Đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Lựa chọn đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA, chúng tôi cố gắng làm rõ những nét đặc sắc của văn hoá Nam Bộ được thể hiện trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư. Đồng thời chỉ ra những nét kế thừa và đóng góp mới của chị khi viết về mảnh đất Nam Bộ so với các nhà văn khác. Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm văn hoá, các thành tố văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, luận văn đi sâu vào nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn văn hoá. Từ vấn đề trung tâm, chúng tôi mở rộng các mặt biểu hiện cơ bản của sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong tính thống nhất giữa nội dung và hình thức. Triển khai luận văn này, chúng tôi khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, trong đó trọng tậm tập trung vào 6 tập truyện ngắn và một cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư. Cụ thể như sau: Các tập truyện ngắn: 1.Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2000) 2.Biển người mênh mông (Tập truyện ngắn, NXB Kim Đồng, 2003) 3.Giao thừa (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2003) 4.Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2005) 5.Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2008) 6.Khói trời lộng lẫy (Tập truyện ngắn, NXB Thời đại, 2010) Tiểu thuyết: Sông (Tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2012) 4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ học, tự sự học, thi pháp học hiện đại... kết hợp với cảm thụ truyền thống để khảo sát và nhận định tác phẩm theo quan niệm, hiểu biết của mình. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để chỉ ra những đặc điểm giống nhau cũng như những nét riêng, tiêu biểu về văn hoá Nam Bộ được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sáng tác của chị với một số nhà văn lớp trước và đương thời. Từ đó, khẳng định đóng góp của chị với nền văn học Việt Nam hiện đại. - Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm và dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát và hệ thống thành những đặc điểm riêng, nổi bật dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình khảo sát về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hoá - văn học. Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu theo một hướng mới. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó thấy được những giá trị nghệ thuật, những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của văn chương chị mang đậm bản sắc văn hóa của vùng quê Nam Bộ. 6.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương chính : PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VÀ NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH VĂN HÓA NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 1. Giới thuyết về nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Văn hoá Văn hoá là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng. Theo A.L. Kroeber và C.L. Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: cái nhìn phân tích về khái niệm và định nghĩa có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Sở dĩ số lượng định nghĩa văn hóa phong phú như vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức rộng. Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phương pháp nghiên cứu của mình đều có quyền đưa ra một định nghĩa thích hợp. Sau đây, chúng tôi xin phép điểm qua một số định nghĩa về văn hóa tiêu biểu. Cụ thể như: Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: “Văn hoá là: 1.Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hoá dân tộc. Văn hoá Phương Đông. Nền văn hoá cổ. 2.Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầucủa đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hoá. Công tác văn hoá 3.Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hoá. Trình độ văn hoá. 4.Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hoá. Ăn nói thiếu văn hoá. 5.Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn hoá rìu hai vai. Văn hoá gốm màu. Văn hoá Đông Sơn. Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. (Dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn:hptt://vi.wikipedia.org Theo Đỗ Lai Thuý trong Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá, NXB Văn hoá Thông tin, trang 15 thì theo nghĩa rộng: “Văn hoá là tất cả những gì phi tự nhiên”. Tác giả cũng cho rằng, đây là định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất. Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc cho rằng: “Văn hoá là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ”. UNESCO – Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội Đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Trang 1Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong trường ĐHSP Hà Nội, khoa Ngữ văn, bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, phòng Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn GS TRẦN ĐĂNG XUYỀN, người đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 9, năm 2013 Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hà
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ nổi lên như một “hiện tượng lạ”,
“một luồng gió mới” (Nguyên Ngọc) của văn xuôi Việt Nam hiện đại Từ tập
Ngọn đèn không tắt khiêm nhường lặng lẽ, qua Cánh đồng bất tận khuấy
động văn đàn, đến Gió lẻ và chín câu chuyện khác hay Sông nóng hổi mới ra
mắt bạn đọc, tác phẩm của nhà văn nữ đất mũi Cà Mau này được nhắc đến rất nhiều trên các báo, tạp chí, các phương tiện truyền thông; được thẩm định qua các giải thưởng trong nước và khu vực Nguyễn Ngọc tự so sánh sáng tác của
mình với “quả sầu riêng” và đã không ít lần “sản vật” đặc trưng của Nam
Bộ ấy đã vượt qua địa hạt vùng miền, quốc gia, đến với độc giả khắp nơi, kể
cả nước ngoài Được đánh giá cao trong giới chuyên môn, được nhiều nhà xuất bản săn đón, lọt vào tầm ngắm của không ít nhà đạo diễn sân khấu điện ảnh, tác phẩm của nữ văn sĩ này thực sự có được vị trí chắc chắn trong bức tranh văn học hiện nay
1.2 Bên cạnh những cây bút trẻ như Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu… người đọc tìm đến và yêu mến Nguyễn Ngọc Tư bởi giọng văn của chị trong trẻo, mộc mạc, ẩn sau đó là một tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn trước cuộc sống và con người quê hương chị - vùng đất Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc Ở đây, người đọc cũng dễ dàng nhận ra những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ trong mỗi trang viết của chị Từ cách xưng hô, từ tên đất, tên địa danh, tên người, đến
tâm lí, tính cách của nhân vật đều “rặt Nam Bộ” Qua các trang viết của chị
người đọc như được tận mắt chứng kiến những dòng sông rộng lớn, những con kênh, những cánh đồng, những miệt vườn trù phú rộng mênh mông Trên không gian đó là những sinh hoạt hàng ngày, những hoạt động sản xuất của các cư dân nơi đây gắn với số phận của những người dân nghèo nhưng đôn hậu, chất phát
1.3 Sáng tạo văn học là một hoạt động văn hoá Bởi vì mọi sáng tác
Trang 3văn học xét đến cùng cũng đều nhằm nhằm tái hiện những hoạt động sống của con người ở mỗi vùng miền, quốc gia, dân tộc Do đó, điều dễ nhận thấy là mỗi tác phẩm văn học của một tác giả thuộc một vùng miền, dân tộc khác nhau đều mang dấu ấn riêng của cộng đồng người Trong đó, văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt cơ bản này Vì vậy, khi nghiên cứu văn học từ góc độ quan hệ văn hoá - văn học sẽ thấy được vai trò sáng tạo văn hoá của văn học qua những hình tượng nghệ thuật, qua xây dựng những mô hình nhân cách văn hoá đẹp cho xã hội, cho dân tộc Đồng thời, nghiên cứu văn học nhìn từ góc độ quan hệ văn hoá - văn học sẽ góp phần khẳng định vai trò vừa lưu giữ, chuyển tải vừa thẩm định và lựa chọn văn hoá của văn học
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN
NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA với hi vọng sẽ đóng góp thêm một
vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn trẻ và tiêu biểu của văn xuôi đương đại Chị thực sự xuất hiện và gây được sự chú ý trên văn đàn từ năm 2000, sau khi đạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ hai do Nhà xuất bản trẻ, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức
Từ đó cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều, viết hay với một khối lượng tác phẩm đáng kể; tập trung ở các thể loại chủ yếu như truyện ngắn, tản văn,
tạp văn Gần đây cuốn tiểu thuyết đầu tay Sông của chị đã ra đời Có thể nói,
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã dành được sự ưu ái, quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình cũng như độc giả trên khắp mọi miền Tổ quốc và cả nước ngoài Nhiều bài viết được đăng trên các báo uy tín như: Tuổi trẻ, Thanh niền, Văn nghệ, Tạp chí nghiên cứu văn học, Văn nghệ đồng bằng Sông Cửu Long, và trên những trang web báo mạng Sau đây, chúng tôi chỉ dẫn ra một
