1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

89 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

DƯƠNG NGỌC TUYÊNĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHI

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG NGỌC TUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG

TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TẠI HUYỆN PHÚ

BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2019

Trang 2

DƯƠNG NGỌC TUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG

TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TẠI HUYỆN PHÚ

BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên - 2019

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kì công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ

rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Dương Ngọc Tuyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉbảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông LâmThái Nguyên

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Đinh Ngọc Lan là

người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đềtài và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp vàphát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Phú Bình, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Bình, chicục thống kê huyện Phú Bình cùng các phòng, ban huyện Phú Bình đã tạođiều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luậnvăn này

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡtận tình, quý báu đó!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Dương Ngọc Tuyên

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn 3

6 Bố cục của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

1.1.1 Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi lợn đối với đời sống 5

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn 7

1.1.3 Một số khái niệm 8

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 12

1.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn và tiêu thụ trên thế giới 12

1.2.2 Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn tại Việt Nam 16

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.244

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 24

2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình 26

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn của huyện Phú Bình 32

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 34

2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 35

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 35

2.3.4 Phương pháp so sánh 36

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36

2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của trang trại 36

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 399

3.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình, giai đoạn 2016 - 2018 39

3.1.1 Thực trạng ngành nông nghiệp huyện Phú Bình 39

3.1.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình, giai đoạn 2016 - 2018 42

3.2 Các yếu tốt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn 48

3.2.1 Các yếu tốt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình 48

3.2.2 Những thành tựu 50

3.2.3 Những hạn chế 51

3.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phú Bình .51

3.3.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại của trang trại chăn nuôi 51

3.3.2 Chi phí chăn nuôi của trang trại chăn nuôi 53

3.3.3 Hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn 55

Trang 8

3.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn với chăn nuôi gia cầm 59

3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc chăn nuôi và tiêu thụ của các trang trại lợn tại huyện Phú Bình 62

3.4.1 Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương 62

3.4.2 Nhóm giải pháp đối với chủ trang trại lợn 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Kiến nghị 67

2.1 Đối với nhà nước 67

2.2 Đối với địa phương 677

2.3 Đối với chủ trang trại chăn nuôi lợn 688

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

DN : Doanh nghiệp ĐVT : Đơn vị tính

DT : Diện tíchĐVT : Đơn vị tínhFAO : Tổ chức Nông Lương thế giớiGTSX : Giá trị sản xuất

LĐ : Lao độngNN-PTNT : Nông nghiệp - Phát triển nông thônNTM : Nông thôn mới

ODA : Vốn viện trợ

PT : Phát triểnPTNN : Phát triển nông nghiệp

SL : Số lượng

TM – DV : Thương mại - dịch vụ THCN : Trung học chuyên nghiệpTHCS : Trung học cơ sở

TW : Trung ươngUBND : Ủy ban nhân dân

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Năng suất, sản lượng lợn thịt thế giới qua các thời kỳ từ 1982 - 2018

13

Bảng 1.2 Năng suất, sản lượng lợn thịt từ năm 2012 - 2018 của một số nước trên thế giới 14

Bảng 1.3 Tình hình xuất khẩu thịt lợn của một số nước những năm qua 15

Bảng 1.4 Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính năm 2016 - 2018 19

Bảng 1.5 Số liệu xuất khẩu lợn 2016 - 2018 20

Bảng 1.6 Sản lượng lợn thịt tỉnh Thái Nguyên 2016 - 2018 20

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2018 27

Bảng 2.2 Dân số và lao động huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2018 29

Bảng 2.3 Giá trị gia tăng và cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình 30

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2018 41

Bảng 3.2 Quy mô, sản lượng lợn thịt tại huyện Phú Bình 3 năm (2016 – 2018) 42

Bảng 3.3 Tổng thu từ chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi 43

Bảng 3.4 Tình hình nhân lực của trang trại chăn nuôi lợn huyện Phú Bình 45 Bảng 3.5 Phương tiện của trang trại chăn nuôilợn 46

Bảng 3.6 Tình hình sử dụng đất của các trang trại chăn nuôi lợn 47

Bảng 3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn 49

Bảng 3.8 Tình hình chăn nuôi của trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi 51

Bảng 3.9 Chi phí bình quân chăn nuôi của chăn nuôi trang trại lợn thịt và chăn nuôi hộ gia đình trong huyện Phú Bình 53

Bảng 3.10 Hiệu qủa kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn huyện Phú Bình 56

Bảng 3.11 Hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi lợn 57

Bảng 3.12 Hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại chăn nuôi lợn 58

Bảng 3.13 So sánh hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn với lợn với chăn nuôi gia cầm 59

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Dương Ngọc Tuyên

2 Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15

4 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

Trong giai đoạn 2016 – 2018 giá trị sản xuất nông nghiệp của huyệnPhú Bình – Tỉnh Thái Nguyên luôn tăng trưởng, sản lượng lương thực có hạthàng năm đều đạt trên 75.000 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên30.000 tấn; giá trị sản xuất/1ha đất trồng trọt đạt xấp xỉ 90 triệu đồng

Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manhmún, lực lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm dần do chuyểnđổi sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giá cả sản phẩm nông nghiệp đầu rakhông ổn định tình trạng được mùa mất giá vẫn thường xuyên xảy ra, cơ sở

hạ tầng còn nhiều khó khăn chưa được quan tâm đầu tư kịp thời, trong đóngành chăn nuôi lợn tại các trang trại trên địa bàn cũng gặp không ít nhữngkhó khăn, thách thức như dịch bệnh, giá cả bấp bênh thiếu tính ổng định

Vì vậy, huyện Phú Bình cần có sự đánh giá hiệu quả kinh tế đối với cáctrang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chănnuôi lợn tại huyện Phú Bình giai đoạn 2016 – 2018; Phân tích hiệu quả kinh tếcủa việc chăn nuôi lợn tại các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình; Tìmhiểu các yếu tố ảnh hưởng ảnh đến hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn; Đề xuấtđược

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc chăn nuôi và tiêu thụ của các trang trại tại huyện Phú Bình

Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từnguồn báo cáo văn bản liên quan đến công tác chăn nuôi lợn và số liệu sơ cấpđược phỏng vấn 45 trang trại tại huyện Phú Bình qua bảng hỏi Ngoài ra luậnvăn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, thống kê so sánh, đểđánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệpcũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến trang trại chăn nuôilợn

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

Huyện Phú Bình có nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được nhu cầuphát triển kinh tế Số lao động trên hộ trên địa bàn Huyện Phú Bình trongnhững năm qua đang ngày càng phát triển, năm 2016 là 2,80 lao động trên hộ,năm 2017 là 2.83 và năm 2018 là 2,87 lao động trên hộ

Loại hình chăn nuôi trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so vớichăn loại hình chăn nuôi gia đình (hộ kiêm), trong đó: Tổng giá trị sản xuấtcủa trang trại chăn nuôi đạt 6.424, 11 nghìn đồng cao hơn 48,88 nghìn đồng

so với hộ kiêm đạt 6375,23 nghìn đồng Lợi nhuận thu được/trang trại là1643,65 nghìn đồng (được tính bình quân trên 100kg thịt hơi) cao hơn 725,96nghìn đồng so với hộ gia đình lợi nhuận chỉ đạt 917.69 đồng

Hiệu quả sử dụng lao động:

(GO/clđ) giá trị sản xuất/công lao động của hộ chăn nuôi trang trạilớn hơn so với hộ kiêm là 130,01 nghìn đồng (VA/clđ) giá trị tăng thêm/công lao động của hộ chăn nuôi trang trại lớn hơn 40,57 nghìn đồng so vớichăn nuôi hộ kiêm (MI/clđ) thu nhập hỗn hợp/công lao động của hộ chăn

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

11

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa chăn nuôi lợn với chăn nuôi gà chúng tathấy rằng chăn nuôi lợn mang giá trị sản xuất cao hơn là 6424,11 nghìn đồng(được tính bình quần trên 100kg thịt hơi), giá trị sản xuất từ chăn nuôi gà đạt5527,4 nghìn đồng

- Những khó khăn mà số đông người chăn nuôi trên địa bàn Huyện PhúBình gặp phải đó là vấn đề về giá cả luôn bất ổn, trình độ hiểu biết về kỹ thuậtchăn nuôi đối với chủ trang trại và chủ hộ kiêm còn hạn chế Ngoài ra, nhữngkhó khăn về yếu tố nguồn vốn, giống lợn và dịch bệnh là các yếu tố mà ngườichăn nuôi cũng thường xuyên gặp phải trong quá trình chăn nuôi

