- Cũng trong tháng này, Total SA (Total) của Pháp mua lại bộ phận dầu nhờn và các sản phẩm chuyên dụng tại Việt Nam
2.2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH MUA BÁN SÁP NHẬP CÔNG TY TNHH Ở VIỆT NAM
Trên thực tế các vụ mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt Nam tuy đã xuất hiện, song hầu hết các vụ mua bán đều được thỏa thuận riêng giữa công ty thôn tính và công ty mục tiêu, chưa có một vụ tranh chấp nào được đưa đến tòa án. Cũng như vậy, theo thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan này cũng chưa tiến hành đăng ký hay thẩm định một vụ sáp nhập nào theo pháp luật cạnh tranh. Vì vậy việc đánh giá thực tiễn mua bán, sáp nhập các công ty TNHH cần có nhiều thời gian hơn nữa. Mặc dù vậy, từ những phân tích ở trên tương ứng với từng lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư và pháp luật cạnh tranh, luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tương ứng như sau:
Làm rõ hơn các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty TNHH
Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định trách nhiệm của công ty phải cấp chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên của công ty, song chưa quy định cụ thể khi phần vốn góp được chuyển nhượng thì việc đăng ký
những thay đổi này như thế nào. Cần làm rõ trách nhiệm của người đại diện công ty phải tiến hành đăng ký những thay đổi đó trong một thời hạn hợp lý với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, khi công ty TNHH chưa tiến hành đăng ký những thay đổi đó, cần quy định hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là bằng chứng đủ để chứng minh người mua phần vốn góp đã trở thành thành viên mới của công ty, nếu hội đồng thành viên của công ty xác nhận .
Ngoài ra có một vấn đề phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, nhất là phần vốn góp trong các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Phần thu nhập này bên bán phần vốn góp thường phải đóng thuế thu nhập mới được chuyển ra nước ngoài. Điều này cũng cần được quy định cụ thể đối với những hoạt động mua bán phần vốn góp trong các công ty TNHH của các nhà đầu tư trong nước.
Thêm nữa, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định một thành viên trong công ty TNHH khi chuyển nhượng phần vốn góp của mình phải ưu tiên chuyển nhượng phần vốn góp đó cho các thành viên đã có sẵn hiện hữu trong công ty. Tuy nhiên cần nhấn mạnh quyền ưu tiên đó nghĩa là phải ưu tiên chào bán trước cho các thành viên với những điều kiện về giá thành và các điều kiện khác giống như sẽ bán cho người bên ngoài công ty, tránh trường hợp gây khó dễ cho người trong công ty để bán cho người bên ngoài, ví dụ chào bán giá cao hơn cho người trong công ty hoặc yêu cầu thanh toán ngay, trong khi sau đó lại bán giá thấp hơn và điều kiện thanh toán dễ dàng hơn cho người bên ngoài.
Trên thực tế việc đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung thành viên công ty cũng có thể gặp một số khó khăn nếu cơ quan đăng ký kinh doanh không có thiện chí với người có yêu cầu, ví dụ yêu cầu phải có biên bản của hội
viên đã bán phần vốn góp. Những vướng mắc này cần được quy định chi tiết hơn để tạo thuận lợi, nhanh chóng cho các giao dịch mua bán, sáp nhập công ty TNHH diễn ra được dễ dàng hơn.
Làm rõ hơn các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về sáp nhập công ty TNHH
Các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định rằng sáp nhập công ty chỉ áp dụng cho các công ty cùng loại, ví dụ công ty TNHH với công ty TNHH. Trên thực tế đã có nhiều công ty TNHH được mua và sáp nhập toàn bộ hay từng phần với công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp nhà nước được sáp nhập với công ty khác. Điều này cần nghiên cứu để làm rõ hơn giúp cho công ty có thể dễ dàng chuyển đổi từ loại hình này sang loại khác nếu các thành viên công ty có mong muốn như vậy.