Trang 4số nhận xét tiêu biểu:
Khi tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đoạt giải của Hội Liên hiệp
văn học nghệ thuật Việt Nam, cái tên Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu được các nhà văn lớp trước như Nguyễn Quang Sáng, Chu Lai, Nguyên Ngọc, Dạ Ngân
để ý đến Trong lời tựa tập truyện này Nguyễn Quang Sáng đã có nhận xet rất
xác đáng khi cho rằng: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời
thường, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc – mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta
đã dày công khai phá Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa nhân
hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế” (Lời tựa tập Ngọn đèn không tắt,
Nxb Trẻ, 2000, tr.03)
Không ngần ngại, Chu Lai khẳng định: “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút
tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt Nam” Huỳnh Công Tín gọi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ
Nam Bộ và đánh giá: “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người
Nam Bộ với những cái tên hết sức bình dị, chân chất kiểu Nam Bộ Họ mang những tâm tư, nguyện vọng hết sức đời thường Đó là những người sinh sống bằng những ngành cũng gắn liền với quê hương sông nước Nam Bộ Đặc biệt vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”
Tác giả còn chỉ ra truyện của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu đề cập đến số phận buồn thương của những con người nhỏ bé, chân chất sống cuộc đời bình dị
nhưng nhiều bi kịch, đắng cay (Nguyễn Ngọc Tƣ: Nhà văn trẻ Nam Bộ, tạp
chí Văn nghệ ĐBSCC, 15/04/2006)
Về tác phẩm Cánh đồng bất tận, Hữu Thỉnh trong cuộc trao đổi cùng
Trung Trung Đỉnh và Chu Lai nhấn mạnh: “Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt
Trang 5phá rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên bất ngờ thú vị cho giới
nhà văn Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách
đặc thù: chân thực, chất phác, hồn nhiên và bản năng” Khi được hỏi: “Điều
gì ở Cánh đồng bất tận thuyết phục ông nhất, với tư cách là một nhà văn”,
Hữu Thỉnh trả lời: “Đó là không khí của tác phẩm: cuộc sống Nam Bộ, hơi
thở Nam Bộ, nhân vật Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ thấm đẫm, nồng nàn trong
“cánh đồng” Đó là điều Nguyễn Ngọc Tư rất giỏi trong các truyện trước đây và càng khẳng định bản sắc và bản lĩnh vượt trội trong tác phẩm” (Hà
Linh – Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận,
http://www.vnexpress.net., 2006)
Có rất nhiều bài báo có giá trị khoa học thể hiện niềm yêu mến và tâm huyết của các tác giả dành cho Nguyễn Ngọc Tư Tiêu biểu và đáng kể nhất phải nói tới các bài viết của GS Trần Hữu Dũng trên web riêng Viet-studies, ông thiết kế để đăng tải các bài viết và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Ông
đã nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư một cách tường tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Ông đặc biệt đề cao tài năng
sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư và đánh giá đó là nét đặc sắc riêng không thể trộn lẫn với bất kỳ nhà văn nào khác Ông gọi Nguyễn
Ngọc Tư là “đặc sản miền Nam”
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cùng sáng tác của chị còn là đề tài hấp dẫn của các công trình luận văn, luận án Tiêu biểu như:
Luận văn Thạc sĩ Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
của Nguyễn Thị Kiều Oanh, ĐHSP Hà Nội, 2006
Luận văn Thạc sĩ Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
Nguyễn Ngọc Tư của Phạm Thị Thái Lê, ĐHSP Hà Nội, 2007
Báo cáo khoa học Khế ước của tự nhiên và kiểu xây dựng nhân vật
nữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư của Lê Hải
Vân, ĐHSP Hà Nội, 2007
Luận văn Thạc sĩ Đồng bằng Nam Bộ trong Hương rừng Cà Mau
Trang 6của Sơn Nam và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư của Trần Thị
Thu Hương, ĐHSP Hà Nội, 2008
Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị
Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư của Ngô Thị Diễm Hồng, ĐHSP Hà Nội, 2009
Nhìn chung các bài viết nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư tương đối nhiều và phong phú các ý kiến Tuy nhiên vẫn
chưa có công trình nào tiếp cận nghiên cứu SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN
NGỌC TƯ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn
lựa chọn này với mong muốn sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu hành trình sáng tác của nhà văn một cách khách quan, khoa học và toàn diện hơn
3 Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn đề tài SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ DƯỚI GÓC
NHÌN VĂN HÓA, chúng tôi cố gắng làm rõ những nét đặc sắc của văn hoá
Nam Bộ được thể hiện trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư Đồng thời chỉ ra những nét kế thừa và đóng góp mới của chị khi viết về mảnh đất Nam Bộ so với các nhà văn khác
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm văn hoá, các thành tố văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, luận văn đi sâu vào nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn văn hoá Từ vấn đề trung tâm, chúng tôi mở rộng các mặt biểu hiện cơ bản của sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong tính thống nhất giữa nội dung và hình thức
Triển khai luận văn này, chúng tôi khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, trong đó trọng tậm tập trung vào 6 tập truyện ngắn và một
cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư Cụ thể như sau:
Các tập truyện ngắn:
1 Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2000)
2 Biển người mênh mông (Tập truyện ngắn, NXB Kim Đồng, 2003)
3 Giao thừa (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2003)
4 Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2005)
Trang 75 Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2008)
6 Khói trời lộng lẫy (Tập truyện ngắn, NXB Thời đại, 2010)
Tiểu thuyết: Sông (Tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2012)
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ học, tự sự học, thi pháp học hiện đại kết hợp với cảm thụ truyền thống
để khảo sát và nhận định tác phẩm theo quan niệm, hiểu biết của mình
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để chỉ ra những đặc điểm giống
nhau cũng như những nét riêng, tiêu biểu về văn hoá Nam Bộ được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sáng tác của chị với một số nhà văn lớp trước và đương thời Từ đó, khẳng định đóng góp của chị với nền văn học Việt Nam hiện đại
- Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm và dựa vào tần
số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát và hệ thống thành những đặc điểm riêng, nổi bật dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
5 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình khảo sát về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hoá - văn học Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu theo một hướng mới Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn
sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư Từ đó thấy được những giá trị nghệ thuật, những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của văn chương chị mang đậm bản sắc văn hóa của vùng quê Nam Bộ
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương chính :
Trang 8Chương 1 : Giới thuyết về nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá và những yếu tố hình thành văn hoá Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2 : Những biểu hiện của văn hoá Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3 : Hệ thống hình tượng, ngôn ngữ và giọng điệu mang đậm sắc thái Nam Bộ
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VÀ NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH VĂN HÓA NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1 Giới thuyết về nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Văn hoá
Văn hoá là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng Theo
A.L Kroeber và C.L Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: cái nhìn phân tích về
khái niệm và định nghĩa có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa Sở dĩ số
lượng định nghĩa văn hóa phong phú như vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức rộng Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích
và phương pháp nghiên cứu của mình đều có quyền đưa ra một định nghĩa thích hợp Sau đây, chúng tôi xin phép điểm qua một số định nghĩa về văn hóa tiêu biểu Cụ thể như:
Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa:
“Văn hoá là:
1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Kho tàng văn hoá dân tộc Văn hoá
Phương Đông Nền văn hoá cổ