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuậnlợi cho ngành chăn nuôi và trồng trọt phát triển; đây cũng là hai ngành pháttriển chủ lực trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, trong đó tỷ trọng ngànhchăn nuôi đã và đang tăng dần hàng năm với nhiều thành tựu đáng kể khi từngbước áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiến tiến, hiện đại để nâng caonăng suất, sản lượng…điều này sẽ từng bước tạo ra những điều kiện thuận lợicho ngành chăn nuôi phát triển hơn trong tương lai

Đối với người dân Việt Nam, việc chăn nuôi lợn là một nghề đã cótruyền thống từ lâu đời, với mức sản xuất ra trên 70% sản lượng thịt mỗi năm,không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho các hộ chăn nuôi mà còn cung cấp chothị trường trong và ngoài nước một lượng thịt lợn lớn phục vụ cho nhu cầusinh hoạt hàng ngày, có thể nói thịt lợn vẫn là món ăn được đa số người dân

sử dụng hàng ngày, sử dụng thường xuyên và sử dụng với nhiều hình thức chếbiến khác nhau Do vậy, có thể khẳng định chăn nuôi Lợn là một ngành chiếm

vị trí quan trọng đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi của nước ta

Phú Bình là một huyện trung du và miền núi, với nhiều diện tích đồi bãirộng lớn thuận tiện cho việc đầu tư các trang trại chăn nuôi, bên cạnh đó còn

có nhiều sông suối, hồ đập và có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi trong việc giao thương đi lạivới các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi lợn củahuyện Phú Bình, đặc biệt là kinh tế trang trại chăn nuôi lợn Do vậy số lượngtrang trại chăn nuôi lợn của huyện Phú Bình tương đối lớn so với các huyện,thành phố, thị xã khác trong tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn tại những trang trại quy môvừa và lớn với những áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại tạihuyện Phú Bình đã đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với ngànhnghề khác đối với người dân tại huyện Phú Bình, phát huy rõ hiệu quả trongviệc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, xong phương thức sản xuấtcủa người dân còn mang tính nhỏ lẻ, dựa vào nguồn thức ăn sẵn có và kinhnghiệm là chính, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa tạo

ra diện rộng Việc sử dụng lao động chưa hiệu quả, quy mô nhỏ, năng suất laođộng thấp, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống cho năng xuất, chấtlượng thịt còn thấp… Bên cạnh đó, người dân chăn nuôi lợn vẫn còn gặpnhiều như tiêu thụ sản phẩm, sự thiếu ổn định như giá lợn lên xuống thườngxuyên, bấp bênh, các loại dịch bệnh trên lợn đôi khi còn xảy ra… khiến chongười chăn nuôi lợn chưa thực sự yêu tâm khi đầu tư lớn Sự gắn kết giữangười chăn nuôi với các doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thịtrường nội tiêu, chưa tận dụng được lợi thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, phát triển ổn định vì vậy cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền

để giúp đỡ định hướng cho người dân chăn nuôi tại huyện Phú Bình phát triểnnâng cao giá trị chăn nuôi lợn hơn nữa Thấy được các tồn tại để từ đó đề racác giải pháp phát triển chăn nuôi lợn – tiêu thụ lợn của huyện Phú Bình Xuất

phát từ những thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu

quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình,giai đoạn 2016 – 2018

- Phân tích được hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn thịt tại cáctrang trại của huyện Phú Bình

Trang 18

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng ảnh đến hiệu quả kinh tế từ trang trạichăn nuôi lợn thịt.

- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh trong việc chănnuôi và tiêu thụ của các trang trại lợn thịt tại huyện Phú Bình

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các trang trại chăn nuôi lợn thịt tại địabàn huyện Phú Bình

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện PhúBình, tỉnh Thái Nguyên (trong đó tập trung nghiên cứu tại các xã có nhiềutrang trại chăn nuôi lợn và các xã có những trang trại có quy mô vừa và lớn đểlàm đại diện đánh giá cho toàn huyện Các xã chọn nghiên cứu là xã: TânKhánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa, Bảo Lý)

4.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu.