Ngoài các định nghĩa và quy định chung về thủ tục cần có nghị quyết của hai công ty sáp nhập, các quy định về tiếp nhận các khoản nợ cũ và mới của công ty sáp nhập cần rõ ràng hơn nữa, theo đó công ty sáp nhập mới phải đảm nhận tất cả các khoản nợ cũ và nợ mới phát sinh từ hai công ty bị sáp nhập trước đó. Các quy định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 cũng cần làm rõ việc xử lý với tên doanh nghiệp, cách thức định giá các tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và định giá tài sản doanh nghiệp nói chung.
Điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo pháp luật đầu tư:
Từ thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam có thể thấy rằng khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang ở trong giai đoạn từ hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp nhỏ và vừa, quá trình thôn tính lẫn nhau và tập trung tư bản
thành các tập đoàn quy mô lớn chưa trở thành phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên, những cuộc tích lũy tư bản đáng kể xét về hình thức đã và đang xảy ra trong khu vực kinh tế quốc doanh mà điển hình là M&A để hình thành các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước và có nhiều cơ hội diễn ra trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Về khung pháp lý điều tiết các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty TNHH như một hình thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, để tránh các cách giải thích chưa rõ ràng về mua bán, sáp nhập công ty TNHH cần làm rõ nếu nhà đầu tư mua bán, sáp nhập công ty TNHH thì các hoạt động đó có cần đăng ký hoặc xin phép hay không, có nên khuyến khích hình thức đầu tư này, nếu có bằng những ưu đãi gì.
Trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài khi đến tham khảo ý kiến các công ty tư vấn pháp lý trong quá trình ra quyết định đầu tư theo hình thức mua bán, sáp nhập công ty thường đặt các mối quan tâm của mình theo thứ tự sau: Các quyền kinh doanh cụ thể là gì? Môi trường pháp lý như thế nào? Các loại thuế áp dụng ở mức cụ thể là bao nhiêu và cuối cùng mới là có những mức ưu đãi gì? Theo thông lệ quốc tế về pháp luật đầu tư, ưu đãi đầu tư là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách đầu tư của một quốc gia. Hiện nay, ưu đãi đầu tư ở Việt Nam được ấn định dựa trên kế hoạch của nhà đầu tư, và thường được quyết định trước khi dự án đầu tư được thực tế triển khai. Điều này là trái với thông lệ quốc tế theo đó ưu đãi đầu tư phải dựa trên cơ sở kết quả hoạt động (hậu ưu đãi) chứ không dựa trên kế hoạch hay đề xuất (tiền ưu đãi). Việt Nam cần xây dựng hệ thống ưu đãi dựa trên hình thức trợ cấp đầu tư – ưu đãi được cấp theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí đầu tư trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp và sẽ được khấu trừ đi từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là
Xây dựng các thiết chế hỗ trợ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp:
Nhằm hỗ trợ các bên trong định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong và sau quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, trong đó có loại hình công ty TNHH, cần làm rõ các quy định xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Cần phát triển các kênh cung cấp và kiểm soát thông tin giúp minh bạch hóa các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Các thiết chế cung cấp thông tin này giúp việc mua bán, sáp nhập công ty TNHH diễn ra một cách thuận tiện hơn, ví dụ giúp các bên có thông tin về nguồn cung công ty muốn bán, các cơ sở để định giá phần vốn góp, các thông tin giúp đánh giá thị phần và xác nhận nhu cầu điều tiết của cơ quan cạnh tranh. Cũng như vậy, cần tạo cơ sở pháp lý thuận tiện để hình thành các công ty tư vấn và các chuyên gia tư vấn chuyên về mua bán, sáp nhập công ty. Những chuyên gia này cung cấp dịch vụ liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp như: (i) dự báo, tìm kiếm, thăm dò đối tác, (ii) thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý/tài chính (iii) thiết lập hợp đồng M&A trong từng trường hợp, yêu cầu cụ thể; (iv) các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau M&A; (v) các vấn đề cần giải quyết sau M&A.
Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh liên quan đến kiểm soát mua bán, sáp nhập công ty TNHH
Hiện nay có một thực tế là khi hai công ty TNHH mua bán, sáp nhập phần vốn thì cơ quan đăng ký kinh doanh đòi hỏi họ phải xuất trình chứng nhận của Cục Quản lý cạnh tranh rằng thị phần của hai doanh nghiệp nhỏ
hơn 30% hoặc nếu có lớn hơn thì vụ sáp nhập được Cục Quản lý cạnh tranh cho phép. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định thị phần cho một công ty TNHH là rất khó khăn, thứ nhất vì ở Việt Nam thiếu các cơ sở dữ liệu để đánh giá thị phần, thứ hai các nguồn tin ít có độ tin cậy, ngoài ra hiệu lực pháp lý của các cơ quan kiểm định thị trường còn chưa cao.
Vì vậy cần làm rõ hơn vài trò giám sát của Cục Quản lý cạnh tranh đối với những vụ mua bán, sáp nhập công ty TNHH, có thể theo hướng không yêu cầu tất cả các công ty TNHH vừa và nhỏ khi mua bán, sáp nhập thì phải đăng ký với cơ quan này. Tuy nhiên đối với các công ty có quy mô lớn, ví dụ tính theo vốn đầu tư, tính theo số lao động hoặc tính theo doanh thu bán hàng cần quy định nghĩa vụ khai báo vụ sáp nhập với cơ quan này. Nếu không khai báo thì doanh nghiệp có thể bị phạt nặng và vụ sáp nhập có thể bị tuyên vô hiệu. Những chế tài này cần được quy định chi tiết hơn trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2004.
Kết luận chƣơng 2:
Hoạt động M&A tại VN đang được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư năm 2005 và Luật Cạnh Tranh năm 2004 bên cạnh các nghành Luật khác như Luật Hợp Đồng, Luật Chứng Khoán, Luật Sở Hữu Trí Tuệ, Luật Thuế…
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp và các thủ tục liên quan tới quyền chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH, bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng xem xét sáp nhập doanh nghiệp như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận của Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động M&A được xem là hành vi “tổ
doanh nghiệp” và “bán doanh nghiệp tư nhân” bên cạnh mua bán, sáp nhập các công ty TNHH.
Luật Đầu Tư 2005 thừa nhận hình thức kinh doanh M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp dưới các hình thức như đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
Luật Cạnh Tranh năm 2004 điều chỉnh hoạt động M&A dưới góc độ kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại nhằm mục đích đảm bảo hoạt động này không dẫn đến tình trạng hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có khả năng khống chế thị trường dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cả ba lĩnh vực pháp luật nói trên đều còn những điểm chưa rõ ràng, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị bổ sung nhằm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Mặc dù là một hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ tại thị trường VN, tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động M&A trong đó có M&A công ty TNHH đã góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Được coi là công cụ nhằm làm tăng giá trị doanh nghiệp vì vậy M&A đang dần trở thành một sự lựa chọn không thể thay thế của các doanh nghiệp, tuy nhiên, để có được một thương vụ M&A thành công các bên tham gia phải trải qua nhiều giai đoạn, mất nhiều công sức và thời gian bởi đối tượng của nó chính là các doanh nghiệp và với mỗi loại hình doanh nghiệp cách thức tiến hành M&A lại không giống nhau.
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, M&A đang được điều chỉnh bởi nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau dẫn đến tình trạng nhiều quy định chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau, một số vấn đề tuy đã được đề cập tới nhưng còn quy định chung chung chưa chi tiết, chưa cụ thể, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thương vụ M&A trong thời gian qua thất bại.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay chính là sự quan tâm hơn nữa từ phía nhà nước thông qua việc cải thiện các quy định pháp luật liên quan, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hình thức kinh doanh này phát triển.
Với thời gian nghiên cứu và nhận thức còn hạn hẹp nhưng người viết mong rằng với sự tìm hiểu nghiêm túc, khoa học, luận văn này không chỉ được viết để hoàn thành chương trình Sau Đại học của bản thân mà bên cạnh đó còn chỉ ra được một số quy định bất cập đồng thời đề xuất một số
giải pháp thiết thực về phương diện pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán và sáp nhập trong thời gian sắp tới.