2 Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầucủa đời sống
tinh thần (nói tổng quát) Phát triển văn hoá Công tác văn hoá
3 Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát) Học văn hoá Trình độ
văn hoá
4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh Sống có
văn hoá Ăn nói thiếu văn hoá
5 Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống
Trang 10nhau Văn hoá rìu hai vai Văn hoá gốm màu Văn hoá Đông Sơn
Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh,
1997, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình” (Dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
nguồn:hptt://vi.wikipedia.org
Theo Đỗ Lai Thuý trong Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn
hoá, NXB Văn hoá Thông tin, trang 15 thì theo nghĩa rộng: “Văn hoá là tất
cả những gì phi tự nhiên” Tác giả cũng cho rằng, đây là định nghĩa khái quát
nhất, rộng lớn nhất
Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc
cho rằng: “Văn hoá là quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng
và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ”
UNESCO – Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đưa ra
định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”
Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá: “Văn
hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội
Trang 11ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hoá là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng”
Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau về văn hoá, nhưng tựu trung lại, văn hoá có những đặc điểm cơ bản sau: Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử chỉ riêng con người mới có Hoạt động sáng tạo đó bao trùm mọi ứng xử của con người với nhau và của con người với tự nhiên - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt được thành tựu của các giá trị văn hoá, được bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) Văn hoá là thể hiện của mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác, tạo thành những nhân cách văn hoá (cá nhân), những nền văn hoá khác nhau (cộng đồng)
Dù hiểu theo cách nào thì văn hoá cũng đều là thành quả, là sản phẩm độc đáo của quá trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng người tạo nên Trong phạm vi vấn đề được đề cập trong luận văn này, chúng tôi nghiêng về cách hiểu văn hoá gắn liền với bản sắc văn hoá theo định nghĩa của Phan Ngọc và của UNESCO
1.1.2 Bản sắc văn hoá
Văn hoá là sản phẩm, là diện mạo của cá nhân và cộng đồng Vì thế nói
tới văn hoá không thể không nhắc đến vấn đề bản sắc văn hoá, tức là cái “tinh
tuý”, cái cốt lõi của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử
Bản sắc văn hoá, theo Ngô Đức Thinh, là “một tổng thể các đặc trưng
của văn hoá, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các đặc trưng văn hoá ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hoá ấy Nếu bản sắc
Trang 12văn hoá là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn” (Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (2011),
Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới
và hội nhập) Cũng theo Dương Phú Hiệp (chủ biên), Cơ sở lí luận và phương
pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia – Sự thật Hà Nội, 2012, trang 40, thì “Bản sắc riêng của mỗi nền/dạng/kiểu văn hoá thường được biểu hiện là những nét đặc thù và độc đáo thể hiện trong các hiện tượng văn hoá hoặc các sản phẩm của văn hoá, quy định bộ mặt của mỗi nền văn hoá Ngoài ra, phần đáng kể của nó lại được thể hiện ngay trong hoạt động sống bình thường, hàng ngày của các cộng đồng người Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới được hình thành và tiếp tục được bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử Các giá trị mang bản sắc văn hóa của từng tộc người, từng dân tộc không phải ngẫu nhiên được hình thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lý, lịch sử và chính trị
Như vậy, bản sắc văn hoá được hiểu là những gì tinh hoa, bền vững của một nền văn hoá Nó mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa và là yếu tố cơ bản để phân biệt giữa một nền văn hoá này với một nền văn hoá khác Vì thế, dấu ấn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ được hiển hiện trong mọi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, trong đó có văn học
1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học
1.2.1 Văn học trong văn hoá
Văn học là một bộ phận của văn hoá Văn học, cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán là những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là văn hoá Vì vậy, cũng như các thành tố kia,
văn học luôn chịu sự chi phối trực tiếp (dù vô thức hay có chủ ý) “từ môi
trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời
Trang 13đại và một cộng đồng dân tộc” (Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội)
Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị
đã hình thành Chính vì vậy, có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng
ngôn từ nghệ thuật Như nhà nghiên cứu Phương Lựu khẳng định: “Nếu nghệ
thuật là một loại văn hoá đặc biệt, thì lấy ngôn ngữ với tư cách là biểu hiện đầu tiên, cơ bản, vĩ đại của văn hoá nhân loại làm chất liệu, văn học chính là gương mặt tiêu biểu cho văn hoá tinh thần của mỗi dân tộc” (Phương Lựu
(chủ biên), Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2010)
Ở một mặt khác, văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá Và khi nhìn văn học từ góc độ văn hóa học một cách cặn
kẽ thì “nếu văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể
phản ánh trực tiếp được, mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” các giá trị văn hóa”
1.2.2 Văn hoá trong văn học
Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ biện chứng, không chỉ văn học chịu sự tác động trực tiếp của văn hoá, mà ngược lại văn hoá cũng chịu sự tác động trở lại của văn học ở một số phương diện nhất định
Nhờ có văn học, những sắc màu văn hoá được tái hiện một cách sinh động và sắc nét, không chỉ ở bề mặt – lớp văn hoá dễ nhận biết (phong tập, tập quán, sinh hoạt, các lễ hội ) mà nó còn thể hiện cả tầng sâu văn hoá thể hiện ở tâm lí cộng đồng, tính cách, ứng xử của con người với con người và con người trước thiên nhiên Chính vì chịu sự tác động trở lại của văn học này
mà một số tác phẩm văn học dù không chủ định viết về vấn đề văn hoá nhưng
Trang 14người đọc vẫn nhận thấy đậm chất văn hoá trong từng trang viết (Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Tô Hoài )
Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá Trong tác phẩm văn học ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn Ta bắt gặp bức tranh văn hoá dân gian trong các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, trong thơ Hồ Xuân Hương Những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc (nghệ thuật pha trà, thú chơi chữ ) được tái hiện trong truyện ngắn và tuỳ bút của Nguyễn Tuân Những luật tục, hủ tục (khao
vọng, tục ma chay ) trong phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố Những tín
ngưỡng, phong tục (đạo mẫu và tín ngưỡng phồn thực, tục lên đồng, hát chầu văn, tục ma chay, cưới hỏi, tục thờ cây, thờ thành hoàng ) trong tiểu thuyết
Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
Văn học phản ánh văn hoá theo cách riêng mang tính đặc thù của văn học, đó là tôn vinh những giá trị tốt đẹp và phê phán những phản giá trị (nếu
có) trong văn hoá Bằng cách này, văn học đã góp phần “thanh lọc” giữ lại
những giá trị văn hoá tốt đẹp Từ đó văn học có tác động tích cực trở lại đối với đời sống văn hoá cộng đồng, giúp cộng đồng nhận thức, gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; đồng thời tẩy chay, bài trừ những biểu hiện phản văn hoá
Ngoài ra, văn học không chỉ là phương thức thể hiện, tồn tại của văn hoá mà còn là phương tiện cất giữ, bảo lưu văn hoá bằng chất liệu có tính năng động và bền vững, đó là ngôn từ Thông qua ngôn từ nghệ thuật, người
ta có thể thấu đáo hơn giá trị văn hoá của từng dân tộc, từng thời đại Bởi vì,
“văn chương của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa
là nơi định hình những giá trị đã hình thành” (Dẫn theo, Tống Thị Hạnh Chi,
Tiểu thuyết Nguyễn Xuân khánh dưới góc nhìn văn hoá, luận văn thạc sĩ,
ĐHSP HN 2012, trang 16)
Trang 15Tóm lại, giữa văn học và văn hoá luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau Văn học là một bộ phận của văn hoá Mọi sự biểu hiện của văn học xét đến cùng, chính là sự thể hiện của văn hoá Do vậy việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học
1.3 Sơ lược về nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp đã xuất hiện khá lâu trong nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nước Nhưng thành tựu nghiên cứu đạt được từ phương pháp này gần đây mới thực sự được chú ý ở Việt Nam
Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hoá không đơn thuần là việc dùng văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là
việc các nhà nghiên cứu văn học “vận dụng những tri thức về văn hóa để
nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm” ( Trần Nho Thìn,
VHTĐVN dưới góc nhìn VH, tr 18) và “đặt văn học vào bối cảnh rộng lớn
của văn hóa – xã hội, hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với những hiện tượng văn hóa xã hội khác, từ đó làm nổi bật những sắc thái văn hóa phong phú được thể hiện trong tác phẩm văn học; hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cục thể” (Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr7) Cùng với thời gian, sự ra đời
của các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu những tác động và chi phối của văn hóa đã cho thấy tính ưu việt của nó so với các cách tiếp cận tác phẩm văn học khác như góc nhìn thể loại,
Trang 16Tiêu biểu như:
1 Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb
2 Trần Ngọc Vương (1995), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
3 Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
4 Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hoá, Nxb Giáo dục, HN
5 Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG
Hà Nội
Nói như tác giả Trần Nho Thìn, trong cuốn Văn học trung đại Việt
Nam dưới góc nhìn văn hoá: “Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới
góc nhìn văn hoá ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hoá trong đó tác phẩm văn học ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người, cũng như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống động, hiện thực từng tồn tại trong một không gian văn hoá xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô típ, hình tượng xúc cảm, ngôn ngữ” [Trần Nho Thìn, VHTĐVN dưới góc nhìn văn
hoá, NXB GD 2007, tr 9,10]
Mặt khác, với phương pháp này, chúng ta có thể “giải mã các hình
tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hoá lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian” (Trần Nho Thìn, VHTĐVN dưới góc nhìn VH, tr10)
Như vậy, có thể tóm lược nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là đặt tác phẩm văn học đó gắn với thời đại văn hoá mà nó ra đời, để từ đó giải
mã những chi phối của văn hóa thời đại đến việc xây dựng tác phẩm văn học
2 Những yếu tố hình thành văn hoá Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường sống
Trang 172.1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng đất Nam Bộ
Nam Bộ là vùng địa lí có nhiều nét riêng biệt Đây là vùng đất nằm ở cuối cùng của Tổ quốc về phía Nam, nằm trọn trong lưu vực hai dòng sông lớn Đồng Nai và Cửu Long (thuộc hạ lưu sông Mê Kông) Nam Bộ được chia thành hai bộ phận là miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ (Cà Mau là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ) Đó là một vùng đất cửa sông, ven biển Chính vì thế, nét khu biệt của Nam Bộ chính là sự phong phú của hệ thống sông, ngòi, kênh rạch Miêu tả vùng này, vào đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức
đã dẫn: “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát Trong 10 người
đã có 9 người quen việc chèo thuyền, biết nghề bơi nước” Chỗ nào cũng có
ghe thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc để đi chơi, đi thăm người thân thích, chở gạo, củi buôn bán rất tiện lợi”
Với một vị trí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, Nam Bộ có nhiều nguồn tài nguyên: đất đai rộng lớn, phì nhiêu; nguồn nước dồi dào; khí hậu nóng ấm quanh năm, ít có thiên tai, thời tiết thất thường Ở đây, một năm chỉ
có hai mùa, sáu tháng mùa mưa và sáu tháng mùa khô, tạo nên nét đặc trưng
về thiên nhiên, mùa vụ và cách thức sinh hoạt của người dân Nam Bộ, khác biệt với các vùng địa lí khác Nói tới Nam Bộ là nói tới những cánh đồng tít tắp tận chân trời, tới khung cảnh thiên nhiên nhiên rộng lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt GS Lê Bá Thảo đã tính Nam Bộ có khoảng 5700 km kênh rạch Tất cả những yếu tố này đã góp phần quan trọng định hình cuộc sống và văn hoá nơi đây
So với các vùng địa lí khác thì Nam Bộ là vùng đất trẻ, được khai phá muộn hơn (cách đây khoảng hơn 300 năm) Trước đó Nam Bộ là một vùng đất gần như hoang hoá, có rất nhiều cá sấu và thú dữ Vì thế có thể nói nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét tự nhiên, ít chịu sự tác động của con người Điều này đã được ghi dấu trong ca dao Nam Bộ :
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma
Trang 18(Dẫn theo Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 284)
Với những đặc điểm tự nhiên trên, Nam Bộ trở thành miền đất hứa của nhiều người đi mở đất, mở nước Nhưng vốn là vùng đất mới khai phá còn mênh mông và hoang sơ, bí hiểm nên bên cạnh những thuận lợi kể trên, thiên nhiên Nam Bộ cũng có những khắc nghiệt, dữ dội, nhất là với người đi “mở đất” Họ đã phải vật lộn vất vả chống chọi với thiên nhiên để tìm kế mưu sinh
Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Nam Bộ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, tinh thần của người dân, hình thành nên tính cách con người và in dấu sâu đậm trong nhiều tác phẩm văn học viết về vùng đất này, trong đó có sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
2.1.2 Đặc điểm cư dân Nam Bộ
Như trên đã nói, Nam Bộ là vùng đất được khai phá muộn nên phần lớn dân cư ở đây là những lưu dân Họ đến từ nhiều vùng miền trong cả nước Một bộ phận đến từ miền Trung Một bộ phận khác đến từ miền Bắc (nhất là
ở đồng bằng châu thổ sông Hồng) Một bộ phận là bà con dân tộc Khơmer có nguồn gốc từ Cămpuchia Một bộ phận là những người thuộc dân tộc Hoa (nguồn gốc Hoa) và một số dân tộc thiểu số khác Mỗi bộ phận lưu dân khi di
cư đến vùng đất mới, bên cạnh những dụng cụ sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, họ đều mang theo những nét văn hoá riêng của dân tộc mình Trong quá trình sinh sống, giữa các dân tộc không hề bài trừ nhau mà ngược lại luôn có
sự tiếp biến về văn hoá lẫn nhau Điều đó đã tạo cho vùng Nam Bộ có sự đa dạng và độc đáo về văn hoá
Do đặc điểm tự nhiên của vùng Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ở đây “làng mạc được phân bố theo dạng kéo dài, lấy “kinh mương” hay “lộ” giao thông làm trục Dân cư ở hai bên kinh rạch hay con lộ, mặt nhà đều quay ra lộ hay kinh mương” (Nguyễn Phương Thảo, Văn hoá dân gian Nam Bộ những phác thảo, NXB Văn hoá thông tin, trang 12) Cũng do
Trang 19“Làng Nam Bộ là loại hình làng khai phá tụ cư, thường trải dài theo những đoạn tuyến sông, tuổi đời ít hơn làng Bắc Bộ và cấu trúc cũng lỏng lẻo hơn”
[Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hoá VN truyền thống một góc nhìn, NXB VHTT và truyền thông, 2011, tr485] nên quan hệ làng xã trong cộng đồng cư dân Nam Bộ thiếu chất kết dính chặt chẽ Đây là điểm khác biệt lớn so với các cư dân ở Bắc
Bộ Mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng làng xã Bắc Bộ ngoài quan hệ huyết thống (đi đâu trong làng cũng gặp họ hàng), quan hệ sản xuất, họ còn chịu sự chi phối chặt chẽ của các luật lệ của làng Các lệ làng mạnh đến nỗi
có những nơi, những lúc “Phép vua còn thua lệ làng” (Điều này được thể hiện
rõ nét, sinh động trong phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố) Ngược lại, ở Nam
Bộ ít chịu sự chi phối của các luật tục của làng Điều này lí giải cho tính chất dân chủ và bình đẳng trong cách đối xử của từng người với mọi người trong từng cộng đồng dân cư ở Nam Bộ - một đặc tính mà các vùng miền khác khó có được Đặc biệt, khi quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, sợi dây liên kết gắn
bó con người với con người là nghĩa tình Trong quá trình sinh sống, họ luôn biết gắn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chống lại và vượt qua những khó khăn gặp
phải trong quá trình sản xuất và chinh phục thiên nhiên Câu thành ngữ “Bán
anh em xa mua láng giềng gần” được thể hiện rõ nét trong vùng đất mới này
2.2 Tiểu sử, con người nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn trẻ thuộc thế hệ hậu chiến, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, trong một gia đình nông dân thuộc tỉnh Bạc Liêu Năm Nguyễn Ngọc Tư lên 4 tuổi, gia đình chị chuyển về xã Tân Việt, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau và sinh sống ở đó cho tới nay Như vậy Nguyễn Ngọc Tư vừa được sống ở Bạc Liêu, nơi có những miệt vườn sum suê cây trái; lại vừa được sống và lớn lên ở Cà Mau, vùng đất gắn chặt với từng con rạch, con kênh, dòng sông uốn khúc, với những cánh đồng mênh mông chạy tít tắp phía chân trời Có thể nói, đây là mảnh đất ươm mầm, bồi dưỡng; cũng là nguồn cứ liệu quí giá, rất hữu ích cho con đường sáng tác văn
Trang 20chương của chị
