- Cũng trong tháng này, Total SA (Total) của Pháp mua lại bộ phận dầu nhờn và các sản phẩm chuyên dụng tại Việt Nam
2.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY TNHH Ở VIỆT NAM
Dưới góc độ chính sách phát triển kinh tế, Việt Nam đã đề ra một
ký kinh doanh. Trong số khoảng 360.000 doanh nghiệp đã được đăng ký hiện nay, đại đa số là những công ty TNHH có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy loại hình công ty TNHH có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta kể cả trong hiện tại và tương lai những năm tới. Trong xu hướng các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang diễn ra ngày càng phổ biến, thời điểm cho các hoạt động mua bán, sáp nhập các công ty TNHH đã thuận tiện hơn. Các hoạt động này hiện nay phù hợp với chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, cơ sở pháp lý và chỉ đạo của Chính phủ trong giai đoạn khuyến khích nền kinh tế thị trường phát triển. Đồng thời việc liên kết, sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu của các công ty TNHH Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính và sức ép cạnh tranh đến từ bên ngoài.
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về các văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Cần tiến hành đồng thời cả ba mặt: Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng: Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch và chính sách trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của thị trường. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội phát triển...Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường cơ bản theo hướng cạnh tranh thuận lợi...Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh... Chúng ta chủ trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh cao, chủ lực là một số tập đoàn và công ty lớn dựa trên hình thức cổ phần... đồng thời thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài”.
Thời gian qua, mặc dù khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động M&A đã được cải thiện rất đáng kể, Luật Cạnh Tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006, Luật Đầu tư 2005 đều có những điều khoản quy định về hoạt động M&A nhưng các quy định này vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2005 là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A. Các quy định của đạo luật này về mua bán phần vốn góp trong các công ty TNHH cũng cần được hoàn thiện để việc mua bán diễn ra thuận tiện hơn.
Như một xu hướng tất yếu, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động M&A sẽ ngày càng sôi động hơn. Tuy nhiên, theo bảng số liệu tổng quan về M&A của khu vực châu Á -Thái Bình Dương năm 2006 [21], thì hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam còn đang ở mức phát triển rất thấp. Cũng cần phải nói thêm rằng, Asia-Pacific Bulletin thống kê số liệu dựa trên các thông tin từ các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, hoạt động M&A tuy đã diễn ra ở Việt Nam, song đôi khi chưa được tập trung thống kê và theo dõi bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Dưới góc độ của pháp luật doanh nghiệp, liên quan đến mua bán,
sáp nhập công ty TNHH, các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 mới mang tính định nghĩa sơ lược và chưa có được những quy trình cụ thể để thực hiện tiến trình này. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công trong các giao dịch M&A của các doanh nghiệp không cao, trong khi các hình thức sáp nhập để thành lập các tổng công ty lớn của Nhà nước diễn ra khá rầm rộ trong thời gian qua lại chưa có được
sự phân tích công khai về góc độ tập trung kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn những đường đi khác, như là trở thành đối tác chiến lược - một hình thức sáp nhập theo chiều chéo, thay vì chính thức bắt tay vào quy trình để thực hiện M&A. Những khó khăn về pháp lý này cần được tháo gỡ; các quy định điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty, trong đó có công ty TNHH cần ngày càng được hoàn thiện cụ thể hơn.
Dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh, mục tiêu kiểm soát tập trung
kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 cũng gặp phải một số khó khăn, ví dụ không có thông tin chính xác, đầy đủ làm cho Cục Quản lý cạnh tranh rất khó được thực hiện tốt chức năng giám sát tập trung kinh tế của mình. Mặc dù theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, khi ngưỡng giới hạn về thị phần kết hợp đạt từ 30 tới 50% trên thị trường liên quan thì các doanh nghiệp có mong muốn sáp nhập hoặc liên kết phải thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, việc xác định về giới hạn này cũng rất khó, nhất là khi các doanh nghiệp hiện hoạt động đa ngành, đa nghề. Các doanh nghiệp phải tự xác định mức thị phần kết hợp để thực hiện nghĩa vụ báo cáo, còn về phía cơ quan quản lý nhà nước, việc xem xét giới hạn này dựa trên các hồ sơ được gửi đến và có thể trưng cầu các ý kiến chuyên gia cả trong nước lẫn nước ngoài khi cần thiết. Nếu như không có đủ thông tin về các vụ M&A và số liệu thực tế về các thị trường, thì cơ quan quản lý nhà nước chắc chắn không kịp cảnh báo hoặc “thổi phạt” những trường hợp tập trung kinh tế cần kiểm soát.