- Thời gian thu thập số liệu: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn

từ năm 2016 - 2018

- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019

5 Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn

Về lý luận: Đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi lợn và đánh giá hiệu quả của hoạtđộng này trong lĩnh vực ngành nông nghiệp

Về thực tiễn: Đề tài sẽ phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của những

trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phú Bình, đề xuất các giải pháp

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

4

trọng và có ý nghĩa nhằm tăng cường công tác quản lý, phát triển đối với hoạtđộng kinh tế trang trại chăn nuôi để từ đó từng bước nâng cao hoạt động hiệuquả phát triển sản xuất trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phú Bình

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứucho sinh viên trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luậnvăn có kết cấu 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi lợn đối với đời sống

1.1.1.1 Vai trò

Chăn nuôi lợn là một ngành có từ lâu đời, chăn nuôi lợn đã và đang pháttriển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi Chăn nuôi lợnmang lại sự đột phá trong chuyển dịch kinh tế của ngành chăn nuôi và trồngtrọt Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng mang lại hiệu quả kinh tếcao, ổn định cho người dân, giúp phần xoá đói giảm nghèo, mang lại cuộcsống tốt đẹp cho người dân

Đối với người dân Việt Nam, thịt lợn là một thức ăn hàng ngày trongbữa ăn, nó có nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp cho con người dinh dưỡng

để lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất Ngày nay, ngành chăn nuôi lợncàng được phổ biến rộng rãi hơn, được nhà nước quan tâm khuyến khích pháttriển mạnh mẽ, từng bước nâng cao và khẳng định vai trò quan trong củangành chăn nuôi lợn trong cơ cấu phát triển kinh tế của đất nước cũng nhưtừng địa phương

Sản phẩm thịt lợn của Việt Nam này nay không chỉ để phục vụ tiêudùng trong nước, mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để tăng thu ngoại

tệ góp phần phát triển kinh tế của đất nước

Ngành chăn nuôi lợn cũng mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định chongười chăn nuôi, từng bước cải thiện đời sống kinh tế, tạo ra công ăn việc làmcho bộ phận lao động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn, trung du, miềnnúi…

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

6

Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông

Trang 22

nghiệp cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhấttrong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Nói chung lợn có một số vài trò nổibật như sau:

- Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho conngười GS.Harris G và CTV (1956) cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal,22g protein (Harris G và cs 1956)

- Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hiệnnay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói(bacon) thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Namnhư giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn

- Chăn nuôi cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trongnhững nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu chođất đặc biệt là đất nông nghiệp Một con lợn trong một ngày đêm có thể thải2,5 - 4kg phân ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nito và Phốtpho cao

- Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng,vật nuôi và con người Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn

là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinhthái nông nghiệp

- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong côngnghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mụcđích nâng cao sức khỏe cho con người

- Chăn nuôi lợn giúp cho chủ trang trại chăn nuôi có nguồn thu nhập

ổn định điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

8

1.1.1.2 Vị trí

Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở nước ta Sựhình thành sớm về chăn nuôi lợn và nghề lúa nước đã cho chúng ta khẳngđịnh nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợntrong các bữa ăn hàng ngày của con người là rất phổ biến Ngoài ra thịt lợncòn được coi là một trong những loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp chotất cả các đối tượng (người già, trẻ nhỏ, nam hay nữ) Nói cách khác là thịtlợn nhẹ mùi và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểmnổi bật của thịt lợn Phải chăng, thịt lợn là món ăn có thể năng cao sức khỏecho con người, điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡngchăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phầncác chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học

1.1.1.3 Yêu cầu của chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sảnphẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng

và quản lý đàn lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bìnhthường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản xuấtcon giống có chất lượng cao, có sức đề kháng tốt Muốn vậy, người chănnuôi nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn, phòng, trừ dịch bệnh và tiếp cận tốtvới thị trường

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn

- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên;

Gồm điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất đai, nguồn nước,hướng gió … ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của trang trại nuôi lợn

- Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật;

Trang 24

Gồm các nhân tố về trang thiết bị kỹ thuật sử dụng trong chăn nuôitrang trại lợn như kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch, tiêu độc, khử trùng (khửmùi), vệ sinh môi trường, điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió tại các chuồng nuôilợn….

- Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội;

Gồm các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nhưchính sách của nhà nước liên quan đến trang trại chăn nuôi lợn, công táctuyên truyền, tập huấn, phổ biến các phương pháp, biện pháp chăn nuôi lợn antoàn, hiệu quả…

1.1.3 Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là một khái niệm chỉ ngành nghề hay sản nghiệp, đối lậpvới công nghiệp, dịch vụ bao gồm những ngành lấy đất đai, mặt nước, đồng cỏlàm tư liệu sản xuất chủ yếu, là sản nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệpthứ hai (công nghiệp), sản nghiệp thứ ba (dịch vụ); là sản nghiệp đầu tiên cho

sự sinh tồn của cư dân, là sản nghiệp chính của nông dân (Nguyễn Đỗ AnhTuấn, 2012)

