Một số sách và giáo trình tiêu biểu như: Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam của Vân Thanh và Nguyên An; Giáo trình văn học thiếu nhi Tủ sách Đại học Vinh do Chu Thị Hà Thanh, Lê Th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==============
LÊ THỊ DIỆP
SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==============
LÊ THỊ DIỆP
SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú
Hà Nội - 2014
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 11
Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN 12
1.1 Khái niệm văn hóa 12
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 15
1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa 16
1.2.2 Văn học kết tinh các giá trị văn hóa 18
1.2.3 Văn học như một ứng xử văn hóa 22
1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học 24
1.3.1 Sự đa dạng của các phương pháp trong nghiên cứu văn học 24
1.3.2 Ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa 26
1.4 Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần 28
1.4.1 Vài nét về tiểu sử 28
1.4.2 Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa 30
1.4.3 Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về văn chương 32
Tiểu kết 35
Chương 2 : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CHO 36
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 36
2.1 Con người – đối tượng thẩm mỹ mang dấu ấn văn hóa 36
2.1.1 Ứng xử tình nghĩa như một phương thức sống của con người 36
2.1.1.1 Ứng xử với thiên nhiên 37
2.1.1.2 Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội 43
2.1.2 Văn hóa gia đình - nền tảng nuôi dưỡng nhân cách con người 50
Trang 42.1.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ và con cái 51
2.1.2.2 Quan hệ giữa anh (chị ) và em 59
2.1.2.3 Quan hệ giữa vợ và chồng 62
2.1.3 Thế giới tâm linh – cội nguồn những ý niệm văn hóa của con người 65
2.1.3.1 Ý niệm về “hồn” và “ma” 67
2.1.3.2 Ý niệm về niềm tin cổ tích 71
2.2 Không gian văn hóa – nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa dân tộc 76
2.2.1 Không gian làng quê 77
2.2.2 Không gian miền biển 83
Tiểu kết 87
Chương 3 : NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 88
3.1 Ngôn ngữ 88
3.1.1 Ngôn ngữ Nam Trung Bộ 89
3.1.2 Ngôn ngữ dân gian 92
3.2 Giọng điệu 95
3.2.1 Giọng điệu trữ tình, trong trẻo 95
3.2.2 Giọng điệu suy tư, triết lý 99
3.3 Biểu tượng 103
3.3.1 Biểu tượng khu vườn 104
3.3.2 Biểu tượng đôi mắt 109
Tiểu kết 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành
nên bản sắc văn hóa dân tộc Nó tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa của một cộng đồng người trong một phạm vi lãnh thổ nhất định Hơn nữa, văn học còn
có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải và lưu trữ các giá trị văn hóa riêng biệt Hòa chung vào dòng chảy văn học dân tộc, văn học thiếu nhi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ thơ Nhất là trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập kéo theo sự va đập của những mỹ tục truyền thống với xã hội đồng tiền tầm thường, dẫn đến sự băng hoại những giá trị đạo đức nguồn cội Hơn lúc nào hết, trong mối quan hệ với văn hóa, văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng cần được nhìn nhận sâu sắc
và đa diện hơn Nó cần lên tiếng để bảo vệ gìn giữ những giá trị truyền thống trong
“thế hệ vàng” của đất nước
1.2 Văn học viết cho thiếu nhi ở nước ta ra đời tương đối muộn nhưng đã đạt
được những thành tựu nổi bật gắn liền với những tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ,
Võ Quảng, Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Khánh Chi Tiếp bước những thế hệ đàn anh là sự nở rộ của thế hệ nhà văn trẻ đầy nhiệt huyết như Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Thuần,… Trong đó, Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút gây ấn tượng mạnh với khả năng xây dựng một thế giới trẻ thơ tuyệt diệu Xuất hiện trên văn đàn với “bộ mặt” của một họa sĩ làm văn chương, bằng lao động chăm chỉ, vốn sống dồi dào và đặc biệt là tình yêu trẻ thơ sâu đậm, Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay, để lại ấn tượng đẹp không chỉ trong lòng trẻ thơ mà còn cả thế hệ “dạy trẻ thơ” Dễ dàng nhận thấy, trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần là hệ thống những mạch ngầm giá trị văn hóa tinh thần độc đáo Nhà văn đã phục nguyên lại không gian văn hóa của những tập tục truyền thống, những lối ứng
xử đậm đà hương vị Việt Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được tập trung nghiên cứu một cách nghiêm túc và hệ thống với một góc nhìn riêng, một phương pháp riêng Nghiên cứu văn học bằng góc nhìn văn hóa có khả năng mở ra nhiều triển
Trang 6vọng mới cho việc cắt nghĩa, lý giải những hệ tư tưởng trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
1.3 Trong hệ mạch những hướng nghiên cứu và tiếp cận văn học thì góc nhìn
văn hóa đang cho thấy là một hướng tiếp cận đem lại hiệu quả cao Nó có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm giúp chúng ta có thể thâu tóm một cách
toàn diện đời sống văn hóa con người của cả cộng đồng dân tộc Với đề tài Sáng tác
cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi hi vọng sẽ
giải mã được các “mã văn hóa” mà nhà văn đã xác lập, để từ đó, tìm ra căn nguyên những yếu tố đã chi phối, tác động đến tâm thức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức trong việc gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa trong thế giới tâm hồn trẻ thơ
Với thời đại mở cửa hiện nay, khi mà có nhiều nền văn hóa ngoai lai du nhập, thì vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa con người Việt là vô cùng quan trọng Thiết nghĩ, các nhà nghiên cứu, phê bình có sự quan tâm hơn nữa đến mảng sáng tác dành cho thiếu nhi và hy vọng các nhà biên soạn sách giáo khoa có thêm dữ liệu cho việc lựa chọn một số tác phẩm hay và có ý nghĩa để đưa vào chương trình Ngữ văn các bậc THCS và THPT để có thể giáo dục và bồi đắp vốn văn hóa cho thế hệ tương lai của đất nước
2 Lịch sử vấn đề
Ở nước ta, vào những năm đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu đã rất chú ý đến cách tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa Các tác giả như: Trần Đình Hượu, Phan Ngọc, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đình Sử, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Dân, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn, … đã từng bước xác lập hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm văn học như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt văn học trong tương quan so sánh văn hóa Đặc biệt sự thành công của các luận án tiến sĩ như: Hoàng Thị Huế với
“Thơ Mới từ góc độ văn hóa – văn học” (2006), Ngô Minh Hiền với “Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa” (2008), Lương Minh Chung với “Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa” (2012), Đỗ Thị Ngọc Chi
Trang 7với “Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa” (2013), Nguyễn Văn Đông với
“Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hóa học” (2013),
…đang cho thấy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cận hiện đại, phù hợp với xu thế tiến bộ chung của khoa học văn học
Về mảng văn học thiếu nhi Việt Nam, từ khi manh nha hình thành cũng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà phê bình nghiên cứu Một số sách và giáo trình
tiêu biểu như: Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam của Vân Thanh và Nguyên An; Giáo trình văn học thiếu nhi (Tủ sách Đại học Vinh) do Chu Thị Hà Thanh, Lê Thị Thanh Bình biên soạn; Giáo trình Văn học trẻ em (NXB Đại học Sư
phạm, 2010) của Lã Thị Bắc Lý; … Ngoài một số giáo trình và sách kể trên còn có rất nhiều bài báo, bài viết, các cuộc phỏng vấn, bàn về văn học thiếu nhi trên tạp
chí nghiên cứu, hoặc các trang web văn học như: Cảm nhận về văn học thiếu nhi thế
kỉ XXI của Lã Thị Bắc Lý trên Vannghequandoi.com.vn ; Văn học thiếu nhi Việt Nam – Những chặng đường phát triển và những thành tựu của Thu Hương trên tạp
chí NCVH (số 1-2005) ; Mấy suy nghĩ về văn học thiếu nhi thời kì đổi mới của Lê
Phương Liên ( TC Phê bình VHNT, số 2- 2012),…
Những sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần xuất hiện và ngay lập tức
nó đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý từ giới phê bình và nghiên cứu văn học Hàng loạt các bài viết xuất hiện trên các tạp chí như minh chứng cho vị trí của tác giả trên địa đàng văn học thiếu nhi Việt Nam Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu sau:
Trước tiên, phải kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Thuần – Người kể chuyện cổ
tích hiện đại của Nguyễn Thị Minh Thái trên báo điện tử Nxbtre.vn (ngày
11/04/2004) Trong bài viết, người nghiên cứu đã có cái nhìn khái quát về nội dung
và nghệ thuật trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần: “Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn Bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là kết quả cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhị nguyên rất mới lạ” [46, tr.2] Sau đó, tác giả bài viết đã giải thích căn nguyên của những mảng hồn trong trẻo, tinh khôi đó chính là từ “nguồn cội”, là tuổi thơ bên những gì thân thương nhất của gia đình, làng xóm, bè bạn, thầy
Trang 8cô Bằng những đoạn hội thoại nhân vật, Nguyễn Thị Minh Thái đã gián tiếp lý giải cội nguồn văn hóa ứng xử của con người “Một đứa bé ra đời sẽ được học yêu thương, học ăn, nói, gói, mở, bằng tình yêu của những người xung quanh, được hiểu thế nào là người láng giềng, người nhà, thầy cô…” [46, tr.2] Cùng đề cập đến vấn
đề văn hóa ứng xử, trên trang Vanhoahoc.vn (ngày 16/4/2004), nhà văn Hồ Anh
Thái trong bài viết Nguyễn Ngọc Thuần - nhà văn của trẻ em cũng đã có những
nhận xét rất tinh tế Tác giả khẳng định nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần
có một lối ứng xử văn hóa mang đậm hơi thở Việt Văn hóa ứng xử ấy được thể hiện qua lời nói và hành động của nhận vật Đó chính là khởi nguyên cho cái đẹp và hướng đến giá trị nhân văn của tác phẩm
Nhà nghiên cứu Trần Viết Nhi trong bài viết Triết lý về giá trị con người trong
truyện thiếu thi của Nguyễn Ngọc Thuần cũng đã có những lời bình phẩm sắc sảo về
văn hóa truyền thống, về cái đẹp của miền quê nghèo Bình Thuận ẩn chứa trong từng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần Người nghiên cứu phát hiện điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn được khúc xạ bằng điểm nhìn trẻ thơ, để từ đó khơi gợi những mỹ tục thuở xưa trong tâm thức trẻ Đặc biệt, ở bài viết này, Trần Viết Nhi quan tâm đến giọng điệu trữ tình, triết lý mang hồn cốt dân tộc Việt trong mỗi ngôn
từ tác phẩm “nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng không kém phần sâu sắc!”[34, tr.3]
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, trong bài viết Nhìn lại 5 năm văn học nước
nhà đăng trên báo điện tử Tienphong.vn (số ra ngày 18/1/2005) đã dành những dòng
thật ưu ái cho Nguyễn Ngọc Thuần, coi nhà văn như một hiện tượng nổi bật nhất trên văn đàn văn học thiếu nhi Việt Nam thời hiện đại: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực
sự là một hiện tượng! Chỉ trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn sách, đoạt 4 giải thưởng văn học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được
in đi in lại, điều này không phải cây bút nào cũng làm được Nguyễn Ngọc Thuần đã vinh danh cho văn học thiếu nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong các công trình văn học sử ” [40, tr.2] Cùng nói về vị trí và vai trò của Nguyễn Ngọc Thuần trên văn đàn, nhà văn Phan Thị Vàng Anh đã có những lời ngợi ca nghệ thuật viết truyện của anh:
“Cái kĩ thuật tung xa để bắt gọn lại như thế này có lẽ là cái rất thiếu trong các sáng
Trang 9tác của nước mình Cái lấn cấn của tôi, có lẽ một phần ganh tị, là vì sao lại có người Việt Nam viết được theo lối này, viết được như thế này?” [1, tr.5]
Ngoài những bài viết tiêu biểu trên, còn rất nhiều những lời nhận xét, lời bình
về văn chương Nguyễn Ngọc Thuần, đặc biệt là sự ngợi khen về tác phẩm Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ của anh Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về
truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là
một cú đúp ngoạn mục về văn chương” [46, tr.5] Nhà văn Hồ Anh Thái với những
cảm xúc chủ quan: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu Văn phong đẹp, trong vắt Người đọc soi vào
đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình” và đặt tên cho cuốn sách là “Hoàng tử Bé
của văn học thiếu nhi Việt Nam”[dẫn theo 56, tr.5] Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình
văn học trẻ em cũng có những nhận xét về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần như sau:
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà
vẫn lạ Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ” [26, tr.60]
Ngoài ra, còn một số công trình luận văn nghiên cứu về sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần trên các phương diện khác nhau như : Đặc điểm truyện thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (2013) của Tạ Thị Liên (chuyên ngành LLVH - ĐH
KHXH&NV); Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần (2012) của Lê Thị Hằng (chuyên ngành VHVN – ĐH Vinh),…
Nhìn một cách tổng quan, gần như chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về văn học thiếu nhi từ góc nhìn văn hóa Riêng về hiện tượng Nguyễn Ngọc Thuần những nhận xét của các nhà nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong các tác phẩm thiếu nhi của anh còn mang tính sơ khai, khái quát, chung chung Hiểu được tầm quan trọng của thực tiễn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa trong thế hệ tương lai của đất nước, chúng tôi mong muốn nghiên cứu sâu về sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần để góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng, triết lý về giá trị văn hóa truyền thống mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình
Trang 103 Mục đích nghiên cứu
hóa – văn học ở tầm khái quát và đi sâu vào sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần như một hiện tượng văn hóa cụ thể
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, từ đó, làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn Qua đó cũng là cách khẳng định nét độc đáo và đóng góp của anh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại
một phần nhu cầu thực tại là: lưu giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống trong thế hệ thiếu nhi ngày nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi “khoanh vùng” phạm vi nghiên cứu ở địa hạt sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần Bởi ngoài những sáng tác cho thiếu nhi, anh còn
có rất nhiều tác phẩm văn chương không dành riêng cho thiếu nhi như: Sinh ra là
thế, Kẻ quấy rối chồng và cô ta, Đời cơ bản là buồn… Nếu nghiên cứu toàn bộ
những sáng tác đó sẽ rất dễ gây sự “ôm đồm”, “loãng mạch” đối tượng
Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần với Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Giỏi… Các so sánh đó không được tách ra thành các chuyên mục độc lập, riêng biệt mà đặt chúng trong sự soi chiếu với các tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
Thêm nữa, dưới quy phạm của những đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi, chúng tôi nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần từ góc nhìn văn hóa ở điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn trẻ thơ
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa”, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1 Phương pháp liên ngành
Chúng tôi xác định đây là phương pháp trọng yếu của luận văn này Thực chất, phương pháp liên ngành giúp chúng tôi vận dụng, phối hợp một số tri thức liên
Trang 11ngành văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, nhân học, ngôn ngữ học, tâm lý học, liên văn bản nhằm cắt nghĩa văn học bằng truyền thống văn hóa, hoạt động văn hóa, góc
5.4 Phương pháp so sánh
Đây cũng là một phương pháp quan trọng giúp chúng tôi đối sánh văn nghiệp của Nguyễn Ngọc Thuần với văn nghiệp các tác giả khác để tìm ra cá tính độc đáo
và sáng tạo của nhà văn trong mỗi tác phẩm thiếu nhi mà anh viết
5.5 Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Phương pháp này thực chất đi giải mã các biểu tượng nghệ thuật, tìm ra dấu ấn thời đại của tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm về con người… từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về mặt xây dựng nhân vật, mô típ, hình tượng, ngôn ngữ…
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc với 3 chương như sau: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học – văn hóa và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần
Chương 2: Các giá trị văn hóa trong sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện những giá trị văn hóa trong sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
Trang 12Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN
1.1 Khái niệm văn hóa
Theo khảo sát và thống kê sơ bộ của hai nhà văn hóa người Mỹ là A.L Krober
và Kluchon, tính đến năm 1972, đã có gần 170 định nghĩa về văn hóa trên các sách
và tạp chí phương Tây Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho đến năm 1994, những định nghĩa về văn hóa trên thế giới đã chạm ngưỡng con số kỷ lục là 420 định nghĩa Đó là một con số khổng lồ cho những cách hiểu về văn hóa hay cũng chính là minh chứng cho tính nguyên hợp đa nguyên của văn hóa Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành cũng đã nhận định rằng: “Khoảng hơn chục năm nay, đúng ra là
từ đầu năm 1990 lại nay, Văn hóa bỗng trở thành một khái niệm có tính thời sự,
thậm chí là tính thời đại, tính thời thượng một cách đặc biệt… Chưa bao giờ như bây giờ, người ta lại phong tặng cho văn hóa nhiều những danh hiệu tốt đẹp và quang vinh như thế” [45, tr.7]
Trước hết, khái niệm văn hóa đã trải qua một hành trình hình thành và phát triển về những ý niệm văn hóa Nó được manh nha từ thời La Mã cổ đại khi nhà hùng biện Cicero Marcus Tullius đã đem những hiểu biết bản thân vào cuộc nhiếp chính với khái niệm triết học là sự gieo trồng tinh thần (bắt nguồn từ chữ latinh
“colere”) Từ đây, người châu Âu dùng thuật ngữ culture với hai nghĩa cơ bản nhất
là trồng trọt canh tác và văn hóa Sau đó, Francis Bacon (1561-1626), Thomas
Hobbes (1586-1679), Pufedorf đều nhìn nhận văn hóa là cái đối lập với trạng thái tự nhiên vốn có Đến thế kỉ khai sáng, Voltaire (1694-1772) và J.G.Herder (1774-
1883) đã xác lập nguyên lý cơ bản cho văn hóa và tổng quát tất cả tri thức nhân loại, họ mô tả văn hóa là kết tinh của sự tiến hóa cao cấp của con người, văn hóa không chỉ gắn liền với con người mà còn là kết quả của sự phát triển Một trường phái
triết học và mỹ học cổ điển Đức dành được nhiều thành tựu lớn khi E.Kant
(1724-1804), F Schiller đã cho rằng văn hóa là nơi thể hiện sức mạnh cá nhân con người,
nơi mà con người bộc lộ cá tính riêng và sức mạnh riêng Xét về mặt lý luận của
văn hóa phải nói đến F.Hegel (1770-1831) khi ông xác định rằng “mạch vị thế của
văn hóa trong sáng tạo vật chất và tinh thần, mối quan hệ văn hóa và xã hội…”[18,
Trang 13tr.35] Các nhà văn hóa phương Tây đã có một bước tiến lớn trong nghiên cứu lịch
sử nhân văn khi KLem sử dụng tiến trình phát triển văn hóa, xã hội làm cơ sở để khảo sát về lịch sử con người Nhà nhân chủng học người Anh E.B.Tylor xứng đáng được giới khoa học Anh Mỹ suy tôn là người sáng lập ra môn Nhân học văn hóa khi
đã cho xuất bản ở Luân Đôn cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871), một cuốn sách đầu
tiên nhìn văn hóa như một tổng thể thành tựu cơ bản của con người
Có rất nhiều những định nghĩa về văn hóa, chúng tôi xin trích một vài định nghĩa được coi là tiêu biểu nhất:
Tại hội nghị Quổc tế UNESCO (1992) diễn ra ở Mexico, các nhà văn hóa đại diện cho hơn 100 quốc gia đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hóa, sau đó họ cùng nhau trao đổi và thống nhất một khái niệm là: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con
người khả năng soi xét về bản thân…”[64, tr.5] Cuốn Từ điển triết học do
Staeman chủ biên đã thiết lập một hệ thống các nhóm định nghĩa về văn hóa:
1 Định nghĩa mang tính chất miêu tả
2 Định nghĩa mang tính chất lịch sử
3 Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội
4 Định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xử
5 Định nghĩa nhấn mạnh vào khía cạnh học tập, giáo dục
6 Định nghĩa nhấn mạnh vào khả năng thích ứng của con người với thiên nhiên
7 Định nghĩa mang tính chất di truyền xã hội
8 Định nghĩa nhấn mạnh vào khía cạnh tư tưởng
9 Định nghĩa nhấn mạnh giá trị
10.Định nghĩa nhẩn mạnh vào cấu trúc văn hóa
11 Định nghĩa mang tính chất điều khiển học, nhấn mạnh khía cạnh
thông tin của văn hóa” [dẫn theo 44, tr.21]
