Teriparatid (BD: Forteo)

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc phòng và điều trị bệnh loãng xương (Trang 56)

A. Các thuốc tán dược

2.7. Teriparatid (BD: Forteo)

Công thức cấu tạo:

Là một polypeptid tổng hợp gồm 34 acid amin đầu tiên của hormon tuyến cận giáp người.

Teriparatid được FDA chấp nhận vào ngày 26 tháng 11 năm 2002 để điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh, những người có nguy cơ cao bị gãy xương. Thuốc này còn được chấp nhận dùng để làm tăng khối lượng xương ở đàn ông bị loãng xương nguyên phát hoặc do thiểu năng tuyến sinh dục, những người cũng có nguy cơ cao bị gãy xương. Teriparatid có tác dụng kích thích tạo xương mới và làm giảm tốc độ mất xương.

Khi kết hợp điều trị bằng teriparatid với việc bổ sung calci và vitamin D, tỷ trọng vô cơ hóa xương tăng đáng kể ở xương sống và cổ xương đùi. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, teriparatid có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương sống và các loại xương khác. Tác dụng này đối với đàn ông chưa được nghiên cứu.

Chỉ định điều trự.

- Dùng điều trị cho những trường hợp bị loãng xương nặng, tức là những người có nguy cơ gãy xương cao (cả đàn ông và đàn bà).

Liều lượng'.

Tiêm ở đùi hoặc bụng, ngày một lần 20 |ig.

Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ là nhẹ như buồn nôn, nôn, chuột rút chân, đau đầu, chóng mặt.

Thận trọng:

- Không dùng kết hợp với các biphosphonat vì khi kết hợp, tác dụng của cả hai thuốc đều bị giảm.

- Do là thuốc tương đối mới, tác dụng lâu dài của thuốc chưa được biết, vì vậy, không được dùng thuốc này quá 2 năm; không dùng thuốc này cho những người tăng calci máu, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; những người được chẩn đoán là ung thư xương hoặc ung thư khác nhưng đang di căn sang xương vì khi thử nghiệm teriparatid trên chuột thấy rằng, một số con phát triển một dạng ung thư xương gọi là osteosarcoma.

2.8. CÁC THUỐC ĐIỂU TRỊ KHÁC [15], [25] 2.7.1. Natri fluorid

Natri fluorid làm tăng sự phát triển và hoạt động của các tế bào tạo cốt bào và thuộc loại thuốc tạo xương không phải hormon.

Do việc điều trị bằng NaF tăng sinh xương, nên vấn đề quan trọng là phải phối hợp với chất bổ sung calci ( 1 0 0 0 mg/ngày).

NaF còn có tác dụng chống tiêu xương mạnh khi nó được hấp thụ vào chất nền của xương (matrix).

Trong điều trị loãng xương, cửa sổ điều trị của NaF tương đối hẹp do liều dưới 45 mg/ngày là liều dưới điều trị và liều trên 75 mg/ngày gây tổn thương sự vô cơ hoá xương. Ngoài ra, những xương được tạo ra do sự có mặt của NaF cũng không được vô cơ hoá tốt và khoẻ mạnh như các mô xương bình thường.

Thật ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, những bệnh nhân dùng NaF làm xương dòn hơn, mặc dù khối lượng xương có tăng và kết qủa gây tăng sự gãy các xương không phải là xương sống khi so sánh với nhóm không dùng thuốc. Kết quả, chất này chưa được chấp nhận dùng trong điều trị bệnh loãng xương.

Một số nghiên cứu đã tiến hành bằng cách, cho dùng liên tục và theo chu kỳ NaF trong điều trị loãng xương. Việc dùng liều ngắt quãng (25 mg, ngày 2 lần, dùng trong 1 2 tháng và sau đó chỉ dùng chất bổ sung calci trong 2 tháng) dưới dạng bào chế NaF giải phóng chậm (SR-NaF, Neosten) với 400 mg calci citrat cho thấy có tác dụng tốt lên khối lượng xương (5%/năm đối với xương sống và 2%/năm đối với xương đùi) cũng như làm giảm được số trường hợp gãy xương sống.

2.7.2. Các thuốc lợi tiểu thiazid

Chúng có tác dụng làm giảm sự đào thải calci qua nước tiểu cũng có tác dụng làm giảm sự mất xương.

Nồng độ các thuốc ức chế bơm proton như omeprazol tăng cũng thể hiện ức chế sự hoà tan xương thông qua việc ức chế H+/K+ATPase, một loại bơm nằm ở bề mặt của tế bào tiêu xương.

2.7.3. Các hormon khác

Các androgen như patch stanozolon, nandrolon, methandrostenolon và testosteron đều có tác dụng làm tăng khối lượng xương lên 5 - 10% và rất phù hợp với đàn ông thiếu testosteron.

Khi dùng PTH với liều thấp, khối lượng xương xốp tăng tới 50% nhưng không có làm tăng khối lượng xương vỏ.

Khi dùng PTH liều cao, nó tương quan với tình trạng bị hoà xương.

Việc điều trị PTH và calcitonin theo chu kỳ làm tăng sự tạo xương, điều này cho thấy có tác dụng làm tốt mật độ vô cơ hoá xương ở xương sống mà không có tác dụng phụ lên xương vỏ.

B. ĐÔNG DƯỢC

Nguồn Đông dược của nước ta khá phong phú và đa dạng, đi sâu vào nghiên cứu về các vị thuốc và bài thuốc phòng và điều trị loãng xương thì rất thú vị. Nhưng trong khuôn khổ luận văn này, chỉ đề cập tới một số vị thuốc và bài thuốc điển hình có tác dụng phòng chống loãng xương.

Ta biết, trong y văn của y học cổ truyền không có cụm từ “loãng xương” mà chỉ đề cập tói gãy xương, mềm xương, đau tê nhức mỏi... do tổn thương của tỳ, can, thận...

Dựa trên kinh nghiệm điều trị từ nghiên cứu lâm sàng và từ kinh nghiệm dân gian, một số vị thuốc và bài thuốc đã được ứng dụng để điều trị về bệnh xương khớp cho các đối tượng có nguy cơ các bệnh về xương như: Người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh, người bị gãy xương sau khi bó bột, trẻ em còi xương chậm lớn.

Môt sỏ vi thuốc có tác dung phòng và điều tri loãng xương T91. n i l 1. Cốt toái bổ

- Cốt toái bổ là thân rễ của cây cốt toái bổ (Drinaria fortunei Polypodiaceae) - Theo YHCT: Cốt toái bổ có công năng bổ thận, bổ gân cốt, cầm máu, sát khuẩn.

2. Ngưu tất

- Ngưu tất là rễ phơi hay sấy khô của cây ngưu tất (Achiranthes bidentata Blume Amaranthaceae).

- Theo YHCT: Ngưu tất dùng sống có tác dụng thông huyết mạch, làm tan máu ứ, giải nhiệt tiêu ung thũng; khi chế với rượu, ngưu tất có tác dụng bổ gan, thận, khoẻ gân cốt.

3. Ô tặc cốt

- Ô tặc cốt là mai cá mực (Sepia esculenta Sepiadae)

- Theo YHCT: Ô tặc cốt có công năng chỉ huyết, chống viêm, bổ thận, lên da non và làm vết thương chống lành.

- Theo nghiên cứu: Hàm lượng calci trong ô tặc cốt tính theo oxid calci là 45,72% (theo Trần Văn Hiền, Ngô Văn Thông).

4. Cao ban long

- Theo YHCT: Công năng là bổ huyết, bổ phế, cố thận, an thai.

- Ngoài cao ban long ra, cao chế từ xương các động vật cũng có những mặt tác dụng tương tự. Ví dụ, cao hổ cốt, cao gấu, ngoài tác dụng bổ máu, cầm máu còn có tác dụng mạnh gân cốt, chữa các chứng đau xương, đau khớp.

5. Các vị thuốc khác

Ba kích, cẩu tích, đỗ trọng, tục đoạn, tắc kè, cốt toái bổ, lộc nhung, thỏ ty tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc, hải m ã...

Theo nguồn tin: ThS Hoàng Khánh Toàn (Sức khoẻ & Đời Sống)

Một trong những nguyên tắc chữa gãy xương của Đông y là phải tuân thủ quan điểm chỉnh thể và điều trị có tính tổng hợp. Ngoài việc tiến hành các thủ thuật kéo nắn, cố định, tập luyện, châm cứu... người bệnh còn phải dùng thuốc tích cực và hợp lí, vận dụng các món ăn bài thuốc để hỗ trợ điều trị:

- Nhân sâm 250g, Hoàng kỳ 250g, đương quy lOOg, xuyên khung lOOg. Tất cả sắc kỹ 2 lần, chắt lấy nước cốt, tiếp tục cho thêm bột nhung hươu 50g, bột vỏ trứng gà 50g, đại táo 250g (bỏ hạt thái vụn), đường phèn 300g. Tất cả cô thành cao rồi đựng trong bình sứ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Dùng tốt cho người bị gãy xương ở giai đoạn muộn để thúc đẩy quá trình liền xương, giúp mạnh gân cốt.