Nông nghiệp khác các ngành nghề khác: quá trình sản xuất của nó chịu

sự chi phối của tài nguyên thiên nhiên và có sự ngắt quãng theo dây chuyền,

là khâu sản xuất trung gian, các khâu trước và sau sản xuất không thuộc phạmtrù nông nghiệp

Từ những nghiên cứu nêu trên và căn cứ vào phân ngành kinh tế củaTổng cục Thống kê Việt Nam, có thể thấy, nông nghiệp là một trong ba lĩnhvực của nền kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), gồm nhiều ngànhhợp thành: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành thuỷ sản như sơ đồ1.1

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

10

Nền kinh tế

Trang 26

TrồQuả

nông nghiệp công nghiệp dịch vụ

Ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp Ngành thủy sản

Sơ đồ 1.1 Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (Năm 2001)

b) Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vậtlực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là mộtphạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế Nâng cao chấtlượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵntrong một hoạt động kinh tế, đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội,

do nhu cầu vật chất ngày càng cao

c) Khái niệm về yếu tố đầu vào, đầu ra

Trang 27

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự pháttriển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và mức

độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêukinh doanh Nó là thước đo trở nên ngày càng quan trọng của sự tăng trưởngkinh tế là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế củadoanh nghiệp trong từng thời kỳ

* Đối với các yếu tố đầu vào:

Các yếu tố đầu vào trong các hoạt động sản xuất của người dân baogồm tất cả các chi phí về tài chính, thời gian, công lao động… (chi phí giống,chi phí thức ăn, chi phí marketing…)

Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất

có thể lại rất khó xác định giá trị nào đào thải và chi phí sửa chữa nên việc tínhtoán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ tiêu hiệu quả có tính chấttương đối

Do sự biến đổi không ngừng của thị trường nên việc xác định chi phí cốđịnh là không chính xác mà chỉ có tính tương đối

Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa (thông tin, tuyên truyền, cơ sở

hạ tầng…) nên không thể tính toán một cách chính xác

* Đối với yếu tố đầu ra:

Yếu tố đầu ra của hoạt động sản xuất của người dân chính là kết quảcủa quá trình sản xuất đó là các sản phẩm nông nghiệp, những lợi ích từ hoạtđộng sản xuất kinh tế

Phần lớn những kết quả sản xuất ra là có thể lượng hóa được một cách

cụ thể nhưng vẫn có những yếu tố không thể lượng hóa được: Bảo vệ môitrường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm

Trang 28

cơ hội, cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọnphương hướng kinh doanh tối đa nhất, các mặt hàng sản suất có hiệu quả caohơn.

d) Phân loại hiệu quả kinh tế.

* Hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạtđộng kinh doanh của từng doanh nghiệp Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinhdoanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu Hiệuquả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

* Hiệu quả kinh tế xã hội:

Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tếmang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ởmức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: pháttriển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suấtlao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Trang 29

- Vốn lưu động: Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc

độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định củadoanh nghiệp được thể hiện qua sức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cốđịnh

+ Hiệu quả sử dụng lao động:

- Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm Năng suấtlao động bình quân đầu người của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần chú trọngđến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăngdẫn đến chi phí thấp về tiền lương

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn và tiêu thụ trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Chăn nuôi lợn ra đời rất sớm Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đãxuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắtđầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc Đến nay,chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia Ở nhiềunước chăn nuôi lợn có công nghệ cao và tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh,Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điểm, Đức, Ý, TrungQuốc, Singapo, Đài Loan

Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn phát triển theo hìnhthức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao

Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bổ không đồng đều ở các châu lục

Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở Châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châulục khác Trong đó, tỷ lê lợn được nuôi nhiều ở các nước chăn nuôi lợn tiên

Trang 30

Phi 3,2%, Châu Mỹ 8,6% Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợnđược sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡngHồi giáo) Nguyễn Đăng Vang, 2002

Trong sự tăng trưởng và phát triết đó, ngành chăn nuôi lợn đóng gópmột phần không nhỏ Sản lương thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng mặc dù

có sự biến động ở các châu lục, khu vực khác nhau đặc biệt là chịu ảnhhưởng, tác động cảu một số dịch bệnh như Lở mồm long móng, tai xanh, dịch

tả Châu Phi đối với gia súc, đại dịch cúm gia cầm H5N1 Tuy vậy trongnhững năm gần đây sản lượng thịt lợn sản xuất ra vẫn liên tục tăng lên

Thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoàngchất cho con người Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn

dễ hấp thụ hơn là từ rau quả Trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người ởcác nước công nghiệp rất cao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quândưới 10kg gây nên hiện tượng thiếu và suy dinh dưỡng Ước tính có hơn 2 tỷngười trên thế giới, chủ yếu là các nước chậm phát triển và nghèo bị thiếuvitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin A, iodine, sắt, kẽm, do đó họkhông được tiếp cận với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây

và rau quả (Nguyễn Đăng Vang, 2002)

Bảng 1.1 Năng suất, sản lượng lợn thịt thế giới

N ă

N ă

N ă N ă

Trang 31

11

11

12

(Nguồn: FAO World Food Outlook, 2018)

Theo bảng 1.1 ta thấy thịt lợn là một nhu cầu tất yếu được thị trườngtiêu thụ mạng và có hướng phát triển ngày càng được mở rộng về số lượng,nâng cao chất lượng Nhìn chung, sản xuất thịt lợn trên thế giới có xu hướng

tăng trong giai đoạn (1982 - 2018).

Bảng 1.2 cho thấy sản lượng thịt lợn sản xuất ra trên thế giới tập trungchủ yếu ở các nước phát triển, trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu về sảnlượng thịt lợn đạt 53.500 nghìn tấn tính đến T8/2018, đứng thứ 2 là EU đạt23.230 nghìn tấn, Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước có sản lượng thịt lợn

cao đạt 2.475 nghìn tấn.

Bảng 1.2 Năng suất, sản lượng lợn thịt từ năm 2012 - 2018

của một số nước trên thế giới

N ă m

T 8/

N ă

54

53

23

23

3

3

2

2

2

2

1.1

Trang 32

1.1

1

1

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2018) 1.2.1.2 Tình hình tiêu thụ lợn thịt trên thế giới

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thịt lợn của các nước có chiều hướngtăng Trong đó sản lượng thịt lợn xuất khẩu cao nhất là EU với sản lượng xuấtkhẩu đạt 2.600 nghìn tấn, sau đó đến Canada đạt 1.250 nghìn tấn, Braxin 670nghìn tấn Việt Nam đứng thứ 8 với sản lượng xuất khẩu đạt 40 nghìn tấn

Bảng 1.3 Tình hình xuất khẩu thịt lợn của một số nước những năm qua

N ă m

N ă m

2

2

1

1

55

62

67

27

23

23

16

17

20

11

12

15

37

36

40

40

4040

Trang 33

20

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2018)

Hầu hết các nước trên thế giới đều có nhập khẩu thịt lợn, tuy nhiênnhập khẩu thịt lợn cũng tập trung vào các nước chính: Nhật Bản, Trung Quốc,Mexico, Hàn Quốc, Hồng Kông, Liên Bang Nga Ngoài ra, Úc, Canada vàPhilippin cũng nhập khẩu trên 100 nghìn tấn thịt/năm Theo báo cáo của BộNông nghiệp Mỹ năm 2018 nhập khẩu thịt lợn của Nhật Bản lên đến con số1.320 nghìn tấn, Trung Quốc 1.300 nghìn tấn

Nhìn chung chăn nuôi lợn trên thế giới đang từng bước chuyển dịch từcác nước đã phát triển sang các nước phát triển Các nước đã phát triển xâydựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành chăn nuôi duy trì sự ổn định, nângcao quá trình thâm canh, các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh an toànthực phẩm Các nước đang phát triển ở Châu Á và châu Nam Mỹ được nhậnđịnh sẽ trở thành khu vực chăn nuôi chính và cũng đồng thời là khu vực tiêuthụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi Đó là cách tiếp cận để giảm thiểu rủi ro vềdịch bệnh ở động vật

1.2.2 Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn tại Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đời Theo một số tài liệu khảo cổhọc, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồ đá, cách đây khoảng 1vạn năm Từ khi, con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đãsăn bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều lợn rừng.Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thựccho những ngày không săn bắt và hái lượm được và họ đã giữ lại những

Trang 34

Thời kỳ Bắc thuộc và dưới cách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đờisống nhân dân ta rất khổ và ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nóiriêng hầu như không phát triển Vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVIII, khi traođổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn mới bắt đầu đượcphát triển Dân cư phía Bắc đã nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôitại các tỉnh miền Đông Bắc Bộ Tuy nhiên, trong thời kỳ này trình độ chănnuôi còn thấp Vào thời kỳ Pháp thuộc, khoảng năm 1925 Pháp bắt đầu đãnhập các giống lợn Châu Âu vào nước ta như Yorkshire, Berkshire và lai vớilợn nội địa của Việt Nam như Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ.