Trang 14Ở trong nước, khái niệm văn hóa được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các nhà văn hóa hàng đầu như: Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Từ Chi, Phạm Đức Dương, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Vãn
Huyên, Đoàn Văn Chúc, Phan Ngọc, Theo Từ điển tiếng Việt (1992) văn hóa có
5 ý nghĩa: 1/Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (ví dụ: kho tàng văn hóa Việt Nam) 2/ Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần - nói một cách tổng quát (ví dụ: Phát triển văn hóa) 3/ Tri thức kiến thức khoa học (ví dụ: Trình
độ văn hóa) 4/ Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (ví dụ: sống có văn hóa) 5/ Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (ví dụ: văn hóa Đông Sơn) [35, tr.345] Học giả Đào Duy Anh
cũng đã nhắc đến khái niệm văn hóa trong công trình nghiên cứu Việt Nam văn hóa
sử cương Ông chỉ ra một hướng tiếp cận đối tượng văn hóa trên hai phương diện
"tĩnh" (đồng đại) và “động” (lịch đại) Từ đó, cũng mở đường cho một nền khoa học thiên về nghiên cứu thực nghiệm "muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc,
trước hết phải xem xét dân tộc ấy sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lý như
thế nào" [2, tr.12] Dưới góc nhìn dân tộc học, Phùng Quý Nhâm đã nhấn mạnh đến
tính dân tộc của văn hóa rằng: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và mang đậm bản sắc dân tộc”[32, tr.249] Dưới góc nhìn dân gian, phải kể đến những nghiên cứu độc đáo của tác giả Chu Xuân Diên khi đã kết luận nội hàm của văn hóa gồm: “Văn hóa là một hoạt động sáng tạo chỉ riêng con người mới có Hoạt động bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống
tinh thần.” [11, tr.252] Từ góc nhìn địa lý, Trần Quốc Vượng cho rằng: “Văn hóa
theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật kinh tế để từ đó hình thành một đời sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát
của con người với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong
vũ trụ đó, với hệ thống các chuẩn mực, những giá trị, những quan niệm, tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người” [64, tr.27] Tuy văn hóa
Trang 15có nội hàm rộng và nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nó là một thể thống nhất nên
dễ dàng nhận thấy sự tương đồng trong các định nghĩa của những người nghiên
cứu Như vậy, văn hóa là tổng hòa của tất cả các khía cạnh đời sống, tồn tại hữu
thức và vô thức, mang dấu ấn của con người Ngay cả những hiện tượng vụn vặt của cuộc sống cũng mang những tín hiệu về văn hóa
Có thể thấy, khái niệm văn hóa đã được giới nghiên cứu tiếp nhận theo nhiều góc nhìn, nhiều cách hiểu khác nhau Trong mỗi một thời điểm lịch sử, khái niệm văn hóa lại có những nét khác biệt, bản thân chúng không thể bao quát đầy đủ nội hàm rộng lớn của văn hóa mà chỉ có thể tóm lược khía cạnh nào đó của văn hóa Đồng thời, sự đa dạng và phong phú của các khái niệm và quan điểm văn hóa cũng phản ánh những hướng tiếp cận khác nhau Nghiên cứu một tác phẩm văn học dưới hệ soi chiếu của văn hóa cũng vậy, mỗi một nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn cho mình một góc tiếp cận riêng biệt Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác những giá trị văn hóa tinh thần của con người và đặc biệt, nhấn mạnh văn hóa ứng xử, văn hóa gia đình và văn hóa tâm linh như một khuôn thước dạy dỗ thế hệ mầm non của đất nước
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Giữa cơ cấu đa dạng của văn hóa luôn có những sợi dây liên kết bất di bất dịch
để hòa trộn những ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu, dân cư, thần linh trong tâm thức con người thành một khối thống nhất cố định mà trí tính có thể nhận diện nó một cách hoàn hảo nhất Đồng thời, văn học có thể xem như một bức tranh “dân sinh chí” mang trong mình sứ mệnh biểu đạt tinh tế nhất mọi khía cạnh nảy sinh trong đời sống con người Như vậy, mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là mối quan hệ gắn bó khăng khít, biện chứng, tương trợ lẫn nhau và mang tính đa chiều kích Tuy nhiên, để có thể hiểu thấu đáo về điều đó cần xác định rõ ràng vai trò
và vị trí của văn học trong văn hóa cũng như chức năng chứa đựng và bao bọc văn học của văn hóa Vì thế, chúng tôi tập trung làm rõ ba vấn đề cốt yếu nhất là : 1/ Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa; 2/ Văn học kết tinh các giá trị văn hóa; 3/ Văn học như một ứng xử văn hóa
Trang 161.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa
Những thành tựu của văn hóa học ngày nay cho phép chúng ta có thể nhìn nhận văn hóa giống như một tổng thể, một hệ thống bao gồm vô vàn những yếu tố như ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật pháp, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật…, trong đó, bộ phận quan trọng nhất là văn học Hay nói cách khác, văn học chính là một bộ phận trong tổng thể hệ hình văn hóa, một yếu tố không thể tách rời của hệ thống văn hóa Nó không thể nằm ngoài “mạch nguyên vẹn” của toàn bộ văn hóa một thời đại trong khi nó phải tồn tại như một nhân tố chủ yếu Không thể tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa hoặc trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế mà bỏ qua văn hóa Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp độ tăng tiến Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm ra nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại ra nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa; và chỉ có hệ thống văn hóa mới ảnh hưởng trực tiếp tới những lĩnh vực khác của đời sống xã hội
Văn học của bất cứ quốc gia nào cũng luôn phản ánh hiện thực thông qua lăng kính văn hóa và trở thành hiện thân của văn hóa Văn học là thành tố của văn hóa bởi nó không đơn thuần là mối quan hệ tác động chi phối giữa hệ thống với thành tố, giữa toàn thể với bộ phận trong cơ tầng văn hóa mà nó còn là sự “tác động ngược” trở lại giữa cái riêng với cái chung, nhỏ bé với vĩ đại, và mục đích cuối cùng của mối quan hệ đó là lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Văn hóa Việt Nam trải qua thăng trầm của thời gian và ghi dấu vào tâm thức mỗi con người tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam, và tất cả những điều ấy đều được hiện hình rõ nét thông qua văn học Những nhà nghiên cứu văn hóa Việt
Nam thường tìm đến văn học Việt Nam như một “điều kiện cần và đủ” để giải mã
văn hóa Nói cách khác, văn học là hiện thân, là tấm gương phản chiếu văn hóa Với vai trò đắc địa của ngôn từ, văn chương hoàn toàn có thể mô tả lí trí cũng như khơi gợi cảm xúc con người Nó chiếm giữ vai trò trọng yếu trong hệ hình giá trị tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nhà nghiên cứu Đỗ Thị Ngọc Chi đã có những nhận xét cụ thể về vấn đề bản sắc dân tộc “Việt Nam không có nền văn hóa
lộ thiên đồ sộ như thánh địa, đền đài, chùa Vàng, chùa Bạc, những Ăng kor, ,
Trang 17không có triết thuyết nhập thế, vô vi, âm dương ngũ hành, cũng không có triết lý
âm dương huyền bí như nhiều quốc gia trong khu vực nhưng chúng ta lại có bề dày văn hóa của người Việt Nam với những đức tính cao đẹp như yêu nước, cần
cù, tinh thần đoàn kết, giàu lòng yêu thương” [5, tr.47] Văn học góp phần làm lộ
diện bản sắc văn hóa Vì vậy, bản sắc văn hóa của một dân tộc phải mang những
nét rất riêng biệt độc đáo Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Bản sắc
Việt Nam qua giao lưu văn học cũng nói rất rõ về điều này “Nhiều dân tộc có văn
hóa nhưng không phải nền văn hóa nào cũng có bản sắc Những nền văn hóa có bản sắc là những nền văn hóa tiêu biểu”[45, tr.40]
Có thể thấy, văn học Việt Nam là một hiện tượng văn hóa xã hội có giá trị cao Nếu gạt bỏ nhân tố văn học ra khỏi di sản văn hóa dân tộc thì nền văn hóa Việt chỉ là sự trống rỗng vô giá trị Trong lịch sử văn học dân tộc, việc trân trọng
Truyện Kiều như “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc, ngợi ca tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi và chủ nghĩa nhân văn của Hồ Chí Minh đã góp tiếng nói khẳng
định nhân cách văn hóa con người Việt Khi danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới được trao tặng cho ba nhân vật kiệt xuất Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,
tức là thế giới đã công nhận nét độc đáo trong giá trị tinh thần người Việt cũng như những nhân cách văn hóa đại diện cho bản sắc dân tộc Việt Và trong thời đại ngày nay, khi văn hóa ngoại lai được du nhập, nó đã làm loãng những giá trị truyền thống dân tộc thì văn học cần thể hiện sức mạnh của mình Văn học luôn hiện hình và trở thành đội quân tiên phong trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc Chính lịch sử văn hóa - văn học dân tộc đã cho chúng ta một nhận thức
đúng đắn rằng: người cầm bút chỉ trở thành một nhà văn lớn khi họ đã đạt đến tầm vóc của một nhà văn hóa - tư tưởng Văn học là sản phẩm của lịch sử, là đứa con được
sinh ra trong lòng cộng đồng dân tộc, là quý phẩm của sáng tạo con người Vì vậy, như một tất yếu, nó phải có trách nhiệm phản ánh lịch sử tồn tại của các thời đại cùng những hệ giá trị riêng biệt mang tính bản sắc “vùng” Hay nói cách khác, văn học có chức năng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại, còn người sáng tác văn chương chính là cầu nối chuyển giao những hệ giá trị đó
Trang 18Là một bộ phận cốt yếu của văn hóa, là sản phẩm và hiện thân cho văn hóa, văn học luôn chiếm giữ một vai trò đặc biệt trong văn hóa Vì vậy, nó đã đặt ra những nhu cầu, những góc nhìn đúng đắn đối với người thưởng thức cũng như giới nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học Đó là cần phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội Ngoài ra, phải xem văn học là một bộ phận cấu thành nên văn hóa, tác phẩm văn học cũng chính là sản phẩm của văn hóa
Vì vậy, cần giải mã nó trong ngữ cảnh của văn hóa Hơn thế nữa, cần phải nhìn nhận văn học như là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng thấu nhận, chạm tới mạch ngầm của đời sống văn hóa cũng như chiều sâu tư tưởng của người sáng tạo văn chương
1.2.2 Văn học kết tinh các giá trị văn hóa
Trước hết cần phải hiểu giá trị là gì? Giá trị (value) là kết tinh cô đọng nhất của văn hóa, là hệ quy chiếu đánh giá sự văn minh nhân loại Dưới cái nhìn tổng quan, giá trị giống như một biểu hình, mà ở đó từng nét vẽ như kiến tạo nên bộ mặt riêng biệt độc đáo của từng con người, dân tộc, thời đại Giá trị và giá trị văn hóa chính là hình thái của đời sống tinh thần con người, nó phản ánh và kết tinh
trong mọi khía cạnh cuộc sống con người Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa đã đưa ra định nghĩa về giá trị là “những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo những gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp Nói cách khác, đó chính là những cái được cho là Chân,
Thiện, Mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất con người” [49, tr.38] Có thể nói, giá trị văn hóa chính là giá trị xã hội và văn học là nơi thể hiện các hệ giá trị
ấy Mặt khác, giá trị còn là một phạm trù tinh thần được con người tri giác, cảm hóa và hun đúc từ những trải nghiệm thực tại Bằng cảm thức về văn hóa riêng biệt, con người tiếp cận giá trị với bộ lọc tinh vi để “phân loại” chúng Những dạng nào là phù hợp, quy chuẩn, tốt đẹp thì gìn giữ, bảo lưu, bảo tồn qua nhiều thế
hệ, góp phần làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa của dân tộc Ngược lại, những dạng thức là “phản giá trị”, “phi giá trị” tất yếu sẽ bị “rũ bỏ”, đào thải như một quy luật hiển nhiên
Trang 19Nếu âm nhạc “thu gom” những giá trị văn hóa thông qua tiết tấu, giai điệu; kiến trúc biểu đạt văn hóa qua những cấu hình, bài trí, bố cục thì văn học lại có khả năng kết tinh giá trị văn hóa theo cách riêng của mình thông qua ngôn ngữ và biểu tượng Bằng ngôn ngữ và biểu tương, văn học luôn luôn chủ động định hình
và lựa chọn những hệ giá trị tốt đẹp nhất cho con người Văn học như một sự kết tinh các giá trị văn hóa bằng những vai trò, chức năng riêng biệt của mình
Thứ nhất, văn học gìn giữ và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống sống mãi với thời gian, với con người Trải theo thời gian, sự va đập giữa mỹ tục văn hóa truyền thống với cái xấu, cái ác của văn hóa ngoại lai thời hiện đại đã diễn
ra như một tất yếu của cuộc sống Hơn nữa, văn học là một bộ phận cấu thành của văn hóa và người sáng tác chính là chủ thể sáng tạo, là sản phẩm của cộng đồng tộc người Vì vậy, họ luôn chịu sự chi phối của những thành tố, những quy phạm của văn hóa cộng đồng Như một tất yếu, những đứa con tinh thần của họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những hệ giá trị ngầm được hoạch định sẵn trong tâm thức văn hóa mỗi con người Đó chính là cội nguồn lý giải vì sao độc giả luôn hướng đến Cái Đẹp - một phạm trù mỹ học gắn liền với tư tưởng của chủ thể sáng tạo Và một điều cần nhấn mạnh ở đây đó là dù giá trị thẩm mỹ có hướng ngòi bút tác giả đến “vùng miền” nào của những ý niệm văn hóa thì cuối cùng vẫn phải được đặt trên phông nền của đạo đức, văn hóa truyền thống Trương Đăng Dung
trong Tác phẩm văn học như là quá trình (2004) cũng đề cập đến vấn đề này Tác
giả gọi nó là điều kiện để quyết định tác phẩm của thời đại này bước sang thời đại khác và giá trị thẩm mỹ đích thực trong tác phẩm văn học sẽ hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ, nó sẽ xây dựng hình tượng con người theo cái Đẹp và xác định một tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp Như vậy, những tác phẩm văn học, vừa biểu trưng bản chất đặc thù nghệ thuật vừa mang đến cho đối tượng thụ ngôn một cách nhìn đúng hướng Những hệ giá trị tốt đẹp trong văn học sẽ luôn được lưu truyền, gìn giữ và phát huy trong các thế hệ con người và thời đại dân tộc
Thứ hai, không chỉ gìn giữ và bảo lưu các hệ giá trị tốt đẹp, văn học còn sản sinh ra các giá trị văn hóa tinh thần mới, đôi khi còn vượt ra khỏi những giới hạn về mặt thời đại Nói cách khác, văn học có khả năng đặc biệt – khả năng sáng tạo ra
Trang 20các giá trị văn hóa Văn học với năng lực kỳ diệu ấy đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa, trong đó, quan trọng nhất là giá trị ngôn từ dân tộc và những giá trị tư tưởng của mỗi cá nhân con người trong dân tộc ấy
Nghệ thuật ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của văn hóa cũng như văn học
Nó vừa là thành phẩm của một tiến trình văn hóa lâu dài của xã hội loài người, vừa
là phương thức cho sự phát triển văn hóa Văn hóa càng gần đến ngưỡng văn minh nhân loại thì ngôn ngữ càng trở nên phong phú, tinh diệu hơn Bản thân nghệ thuật ngôn từ đổi mới và phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của văn hóa Do đó, chăm lo cho văn học tức là chăm lo cho văn hóa, tạo điều kiện cho văn học phát triển là
bước đột phá cho sự phát triển của đời sống văn hóa Trong lời Phi Lộ đăng trên
tạp chí Văn học số 1(5/1932), học giả Đinh Gia Trinh đã khẳng khái nhận xét rằng
“Muốn giữ cho cái quốc hồn của mình đừng siêu lạc, cái quốc túy của mình khỏi tán thất, cái quốc hoa của mình ngày một thêm rực rỡ tốt tươi, thì thế nào cũng phải trao lời trải chuốt, sửa sang, sắp đặt, gom góp thứ tiếng nói ấy cho thành văn thành vẻ, thành riêng hẳn, là đặc sắc của dân tộc mình mới được”[63, tr.47] Trên hành trình phát triển, ngôn ngữ văn học luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc Những giá trị ngôn ngữ truyền thống, đặc biệt ngôn ngữ dân gian trở thành những tài sản vô cùng quý giá trong suốt những chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc từ xưa đến nay
Ở một góc độ khác, văn học bảo vệ, gìn giữ và hun đúc lên một hệ giá trị độc đáo, đó chính là nhân phẩm con người Nói cách khác, văn học với những khả năng tiềm ẩn bên trong đã tạo lập quá trình xây dựng và phát triển nhân cách con người, nhân cách văn hóa Văn học có thể giải mã tất cả những ẩn số bên trong mỗi con người thông qua ngoại hình, hành động Nếu như khoa học khai hóa tri thức về tự nhiên, xã hội, con người nói chung thì văn học có thể xuyên thấu vào từng hiện tượng trái tim và tâm hồn con người mà phản chiếu nó một cách riêng biệt nhất Khi đời sống tâm hồn và tâm lý con người ngày càng trở nên phức tạp thì văn học nghệ thuật càng có cơ hội để thể hiện vai trò của mình - soi thấu để định hình sự tự thức Một tác phẩm văn học thành công khi bản thân nó chứa đựng vô số những mảng đời thực, nghĩa là người đọc thấy mình ở trong đó, và hiệu ứng “giáo dục nhân cách”
Trang 21được tiếp giao hiệu quả nhất Văn học có khả năng tác động tới sự tự ý thức của con người Con người tự nhận ra những mặt mạnh, những mặt yếu, những tiềm lực lớn lao của bản thân, qua đó giúp họ thanh lọc, phát triển và hoàn thiện nhân cách chính mình Những tác phẩm văn học được coi là đạt đến độ chín khi nó thực sự chế ngự được lòng người, nâng cao vốn văn hóa và làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan, hướng con người đến những giá trị tinh thần tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn Ngoài ra, văn học còn có chức năng tạo lập niềm tin, lạc quan vào những giá trị bất
tử có sức sống vượt thời gian, vượt qua sự băng hoại Do đó, sáng tác văn học còn
có khả năng tác động, điều chỉnh các hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình Văn học đã tạo ra những cuộc hành trình bên trong có ý nghĩa quyết định tới sự cấu tạo, hoàn thiện, phát triển bản thân Nói cách khác, nó có vai trò quan trọng để phát triển những nhân cách con người trong tổng hòa nhân cách văn hóa dân tộc, nhân loại
Thứ ba, văn học không chỉ thẩm định, đánh giá mà còn có khả năng phê phán những giá trị “phi văn hóa”, “phản văn hóa” Nhìn tổng thể chung của định hướng
xã hội, văn hóa – văn học bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác của đời sống như: Chính trị, kinh tế, đạo đức, Chúng ta hiểu rằng, văn hóa
là sản phẩm của thời đại lịch sử được kiến tạo bởi vô vàn những giá trị ổn định lâu đời và lưu động Những yếu tố bất biến, ổn định kết đọng thành mô thức còn những yếu tố lưu động thì luôn vận hành không ngừng nghỉ theo nhịp thời đại vươn đến ngưỡng tiến hóa của văn minh Vì thế, giá trị văn hóa không chấp nhận sự ngưng đọng, bất biến Trong hiện trạng xã hội ngày nay, khi mà sự băng hoại về đạo đức lối sống truyền thống và những hành vi lệch chuẩn, thì văn học không chỉ phát huy vai trò thẩm định, đánh giá mà cao hơn nữa, nó còn thể hiện khả năng phê phán sắc nhọn của mình
Với các hệ giá trị, tác phẩm văn học sẽ giúp người nghiên cứu tránh được cái nhìn thiển cận trong việc thẩm giá những mô hình phản ánh Biểu hình giá trị sẽ chi phối đến toàn bộ ý thức và phương thức sáng tạo của người nghệ sĩ Ngược lại, với những sản phẩm mà nhà văn đã nhào nặn, độc giả sẽ cảm thụ, tri nhận các giá trị văn hóa qua biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu, phong tục, tập quán, lối sống, thói
Trang 22quen, tâm thức dân tộc, tâm lý cộng đồng Điều đặc biệt, biểu hình giá trị không
“trình diễn” như hiện thực cuộc sống phơi bày ra trước mắt mà nhiều khi nó ngấm ngầm trong chiều sâu của tâm thức, cho nên nó đòi hỏi người tiếp nhận phải tự tìm tòi, tự chiêm nghiệm như một sự tự thức
1.2.3 Văn học như một ứng xử văn hóa
Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong vĩ mạch đó, những nguyên tắc ứng xử với thế giới tự nhiên, môi trường xã hội và bản thân con người chính là biểu hiện căn bản của văn hóa Vì thế có thể tóm lược ứng xử (behavior) là thái độ, hành
vi giao tiếp của con người nhằm bày tỏ quan niệm, quan điểm nào đó trước một hiện thực khách quan, đặc biệt là sự tự tích lũy các hệ giá trị văn hóa phù hợp với nguyên tắc chung của cộng đồng người Văn học lúc này kiêm nhiệm cả hai chức năng, vừa xác lập nguyên tắc ứng xử cộng đồng quy định lại vừa mang đến cái mới
mẻ của những nguyên tắc được cho là phù hợp hơn Hay nói cách khác, văn học vừa bảo lưu những nguyên tắc đã được coi là truyền thống, bất di bất dịch vừa khai thông những nguyên tắc mới sao cho phù hợp với thời đại và con người mới
Dường như lâu nay, người ta thường xem xét vấn đề giao tiếp hoặc xem xét các mối quan hệ trong nội tại gia đình, họ hàng thân thiết, mọi người trong cùng cộng đồng như một nội dung cơ bản nhất của văn hóa ứng xử Cách hiểu con người như một thực thể sống đơn thuần trong giao tiếp cộng đồng như vậy chưa đầy đủ Nếu xét con người ở cả khía cạnh vật chất và tinh thần thì những ứng xử của họ cũng phải được hiểu ở sự toàn diện Và văn học luôn nhìn con người trên mọi phương diện và phạm trù ứng xử trong văn học luôn có một nội dung rộng lớn vì
nó hiện hữu trong cái nhìn thông thoáng, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ Ẩn sau các mối quan hệ ứng xử, người ta nhận biết rõ hơn về bản chất xã hội, văn hóa truyền thống dân tộc, tâm lý dân tộc, tiếng nói của cái thiêng, cao hơn còn mang cả
sự chi phối của tầng nền ý thức, sự vọng về từ quá khứ, từ cõi sâu thẳm của vô thức Dưới sự phản ánh của văn học về diện mạo đa chiều của văn hóa ứng xử, người ta nhận thấy ở đây có cả văn hóa ứng xử vật chất và văn hóa ứng xử tinh thần Văn hóa ứng xử vật chất chính là những phản ánh trong một quá trình trải
Trang 23nghiệm sâu sắc giữa con người với hiện thực khách quan, và sự tác động ngược trở lại giữa sự vật hiện tượng khách quan đến con người nhằm đưa đến một nhận thức đầy đủ nhất trong tư tưởng cũng như quan điểm sống Còn văn hóa ứng xử tinh thần chính là ứng xử mang đầy tính văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
và chính bản thân mình Văn học dưới góc nhìn văn hóa ứng xử hoặc những ứng xử văn hóa trong văn học là hai thế giới có những nét chung nhưng không đồng nhất Tuy nhiên sáng tạo văn chương vẫn được coi là sự ứng xử nhạy cảm, tinh tế và vi diệu nhất vì đó là ứng xử với tâm hồn và tâm linh con người Nói cách khác, những nét ứng xử này không chỉ được đặt trên khuôn thước giá trị mang tính bền vững mà còn kết tinh trên sự trải nghiệm, thanh lọc, thăng hoa với những cảm xúc thầm kín, với tiếng lòng tri ân của người nghệ sĩ trước cuộc đời
Có một điều dễ nhận thấy, văn hóa đặc trưng mỗi quốc gia dân tộc luôn có sự giao lưu, tiếp xúc và cọ xát với nhau Trong thời đại mở cửa, quá trình đó diễn ra càng mạnh mẽ hơn Khi ấy, văn học với tư cách là một thành tố của văn hóa cần phải thực hiện những chức năng ứng biến nhạy cảm để chọn lọc và chuyển dịch văn hóa Một vấn đề cần bàn ở đây đó là văn học phải phản ánh văn hóa ra sao trên cơ
sở hiện thực và dân tộc? Trong guồng quay đó, văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng cần tiến hành từng bước sàng lọc những yếu tố văn hóa ngoại lai để kết hợp tinh diệu nhất với những chuẩn mực truyền thống trong mục đích xây dựng một hệ thống các giá trị văn hóa cho tương lai đất nước Và tuyệt nhiên những nhiệm vụ này đều phải diễn ra đồng thời, cùng một thời điểm để hướng đến sự thống nhất của một chỉnh thể văn hóa mới trong tư cách vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển dân tộc Đó chính là một góc ứng xử của văn học với văn hóa như một nhân tố chủ động lưu hiện những giá trị truyền thống và hiện đại của dân tộc
Ở một khía cạnh khác, ứng xử chính là biểu hiện của hệ giá trị, một phương thức mà nhà văn giao tiếp với cuộc sống xung quanh Và không có bất cứ một nhà văn nào lại thẳng thừng bộc lộ “hỉ, nộ, ái, ố” mà chỉ thể hiện thông qua những hình ảnh, biểu tượng, cốt truyện,… Thậm chí nhiều nhà văn còn dùng nghệ thuật tương phản để truyền tải thái độ, người ta có thể dùng giọt nước mắt để nói những niềm
Trang 24vui, dùng tiền để nói đến nghèo đói, dùng động vật để phê phán con người, v.v Điều đó càng chứng tỏ khả năng tri nhận của độc giả cần phải phát triển ở một tầng cao mới Từ những giá trị được mã hóa kì công đó, người đọc phải dùng trực quan
và cảm xúc của mình để nhìn ra thái độ của nhà văn, thụ hưởng những thông điệp
mà họ gửi gắm nếu nó phù hợp với bảng màu giá trị và được cộng đồng chấp nhận Đồng thời, những gì đi ngược lại so với chuẩn mực thì sẽ bị độc giả xóa bỏ, cộng đồng đào thải, lên án, coi thường Như vậy, mỗi nhà văn chính là người trực tiếp bộc lộ ứng xử văn hóa bằng tác phẩm của mình
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin xét những sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa ứng xử tinh thần và coi đó là nội dung cơ bản làm nên những hệ giá trị tư tưởng phong phú của nhà văn
1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học
1.3.1 Sự đa dạng của các phương pháp trong nghiên cứu văn học
Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật, một bộ phận quan trọng trong hình thái ý thức xã hội, đã trải qua một cuộc hành trình phát triển “gian khó” trong lịch sử nhân loại Việc nghiên cứu bản chất, quy luật vận động, cấu trúc nội tại, sự phát sinh, phát triển của văn học cũng trải qua những khó khăn nhất định Và để quá trình đó đạt hiệu quả cao nhất thì việc khái quát lý thuyết sâu sắc, có phương pháp tiếp cận đúng đắn là những nhiệm vụ hàng đầu
Cùng với lý luận văn học, phương pháp luận nghiên cứu văn học ra đời như một quy luật tất yếu, đáp ứng yêu cầu “tiêu hóa” (Đoàn Đức Phương) thế giới văn học của con người Và để “tiêu hóa” một sản phẩm đa hệ giá trị như vậy thì sự tự phân hóa những loại hình nghiên cứu khác nhau là một điều dễ hiểu Viện sĩ M.B Khrapchenco khẳng định rằng “Sự đa dạng của các loại hình và hình thức văn học, tính phức tạp của những mối liên hệ giữa văn học với đời sống xã hội tạo ra khả năng và tất yếu phải có những con đường nghiên cứu khác biệt nhau, tuy có sự thống nhất nhất định” [23, tr.216] Theo thống kê sơ bộ của nhà nghiên cứu Đoàn Đức Phương thì đã có tới 18 phương pháp tiếp cận văn học chung và được chia thành ba nhóm chính: Nhóm các phương pháp cận cảnh; nhóm các phương pháp tổng quan; nhóm các phương pháp trung dung Trong đó nhóm các phương pháp
Trang 25cận cảnh có nhiệm vụ là “tiếp cận văn học ở cấp độ vi mô, đi sâu vào các yếu tố cấu trúc cụ thể” và bao gồm các phương pháp “phương pháp thực chứng, phương pháp hình thức, phương pháp hiện tượng học, phương pháp kí hiệu học, phương pháp cấu trúc…”[39, tr.7] Còn nhóm các phương pháp tổng quan có những đặc điểm chung nhất là “mang tính chất bao quát, tổng hợp”, với nhiệm vụ “nghiên cứu các hiện tượng văn học ở cấp vĩ mô, chúng thiên về nhiệm vụ tổng hợp, khái quát, chúng giúp cho nhà nghiên cứu đánh giá và xác định vị trí, ý nghĩa của đối tượng trong các mối quan hệ đa chiều, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh với hiện tượng văn học”[39, tr.8] Hệ thống các phương pháp tối ưu thuộc nhóm này là “phương pháp mỹ học, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê,…” Nhóm cuối cùng là nhóm các phương pháp trung dung, nhóm này bao gồm các phương pháp hoặc là không thuộc hai nhóm trên hoặc là mang tính chất của cả hai nhóm và vai trò của chúng là “giúp nhà nghiên cứu vừa có cái nhìn phân tích cụ thể vừa có sự tổng hợp, khái quát hóa với hiện tượng văn học” Có thể liệt kê các phương pháp chính cho nhóm này là phương pháp trực giác, phương pháp tâm lý học, phương pháp giải thích học, phương pháp xã hội học, phương pháp tiểu sử, phương pháp so sánh Ngoài ra, nếu nghiên cứu văn học như một chỉnh thể thống nhất thì có bốn phương pháp chính: Phương pháp nghiên cứu trào lưu văn học; phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học; phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học; phương pháp nghiên cứu tác giả văn học [39, tr.10]
Tựu chung lại, có thể nhận ra rằng : Có rất nhiều nhiều cách thức, phương pháp, hướng nghiên cứu để tiếp cận và khám phá một tác phẩm văn học Văn học luôn được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau Trong thời đại giao lưu hội nhập ngày nay, việc nghiên cứu văn học như một khối hình đa diện là điều nên làm Vì thế, khi chúng tôi nghiên cứu sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần từ góc nhìn văn hóa thì lẽ đương nhiên là cần phải “tranh thủ” những thế mạnh của những góc nhìn, phương pháp khác như một sự bổ trợ cho việc nghiên cứu Bởi thực chất, hành trình phát triển của văn học là sự tiếp nối, kế thừa những nguyên lý, thành tựu
lý luận văn học, những tinh hoa của văn hóa nhân loại góp phần làm giàu cho bản sắc văn hóa tinh thần của dân tộc Đồng thời, việc bổ sung những công cụ nghiên
Trang 26cứu văn học mới trong hệ thống phương pháp truyền thống là một điều tất yếu, vì
nó sẽ đáp ứng yêu cầu của thời đại, trên cơ sở tạo ra những chiều kích mới mẻ, lý thú trong tiếp nhận văn học
1.3.2 Ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa
Phương pháp tiếp cận văn hóa học được manh nha từ giữa thế kỉ XX, khi các nhà nghiên cứu vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học Người khởi xướng chính là M.Bakhtin, một giáo sư hàng đầu về nghiên cứu văn học ở Nga Phương pháp tiếp cận văn hóa học lấy con người làm trung tâm để xây dựng hệ thống những vấn đề được miêu tả trong tác phẩm Nó ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa Trong đó tác phẩm văn học đã tồn tại, xác lập sự ảnh hưởng của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm
về con người…cùng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định Nói cách khác, phương pháp này chủ yếu đi giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm Nó không chủ trương phản ánh thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín mà “đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa” của thời đại cụ thể, nơi tác phẩm được ra đời, để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người, về không gian thời gian trong tác phẩm” [39, tr.9] Mặc dù phương pháp tiếp cận văn hóa học “sinh sau đẻ muộn” nhưng nó
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã khẳng định được thế mạnh cũng như tính ưu việt của mình
Trước hết, phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa giúp độc giả
có thể hình dung được đời sống văn hóa với những phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức, ứng xử xã hội…của một thời đại đã qua, nơi mà tác phẩm đã được sinh ra Chúng ta hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng những hiện tượng văn hóa của một quá khứ xa xôi đã không còn tồn tại trong hiện tại Thậm chí nó phục nguyên nền văn hóa của một quốc gia bất kỳ trên thế giới mà chúng ta chưa từng đặt chân tới Nói cách khác, tiếp cận văn hóa học thực hiện nhiệm vụ cao cả là gìn giữ những nét truyền thống xa xưa của cha ông và xây dựng mô hình đầy đủ về bất cứ xứ sở nào
nó muốn Tuy nhiên, cần phải xét chúng dưới điều kiện lịch sử xã hội cụ thể để tránh cái nhìn sai lệch Chẳng hạn, ở Việt Nam, nếu nhìn theo quan điểm của người
Trang 27hiện đại thì “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” là một sáo ngữ, một quan niệm duy tâm, siêu hình Nhưng thực chất, triết lý này đã phán ánh thực tế của một
xã hội trọng nam khinh nữ, nơi không có luật pháp bảo vệ cho con người, đặc biệt
là người phụ nữ Trong xã hội thối nát ấy, người hồng nhan thường phải chịu nhiều cay đắng tủi hờn Từ đó hình thành tâm lí xa lánh, khinh thường sắc đẹp và sự tài hoa, họ coi sắc đẹp là yêu ma quỷ quái hiện hình, là căn nguyên cho những tai họa động trời Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, nơi luật pháp đủ mạnh để bảo vệ quyền và thân phận con người, thì “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” không còn tồn tại nữa thậm chí sắc đẹp còn được lên ngôi và nhân tài được ưu ái Hơn thế nữa, phương pháp tiếp cận văn hóa học giúp người thưởng thức tác phẩm văn học (độc giả, người nghiên cứu) xác định được vị trí và vai trò của người sáng tác trong hành trình phát triển của lịch sử văn hóa – văn học dân tộc Bởi thực chất, mỗi nhà văn là sản phẩm của một cộng đồng và tồn tại như một thành tố trọng yếu của nền văn học, văn hóa dân tộc cụ thể Những sáng tác của họ sẽ góp thành
“bộ mặt” cho nền văn học văn hóa dân tộc vươn tầm thế giới Nói cách khác, diện mạo của một nền văn học đồ sộ cần phải quy tụ nhiều nhà văn với tư cách là những nhà văn hóa lớn và những sáng tác của họ phải lưu giữ, phản ánh và phát triển nét tinh hoa của một nền văn hóa dân tộc
Thêm nữa, góc nhìn văn hóa cho phép ta hình dung rõ hơn các yếu tố chính của hiện tượng văn học trong quan hệ đa chiều kích với các hiện tượng văn hóa ngoài cuộc sống Thực tế đã minh chứng rằng mỗi tác phẩm văn học không chỉ có mối liên hệ ý nghĩa giữa những yếu tố nội sinh bên trong, yếu tố hiện hình ở bề mặt
mà còn nằm ở mối liên kết liên văn bản Theo Đỗ Thị Ngọc Chi thì “Liên văn bản, hiểu theo nghĩa rộng nhất sẽ đưa lại cho đối tượng thụ ngôn các “văn bản” xếp chồng lên nhau qua các lớp từ ngữ, chi tiết, hình ảnh biểu tượng nhằm “tìm ra mắt xích của sự giao tiếp nghệ thuật rộng lớn” [5, tr.60 ] Chính vì lẽ đó, mỗi tác phẩm văn học cộng hưởng của vô vàn yếu tố và khi khám phá nó cần phải được đặt trong bối cảnh rộng lớn của đời sống chính trị, truyền thống nghệ thuật, các điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xuất thân
Trang 28Giống như hầu hết các phương pháp nghiên cứu văn học, góc nhìn văn hóa học sẽ khắc phục được hạn chế khám phá văn học chỉ gói gọn trong phạm vi hạn hẹp ở góc nhìn đơn lẻ, mang tính chất chuyên biệt Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa giúp “những con đẻ tinh thần” sẽ được nhìn nhận trong một mối tương quan rộng lớn Văn học là một phần “ruột thịt” của văn hóa, nếu biết sử dụng cái nhìn văn hóa thích hợp sẽ hiểu văn học sâu hơn, có thể mở rộng diện nghiên cứu Hơn thế nữa, bản chất đặc thù của văn hóa là một phạm vi rộng, bất kể nhân tố nào được ươm mầm trong một mảnh đất lớn và sinh quyển rộng đều phát triển tối đa tố chất nội tại Vì thế, dễ hiểu văn học trong văn hóa sẽ “vùng vẫy lớn mạnh” và người nghiên cứu sẽ cắt nghĩa, thẩm định, lý giải các hiện tượng văn học một cách bao quát nhất, có cái nhìn sâu rộng đa chiều nhất, tránh được sự thiên lệch, phiến diện một chiều, chủ quan trong những công trình nghiên cứu của mình Sau cùng, với cách tiếp cận văn hóa, chúng ta sẽ có trong tay phương tiện để tìm kiếm những cấp độ ý nghĩa độc đáo nhằm giải quyết cái khó khăn của người nghiên cứu trong quá trình giải mã các hiện tượng văn học mới mẻ, dị biệt Trong giới nghiên cứu, việc có những nhận thức, phê bình và những lời thẩm định trái chiều khi đứng trước cùng một hiện tượng văn học không chỉ đơn thuần là vì hiện tượng đó đa sắc đa trị mà có thể do những nhà nghiên cứu phê bình văn học chưa có
ý thức gắn kết góc nhìn văn hóa với văn bản tác phẩm Nếu vấn đề đó được giải quyết sẽ cho phép người nghiên cứu có cái nhìn thông suốt về tính đa nguyên của nội hàm văn hóa trong tác phẩm với nhiều phát hiện thú vị Hơn thế nữa, còn có cơ hội đề xuất những mô hình diễn giải thích hợp cho sự phát triển có hiệu quả của nền văn học dân tộc Đặc biệt trong bối cảnh văn hóa ngoại lai du nhập ồ ạt, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa thị trường, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa
sẽ định hướng đúng đắn cho con người trong việc hòa nhập nhưng không hòa tan
1.4 Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần
1.4.1 Vài nét về tiểu sử
Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 trong một gia đình thuần nông nghèo khó tại xóm Phò Trì, xã Tân Thiện, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận - một miền quê bình dị của những “mảnh vườn hoa trái và cả những cơn mưa thườn thượt mấy tháng, rồi trận bão cát
Trang 29trắng xóa một màu” [51, tr.97] Cha mất sớm từ năm Thuần chưa tròn mười tuổi Lớn lên trong sự nhọc nhằn vất vả của mẹ, Thuần luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh Học hết cấp bậc trung học phổ thông, anh lên Thành phố Hồ Chí Minh bươn chải tự kiếm sống và thi đậu Đại học Mỹ thuật Trong suốt thời gian học đại học, Nguyễn Ngọc Thuần đã chăm chỉ làm những công việc yêu thích đó là vẽ minh họa cho báo Nhi Đồng thành phố và làm biên tập văn xuôi cho báo Mực Tím Năm 2003, Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và hiện anh đang công tác tại báo Tuổi trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Ngọc Thuần xuất hiện trên văn đàn với một gương mặt độc đáo khi
“múa bút” trên địa hạt văn chương thiếu nhi Anh đã khẳng định được vị trí của
mình khi gặt hái được những giải thưởng cao qua các cuộc thi: Giăng giăng tơ nhện
- Giải 3 cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ - Giải A cuộc thi văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước lần 2” do NXB Trẻ và
Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức Năm 2007, cuốn sách này được phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh và nhận giải thưởng Peter Pan; Đến năm
2011, tập truyện dài này được PACE và Sachhay.com trao tặng Giải thưởng sách
hay; Một thiên nằm mộng - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng Năm 2001 - 2002 là Nhện ảo - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2003 và tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ đoạt giải B (không có
giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ chức Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác như
Chuyện tào lao của kẻ quấy rối chồng và cô ta, Tuổi 20, Sinh ra là thế, Cha và con
và tàu bay,… Gần đây nhất, tập truyện Cơ bản là buồn được bạn đọc đón nhận
nồng nhiệt, cuốn truyện được dịch sang tiếng Thái Lan Những miệt mài chăm chỉ của Nguyễn Ngọc Thuần đã được vinh danh bằng các giải thưởng văn học cao quý
và đặc biệt anh còn được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004” – một bằng khen cho sự cách tân đổi mới như tấm huy chương vàng của những phấn đấu không ngừng nghỉ
Trang 30Nhìn chung, những sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần còn chút khiêm tốn về mặt số lượng nhưng tác giả đã thực sự thành công khi chiếm lĩnh được một vị trí đắc địa trên cánh đồng văn chương dành cho thiếu nhi
1.4.2 Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa
Những trang văn thấm đượm thứ tình quê trong trẻo tinh khiết của Nguyễn Ngọc Thuần không đơn giản mà có được Đó là sự trải nghiệm cuộc đời chênh chao tiếng khóc, là nỗi buồn dài thườn thượt mỗi mùa mưa, là cái nghèo dắt díu những cồn cát trắng và cũng là một cuộc đời vững vàng trước bão tố để thanh lọc gìn giữ những nét đẹp tâm hồn thuần khiết nhất Để tác phẩm có mặt với đời thêm ý nghĩa, nhà văn đã lựa thật khéo “chất sống, chất văn hóa” từ những trải nghiệm của bản thân góp nhặt lên Cái hay và thú vị là sự hóa thân diệu kỳ vào nhân vật khiến chúng ta đồ rằng “nhà văn vẫn là thiếu nhi” nên giọng điệu mới trong trẻo lạ thường đến vậy Ứng xử giữa con người với vạn vật xung quanh, khoảng trời quê hương mênh mông bất tận mà được khúc xạ qua tâm hồn trẻ thơ thì quả đúng là cái dị biệt! Nguyễn Ngọc Thuần sinh ra trong một gia đình nghèo khó về vật chất nhưng lại may mắn thừa hưởng những yêu thương mênh mông từ những người xung quanh Bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình là cái nôi của “hơi ấm”, nơi mà mỗi kí ức tuổi thơ được nuôi dưỡng chăm chút nâng niu Bài học cha mẹ dạy qua những lời nói thủ thỉ, những câu chuyện cổ tích hay cả những lời “mắng yêu” đều trở thành những chi tiết truyện độc đáo Những người hàng xóm tốt bụng hiền lành, những đứa bạn cùng lứa tuổi, những con người vô tình gặp trên đường đi học…cũng trở thành những nhân vật “luôn giàu có về tinh thần” trong mỗi trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần Gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn thầy cô là cội nguồn tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn của một đứa trẻ lớn dần lên và trưởng thành hơn
Quê hương của nhà văn là một vùng quê nghèo, người dân nơi đây lam lũ với đồng ruộng, nỗi nhọc nhằn vất vả rải đầy mặt đất Sự khắc nghiệt của thời tiết, những cơn bão cát, những nắng gió cháy sạm da, những mùa mưa ỉ ôi không dứt làm biến dạng sức sống con người nơi đây Nhưng cũng chính nó lại khiến con người xích lại gần nhau hơn, mạnh
mẽ và cứng cỏi hơn, là nguồn cảm hứng bất tận để Nguyễn Ngọc Thuần cho ra đời những đứa con tinh thần như từng mảng tâm hồn trải rộng khôn nguôi Khi nhớ về miền quê yêu
Trang 31dấu, tác giả từng xúc động “Quê hương tôi là những khoảng trời rộng rãi Nằm đâu cũng
có thể ngủ được, ở đâu cũng có một mùi thơm lúa non, mùi rạ, mùi cây lá được ủ ê trong ngập ngụa không khí…” [51, tr.40] Sự mộc mạc, chân quê nghèo nàn về vật chất nhưng chứa đựng biết bao ân tình, tất cả những xúc cảm phả vào tâm hồn nhà văn mãnh liệt khiến anh sau này dù xa quê nhưng vẫn bộc bạch thẳng rằng “Thực ra đến bây giờ là sinh viên của trường Đại học Mỹ Thuật, sống giữa trung tâm thành phố ồn ào, náo nhiệt, công việc sau này cũng sẽ gắn bó với môi trường này nhưng thật lòng tôi chỉ muốn về quê Tôi khoái ở quê hơn Đời sống ở đấy giản dị, chân chất, nó hợp với tôi hơn” [34, tr.2] Nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người sống với nhau bằng thứ tình quê ấm áp chân tình, nơi ấy Thuần đã gìn giữ trong tim những kỉ niệm tuyệt vời nhất để những tác phẩm ra đời như một sự truyền tay hơi ấm Chính vì lẽ ấy, trong các trang truyện của anh, mỗi độc giả luôn được thả hồn mình theo không gian mênh mông của cánh đồng quê, con sông quê, khu vườn rực rỡ muôn vàn hoa thơm trái ngọt và có cả những cồn cát bất tận màu trắng bạc
Nguyễn Ngọc Thuần đam mê ngành mỹ thuật, anh đã lựa chọn tương lai của mình gắn liền nó, còn với văn chương đó chỉ là sự tình cờ đến ngẫu nhiên “Tất cả bắt đầu từ một sự tình cờ Một hôm, tôi ghé chơi nhà người dì, nhìn thấy một cái máy đánh chữ cũ kỹ bụi bám đầy Tôi bèn mang ra lau dầu Lau dầu xong, tiện tay tôi gõ chơi vài chữ rồi ngẫu hứng viết lung tung, không ngờ càng viết lại càng thấy thích
Từ đó, tôi bắt đầu viết và dần dần hình thành ý thức viết Đến lúc ấy tôi mới tập trung học ngữ pháp ”[34, tr.34] Duyên nợ với cả mỹ thuật và văn chương, anh hoàn toàn chiếm thế mạnh khi dùng hội họa tô điểm cho văn học Hay nói cách khác, anh nhìn văn học với con mắt của một họa sĩ nên tạo ra một thứ văn mới lạ độc đáo thu hút người đọc Anh đã tự tay vẽ những hình họa mô phỏng trong những câu chuyện nhỏ bé Thế giới con người và vạn vật đều được nhà văn thiết kế tỉ mỉ bằng đồ họa, khiến đường nét sắc ngọt mĩ miều Vì thế, trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần, độc giả hoàn toàn được chiêm ngưỡng những bức tranh với đầy đủ những gam màu hình khối đặc sắc của hội họa Hội họa trở thành nguyên liệu cho tác giả nhào nặn, tạo hình cho những nhân vật của mình Chính những điều đó đã quyện đặc vào nhau làm nên một thứ văn chương mà mỗi chúng ta không chỉ ngắm, chiêm ngưỡng mà còn phải cảm nhận
Trang 32Nguyễn Ngọc Thuần đi nhặt từng câu chữ từ những câu chuyện ân tình của con người xung quanh cuộc sống làng quê bình dị, từ mảnh vườn hoa trái trải tổng hòa những mùi quen thuộc, từ mùi bùn ngai ngái trên những cánh đồng bờ sông, từ biển cát mênh mông của xứ Bình Thuận chang chang nắng lửa và mưa ào ào đổ,…
để làm thành những miền giá trị văn hóa độc đáo trong tác phẩm của mình Cái tài của một họa sĩ kết hợp với cái tâm văn chương tạo thành thế mạnh không ai có được, những tác phẩm mang hình hài dị biệt nó vượt lên trên cái phổ quát thông thường, chất văn hóa được khơi lên trong tâm hồn trẻ thơ thật đáng để ngưỡng vọng Tất cả hòa quyện sóng sánh vào nhau tạo thành nét riêng biệt của con người miền quê Nam Trung Bộ hay cũng chính là nét văn hóa chung trên mọi làng quê Việt Nam dung dị, yên bình
1.4.3 Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về văn chương
Nếu coi tác phẩm là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn thì quan điểm và tư tưởng của nhà văn chính là dòng máu, sức sống nội tại nuôi dưỡng đứa con ấy lớn mạnh mãi với thời gian Những gì họ viết ra đều thể hiện chính tâm tư tình cảm và những quan điểm của họ về cuộc sống con người, về nhân tình thế thái
Nguyễn Ngọc Thuần rất nghiêm túc trong việc sáng tạo văn chương, anh luôn hướng đến chức năng cao cả của văn chương đó là Chân – Thiện – Mỹ “Văn chương thì phải đẹp và nhân văn Yếu tố con người là quan trọng… Tôi là dân mỹ thuật, nếu viết không đẹp thì thà rằng không viết”[6, tr.53] Có lẽ trong tâm khảm của Nguyễn Ngọc Thuần luôn đau đáu những lời dạy dỗ của mẹ thuở ấu thơ “Mẹ tôi dạy tôi hai điều: Đừng bao giờ cay nghiệt vì chính mình có cuộc sống khốn khó, hoặc đem cái khốn khó mà dằn hắt người khác và một miếng thịt ngon cũng cần có một nhát cắt thật đường nét, huống hồ là văn vẻ”[34, tr.2] Vì thế, trong những đứa con tinh thần của mình, anh luôn “chăm bẵm” rất cẩn thận và tinh tế đến từng chi tiết Với anh, văn chương phải vươn tầm thế giới, phá tuông khỏi sự rập khuôn cổ
hủ máy móc, thoát khỏi tiếng nói “đồng thanh” và phải thổi vào nó một sức gió mới
lạ dạt dào “Một cuốn sách hay phải là một cuốn sách khác biệt trước đã, sau đó nó
sẽ tự khắc trở thành phổ quát Văn học Việt Nam, theo tôi nghĩ, nó phải khác biệt hơn, cá nhân hơn, nó không thể giống nước này nước nọ để rồi mong nó len ra nước
Trang 33ngoài Không ai thích đọc cái mình đã đọc rồi Phương Tây sẽ không dại gì đọc lại chính họ một lần nữa”[34, tr.3] Từ quan điểm đó, Nguyễn Ngọc Thuần đi làm nghệ thuật như một “người câu mồi nhỏ”, thứ “mồi” ấy phải “có một không hai”, anh ta khoái những chi tiết be bé xinh xinh nhưng nó lại trở thành lãnh địa chất chứa những bài học sâu sắc nhất vì đơn giản rằng “Sau những gì to lớn trong đời, người
ta bao giờ cũng mang theo những gì nho nhỏ bình thường”[34, tr.1] Tác giả trẻ này luôn soi mình vào tác phẩm để thấy “Văn chương đã giúp tôi hiểu về giá trị bản thân hơn những gì tôi nghĩ về mình” và tự khám phá ra những nội lực bằng chính con đẻ của mình[34, tr.2]
Với tâm thế “viết cho thiếu nhi thì không thể dùng tâm hồn của một ông già”, Nguyễn Ngọc Thuần luôn đặt mình vào điểm nhìn của một đứa trẻ để lượm nhặt câu chữ thật cẩn thận Đôi khi sự gồng gánh cảm xúc chênh vênh khiến tác giả chiêm nghiệm “Trẻ con thích nhìn sự vật lớn hơn hoặc nhỏ hơn với bản thân chúng Khi giá trị cực tiểu và cực đại đứng gần nhau, thường sự bất thường sẽ xảy ra”[34, tr.4], và điều bất thường ấy chính là sự khác biệt giữa điểm nhìn người lớn và điểm nhìn trẻ thơ Nhưng cái hay của Nguyễn Ngọc Thuần là luôn cân bằng được trạng thái người sáng tạo văn chương cũng như sự rạch ròi về đối tượng mà anh hướng đến Người đọc chưa bao giờ bị lẫn cảm xúc “trẻ con - người lớn” khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của anh
Nguyễn Ngọc Thuần đặc biệt quan tâm đến văn hóa ứng xử trong thế giới trẻ thơ, anh luôn tâm niệm rằng “một đứa trẻ cần phải được đối xử trân trọng như một tòa lâu đài, một con người biết tự trọng, một con người trưởng thành về nhân cách, một người đàn ông”[33, tr.2] Anh luôn tôn trọng những nhân vật nhí của mình, điều đó được tác phẩm minh chứng sắc nét khi nhân vật người lớn bên cạnh việc giáo dục con bằng những bài học nhỏ, họ hóa thành những người bạn thân thiết để lắng nghe tâm tình của trẻ, thậm chí, trẻ có quyền thay đổi quan niệm sống của bố
mẹ nếu chúng đúng Nguyễn Ngọc Thuần viết văn cho thiếu nhi nhưng người lớn đọc cũng phải “say mềm”, bài học không chỉ tặng riêng cho trẻ mà còn nhắn nhủ với cha mẹ chúng “giáo dục phải đúng cách” Trên hành trình sáng tác, anh luôn bảo vệ nhân vật của mình, dù nhân vật có bị cái nghèo vật chất “va chạm” thì
Trang 34“Những nhân vật của tôi luôn giàu Tinh thần thì ai cũng giàu cả, tôi tin vậy Khi một đứa trẻ ra đời, nó đã là một kẻ giàu có về tinh thần rồi” [34, tr.3] Để xây dựng được những lối ứng xử mang đậm tính văn hóa đó, Nguyễn Ngọc Thuần luôn chú ý đến tất cả các mối quan hệ xung quanh trẻ, từ gia đình đến những người hàng xóm, bạn bè, thầy cô, từ thiên nhiên mơ mộng đến thế giới loài vật đáng yêu kỳ thú đều thật đẹp, thật dịu hiền và trở thành dấu ấn sắc nét trong tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng những mầm non trưởng thành
Trong hành trình cần mẫn gom nhặt những nét đẹp của cuộc sống làm giàu có cho tâm hồn trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Thuần đặc biệt chú ý đến niềm tin cổ tích, niềm tin vào cuộc đời thực “Truyện của tôi là những con người, địa danh, những sự việc
cụ thể…Tuy nhiên, mối giao cảm giữa các nhân vật có vẻ như vượt khỏi đời thực
Có lẽ cũng vì vậy mà nhiều người khi đọc đã có cảm giác về sự hư ảo Bản thân tôi
luôn mơ ước cái đẹp từ những mối giao cảm đó”[34, tr.2] Đó là mối giao cảm lung
linh diệu kỳ của những “thiên thần”, “mảnh hồn tí con”, “con ma yêu thương”, những điều phi thực, huyễn hoặc quyện đặc sóng sánh trong tâm thức trẻ Thực chất
nó là nét văn hóa tâm linh được khúc xạ qua cái nhìn ngây ngô của trẻ Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã từng nói: “Nếu văn nghệ sĩ là kỹ sư tâm hồn và nhà giáo dục cũng là kỹ sư tâm hồn thì văn nghệ sĩ sáng tác cho thiếu nhi là hai lần kỹ sư tâm hồn” Nguyễn Ngọc Thuần đã thực sự xứng với danh “hai lần kĩ sư tâm hồn” vì trong anh luôn kỳ công đi tìm những mảnh ghép sáng rực để tạo thành một thế giới tình thương, cái nôi tinh thần vững vàng nhất trong tâm hồn trẻ
Như vậy, những quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về văn chương cũng như những ý niệm về văn hóa trẻ thơ đã khiến mỗi độc giả khâm phục cái “tâm” của một người làm nghệ thuật Ở anh, sự giản dị tuềnh toàng bên ngoài “Cao, ốm nhách, răng xỉn vì cà phê và thuốc lá, những ngón tay gần như lấm lem vì sự đeo bám của chất nicotine và cả màu vẽ Lơ ngơ và có vẻ vô lo Hoàn toàn không quan tâm tới chuyện người khác”[46, tr.1], không che lấp nổi trái tim ấm nóng người cầm bút
“Anh luôn hướng trẻ em đến một thế giới tươi đẹp Ở đó trẻ em được ước mơ và thực hiện mơ ước của mình, trẻ được sống một cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, tự do
Trang 35và thoải mái; trẻ thoát khỏi sự trói buộc, sự “cưỡng chế” của người lớn Anh đã gieo trong tâm hồn các em “hạt giống niềm tin” về một điều kỳ diệu”[46, tr.2]
Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ bốn vấn đề cơ bản : khái niệm văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, phương pháp tiếp tận văn hóa học trong nghiên cứu văn học và hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần Ở phần khái niệm văn hóa, chúng tôi đã cố gắng mô phỏng ngắn gọn quá trình hình thành những
ý niệm văn hóa và chọn lọc những khái niệm tiêu biểu nhất để đưa vào bài viết Có thể thấy đây là một khái niệm có nội hàm khá rộng, bao hàm tất cả những giá trị liên quan đến đời sống tinh thần của con người Tiếp đó, chúng tôi khai thác mối quan hệ văn hóa và văn học ở ba phương diện : văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa, văn học kết tinh các giá trị văn hóa, văn học như một ứng xử văn hóa Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tìm ra những ưu thế của góc nhìn văn hóa như một chìa khóa để giải mã văn học Ngoài ra, qua việc tìm hiểu văn nghiệp của Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi đã lý giải cội nguồn văn hóa đã chi phối đến những sáng tác thiếu nhi của anh Đây cũng chính là những lý thuyết cơ bản để chúng tôi đi cắt nghĩa, giải mã sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần như một hiện tượng văn hóa đặc sắc
Trang 36Chương 2 : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CHO
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 2.1 Con người – đối tượng thẩm mỹ mang dấu ấn văn hóa
Con người là nhân tố thiết yếu của văn hóa, nói đến văn hóa thì không thể thiếu con người Trong sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người luôn hiện diện với hai chức năng: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng Dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy một mặt con người sáng tạo ra văn hóa (nghĩa vụ), mặt khác con người là đối tượng của văn hóa (quyền lợi – văn hóa vì con người) Con người hiện lên với tư cách vừa là chủ thể sáng tạo của văn hóa vừa là khách thể văn hóa, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống xa xưa để lại Trong những sáng tác thiếu nhi của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng con người với những miền giá trị văn hóa đặc sắc Con người hòa mình trong những luồng sáng của văn hóa ứng xử, văn hóa gia đình và văn hóa tâm linh Trong cuộc giao nhịp và tác động ấy, họ đã thực hiện cả hai tư cách, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của văn hóa Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xét con người trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trong ba miền giá trị văn hóa: Ứng xử tình nghĩa như một phương thức sống của con người; văn hóa gia đình – nền tảng nuôi dưỡng nhân cách con người; thế giới tâm linh - cội ngồn những ý niệm văn hóa của con người
2.1.1 Ứng xử tình nghĩa như một phương thức sống của con người
Trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, ứng xử tình nghĩa được coi như là một khuôn thước đạo đức truyền thống Lối sống đó luôn được đặt trong mối quan hệ đa chiều với tự nhiên và xã hội
Nó chính là yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
Trong những sáng tác thiếu nhi của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng những hành vi giao tiếp, những lối ứng xử mang đậm bản sắc dân tộc Tất cả những nhân vật của anh, từ người lớn đến trẻ con, từ cụ già đến em nhỏ,…đều có suy nghĩ, hành động và phương thức sống tràn đầy tình nghĩa Không chỉ với thiên nhiên mà còn với tất cả các mối quan hệ xã hội đều được soi chiếu dưới cái nhìn của văn hóa ứng xử Vừa tiếp thu những nét văn hóa truyền thống vừa sáng tạo những ứng xử mang hơi hướng thời đại, Nguyễn Ngọc thuần đã mang đến những trang văn vô
Trang 37cùng ý nghĩa, nó như những bài học về tình yêu thương cho trẻ thơ và cho cả
“người lớn”, cho tất cả chúng ta trong một cộng đồng dân tộc Dưới phạm vi của đề tài, chúng tôi xét văn hóa ứng xử của con người trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần ở hai mối quan hệ: Mối quan hệ với thiên nhiên và mối quan
hệ với môi trường xã hội Phần ứng xử trong gia đình là trọng yếu nên chúng tôi xin tách riêng và khai thác sâu hơn( ở mục 2.1.2)
2.1.1.1 Ứng xử với thiên nhiên
Triết học phương Đông bằng cái nhìn “vạn vật nhất thể” đã nhận định: trong
bộ ba Thiên – Địa – Nhân, con người là một bộ phận hữu cơ của thế giới, là dấu nối gắn kết giữa trời và đất thành một thể thống nhất Trong tâm thức văn hóa của người Việt Nam, thiên nhiên được coi như người bạn tâm tình gần gũi của con người, con người với thiên nhiên luôn gắn liền với nhau, hòa quyện với nhau làm một Con người không thể sống nếu tách rời khỏi thiên nhiên và ngược lại Nếu chúng ta hiểu văn hóa là ứng xử giao tiếp của con người với môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) thì những xúc cảm, suy nghĩ, phản ứng của con người trước thiên nhiên, cuộc sống chính là những biểu hiện trong thái độ ứng xử văn hóa con người Bởi thế, thiên nhiên giữ vai trò như một đối tượng thẩm
mỹ cơ bản của sự khám phá và sáng tạo nghệ thuật Thiên nhiên trở thành nhân vật không thể thiếu trong tất cả những ngành nghệ thuật, nó hiện hữu như địa hạt của những sáng tạo độc đáo nhất
Bước thay đổi của thời gian dẫn đến nhận thức của con người về thiên nhiên cũng thay đổi, những đổi mới sao cho phù hợp với đời sống hiện thực Nhìn lại tiến trình phát triển văn học Việt Nam, nếu con người trong văn học cổ “hòa mình với thiên nhiên trong một bầu trời” thì con người hiện đại lại tách mình ra khỏi thiên nhiên như một chủ thể độc lập Nhưng tách ra không có nghĩa là dứt mọi mối quan
hệ mà tách ra để rồi có độ lùi nhất định bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở cảm xúc riêng tư trước nhiên nhiên, khiến thiên nhiên mang dáng dấp con người Con người
đã “nhào nặn thiên nhiên theo quan điểm chủ quan của mình” [6, tr.34] Trong văn học Việt Nam hiện đại, thiên nhiên như một bức tranh vi diệu được vẽ nên bởi sự say sưa nhận biết những bí ẩn xa xôi trong tâm hồn người nghệ sĩ Con người đối
Trang 38diện với thiên nhiên để khẳng định cái tôi của mình Qua đó, thổi hồn vào thiên nhiên – cái hồn cá thể đã khiến cái nhìn thiên nhiên tiến thêm một bước mới
Ngày nay, đứng trước những thay đổi lớn về cuộc sống, sự lên ngôi của đời sống hiện đại kéo theo vấn nạn môi trường thiên nhiên đang bị hủy hoại trầm trọng Văn học phải luôn gắn liền song hành với cuộc sống Vì vậy, trước sự “kêu gào sự giúp đỡ” của thiên nhiên, nhà văn cần lên tiếng Nguyễn Ngọc Thuần bằng những trang văn hết sức tinh tế của mình đã ngầm giáo dục con người nói chung và thế hệ thiếu nhi Việt Nam nói riêng cần phải có những thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên Tác giả như nhắn nhủ thiên nhiên là người bạn, là chứng nhân cho bao nỗi buồn vui của con người và con người cũng cần phải đáp lại thứ tình cảm ấy bằng một trái tim biết yêu thương, trân trọng Nhà văn đã để cho nhân vật đứng trước thiên nhiên, tự trải nghiệm và đưa ra những nhận xét, cảm nhận và cách ứng xử rất
thú vị về thiên nhiên Không phải thiên nhiên dữ dội như trong Ông già và biển cả của Hemingue, cũng chẳng hoang dã như Một cần câu của Trần Thanh Định, hay sự
kì vĩ trong Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán,…thiên nhiên trong những trang văn
của Nguyễn Ngọc Thuần hiện lên thật bình dị, hiền hòa giữa làng quê Con người mộc mạc, giản dị giao hòa với thiên nhiên, đất trời nơi thôn dã
Trước hết, mỗi nhân vật trẻ thơ trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần được xây dựng với lối ứng xử thân thiết, tâm tình với thiên nhiên vạn vật Chúng coi thiên nhiên như những người bạn gắn bó keo sơn, mật thiết, chẳng thể tách rời Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng nhân vật nhí của mình thành những nghệ
sĩ yêu hoa và ứng xử với chúng như người bạn thân thiết, người bạn ấy thường tham
gia những trò chơi thú vị Đến với Vừa nhắm mắt vừa mở sổ, người đọc sẽ được
xem một trò chơi ú tim vô cùng hấp dẫn, trò chơi ấy có sự tham gia của ba người: đứa bé, ông bố và tất cả những loài hoa ở trong vườn Lúc đầu, trò chơi diễn ra ở mức độ dễ “chạm hoa đoán tên” : “Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông một Bố nói: - Đố con hoa gì? Tôi luôn nói sai Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng” [56, tr.41] Thế là từ đấy, ngày ngày cậu bé tập “sờ vật đoán tên”, những bông hoa chơi trò ú tim bỗng trở thành một kho tàng bí mật cần được khám phá Cậu bé tích cực hăm hở “đột nhập” vào thế giới kì diệu về
Trang 39các loài hoa để sử dụng giác quan nhạy bén của mình, cho đến khi cậu ấy thấy rằng:
“không bao lâu tôi đã đoán được hết vườn hoa Từ trong nhà ra ngoài vườn, tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào và nói đúng tên của nó Tôi cũng đã thuộc khu vườn Tôi có thể vừa nhắm vừa đi mà không chạm vào vật gì” [56, tr.42 ] Rồi người bố đổi món “trò chơi với các loài hoa” bằng cách “Bố lại nghĩ ra trò chơi khác Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa”[56, tr.47 ] Dường như trò chơi được tăng thêm một cấp độ mới “ngửi hương đoán hoa” Lúc này cậu bé phải sử dụng khứu giác “tinh ranh” của mình mà đoán định Rồi cho đến một ngày, người bạn chân tình hoa cũng nói hết những bí quyết về mùi hương đặc trưng của mình cho cậu bé “Những bông hoa cứ đem hương đến cửa sổ như báo cho tôi biết từng mùa Hoa gì nở sớm, hoa gì
nở muộn Tôi còn phân biệt đồng một lúc những hoa gì đang nở Bố tôi nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới” [56, tr.47] Lúc này khu vườn đã hóa thành một người bạn tri kỷ của cậu bé để tâm sự với cậu bé những bí mật “cuộc đời mình” Phải yêu quý và thương mến khu vườn rất nhiều thì trái tim non nớt của một cậu bé mới có
thể nói những điều tuyệt diệu và đẹp đẽ đến vậy Hay trong Một thiên nằm mộng,
nhân vật “em” đã làm thơ trước thiên nhiên, đầu hàng trước vẻ đẹp mĩ miều của cánh đồng và không thể không “mơ giữa ban ngày” với lý thuyết rằng “Nhưng mà hình như em không thể im lặng trước một cánh đồng Nhất là nó rộng như thế này Không có lý do gì em phải im lặng trước một cánh đồng Và khi nó xanh đến thế thì
em lại càng muốn nói Mẹ đã từng nói: “Đứng trước cánh đồng thì con có quyền làm thơ…”[51, tr.29]
Không chỉ thân thiết với thiên nhiên, đối xử với thiên nhiên tâm tình trìu mến
mà con người còn trân trọng, ngưỡng vọng và coi thiên nhiên như một “bản thể đậm chất người” Tức là thiên nhiên trở thành đối tượng giao tiếp và ứng xử như một con người thực sự trong tâm thức văn hóa của trẻ thơ
Những đứa trẻ trân trọng, ngưỡng vọng thiên nhiên khi chúng nhìn thiên nhiên như một thực thể có tên tuổi, ngoại hình và hành động rất người Cậu bé trong
Giăng giăng tơ nhện với những phát hiện độc đáo về thế giới của cây cối, cơn mưa
Trang 40và cánh đồng: “những hàng cây ốm yếu thêm khô vàng”, “những cơn mưa mùa trước ngắt quãng từng chập một như mắc nghẹn”, “mười hai giờ trưa, cánh đồng
luôn hắt hơi”…[51, tr.89] Hay trong Nhện ảo nhân vật tôi đã ngắm vì sao và phát hiện “như gã khổng lồ nằm vắt lên bầu trời những vũng đen” Ở tiểu thuyết Trên đồi
cao chăn bầy thiên sứ, ta bắt gặp một hình ảnh bầu trời có “dung nhan”, vẻ đẹp
giống như những bức vẽ vui nhộn của bọn trẻ con giàu tưởng tượng, nó thú vị bởi
sự lý giải “cái dung nhan đó cũng trở nên mờ ảo” khi triết lý rằng “Bầu trời cũng có khác gì khuôn mặt đâu, thế nhưng chưa từng ai nhìn gần một đôi môi của nó chỉ vì
nó quá xa, nó đã bị gộp lại vừa mắt vừa môi, vừa làn da ”, hay “Khu vườn như người đàn bà già cỗi không còn điểm trang” [54, tr.228] Độc đáo nhất là vì sao
lung linh hóa thành con người khi cậu bé trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đặt
tên cho nó “Tôi đặt tên nó là Lê Văn Tí, tên thằng Tí bạn tôi” [56, tr.93] Rõ ràng cậu bé đã coi vì sao như một con người, một con người cần có một cái tên để gọi, con người ấy là người bạn thân thiết nhất của mình Vì sao được mang tên Tí – một
vì sao luôn cận kề, đi chơi cùng, đi học cùng, và hàng đêm vẫn cùng nhau ngắm thế giới chung quanh Thiên nhiên lúc này trở thành một chủ thể thực thụ, một chủ thể dễ thương có tên gọi rất người
Con người coi thiên nhiên là bản thể đậm chất người khi phát hiện thiên nhiên không chỉ có hoạt động mà còn có chức năng và nhiệm vụ mang tính người Thiên nhiên được tôn vinh như người dẫn đường trong những khu vườn bí mật “Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát”[56, tr.48] Rõ ràng nếu bỏ qua vẻ bề ngoài, bông hoa ở đây đã hiện hình như một con người, với chức năng và nhiệm
vụ như “hướng dẫn viên du lịch” vậy Người hướng dẫn viên ấy sẽ chỉ dẫn cho cậu
bé đi lối nào thì “an toàn và thơm ngát” để rồi cậu băn khoăn “Bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không
có người dẫn lối? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BÔNG HOA….những bông hoa chính là người đưa đường”[56, tr.49]