao đẳng Cơ Khí –

Luyện Kim Thái Nguyên

10 Nguyễn Kim Dung Giáo viên Trường Cao đẳng Cơ Khí –

Luyện Kim Thái Nguyên

Phụ Lục 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG CHO HỆ CAO ĐẲNG

Để có được những thông tin khách quan làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá đúng thực trạng và đề ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả đối với việc đánh giá kết quả học tập môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của

thầy (cô) qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống hoặc điền vào chỗ trống (...) theo ý kiến của mình.

Các thông tin được thu thập qua phiếu hỏi này chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào mục đích khác. Các thông tin thu thập được qua phiếu hỏi cũng có thể được gửi phản hồi lại cho các thầy (cô) nếu quý vị quan tâm và để lại địa chỉ email.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy (cô) giáo!

Phần 1 : THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI

1. Họ và tên quý thầy (cô):………..

2. Tên trường thầy / cô đang làm việc :...

3. Thâm niên giảng dạy:...

4. Trình độ chuyên môn:………. ...

5. Địa chỉ Email:……….. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 2 : Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TÀI TRƯỜNG CÁC CAO ĐẲNG Ở THÁI NGUYÊN.

1. Thầy/cô thường sử dụng những Phương pháp đánh giá kết quả học tập (PPĐG KQHT) nào sau đây trong dạy học môn Tin học văn phòng? hiệu quả của nó thế nào? ( Với mỗi phương pháp, hãy đánh dấu x

vào 1 trong 3 cột phù hợp suy nghĩ của thầy/cô ):

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 80)