Trong những năm 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sảnthông qua sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em Từ đó nghềchăn nuôi lợn được phát triển quan các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ năm 1960 - 1969: Giai đoạn khởi xướng các quy trìnhchăn nuôi lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp

Giai đoạn từ năm 1970 - 1980: Giai đoạn hình thành các nông trườnglợn giống quốc doanh với mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tư và hỗtrợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô cũ, Hungari, TiệpKhắc và Cu Ba

Trong những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ trợ của nước ngoài 3giảm, cộng thêm đó là dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông trườnggiống lợn dần dần tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ phầnhóa hay tư nhân

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi kinh tế,chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và

Trang 35

nông nghiệp sản xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổchức Thương mại thế giới (WTO) Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn đượchình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thứcchăn nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triểnmạnh Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn có vốnđầu tư 100% của nước ngoài Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trungnày, trong những năm tới chăn nuôi lợn ở nước ta sẽ phát triển nhanh chóng,tuy nhiên chăn nuôi nông hộ vẫn chiêm tỷ lệ lớn 96,4% ở các khu vực nôngthôn (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005).

Hiện nay nhiều doanh nghiệp, công ty hay các Trung tâm giống lợn đã

có khả năng sản xuất các giống lợn tốt đáp ứng nhu cầu nuôi lợn cao nạc vàphát triển chăn nuôi lợn ở các hình thức khác nhau trong cả nước Trong đó,việc quản lý con giống cũng là một vấn đề nan giải và nhiều thách thức Vìhiện tượng các giống lợn kém chất lượng bán trên các thịt trường nông thônvẫn còn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việcgây dựng đàn lợn ban đầu

Chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Hồng,Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền trungchiếm tỷ lệ lần lượt là 25,50%; 24,76% và 19,46% năm 2018 Tuy nhiên từnăm 2016 đến 2017 Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hảiMiền trung có xu hướng giảm nhưng đến năm 2018 đã có chiều hướng tănglên Cụ thể, Đồng Bằng Sông Hồng 6.855,2 nghìn con (2016) đến năm 2017giảm xuống còn 6.759,5 nghìn con; đến năm 2018 tăng lên 6.824,8 nghìn contăng 65,3 nghìn con, tương ứng 1,01%

Trung du và Miền núi phía Bắc và Đông Nam Bộ năm 2017 giảm sovới năm 2016 tuy nhiên đến năm 2018 tăng mạnh đạt số lượng lần lượt là

Trang 36

Bảng 1.4 Số lượng lợn của cả nước và các vùng chính năm 2016 - 2018

N ă

c

SL(1

25,7

6.8

25,5

24,0

6.6

24,7

19,4

5.2

19,4

6,

1

6,

10,

2

10,

13,6

3.4

12,9

10

26

10

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam, năm 2018)

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thất rằng tốc độ phát triểnđàn lợn ở nước ta chưa cao, cho dù những tiến bộ về khoa học công nghệ,con giống, trang trai thiết bị trong quá trình chăn nuôi đã được cải thiện rõ rệt

Trang 37

Năng suất và chất lượng thịt lợn và sự hiểu biết về thị trường của những nhàchăn nuôi lợn của nước ta còn thấp, chính vì mà giá thành thịt lợn thấp và chiphí bỏ ra trong quá trình chăn nuôi cao.

Tình hình xuất khẩu thịt lợn của nước ta trong những năm gần đây cóbước tăng trưởng, năm 2016 sản lượng thịt xuất khẩu chỉ đạt mức 35.000 tấnnhưng sang tới năm 2017 sản lượng thịt lợn xuất khẩu đạt 38.500 tấn tăng 350tấn so với năm 2016 Năm 2018 sản lượng xuất khẩu là 40.000 tấn thịt lợntăng 150 tấn so với năm 2017

Bảng 1.5 Số liệu xuất khẩu lợn 2016 - 2018

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2018)

1.2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn và tiêu thụ tại Thái Nguyên

* Tình hình chăn nuôi lợn tại Thái nguyên

Chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên luôn được xem là một ngành quantrọng Vì thế mà sản lượng lợn tại tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm.Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.6 Sản lượng lợn thịt tỉnh Thái Nguyên 2016 - 2018

S

S L

7 T

X. 82 6.7 80. 6.102. 8.

H.