Nguyễn Ngọc Tư xuất thân trong một gia đình lao động, có truyền thống cách mạng, từ thế hệ nội, ngoại, ba mẹ Nguyễn Ngọc Tư đều là bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ Ông Nguyễn Thái Thuận, cha đẻ của Nguyễn Ngọc Tư là người hay làm thơ, viết báo Có lẽ vì thế, chất văn chương, nghiệp báo chí đã ngấm sâu vào máu thịt của chị Hơn nữa, quê hương Cà Mau nhiều sông, lắm rạch, phong cảnh hữu tình với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những rừng tràm ngào ngạt, rừng đước xanh bạt ngàn đã góp phần quan trọng trong sự hình thành văn phong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Không chỉ vậy, Cà Mau còn là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa Nam Bộ, miền Tây sông nước Ở đây, những câu hò, câu vọng cổ, cải lương khoan thai theo nhịp mái chèo cũng đã thổi hồn vào trong văn chương chị đầy lãng mạn, trữ tình, độc đáo
Tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Tư không được may mắn như các bạn cùng trang lứa Vì hoàn cảnh gia đình: ông ngoại bệnh nặng, kinh tế gia đình khó khăn, neo người; khi học xong lớp 9 chị phải nghỉ học giữa chừng Ở nhà chăm sóc ông ngoại và phụ bố mẹ làm việc nhà, tuy vất vả nhưng bù lại cho chị có cái nhìn đằm sâu hơn với con người, với cuộc đời Có lẽ, đó cũng là một phần lý do khiến sau này chị viết nhiều, viết hay về số phận của những con người chân chất, tình nghĩa mà nghèo khổ?
Ở một mặt khác, với tài năng thiên bẩm và năng khiếu văn chương (Nguyễn Ngọc Tư đã từng đạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi môn văn cấp tỉnh năm học lớp 9), Nguyễn Ngọc Tư luôn nỗ lực tự học Thêm vào đó là khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén trước những biến đổi của các hiện tượng trong đời sống và một tình yêu, gắn bó sâu đậm với quê hương Cà Mau - vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc Chính những yếu tố này đã cùng hòa quyện với tình yêu sâu sắc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho mảnh đất phương Nam quê hương, để rồi tất cả những gì thân thuộc nhất của Nam Bộ đã đi vào các sáng tác của chị một cách rất tự nhiên và có sức lôi cuốn hút mạnh mẽ, không
Trang 21chỉ với những người Nam Bộ mà còn với nhiều người ở mọi miền đất trong
và ngoài nước
Ở Nguyễn Ngọc Tư, con người văn chương và con người đời thường là một Sáng tác của chị đã đem đến cho độc giả nhiều trang viết sống động, đằm thắm, độc đáo và tài hoa nhưng cũng rất thật và gần gũi như ở ngoài đời Nói về sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu gây được sự chú ý trên
văn đàn với truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (2000) Tác phẩm được
giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ II Từ đó cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít những nhà văn trẻ được độc giả biết đến nhiều nhất Chị viết khá đều tay và có được số lượng tác phẩm khá lớn với nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tạp văn và tiểu thuyết
Các tác phẩm chính của nguyễn Ngọc Tư :
1 Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2000)
2 Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ, 2001)
3 Biển người mênh mông (Tập truyện ngắn, NXB Kim Đồng, 2003)
4 Giao thừa (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2003)
5 Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn và ký, NXB Văn nghệ TP.HCM, 2004)
6 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Văn hoá Sài Gòn, 2005)
7 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ, 2005)
8 Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2008)
9 Yêu người ngóng núi (Tản văn, NXB Trẻ, 2009)
10 Khói trời lộng lẫy (Tập truyện ngắn, NXB Thời đại, 2010)
11 Sông (Tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2012)
12 Bánh trái mùa xưa ( 2012)
13 Gáy người thì lạnh (Tản văn, 2012)
Là một nhà văn trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã gặt hái được khá nhiều thành công, với nhiều giải thưởng lớn Cụ thể như:
- Giải nhất Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ II, với tác
phẩm Ngọn đèn không tắt, năm 2000
Trang 22- Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các
Hội VHNT Việt Nam với Tập truyện Ngọn đèn không tắt – năm 2000
- Giải B Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt –
năm 2001
- Một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng
- Giải thưởng văn học ASEAN 2008
Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ngay từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến, quan tâm đặc biệt trong lòng độc giả Điều này không chỉ thể hiện ở số lượng các tác phẩm được tái bản nhiều lần với số lượng lớn
mà còn thể hiện ở số lượng các bài viết trao đổi, phê bình về tác phẩm của chị trên các trang báo, trên mạng Internet Tác phẩm của chị được nhiều người chọn làm đối tượng nghiên cứu khoa học trong các khoá luận tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sĩ Đặc biệt chị đã được Trần Hữu Dũng – một giáo sư kinh tế của một trường Đại học tại Hoa Kì lập một trang Web riêng dành cho chị Nhiều tác phẩm của chị còn được chuyển thể thành các kịch bản phim,
kịch, cải lương như: Cánh đồng bất tận, Hiu hiu gió bấc, Cải ơi, Chiều
vắng, Khói trời lộng lẫy Tất cả những điều trên đã chứng tỏ sức hút mạnh
mẽ trong những sáng tác của chị Đồng thời khẳng định vị trí của chị trong nền văn học nước nhà
Ngoài đời Nguyễn Ngọc Tư là một người rất giản dị, có trái tim đa sầu
đa cảm, nhân hậu, vị tha Chị rất thích đi du lịch để khám phá thế giới xung quanh, trau dồi vốn sống để mở mang tầm mắt và cũng làm tư liệu để viết Những tính cách và sở thích ấy có ảnh hưởng không nhỏ đến những sáng tác văn học của chị
Khác với lớp nhà văn Nam Bộ trước đó như Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Thi, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng sống trong hoàn cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, khi đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đứng trước hoạ xâm lăng Nguyễn Ngọc Tư thuộc thế
Trang 23hệ nhà văn sinh ra trong thời bình, khi đất nước đang có những chuyển mình mạnh mẽ, từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đô thị phát triển mạnh mẽ Do đó những sáng tác của chị chủ yếu đề cập đến các vấn
đề của cuộc sống thời kì đổi mới Đó là vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, những tác động của nền kinh tế thị trường đến đời sống và tâm lí tính cách con người Nam Bộ Bên cạnh những cái được do sự phát triển kinh tế mang lại thì
nó cũng xuất hiện những mặt trái của xã hội hiện đại Yếu tố này cũng được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện khá rõ nét trong các nhiều tác phẩm của mình
2.3 Không gian văn hoá Nam Bộ
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ngọc Tư luôn từ chối nơi phồn hoa
đô thị để sống cùng với những con người chân chất, tình nghĩa, với mảnh đất nghèo khó Nam Bộ Mảnh đất ấy có vệt phù sa châu thổ, những sông ngòi chằng chịt, cánh đồng bất tận mênh mông và biết bao con người đang vật lộn với từng thước đất để mưu sinh Sống và lớn lên với mảnh đất quê hương, Nguyễn Ngọc Tư đã quen với mùi hăng hăng của cỏ khi sa mưa, mùi nồng nồng oi oi của đất, mùi thơm dậy của mắm chấm rau đồng Quê hương thực
sự đã ăn vào máu thịt, thấm vào từng hơi thở của chị, hiện lên phảng phất, dung dị trong sáng tác của chị
Về mặt tự nhiên, Nam Bộ là vùng đất có những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ và ruộng đồng mênh mông… Do cấu tạo tự nhiên có tính đặc thù như thế nên đã hình thành nên đặc trưng văn hóa: cư trú, giao thông, âm nhạc,
ẩm thực của vùng miền Nam Bộ cũng như tính cách, lối sống, quan niệm, tập quán của con người nơi đây Những yếu tố này cũng đã tác động trực tiếp đến cách xây dựng, miêu tả hiện thực và con người trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Vì vậy, người đọc dễ dàng bắt gặp trong cách thể hiện của chị mọi sinh hoạt và đời sống của con người đều mang dấu ấn của không gian văn hóa vùng đất phù sa sông nước như: ruộng đồng, kinh rạch, dòng sông,
con đò, ghe xuồng, chợ nổi…
Cư trú ven sông là mô hình phổ biến nhất của cư dân Nam Bộ với ba
Trang 24hình thức cơ bản: nhà ở trước sông sau ruộng, cư trú ở vùng giáp nước, nhà ở trước đường sau sông Các loại hình cư trú này xuất phát từ địa hình tự nhiên Nam Bộ nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện cho việc di chuyển bằng đường thủy Nơi ở gần sông như thế khá thoáng mát, phục vụ tiện ích cho cuộc sống sinh hoạt đời thường: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, buôn bán, trao đổi hàng hóa
Do địa hình có nhiều sông, rạch nên ở Nam Bộ, chỗ nào cũng có ghe, thuyền, vỏ lãi, tắc ráng là phương tiện đi lại phổ biến nhất Loại hình giao thông này phát triển đa dạng, phong phú, xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Ghe thuyền còn dùng để làm nhà ở, thuyền để đi chợ, thuyền chở gạo, ghe xuồng buôn bán trên chợ nổi Dường như tất cả mọi sinh hoạt của con người Nam Bộ đều gắn bó với sông, với nước, với những chiếc thuyền, ghe, xuồng lênh đênh, mê mải Có thể nói chợ nổi và những chiếc ghe chở hàng hóa trôi nổi xuôi ngược trên khắp các sông rạch là nét đặc trưng trong văn hóa đời sống sông nước Nam Bộ
Bên cạnh cuộc sống sông nước, văn hóa Nam Bộ còn thể hiện trên những vùng đồng bằng mênh mông, những cánh đồng lúa trải dài vô tận Ở
đó, ruộng đồng gắn liền với cuộc sống vất vả, khó nhọc của những người nông dân suốt đời rong ruổi với nghề nuôi vịt chạy đồng, sống cuộc đời du mục, lang bạt, không biết đâu là điểm dừng chân, là ổn định Mảnh đất Cà Mau nói riêng, Nam Bộ nói chung còn nổi tiếng với những miệt vườn rộng lớn, bao la, sum suê cây trái Ở đây có rất nhiều trái cây đặc sản: mít Tố Nữ, xoài cát, ổi, sầu riêng Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất
và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
Về đời sống tinh thần, văn hóa Nam Bộ được thể hiện rõ trong nét âm nhạc riêng của nền văn mình miệt vườn Ở đây, những điệu hò, câu hát: hò chèo ghe, hò mái dài, hò sông Hậu; đơn ca tài tử, cải lương thấm đẫm trong đời sống và tâm hồn của con người
Hơn nữa, văn hóa ẩm thực Nam Bộ với những món ăn tự nhiên, độc
Trang 25đáo cũng đặc biệt thu hút mọi người: cá nướng rơm chấm muối ớt kèm rau húng lùi, bắp chuối non, cá trê vàng nước chấm với mắn gừng, cá sặc kho ớt, canh chua cá rô đồng bông so đũa, cháo le le Với tất cả những giá trị văn hóa này, đọc sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc như có cảm giác được đứng trên chính mảnh đất Nam Bộ vậy
CHƯƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ CỦA VĂN HÓA NAM BỘ TRONG
Bao trùm các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hiện thực cuộc sống con người trên mảnh đất Nam bộ với cánh đồng lúa mênh mông, những con sông uốn lượn hay những bờ kinh, con mương và vô số những đầm, đìa, rạch, xẻo ; những chợ nổi với ghe xuồng, sóng nước tấp nập…; những câu hò, điệu hát lên xuống theo từng con nước lớn, ròng; hay những bài vọng cổ buồn được cất lên từ những đoàn ca múa cải lương đang len lỏi mưu sinh tận trong
Trang 26những chợ quê nghèo… Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng được
triển khai trên cái nền của “bức tranh” sinh hoạt văn hóa ở làng quê Nam bộ độc đáo ấy, nói như nhà văn Nguyên Ngọc đó chính là “không gian… của
Nguyễn Ngọc Tư”
Đọc truyện của chị, như tác giả Huỳnh Công Tín đã nhận xét thì:
“người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm… Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam
Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: “mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước ”, với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: “vàm Cỏ Xước, Vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao ”, hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: “xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha …” (Nguồn :http:// http://www.vnexpress.net
2.1 Từ phong tục, tập quán và lối sống
Như chúng ta đã biết, điều dễ nhận biết nhất về sự khác biệt văn hoá ở vùng miền này với vùng miền khác chính là ở phong tục tập quán
Phong tục, theo Nguyễn Như Ý trong Đại Từ điển Tiếng Việt, là
“những hành vi, tập quán phổ biến, ổn định, lối sống, thói quen đã thành nề nếp của một cộng đồng được mọi người công nhận, tuân theo” ( Nguyễn
Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 1262) Hay theo như nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì
phong tục được hiểu là “những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội lâu đời
được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo”
Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết),
dù chị không có ý đi sâu tìm hiểu về phong tục vùng đất Nam Bộ như một số nhà văn lớp trước (tiêu biểu là các sáng tác của nhà văn, nhà văn hoá Nam Bộ Sơn Nam) nhưng là một người sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, chất liệu văn hóa đã ngấm
Trang 27sâu và thấm đẫm trong từng hơi thở, trong sinh hoạt hàng ngày, trong cách nghĩ, cách cảm về con người, về cuộc sống nên trong các tác phẩm của chị người đọc vẫn nhận thấy khá đậm nét những phong tục tập quán đặc trưng Nam Bộ Điều đó đã
làm nên một Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản Nam Bộ” như lời khen tặng của giáo sư
Trần Hữu Dũng cho hành trình sáng tạo văn học của chị
2.1.1 Điều kiện sống và sinh hoạt gắn với sông nước
Vùng đất Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch, các đầm, đìa, Với đặc điểm tự nhiên tứ bề sông, bốn bề nước nên cuộc sống của người dân nơi đây đặc biệt gắn liền với sông nước, tạo nên một không gian văn hoá sông nước riêng biệt
Vì gắn với sông nước nên cư trú ven sông là mô hình phổ biến nhất của người dân Nam Bộ, khác hẳn với những vùng miền khác trong cả nước Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của cư dân bằng đường thuỷ, cùng các sinh hoạt thường ngày diễn ra trên sông nước như đánh bắt thuỷ hải sản, giao lưu trao đổi hàng hoá trên những chợ nổi
Chợ nổi Nam Bộ không chỉ là nơi người dân trao đổi, buôn bán hàng hoá mà nó còn trở thành một nét văn hoá đặc trưng của vùng Nam Bộ Khách
du lịch đến Nam Bộ không thể bỏ qua hình thức sinh hoạt văn hoá này Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên sông, được thoả sức mua bán trên một không gian đặc biệt - trên sông nước mà còn được thưởng thức những quả ngon trái ngọt đặc trưng của Nam Bộ, ở những vùng miền khác không thể có : sầu riêng, mít tố nữ, mãng cầu, chôm chôm Nét đẹp văn hoá này đã được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện trong lời đề từ của truyện
ngắn Nhớ sông: “Tôi thường đứng trên cầu Gành Hào, nhìn về chợ nổi, ở đó
có thể trông thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời” “Buổi sáng chợ rao bán rau trái dậy động cả một khúc sông” “Những chiều tà, chợ nổi đìu hiu bập bềnh đâu hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe Những người đàn bà cúi đầu ngó chăm chăm xới nồi cơm dào dạt khói, những người đàn ông xếp
Trang 28bằng ngồi trên mui ghe vấn những điếu thuốc ” (Nhớ sông, tr 118- CĐBT)
Như vậy chợ nổi đã trở thành nỗi nhớ thương của mỗi người dân Nam Bộ khi
xa quê, nó ăn sâu trong tiềm thức và trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn họ Nó trở thành chứng nhân chứng kiến bao câu chuyện đời, chuyện
người Người má trong Dòng nhớ đã tìm tới chợ nổi tìm người vợ đầu của
chồng để nói lời tri âm và cũng như một cơ hội để má tạ lỗi: “Má tôi lại ra
đứng tần ngần ở ngã Ba Bảy Chín, nghiêng nghiêng ngó ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò dài dài chợ nổi Chợ rao bán rau trái dấy động cả khúc sông, má tôi thấy ghe nào cũng lần xuồng lại, dòm mặt chủ rồi đi”
Do có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên phương tiện đi lại phổ biến của người dân Nam Bộ là ghe xuồng Loại phương tiện này xuất hiện với tần suất lớn trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư với rất nhiều chức năng: dùng làm phương tiện đi lại, để chuyên chở hàng hoá, để buôn bán, để đánh bắt thuỷ sản Ghe thuyền còn làm nhà ở cho nhiều gia đình nơi đây Đó là chiếc ghe của gia đình Giang được Nguyễn Ngọc Tư ghi lại khá chân thực trong lời giới thiệu của
truyện ngắn Nhớ sông: “Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét, dài
năm bảy mét Nhỏ bé, chật hẹp Nhưng có gì đó thật khác thường, thế giới đó hẹp đến nỗi chỉ vừa đủ để xoay lưng, để nằm co, để cúi người mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi cuộc sống rày đây mai đó, lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh” (Nhớ sông, trang 118) Là ngôi nhà lênh đênh trên sông nước của ba cha
con Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận: “chiếc ghe tơi tả ngang mét hai
dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ có cái rađio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ sông, thu nhập ờ thì vài ba triệu một năm, tuỳ vào ông trời, như năm nay thì trắng tay ” (CĐBT, tr 189)
Trên những chiếc ghe thuyền đó đã diễn ra mọi sinh hoạt thường nhật của con người nơi đây Nó ghi lại những khoảnh khắc bình yên của cư dân sau một ngày
làm việc vất vả, là nơi gia đình sum vầy với nồi cơm dào dạt khói: “Những chiều
tà, chợ nổi đìu hiu bập bềnh đậu hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe Những người đàn bà cúi đầu ngó chăm chăm xới nồi cơm dào dạt khói, những
Trang 29người đàn ông xếp bằng ngồi trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng đầu ngón chân cái, phì phà nhả khói lên trời Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên những mũi ghe câu cá chốt, cá mè Những cô con gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi soi mình xuống sông chải tóc Họ chắc cũng từng yêu từng vui từng đau, từng nghe phảng phất niềm thương nhớ đất” (Nhớ sông, tr 118-
CĐBT) ) Chỉ với vài ba nét phác thảo, Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự gắn bó của người dân Nam Bộ với sông nước, ghe thuyền và gợi ra cuộc sống đầy
khó khăn, thiếu thốn của người dân nơi đây
Những chiếc ghe không đơn thuần là một phương tiện đi lại, hay nơi ở của người dân mà nó còn như chứng nhân, chứa đựng trong nó bao sự kiện, bí
mật đáng nhớ của con người Đó là chiếc ghe trong Cánh đồng bất tận, chiếc
ghe mà người đàn ông đã cho một cô gái quá giang (sau này trở thành má của Nương, Điền) Cũng chính chiếc ghe đó đã mang má của chúng đi khi chị theo một người đàn ông buôn vải Ghe còn là nơi cha Nương đã hoan lạc với
người đàn bà lạ: “Mấy đêm đầu chắc chị hơi ngại ngùng mắc cỡ vì ở ghe
không có vách ngăn, vì thế chị em tôi cố ngủ thật say, ngáy thật to để át những tiếng thở hổn hển, dìu dặt” (CĐBT, tr 192) Nhưng rồi những cuộc
tình của cha kéo dài chẳng bao lâu, bởi trái tim cha đâu còn chỗ cho tình yêu
thương, nó “đã chứa đầy thù hận”
Chiếc ghe cũng là phương tiện kiếm sống của Lương trong truyện ngắn
cùng tên: “bây giờ Lương ba mươi hai tuổi Anh đã chèo hết thảy chín xác đò
Bến đò Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua tay bốn người chủ Ngày trăm lượt đò chèo nát mặt sông” (Lương, tr107- CĐBT) Cũng trên hành trình
chở mỗi ngày trăm lượt đò đó mà Lương “đã chứng kiến bao nhiêu thay đổi của
cuộc đời” của con người quê hương anh Như “người xóm Miễu già đi, những thằng con trai, đứa con gái lấy nhau sinh ra nhiều thiệt nhiều đứa trẻ Và những đứa trẻ lớn lên” (Lương, tr107- CĐBT) Những thay đổi, dù muốn hay không
thì nó vẫn “đập” vào mắt anh như điều tất yếu Như sự thay đổi của Bông, cô
gái cùng xóm với Lương, từ một cô nữ sinh thành một người đàn bà hư hỏng
Trang 302.1.2 Lối sống tự do, phóng khoáng
Người Nam Bộ rất thích lối sống tự do, họ thích nay đây mai đó, thích giao du, nhậu nhẹt, kết bạn Lối sống này bắt nguồn từ đặc điểm tự nhiên của vùng đất này Thiên nhiên rộng lớn, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên trong quá trình chinh phục thiên nhiên để mưu sinh họ thường hay phải di chuyển, ít sống ở một nơi cố định Chính đặc điểm này đã góp phần làm nên lối sống tự
do, phóng khoáng của người dân Nam Bộ
Lối sống này thể hiện ở những người nuôi vịt chạy đồng, người gặt mướn Cuộc đời họ gắn bó trên các cánh đồng lúa, hết cánh đồng này đến cánh đồng
khác: cha con Điền trong Cánh đồng bất tận Là những người dân sinh sống
trên các con sông, kênh rạch Căn nhà của họ là những chiếc ghe thuyền, với hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán trên sông hoặc đánh bắt thuỷ sản: cha con
Giang trong Nhớ sông, nhân vật dì trong Dòng nhớ Dường như cảnh vật và
thiên nhiên đã quy định cho họ cuộc sống trôi nổi, phóng khoáng, tư do Chiếc ghe, con thuyền, xuồng là những “ngôi nhà” của họ Ở đó quây quần cả ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái Cứ thế họ trôi nổi trên khắp những dòng sông, cánh đồng từ năm này qua năm khác, không có bến bờ, điểm dừng Lại có những con người tự do, trôi dạt theo những gánh hát rong, những đoàn cải lương đi biểu
diễn khắp nơi cho thỏa niềm đam mê ca hát, nghệ thuật (Bởi yêu thương, Cuối
mùa nhan sắc, Cải ơi) Cũng có khi cuộc đời họ rong ruổi trên các cung đường,
ngôi nhà chính là chiếc xe tải: nhân vật em, gã và Dự trong truyện ngắn Gió lẻ
Phần lớn cuộc đời gã gắn bó tha thiết với con đường, gã yêu những con đường
như yêu tự do, vì thế thiếu nó gã không thể sống nổi: “Gã còn lại những con
đường Gã đi làm lơ xe khi mới 13 tuổi Với vài ba bộ đồ, gã đi khắp, đi theo kiểu con vắt trong vườn chuối mùa mưa, chỉ cần một điểm tựa, con vắt búng mình đến một nơi và từ đó nó lại vươn ra đi tiếp Chỉ khác là vắt cần máu để sống, gã chỉ cần được đi” Vì thế mà gã yêu thương say đắm những con đường
và gã cũng không muốn từ bỏ cuộc sống tự do trên những cung đường đó: “Gã
không muốn từ bỏ cuộc sống này (cuộc sống lang thang, vô định), khước từ mọi
Trang 31cơ hội trở lại như người bình thường, cạo râu cắt tóc, ăn mặc thẳng thớm chỉnh
tề, sáng sớm thức dậy uống ca phê, ăn phở rồi chạy xe đến sở làm, yêu một người và lấy làm vợ” (Gió lẻ, trang ) Gã hút thuốc chậm rãi, thoáng nghĩ về thằng nhỏ phụ xế cũng đang chung một cơn mưa, thoáng nghĩ từ điển cuộc đời mình quá giản dị, nó không có chữ “về nhà” Dường như từ trang đầu tới cuối, chỉ vài cụm từ như “ra đi”, “lên đường” và “trôi” (Gió lẻ, trang 148)
2.2 Tín ngƣỡng và sinh hoạt văn hóa truyền thống
2.2.1 Tục thờ cúng tổ tiên
Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp
gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ (do những người lưu dân mang đến), đồng thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới Vì vậy, đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam Tiếp nối truyền thống của người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, người Việt Nam Bộ cũng dành ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng, đặc biệt là những vùng đồi núi, có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình
Nguyễn Ngọc Tư là một người theo đạo Phật, chị có am hiểu tương đối
về đạo Phật, nên chị viết về nét đẹp văn hoá này với một niềm tự hào trào dâng và như muốn lưu giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống ấy trong những đứa con tinh thần của mình Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy hiện nên một nét văn hoá truyền thống của người Nam Bộ Đó là văn hoá tâm linh, tục thờ cúng tổ tiên - một nét đẹp ăn sâu vào tiềm thức văn hoá của người Việt nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng - một biểu hiện của lòng thành kính, sự biết ơn, nhớ ơn của những người còn sống với những
người đã mất - với tổ tiên ông bà Trong truyện ngắn Một mối tình, người
đọc bắt gặp một không gian kỉ niệm mang đậm chất văn hóa truyền thống của cha ông Nhân vật Trọng là một thanh niên còn trẻ nhưng rất có ý thức trong việc nâng niu, gìn giữ nếp văn hóa bao đời của gia đình mình qua bao thế hệ:
“Nhà Trọng có một cái lạ nữa là trên bàn thờ lúc nào cũng chong đèn, ngày
Trang 32tháng này qua ngày tháng khác, năm này qua năm khác, ngọn đèn truyền từ đời cố Trọng, nội rồi tới Trọng, không bao giờ được phép tắt Chiều nào chị
em tôi đi ngang qua cũng thấy Trọng lọ mọ ngồi lau cái bóng đèn hột vịt ám khói, châm dầu bằng cái vẻ thành kính, nâng niu.”
Ta bắt gặp sự tương đồng của hai cây bút trẻ ở hai vùng miền khác nhau có sự gặp gỡ nhau khi cùng viết về một nét đẹp văn hoá truyền thống –
thờ cúng tổ tiên Trong truyện ngắn Bóng đè, tác giả Đỗ Hoàng Diệu đã tái
hiện tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Thụ, với một năm cúng 17 cái giỗ, dù
vợ chồng Thụ công tác ở thành phố và cách xa quê “khoảng ba giờ tàu hoả”,
nhưng cái giỗ nào cũng về đầy đủ Nếu không về thì sẽ bị coi là thất lễ, là quên gốc gác của mình Vì thế mà vợ Thụ đôi lúc còn tỏ ra ngao ngán:
“Tưởng tượng ra viễn cảnh mỗi năm phải còng lưng làm cơm cúng mười bảy đám giỗ cho đến ngày Thụ qua đời, tôi không khỏi ngao ngán” Tuy cả
Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu khi cùng viết về một đối tượng đó là văn hoá thờ cúng tổ tiên, nhưng giữa họ có sự khác nhau Nguyễn Ngọc Tư viết với thái độ tự hào, trân trọng truyền thống văn hoá còn Đỗ Hoàng Diệu lại viết với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, người đọc còn cảm nhận đó như một gánh nặng đối với vợ chồng Thụ
Dù cho cuộc sống lênh đênh sông nước, trong một chiếc ghe chật hẹp nhưng người Nam Bộ luôn dành nơi trang trọng nhất để thờ cúng tổ tiên Mọi
việc vui, buồn và những sự kiện trọng đại trong gia đình, họ đều “báo cáo” tổ
tiên qua nén hương thơm và lời thỉnh cầu Đây là lời tri âm với người vợ quá
cố, khi ông Chín quyết định bán ghe, đưa con lên bờ sinh sống: “Ông chờ
Giang quay đi rồi mới đốt nén nhang cắm lên cái bàn thờ treo trên vách Còn
bà, bà đã thành nước, thành đất, thành cỏ cây, cha con tui ở đâu, xin bà ở đó Đám cháu chắt chít của mình rồi sẽ chẳng phải chịu lênh đênh” (Dòng nhớ,
CĐBT, tr 127) Hay trước sự kiện con gái đi lấy chồng, cha Huệ cũng làm lễ
cho con: “ ba Huệ bảo cả nhà ra đằng trước, ông đốt nhang khấn trước bàn
Trang 33thờ làm lễ xuất giá cho con gái út” (Huệ lấy chồng, tr 41, CĐBT) Trong tâm
thức của những người theo đạo Phật thì con người có phần xác và phần hồn, khi họ mất là chỉ mất đi phần xác, còn phần hồn vẫn tồn tại, vì thế mới có
quan niệm “sống sao chết vậy” Vì thế mà người Việt nói chung và người
Nam Bộ nói riêng rất coi trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên Đó chính là một nét đẹp văn hoá của dân tộc đã được truyền từ đời này sang đời khác biết bao thế hệ Nguyễn Ngọc Tư là một người có am hiểu tương đối về đạo Phật, nên
cô viết về nét đẹp văn hoá này với một niềm tự hào trào dâng và như muốn lưu giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống ấy trong những đứa con tinh thần của mình
