Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

93 609 1
Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI KHOA LUậT LƯƠNG THị THU HƯƠNG PHáP LUậT Về MUA BáN, SáP NHậP CÔNG TY TRáCH NHIệM HữU HạN Và THựC TIễN áP DụNG TạI VIệT NAM LUậN VĂN THạC Sĩ LUậT HọC Hà Nội 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢƠNG THỊ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : LUẬT KINH TẾ Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NHƢ PHÁT Hà Nội – 2010 BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn M & A Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp NĐ Nghị định PwC Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers TT Thông tư MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………… 1 Chƣơng 1 Những vấn đề chung về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn………………………………… 5 1.1 1.2 Lịch sử M&A…………………………………………. Tổng quan về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn……………………………………………… 5 7 1.3. Thực trạng và xu hướng mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam…………………… 32 Kết luận chương 1……………………………………. 45 Chƣơng 2 Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn: Thực trạng và hƣớng hoàn thiện 47 2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn 47 2.1.1 Mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005…………………………… 47 2.1.2 Mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo quy định của Luật Đầu tư 2005 và pháp luật liên quan…………… 57 2.1.3 Mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004………………………………… 65 2.2 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt Nam………………………… 71 2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt Nam…. 71 2.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt Nam 77 Kết luận chương2 …………………… 83 KẾT LUẬN………………………………………… 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………… 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Kinh tế Việt Nam sau một thời gian dài được điều chỉnh bởi các quyết định hành chính đã có dấu hiệu “sống lại” vào những năm 1986 khi Đảng và nhà nước ta quyết định thay đổi tư duy phát triển kinh tế. Theo đó, mọi hoạt động kinh doanh, thương mại được tồn tại, hoạt động theo đúng quy luật của nó – quy luật kinh tế thị trường. Chính từ “cuộc cách mạng tư duy” này là cơ hội cho những hình thức kinh doanh mới thâm nhập vào Việt Nam trong đó có hoạt động kinh tế mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ( M&A). Trên thế giới, hoạt động M&A có lịch sử cách đây hơn trăm năm, nó là một hình thức kinh doanh được các doanh nhân sử dụng nhằm làm tăng giá trị doanh nghiệp, thâu tóm một công ty, mở rộng thị phần hay sức ảnh hưởng của doanh nghiệp ở những phân khúc thị trường mới hoặc chỉ đơn giản để giảm chi phí về tài chính và thời gian khi muốn sở hữu một doanh nghiệp mới… còn tại VN như đã nói ở trên, đây là hoạt động kinh doanh hoàn toàn mới mẻ đối với giới doanh nhân Việt. M&A chỉ được biết đến khi Luật Doanh Nghiêp 1999 ra đời và thực sự trở nên sôi động, thu hút giới kinh doanh khi VN ra nhập WTO và được quy định trong Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005 và Luật Chứng khoán 2006. Mặc dù vậy, hoạt động M&A trong thời gian qua diễn ra tại Việt Nam còn mang tính tự phát, các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh này dù đã được thể hiện trong một số văn bản pháp luật như đã nói ở trên nhưng vẫn chưa cụ thể và rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các bên khi tham gia tiến hành hoạt 2 động M&A . Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty TNHH và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình, với mong muốn khi tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc các hình thức và trình tự pháp lý được quy định tại Luật Cạnh Tranh 2004, Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005 đối với hoạt động M&A của công ty TNHH để từ đó rút ra được những ưu và nhược điểm của các quy định pháp luật hiện hành, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mua bán và sáp nhập Công ty TNHH không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới đối với giới doanh nhân Việt mà ngay cả đối với các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý đây cũng là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm bởi tính hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có một công trình nghiên cứu nào viết về đề tài này mà mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra mua bán, sáp nhập công ty là gì và nhấn mạnh về khía cạnh kinh tế hay quản trị kinh doanh như chiến lược mua bán, các kỹ năng chuẩn bị, đàm phán và ký kết hợp đồng mua