Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 71)

3.2.1.1 Nội dung phương pháp: a, Đối tượng:

Lựa chọn ngẫu nhiên 24 sinh viên đang học năm thứ nhất hệ cao đẳng chính quy tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên.

b, Nội dung kiểm nghiệm:

Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi đã xây dựng ở Chương II của luận văn với 24 sinh viên đã chọn. Sau khi thu được kết quả từ mẫu thử. Tác giả sẽ sử dụng phần mềm excel để kiểm nghiệm chất lượng của các câu hỏi.

c, Cách thực hiện:

Ví dụ minh họa: Bảng dữ liệu dưới cho thấy, bài kiểm tra có tổng số 21 câu hỏi (items); 18 học sinh tham gia làm bài kiểm tra; học sinh kém nhất trả lời đúng 3 câu hỏi; học sinh giỏi nhất trả lời đúng 17 câu hỏi; câu hỏi dễ nhất là câu 1 có tới 15 học sinh trả lời đúng; Câu hỏi khó nhất là câu 19 chỉ có 4 học sinh trả lời đúng. (Câu trả lời đúng cho 1 điểm, câu trả lời sai 0 điểm).

Bước 1: Nhập bảng số liệu kiểm tra:

Bước 2: Sử lý số liệu:

+ Vùng 1 là các học sinh đạt kết quả ở mức THẤP (gồm các học sinh 1 đến 6).

+ Vùng 2 là các học sinh đạt kết quả ở mức TRUNG BÌNH (gồm các học sinh 7 đến 12).

+ Vùng 3 là các học sinh đạt kết quả ở mức CAO (gồm các học sinh 13 đến 18).

Bước 3: Xem xét từng câu hỏi để đánh giá độ phân biệt:

Căn cứ vào dữ liệu của các items 1, 4, 19, và 21, có thể vẽ được biểu đồ thể hiện số câu trả lời đúng của 3 vùng THẤP, TRUNG BÌNH, CAO như sau:

Với câu 1: Số học sinh ở vùng CAO trả lời đúng lớn nhất (6 học sinh); tiếp đến là vùng TRUNG BÌNH (5 học sinh); cuối cùng là vùng THẤP (4 học sinh). Điều này cho thấy, Câu 1 có độ phân biệt. Đường nối các đỉnh của các cột trong biểu đồ càng dốc, độ phân biệt càng cao.

Với Câu 4: Số học sinh ở vùng CAO trả lời đúng (4 học sinh) lớn hơn số học sinh ở vùng THẤP trả lời đúng (2 học sinh), nhưng lại nhỏ hơn số học sinh ở vùng TRUNG BÌNH trả lời đúng (5 học sinh). Do đó, Câu này cần

Với Câu 19: Số lượng học sinh vùng CAO trả lời đúng bằng với số học sinh vùng THẤP trả lời đúng (1 học sinh), nhưng lại nhỏ hơn số học sinh vung TRUNG BÌNH trả lời đúng (2 học sinh). Câu này không có độ phân biệt.

Với Câu 21: Có biểu đồ ngược lại so với Câu 1. Đương nhiên, Câu này không có độ phân biệt.

Bước 4: Kết luận

Tổng hợp lại, có thể có các dạng biểu đồ sau đây:

Các câu hỏi có dạng biểu đồ giống với biểu đồ 1; 6 và 7 có thể sử dụng. Các câu hỏi có dạng biểu đồ giống với biểu đồ 2;3;4;5 cần phải xem xét lại.

3.2.1.2. Tiến trình thực hiện:

Bước 1: Lập bảng các số liệu kiểm tra:

Sau khi tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi gồm 23 với mẫu là 24 sinh viên lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả thu được thể hiện qua bảng sau (số liệu được nhập vào phần mềm Excel; Câu trả lời đúng cho 1 điểm, trả lời sai 0 điểm).

Hình 3.1. Các số liệu kiểm tra.

Bước 2: Sử lý số liệu:

- Tính tổng số sinh viên trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và tổng số câu trả lời đúng cho mỗi học sinh.

Hình 3.2. Bảng tính tổng.

- Sắc xếp dữ liệu: Sinh viên: Có điểm số từ lớn xuống nhỏ; Câu hỏi: Có số học sinh trả lời đúng từ lớn xuống nhỏ.

- Căn cứ vào bảng số liệu đã sắp xếp, phân thành 3 vùng tương ứng với: CAO; T.BÌNH và THẤP.

Hình 3.4. Bảng phân vùng số liệu

- Đếm số học sinh ở các vùng THẤP; T.BÌNH; CAO trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Xét từng câu hỏi để đánh giá độ phân biệt:

Bước 4: Kết luận:

Thông qua các dạnh biểu đồ có được của từng câu hỏi. Đối chiếu với kết luận của lý thuyết về xử lý và phân tích số liệu:

Có thể dễ dàng nhận thấy các dạng của biểu đồ có được đều trùng khớp với các dạnh biểu đồ 1; 6 và 7. Từ đó có kết luận bộ câu hỏi đã xây dựng là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CĐCN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN (Trang 71)