- Hoàng kỳ 30g sắc kỹ lấy nước, nấu với lOOg gạo nếp cẩm và 50g đại táo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người gãy xương có thể chất suy nhược, ăn kém, xương chậm liền.

- Bổ cốt toái 15g, tục đoạn 15g, kỷ tử 6g, đỗ trọng lOg, bỗng rượu 500ml. Tất cả đem ngâm trong nửa tháng, uống ngày 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 20ml. Có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, xương chậm liền.

4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN v à đ ặ c đ iể m d ịc h t ễ c ủ a b ệ n h l ý

Theo tổ chức y tế thế giói (WHO), đến năm 2050, châu Á - trong đó có Việt Nam có thể sẽ chiếm đến 50% tỷ lệ người bị gãy xương do loãng xương trên thế giới.

Thời gian gần đây, số người mắc các chứng bệnh liên quan đến loãng xương như xẹp lún đốt sống, đau đốt sống... vào Khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai) ngày càng nhiều, loãng xương đang được coi là dịch bệnh âm thầm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều ngưòi. ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ, 5 nam giói từ 50 tuổi trở lên có 1 người bị loãng xương. Vì vậy, để biết được thực trạng tình hình, ngày 5 - 3 - 0 6 chương trình “Kỷ lục đo mật độ xương” cho hơn 4000 phụ nữ được Anlene tổ chức tại nhà Thi đấu Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Báo Hà Nội mới)

Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, cách đây gần 1 thập kỷ, người Việt Nam không biết nhiều về loãng xương, nhưng giờ đây, loãng xương đang là một căn bệnh khá phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau và nguy cơ của nó cần được nhận thức ngay từ khi còn trẻ. Vì nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 1 0% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.

4.2. VỂ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ c ơ CHẾ BỆNH

Loãng xương là tình trạng mật độ calci và khoáng chất trong xương suy giảm mạnh (Tscore < -2,5).

Nếu mắc bệnh viêm khớp mãn tính tăng dần hoặc các loại viêm khớp khác, sẽ gặp nguy cơ loãng xương rất cao. Loãng xương tạo ra khi tiến trình tạo xương tự nhiên bị mất thăng bằng. Khi đó, mật độ xương được tạo ra chậm hơn so với mật độ xương bị mất đi, gây ra tình trạng giòn, dễ gãy ở xương. Phụ nữ có nguy cơ loãng xương hơn nam giới.

4.3. VỂ CÁC XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN ĐÁNH GIÁ

Loãng xương không khó phát hiện nếu bệnh nhân, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao (người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh... ), chịu làm xét nghiệm đo mật độ xương.

4.4. VỂ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG ĐIỂU TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI

4.4.1. Những thách thức

Bệnh loãng xương vẫn là một trong những thách thức của Thê giới. Ớ Việt Nam, cách phòng và điều trị bệnh còn rất hời hợt và chưa được đầu tư nhiều, lý do:

+ Thực trạng thiếu hiểu biết về loãng xương hiện nay có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến những gánh nặng y tế, xã hội nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời.

+ Còn có quan điểm không đúng cho rằng đây là căn bệnh người già.

+ Ngoài các thực phẩm như tôm, cua, cá là những thực phẩm giàu calci, khi chế biến tốt nhất là kho nhừ ăn cả xương, đó là nguồn calci hữu cơ tốt nhất cơ thể hấp thụ và sử dụng được. Mặc dù vậy, sữa và các chế phẩm từ sữa vẫn là loại thực phẩm có calci cao và dễ hấp thu hơn so với các loại thực phẩm khác. Thế nhưng, theo khảo sát của TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ - Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai - thì trong 100 phụ nữ trẻ ở Hà Nội chỉ 48% có thói quen uống sữa.

+ Người bệnh còn khó tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội.

+ Các cơ sở y tế thiếu các phương tiện chẩn đoán và theo dõi điều trị. + Đội ngũ cán bộ điều trị còn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm.

+ Chi phí cho điều trị loãng xương rất lớn vượt quá khả năng chi trả của phần lớn bệnh nhân. Vì vậy, việc phòng bệnh, sẽ kinh tế hơn chữa bệnh rất nhiều. Đây là giải pháp tốt nhất cho mọi quốc gia, đặc biệt các nước nghèo như nước ta.

4.4.2. Những định hướng trong tương lai

ở Khoa Lão khoa (BV Bạch Mai): Bệnh nhân bị bệnh loãng xương được điều trị theo một số phác đồ điều trị như sau:

1. Liệu pháp hormon thay thế

- Livial, Evista (Raloxifen), Premarin - Adriol: với loãng xương nam giới.

2. Calcitonin: Miacalci, calcitar.

3. Thuốc tăng đồng hoá: Durabolin hoặc Deca - Durabolin

4. Tiền vitamin D: Rocaỉtrol.

Didrolnel (Etidronate)

Foxamax, Denfos (Risedronate) Aredia (Biphophonate)

6. Vitamin K2: Glakay

ứng dụng San hô VN làm vật liệu sinh học trong y học - Nghiên cứu của TS - BS Trần Công Toại (Ngân hàng Mô TP. HCM) và GS.TS Trương Đình Kiệt (ĐH Y dược TP. HCM) với kết quả ghép cho gần 200 bệnh nhân thuộc chuyên khoa mắt, cột sống, răng - hàm - mặt, đã mở ra triển vọng mới cho người bệnh.

Nghiên cứu chế tạo san hô VN làm vật liệu ghép thay xương là nghiên cứu đầu tiên ở VN nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung trong lĩnh vực này.

Đề tài được bắt đầu từ khoảng 1994 với sự cộng tác của Viện Hải Dương học Nha Trang và một số cơ quan khoa học khác.

Một phần kết quả nghiên cứu đã được công bố trong nước và quốc tế từ những năm 1997 -1 9 9 8 .

Năm 2003 bắt đầu dùng San hô, trong những bệnh lý gây chèn ép tuỷ do hẹp ống sống (do thoái hoá xương hoặc đĩa mềm, chèn ép vào lòng tuỷ); phương pháp điều trị là mở rộng ống sống, dùng san hô làm vật liệu ghép để làm rộng ống sống. BV chấn thương chỉnh hình TP. HCM đã áp dụng cho 10 trường hợp, khoa ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy thực hiện cho trên 30 ca.

Vật liệu san hô để chữa những bệnh lý cột sống sẽ được tiếp tục triển khai như: Tái tạo bảng sống, tạo hình thân sống hoặc đĩa đệm.

Trong tương lai sẽ chế tạo ximăng sinh học từ san hô để điều trị một số bệnh lý chấn thương chỉnh hình như bơm vào những hốc xương bị thiếu hụt do loãng xương, kèm theo tạo hình tại chỗ cho những xương tổn thương mà không cần phẫu thuật mở rộng.

Ximăng dùng trong y học hiện khoảng 500 USD/5cc, có đặc điểm tồn tại vĩnh viễn nhưng về lâu dài có thể bị khuyết xương. Trong khi ximăng sinh học sẽ được thay thế dần để đến một thời điểm nào đó nó trở thành của chính cơ thể người đó. Không như những vật liệu nhân tạo khác, đặc tính độc đáo của san hô Porites lutea là sau ghép một thời gian được cơ thể tiếp nhận, đồng hoá (san hô được xương mọc vào, thay thế) gần giống như xương bình thường.

Keo phân tử giúp ngừa gãy xương. Một loại “keo” tự nhiên ở xương người được cho là có thể giúp xương chống bị gãy. Phát hiện đáng chú ý này có thể dẫn tới các phương pháp mói cho tình trạng gãy xương, thậm chí là cho việc ngăn ngừa gãy xương.

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH California (Mỹ), loại keo này bao gồm khả năng đàn hồi: Nó duỗi thẳng ra khi xương bị ép, giúp xương chịu đựng được va chạm. Khi lực ép được giải toả, chúng cuộn lại với cấu trúc ban đầu của chúng. Các nhà khoa học đã mất nhiều năm theo dõi và phát hiện vị trí của loại keo này ở xương và cơ chế hoạt động của nó.

Gãy xương gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho người cao tuổi, đặc biệt với những người mắc bệnh loãng xương. Gãy xương cũng là một trong các yếu tố dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Người ta thường đo lượng khoáng chất trong xương cao nhất khi con người ở độ tuổi 30 và sau đó giảm dần trong quãng đường còn lại. Khi một người bắt đầu già đi, có thể xảy ra tình trạng mất xương nghiêm trọng. Tuy nhiên, chất lương xương cũng sẽ giảm theo tuổi, làm suy yếu khả năng chống gãy xương.

5.1. KẾT LUẬN

Xuất phát từ mục tiêu của khoá luận, qua một thời gian nghiên cứu khoá luận

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc phòng và điều trị bệnh loãng xương (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)