công ty, các cách định giá công ty Ngoài ra cũng đã có một số luận văn viết về mua bán, sáp nhập ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty cổ phần chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới hoạt động mua bán, sáp nhập công ty TNHH dưới khía cạnh pháp lý. Mặc dù việc nghiên cứu sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết trong hoạt động thực tiễn cũng như nghiên cứu luật học hiện nay. Việc tác giả lựa chọn đề tài “Pháp Luật về Mua bán và sáp nhập Công Ty TNHH và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” mang một ý nghĩa thiết thực, 3 trên cơ sở nghiên cứu đề tài tìm ra những vấn đề pháp lý cần bổ sung, cần hoàn thiện từ đó đưa ra những kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về M&A doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng, tạo điều kiện hướng các hoạt động M&A doanh nghiệp hoat động trong một hành lang pháp lý đầy đủ và cụ thể hơn. 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Luận văn đề ra những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau: - Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động M&A công ty TNHH từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng M&A công ty TNHH tại Việt Nam, trong đó đưa ra được khái niệm cơ bản về mua bán, sáp nhập công ty TNHH, cũng như việc phân loại giữa hai hình thức kinh doanh này với nhau. - Thứ hai, Nghiên cứu hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH nói riêng dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 và Luật canh tranh 2004, phân tích và làm rõ quy định của từng lĩnh vực pháp luật này đối với hoạt động M&A Công ty TNHH. - Thứ ba, từ những kết quả rút ra được khi nghiên cứu và phân tích thực trạng về sự điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật hiện hành đối với hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH nói riêng tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quan trọng này. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, Luận văn đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 4 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích, tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đi trước. Phƣơng pháp so sánh: Nghiên cứu, phân tích, so sánh có đánh giá, tổng kết pháp luật của các nước có nét văn hóa, quản trị nhà nước gần gũi với Việt Nam. Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn – xã hội học kiểm chứng: Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật và thực phát triển của thị trường M&A trên cở sở phân tích nhu cầu, nguyện vọng của các chủ thể tham gia thị trường, các điều kiện kinh tế, xã hội của thị trường và phân tích một số vụ việc cụ thể để đưa ra kết luận, đánh giá. 5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp bậc sau đại học, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán và sáp nhập các công ty TNHH, nhất là các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và Luật Cạnh tranh 2004. 6. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm ngoài phân mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo là 2 chương nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn: Thực trạng và hướng hoàn thiện 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1.1. LỊCH SỬ M&A Tính từ đầu thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sáu làn sóng sáp nhập và mua lại. Làn sóng đầu tiên: xuất phát điểm từ năm 1897 – 1904, xuất hiện sau cuộc đại suy thoái ở Hoa Kỳ năm 1893 vừa chấm dứt. Thời điểm xuất hiện nhiều thương vụ M&A nhất đó là vào những năm 1898 tới năm 1902 và kết quả đã tạo ra sự độc quyền trong các ngành xe lửa, dầu lửa, hóa học… Tuy nhiên vào cuối giai đoạn này có một lượng lớn các vụ sáp nhập không thành công, không gia tăng được hiệu quả khi sáp nhập đồng thời do nền kinh tế bị suy thoái (1903) và thị trường chứng khoán sụp đổ (năm 1904), cùng vào thời điểm này Hoa Kỳ đưa ra luật Sherman sử dụng để chống lại các công ty sáp nhập với mục đích độc quyền đã đặt dấu chấm hết cho gian đoạn này. Làn sóng thứ hai: Xuất hiện vào những năm 1916 tới cuộc đại suy thoái 1929. Ở giai đoạn này các cuộc sáp nhập và mua lại diễn ra chủ yếu ở các lĩnh vực thực phẩm, mỏ, ngân hàng và ô tô và còn được mang tên là giai đoạn sáp nhập với mục đích độc quyền nhóm bán. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật và đặc biệt nền kinh tế phát triển mạnh nhờ vào hiệu quả quảng cáo của hệ thống radio. Làn sóng thứ hai kết thúc khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. Làn sóng thứ ba: Xảy ra từ năm 1965 tới 1969 còn được gọi dưới cái tên “làn sóng sáp nhập kết hợp, lý do cho các cuộc “kết hợp” này là các 6 quy định chống độc quyền được phát triển hơn khiến các công ty muốn phát triển theo con đường M&A phải tìm cách hợp tác với các công ty không cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh với mình. Làn sóng thứ tƣ: Xuất hiện từ năm 1981 tới năm 1989. Đặc điểm của các giao dịch trong giai đoạn này đó chính là sự kết hợp không thân thiện của các bên tham gia và nới lỏng Luật chống độc quyền đặc biệt là ở Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Ronal Reagan. Làn sóng thứ năm: Xuất hiện vào năm 1994 đến năm 2000, là sự xuất hiện của các ngành công nghiệp và toàn cầu hóa. Trong giai đoạn này các công ty nhấn mạnh vào lợi ích lâu dài hơn là lợi nhuận trước mắt, họ không còn sử dụng nợ quá nhiều để mua lại công ty, và quan tâm nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên các thương vụ M&A trong giai đoạn này không mang lại giá trị tăng thêm như các bên tham gia mong đợi. Năm 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á và suy thoái của thị trường chứng khoán đã chấm dứt giai đoạn này. Làn sóng thứ sáu: Xuất hiện bắt đầu từ năm 2003 cho đế thời gian hiện tại, quy mô mang tính toàn cầu và các bên tham gia quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề hòa nhập hậu sáp nhập, bên cạnh đó hoạt động M&A trong giai đoạn này có sự xuất hiện nhiều hơn của các nhà đầu tư tài chính và các thương vụ đạt tỷ lệ thành công cao hơn so với các giai đoạn trước đó[12]. Như vậy, với lịch sử ra đời cách đây hơn một trăm năm, hình thức kinh doanh M&A đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và ở mỗi một thời điểm nó lại có những đặc điểm riêng biệt. Tại Việt Nam, M&A chỉ xuất hiện khi nhà nước quyết định thay đổi cách thức phát triển kinh tế, từ một nền kinh tế được quản lý và điều hành bởi các mệnh lệnh và quyết định hành chính dần chuyển sang nền kinh tế [...]... công ty bị sáp nhập 2: Thủ tục sáp nhập được quy định như sau: a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung 12 chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện... sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập 8 - Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất) Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa... định tại Điều 153 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 Theo đó một giao dịch sáp nhập công ty TNHH được quy định như sau: 1: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty. .. phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến... của Luật Doanh nghiệp) và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước (theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước) - Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công. .. hai công ty có liên quan Kết quả của việc sáp nhập là cho ra đời một công ty, khác biệt với hai công ty trước khi hợp nhất Công ty mới này có thể sử dụng một tên hoàn toàn khác so với các công ty được sáp nhập trước đó hoặc sử dụng một tên mới kết hợp tên của các công ty được sáp nhập Tuy nhiên trên thực tế, người ta thường tìm cách khai thác thương hiệu của các công ty bị sáp nhập Sáp nhập công ty. .. hình thức sáp nhập là: - Sáp nhập qua hình thức mua lại: Loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác - Sáp nhập hợp nhất: Cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới và một thương hiệu mới được hình thành Ngoài ra có thể còn nhiều tiêu chí phân loại khác, ví dụ căn cứ vào quốc tịch của nhà đầu tư có thể có mua bán, sáp nhập công ty trong nước và những vụ mua bán, sáp nhập có... chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua; c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập 3 Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập. .. diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác c) Động cơ của các bên liên quan trong mua bán, sáp nhập công ty TNHH... ngoài Nếu công ty mục tiêu là một công ty TNHH thuộc sở hữu của Nhà nước, các vụ mua bán, sáp nhập có thể còn liên quan đến chính sách mua bán, sáp nhập, tổ chức lại khu vực kinh tế quốc doanh 17 đ) Phân biệt mua bán và sáp nhập công ty TNHH Mặc dù trong các khoa học kinh tế hoặc quản trị kinh doanh, M&A hay mua bán, sáp nhập thường được đề cập cùng với nhau thành một thuật ngữ "mua lại, sáp nhập , . Những vấn đề chung về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn: Thực trạng và hướng hoàn thiện. mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn: Thực trạng và hƣớng hoàn thiện 47 2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn 47. quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.1. LỊCH SỬ M&A

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan