Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn thẩm định, xác định giá tri trị giao dịch

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 27)

- Thứ nhất, quy trình chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty TNHH, thủ tục đăng ký lại và chuyển đổi hình thức

g)Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn thẩm định, xác định giá tri trị giao dịch

giao dịch

Không có một phương thức định giá chung cho mọi trường hợp M&A, vì mỗi một doanh nghiệp mục tiêu có những giá trị khác nhau và doanh nghiệp thôn tính thường áp dụng các phương pháp khác nhau để tìm ra giá trị tăng hoặc giảm của doanh nghiệp

Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập, còn phải định giá doanh nghiệp đó trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc mua lại. Do phần lớn các thương vụ M&A được kỳ vọng để hợp lực cùng công ty mẹ nên thường áp dụng phương thức khấu trừ dòng vốn, cho phép tính đến các lợi ích tương lai.

Tuy vậy, cần bổ sung thêm các kỹ thuật định giá khác để có được đầy đủ giá trị của doanh nghiệp mục tiêu, như: bản phân tích so sánh trong cùng một ngành nghề, chi phí thay thế hay chi phí cần có để có thể bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh tương tự như doanh nghiệp mục tiêu. Giá thực tế mà người mua phải trả là một hàm số của kỹ năng đàm phán, những rủi ro hay lợi ích từ việc mua doanh nghiệp đem lại, phụ thuộc chủ yếu vào từng nhà đầu tư. Khi xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp mục tiêu, cần chú ý phát hiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố định giá, làm ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp mục tiêu. Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản mà chủ sở hữu có thể không nắm được chính xác (như trường hợp bán doanh nghiệp của Nhà nước) do không phản ảnh đúng giá trị kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các phương pháp định giá tài sản doanh nghiệp được các chuyên gia sử dụng lại thường có các mức giá trị cao giả tạo, nên người mua phải so sánh giá trị doanh nghiệp mục tiêu với giá trị của doanh nghiệp riêng của mình để xem thương vụ có khả thi về mặt kinh tế hay

không. Việc xem xét phải thực hiện trước khi các chuyên gia định giá tiến hành. Điều này có vai trò quan trọng để phát hiện các yếu tố tác động đến việc định giá của chuyên gia và đưa ra các bằng chứng cho các chuyên gia, nhằm tác động đến việc định giá doanh nghiệp. Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc xem xét tài chính Trong thực tế có một số lĩnh vực đòi hỏi phải xem xét cả khía cạnh pháp lý lẫn tài chính, vì nếu tách riêng chúng thì có thể sẽ có những kết luận khác nhau. Ở một số lĩnh vực khác, việc phân chia nhiệm vụ chính và phụ cho các chuyên gia tài chính và pháp lý cũng là cách hữu hiệu để tránh chồng chéo, trùng lặp. Các chuyên gia nghiên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đều phải được trao đổi kịp thời trong nhóm làm việc. Để quá trình điều tra trước đàm phán thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm công tác, gồm người mua và các chuyên gia. Tốt nhất là có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chung quá trình điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc giữa các thành viên. Cần tránh giới hạn quá khắt khe phạm vi công việc của các chuyên gia.

Trong giai đoạn thẩm định, bên mua (được xác định hoặc đã ký Thỏa thuận nguyên tắc) thường yêu cầu bên bán cho phép thực hiện một số thẩm định chi tiết (due diligence) về các khía cạnh thương mại - thị trường, pháp luật, tài chính, thuế, nhân sự, tổ chức hoạt động (operation), công nghệ. Tại Việt Nam, chủ yếu là thẩm định về các khía cạnh pháp luật và tài chính được thực hiện. Việc lựa chọn các khía cạnh cần thẩm định được thực hiện được xác lập trên cơ sở các mục tiêu mà bên mua đặt ra.

Thẩm định pháp lý giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư …là cơ sở xác định tình

thẩm định pháp lý thường do các luật sư tư vấn M&A thực hiện thay mặt cho bên mua.

Khi phối hợp thực hiện hoặc quản lý việc cung cấp thông tin phục vụ cho thẩm định, bên bán thường gặp khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Bởi vậy, sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia M&A sẽ rất có giá trị, đảm bảo sự thành công và hiệu quả của giao dịch. Số liệu về định giá, xác định giá trị giao dịch sát thực sẽ giúp tối thiểu hóa các khác biệt về quan điểm định giá giữa bên bán và bên mua. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thời lượng các cuộc thương thảo sau này với bên mua và mở ra cơ hội tốt hơn để giao dịch thành công.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 27)