Đị 81 7.1 78. 5. 97. 8.4

Trang 38

7 7.

6.

0 H.

9 H.

9 9.

74 5.

71 6

(Nguồn: Thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên, 2018)

Qua bảng trên cho thấy số lượng lợn tại tỉnh Thái Nguyên trong năm

2017 Thái Nguyên có tổng số lợn là 680.381 con lợn nhiều hơn so với năm

2016 là 3.278 con Mà trong đó sản lượng của năm 2016 nhiều hơn năm 2017

là 1.143,94 tấn Điều đó lý giải cho việc tổng số lợn năm 2017 nhiều nhưng

do năng suất lợn kém nên dẫn đến sản lượng năm 2016 thấp hơn 2016 Trong

năm 2018 tổng số lợn và sản lượng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyêntăng nhanh so với năm 2017 là 64.891 con và sản lượng tăng 18.910,31 tấn

* Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phú Bình

Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng trang trại, các trang trại phát triểnmạnh ở các xã vùng núi có điều kiện thuận lợi về diện tích vườn đồi Tổng sốtrang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện các năm từ 2016 - 2018 như sau:

- Năm 2016, có tổng số 255 trang trại;

- Năm 2017, có tổng số 248 trang trại;

- Năm 2018, có tổng số 253 trang trại

- Đánh giá chung:

Trang 39

+ Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được thực hiệnhiệu quả các chỉ tiêu tiêm phòng.

+ Công tác giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật: hiện trênđịa bàn huyện có 01 cơ sở giết mổ tập trung thuộc công ty thực phẩm CầuMây; thực hiện phương án quản lý giết mổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,huyện đã xây dựng phương án và tổ chức thực hiện mô hình điểm tại các xãNhã Lộng, TT Hương Sơn, Bảo Lý, Xuân Phương và Úc Kỳ

+ Trong các năm 2016, 2017, 2018 người chăn nuôi lợn gặp rất nhiềukhó khăn, giá giảm sâu và khó tiêu thụ dẫn đến tình trạng thua lỗ, thiếu vốnđầu tư sản xuất, quy mô giảm Khó khăn mà số đông người chăn nuôi lợn trênđịa bàn Huyện Phú Bình gặp phải là giá cả luôn bất ổn, trình độ hiểu biết về

kỹ thuật chăn nuôi đối với chủ trang trại và chủ hộ kiêm còn hạn chế Ngoài

ra, những khó khăn về yếu tố nguồn vốn, giống lợn và dịch bệnh là các yếu tố

mà người chăn nuôi cũng thường xuyên gặp phải trong quá trình chăn nuôi

+ Quy mô chăn nuôi lợn ở huyện Phú Bình chưa đồng đều, kinh doanhmang tính chất kinh tế hộ chăn nuôi nhiều hơn là kinh tế trang trại: vốn đầu tưcòn ít, trình độ của người chăn nuôi lợn còn hạn chế, số lượng lao động vàtrình độ của người lao động còn thấp

+ Tính liên kết giữa người chăn nuôi với cơ sở chế biến, người chănnuôi với nhau còn lỏng lẻo Chăn nuôi theo hướng tự phát và theo phong tràođang còn tồn tại khá phổ biến tại các trang trại chăn nuôi tại huyện Phú Bình

+ Trình độ của các chủ trang trại (người chăn nuôi) còn hạn chế nênchưa áp dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, dịch bệnh vàosản xuất chất lượng, giá trị các sản phẩm chăn nuôi còn chưa cao, làm ảnhhưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh

Trang 40

+ Cần nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoahọc kỹ thuật của chủ trang trại, gia đình cá nhân, cụ thể như thường xuyên tổchức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tếtrang trại cho các chủ trang trại; Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật vàcông nghệ mới cho các chủ trang trại, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụngcác khoa học kỹ thuật.

+ Tăng cường các giải pháp để giải quyết vấn đề tiêu thụ cho các trangtrại lợn, cụ thể như tổ chức dự báo thị trường, mở rộng hình thức thông tinkinh tế, thông tin qua hệ thống truyền nhanh của xã;

+ Khuyến khích thành lập hợp tác xã, tạo sự liên kết giữa các chủ trangtrại với nhau, tổ hơp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm; Mở rộng và pháttriển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản

Ngày đăng: 04/02/2020, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w