Tương tự như vậy, dưới góc độ của pháp luật đầu tư, vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải tháo gỡ và làm rõ trong các văn bản pháp quy liên quan đến mua bán, sáp nhập công ty TNHH, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế hàng hóa và dịch vụ mở cửa cho đầu tư nước ngoài, ví dụ trong lĩnh vực bảo
doanh một số dịch vụ được cho phép là 49% trên tổng số cổ phiếu hoặc phần vốn góp. Theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP và cam kết WTO thì nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu trong một lĩnh vực phân phối đến 99% nhưng trên thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư của các địa phương lại phải xin ý kiến của Bộ Công thương trong từng trường hợp cụ thể. Về tài khoản vốn, Ngân hàng Nhà nước quy định, các đối tác mua cổ phần trong doanh nghiệp phải thanh toán qua tài khoản vốn. Nhưng thế nào là doanh nghiệp? Thế nào là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng chưa có quy định rõ ràng.
Ngoài ra, việc quy định về tiền đồng mua cổ phần tại các văn bản đang có sự mâu thuẫn. Tại Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định mua cổ phần bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng, nhưng trong Thông tư 03/2006/TT-BKHĐT quy định chỉ mua cổ phần bằng VNĐ và Nghị định 109/2006/NĐ-CP cũng cho phép mua bằng VNĐ. Việc quy định chưa thống nhất làm cho người mua và người bán là công ty ở ngoài Việt Nam thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là rất khó khăn.
Dưới góc độ thực tiễn kinh doanh, từ thực tiễn mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp cho thấy, yếu tố chính quyết định sự thành công hay thất bại của các giao dịch M&A là sự phù hợp của kế hoạch hòa nhập sau khi việc M&A đã diễn ra đối với cả công ty thôn tính và công ty mục tiêu. Đối với việc sáp nhập các công ty TNHH cũng không phải ngoại lệ, do đó cần phải giải quyết được các vấn đề về nhân sự, đãi ngộ, tích hợp hoạt động, bán và thanh lý tài sản, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, quan hệ và giao tiếp giữa các bộ phận và công ty thành viên, kế hoạch dự phòng... đặc biệt là khả năng hòa nhập của nhóm lãnh đạo hai công ty TNHH sau khi sáp nhập. Như vậy, mua bán và sáp nhập hai doanh nghiệp với những thói quen kinh
doanh khác nhau liệu có mang lại những giá trị gia tăng thiết thực cho các đối tác tham gia giao dịch là một rủi ro cần được quản trị tốt mới bảo đảm thành công cho vụ mua bán công ty.
Những vấn đề trên tưởng đơn giản nhưng thực hiện lại không hề dễ dàng. Ví dụ từ một thực tiễn kinh doanh cho thấy, sau khi từ bỏ kế hoạch thành lập công ty Hồng Việt, Petro Vietnam từng có kế hoạch đổ vốn, nhân lực và công nghệ dự định dành cho Hồng Việt để tham gia tái cấu trúc công ty Dầu khí Toàn cầu. Tuy nhiên, sau rất nhiều vòng đàm phán, hai bên đã không đi đến được thỏa thuận cuối cùng. PetroVietnam đã phải trả lại tiền góp vốn thành lập công ty Hồng Việt cho cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn, sắp xếp lại nhân sự đã từng tuyển dụng và dự kiến chuyển hệ thống công nghệ thông tin đã đầu tư cho Hồng Việt sang Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC).
Các công ty TNHH quy mô nhỏ đứng trước sóng gió đang bộc lộ ít nhiều điểm yếu về năng lực tài chính, khả năng huy động vốn, mở rông đầu tư hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các công ty nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp như một biện pháp tái cấu trúc nền kinh tế theo những quy luật tập trung tư bản một cách tự nhiên đã trở nên cần thiết.
Liên kết, sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu của các công ty TNHH ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngoài. Nhà nước khuyến khích các liên kết doanh nghiệp để tăng khả năng hoạt động, tuy nhiên một hành lang pháp lý cụ thể cho vấn đề này hiện vẫn chưa có.
Rõ ràng thực tế hiện nay, ngoài khu vực kinh tế quốc doanh, cơ quan quản lý không thể dùng mệnh lệnh buộc các công ty TNHH sáp nhập hay
các công ty TNHH với nhau. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, khi nền kinh tế tăng trưởng đến mức độ nào đó, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, các công ty sẽ phải tự sáp nhập vào nhau nhằm tăng năng lực tài chính, tăng quy mô vốn, mạng lưới... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là phải khẩn trương chuẩn bị khung khổ pháp lý, hướng dẫn chi tiết cho việc sáp nhập, hợp nhất giữa các công ty. Việc hoàn thiện khung khổ pháp luật cho việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, trong đó có loại hình công ty TNHH đã trở nên hết sức cần thiết.
2.2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH MUA BÁN SÁP NHẬP CÔNG TY TNHH Ở VIỆT NAM