Không chỉ thờ cúng tổ tiên, người Nam Bộ cũng cúng nhập trạch khi về nhà mới, và họ tin rằng làm như vậy sẽ đem lại sự bình yên cho ngôi nhà
Trong truyện ngắn Nhà cổ Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện lại: “Khi làm nhà
Nhân Phủ, người ta đã cúng đủ mười lễ, nên nó điềm nhiên đi qua hai cuộc chiến tranh mà không có một vết tích nào” (Nhà cổ tr 68)
2.2.2 Nghệ thuật dân gian truyền thống (hát cải lương, hát bội,…)
Nam Bộ là cái nôi của bộ môn nghệ thuật cải lương Ở đây chính người Nam Bộ cũng đặc biệt thích cải lương (còn gọi là đờn ca tài tử), thích ca kịch
và hò trên sông Họ ngưỡng mộ những người nghệ sĩ cải lương và luôn khao khát được trở thành nghệ sĩ giống như thần tượng của họ Do vậy hát cải lương, hò đối đáp trên sông trở thành một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của vùng Nam Bộ
Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều tác phẩm nhà văm nhắc đến bộ môn nghệ thuật cải lương, gắn với nó là số phận của những
người nghệ sĩ Tiêu biểu như nhân vật Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc
đam mê cải lương từ ngày Đào Hồng mới đôi mươi Trải qua bao thăng trầm, biến cố của cuộc đời, tới khi về già, bà cũng không chịu bỏ nghiệp hát Vì mê hát, Đào Hồng gửi con cho người ta, đến nước con không thèm nhận bà nữa Suốt cuộc đời bà chỉ có hát, hát đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình:
Trang 34“đào Hồng hát đến lịm tiếng đi Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu Cái gánh nặng tâm tư nầy, không mang nổi nữa rồi Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê” (CĐBT, tr 103) Không chỉ có đào Hồng mà những
người nghệ sĩ trong ngôi nhà “Buổi chiều” (nơi trú ngụ cho những nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ hát bội một thời vang bóng) cũng vậy Cả cuộc đời họ gắn bó với nghiệp hát cải lương, có người còn không lấy chồng cho thoả nguyện ca hát Nhưng số phận của họ thật hẩm hiu Ai có thể ngờ được một cô đào Hồng nổi tiếng với giọng ca và nhan sắc tuyệt vời đã làm tan chảy biết bao trái tim
người hâm mộ mà cuối đời lại phải sống trong “căn chòi lá rách te tua cất
trên ao bèo cuối hẻm”, và phải mưu sinh bên gánh chè và nghề bán vé số
Còn nhiều nghệ sĩ khác đến cuối đời cũng không có nổi chỗ nương thân phải nhờ vào nguồn kinh phí do địa phương trợ giúp họ mới dựng được ngôi nhà
“Buổi chiều” Với họ đó là một niềm vui lớn, vì trước đó họ còn nghèo hơn, nghèo rớt mồng tơi, người ở chùa, người bán vé số, người ngủ công viên, người hát rong ít ai có nhà để về (CĐBT, tr92) Điều quan trọng nhất khiến cho những người nghệ sĩ trong ngôi nhà “Buổi chiều” vui là vì họ còn được
hát, vì “nghệ sĩ mà, miễn là được hát, miễn hát có người nghe là được rồi”
Với họ không được hát đồng nghĩa với việc không tồn tại (CĐBT, tr 92)
Điệp trong Chuyện của Điệp (Ngọn đèn không tắt) cũng là người mê hát cải
lương Nhưng đam mê đến nỗi bỏ cả con để đi hát thì phải kể đến cô đào
Hồng Lý, mới nghỉ diễn vì sinh con được hơn một năm mà “cô ta sờ từng tấm
màn nhung, từng miếng ghép trên sàn diễn, khóc rấm rức”, cuối cùng cô bỏ
con lại đoàn hát cũ để theo đoàn hát mới trên thành phố Cũng giống như
Hồng Lý, chị Diệu trong Làm má đâu có dễ cũng bỏ nhà đi theo đoàn hát từ
mười bảy tuổi, không cách chi má giữ lại được, không cách chi để chị quên giấc mơ xướng ca xiêm áo (Làm má đâu có dễ, Giao thừa, tr93) Rồi chị cũng
có con mà không có chồng, con được bảy tháng chị đã để con cho má của mình để tiếp tục theo đuổi nghiệp ca hát Với chị được hát là được sống
Không chỉ có phụ nữ thích hát mà đàn ông Nam Bộ cũng rất mê cải
Trang 35lương, họ luôn cháy hết mình cho đam mê ca hát của mình Phi trong Biển
người mênh mông đã bỏ học, bỏ cơ hội có công việc tử tế (vì cha cậu làm
phó chủ tịch) để đi theo nghiệp hát trước sự giận dỗi của má Dù theo nghiệp
này hết sức cực khổ “Phi đi hát rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng, chạy show
đám tang, đám cưới Chỉ thiếu điều ôm cái thùng kẹo kéo ra ngoài đầu chợ vừa hát vừa rao thôi” Nhưng với cậu bé chịu thiệt thòi, thiếu thốn tình
thương của cha mẹ này hát không chỉ để kiếm tiền mà quan trọng là “được
sống tự do, tự tại, được hát để vơi đi nỗi lòng” (Biển người mênh mông ,
CĐBT tr108)
Dường như những chất chứa trong lòng, những khổ đau không thể bộc bạch, con người Nam Bộ đều gửi gắm vào ca từ và giai điệu của mỗi bài hát Nên ca cải lương trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người lao động nghèo khổ, chân chất nơi đây Cũng có khi hát cải lương trở thành “nghề” mưu sinh của cả một gia đình Đó là trường hợp của
gia đình chú Đời trong truyện ngắn Đời như ý Tên đời như ý nhưng cuộc
sống của gia đình chú lại không hề như ý, nếu không muốn nói là quay quắt, lắt lẻo, trong đó là những số phận đau lòng của một gia đình nghèo Chú Đời
là một hành khất mù sống rong ruổi cùng gia đình có bốn thành viên, vợ chú nửa điên nửa tỉnh và hai con gái là bé Như và bé Ý Hàng ngày gia đình chú Đời phải lang thang khắp các nẻo đường hát rong để kiếm sống Khi chú già yếu không thể ca hát được nữa chú đành phải bán đi một đứa con của mình vì thương con nên chú đã rời đi nơi khác hát để con khỏi quyến luyến, còn cô con gái thì lâu không thấy cha và chị đi hát qua lại nghĩ rằng họ không còn yêu thương mình nên đã bỏ ra đi Cuối cùng chú chết trong sự cô đơn và day dứt vì chưa làm tròn bổn phận làm cha
Không chỉ những người nghệ sĩ cải lương mới mê hát, người nông dân Nam Bộ tuy vất vả với cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, nhưng họ cũng rất thích ca cải lương, thích nghe cải lương Với họ hát và nghe hát cải lương, ca vọng cổ trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu Thậm chí,
Trang 36họ còn rất thần tượng những người nghệ sĩ cải lương Qua lời kể của nhân vật
chị trong Gió lẻ ta biết được niềm đam mê cải lương của người mẹ một người
bạn của chị “Mẹ nó làm giám đốc, nhưng thích cải lương, thích nghệ sĩ cải
lương, xài nhiều tiền của công ti vô mấy chuyện hát hò Có bữa nghe Minh về hát bên Thổ Cường, bà chạy xe hơi gần hai trăm cây số để đem cho ông Minh
mắc dịch đó ơ cá dứa kho tộ” (Gió lẻ, tr113, 114) Nhân vật San trong Bởi
yêu thương vì yêu mến tiếng hát và tâm hồn của cô đào Điệp mà đã ước mơ
sau này trở thành một người nghệ sĩ cải lương
Yêu môn nghệ thuật cải lương say đắm, người dân Nam Bộ có thể hát mọi lúc, mọi nơi, có thể trên ghe, bên mâm nhậu, trên ruộng đồng, trên chợ nổi, trong các đám cưới Có những người cuộc sống quá khó khăn cô độc,
họ cũng mượn lời ca để giải toả nỗi lòng Đó là ông Sáu Đèo – một người đàn ông đơn độc, sống bằng nghề bán vé số, trĩu nặng tâm tư Phi nghe tiếng hát
của ông mà cảm nhận được những nỗi đau khổ, đắng cay chất chứa: “Và uống
tới chừng nào đó, ông già còn gõ tiếng ca “Chớ bìm bịp kêu nước lớn chớ em
ơi Buôn bán không lời chớ buôn bán không lời chèo chống mỏi mê ” Giọng ông già nghẹt mũi tựa như khóc” (Biển người mêng mông, tr 111,
CĐBT) Chỉ có những con người cùng cảnh ngộ mới có thể cảm nhận sâu sắc
và tinh tế nỗi lòng của nhau đến vậy Ở hai con người này có điểm chung là đều nghèo khó, cô đơn, hai con người đơ độc cùng dựa vào nhau để tạo ra hơi
ấm tình người, xoa dịu những nỗi đau của nhau
Nhân vật ông Sáu Đèo chỉ là một người bán vé số nhưng luôn lắng nghe Phi hát, trân trọng Phi như một người nghệ sĩ thực thụ: “Nhưng lần nào ông cũng đứng nghe anh hát, hết bản, vỗ tay xong, ông cũng “boa”, không phải cái kiểu kẹp tờ giấy bạc giữa hai ngón tay rồi phe phẩy trước mặt anh, ông từ tốn rút trong túi ra tờ giấy bạc hai ngàn, nhét vào túi Phi rồi cài nắp túi cẩn thận Trân trọng như trân trọng người nghệ sĩ” (Biển người mênh mông, tr112, CĐBT)
Trang 37Một nhân vật cũng tên Phi nhưng trong truyện ngắn Lí con sáo sang
sông, vì nghèo, vì lo cho các em ăn học, Phi đành để cho người yêu đi lấy
chồng Để rồi anh luôn ca bài lí con sáo sang sông Phi cũng thành lập ban
nhạc để đi hát, nuôi mẹ và hai em gái của mình “Nó sắm dàn nhạc cũ đi hát
phục vụ đám tiệc Ban nhạc nhỏ, gồm sáu bảy người trong xóm, già có, trẻ có, vừa đờn vừa ca Phi có giọng ca hay nức tiếng nên ban nhạc nó khá đắt khách” (LCSSS, 72,73, NĐKT)
2.2.3 Văn hoá ẩm thực
Do điều kiện địa lý đặc thù và giao lưu tiếp biến văn hoá, cơ cấu bữa ăn thông thường của người Nam Bộ đã được điều chỉnh thành cơm - canh - rau - tôm cá Để cân bằng với khí hậu nóng nực, người dân nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp biến các món canh chua của người Khmer, nên các món canh chua Nam Bộ cực kỳ phong phú Cũng do nguồn thuỷ sản dồi dào, những món ăn của người Nam Bộ thường gắnvới những sản vật có sẵn trong thiên nhiên, trong lòng nước Nó vừa mang tính hoang dã vừa độc đáo như: cá, tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến, lươn Do môi trường lắm tôm cá, nên các loại mắm nơi đây phong phú hơn hẳn các vùng miền khác: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm còng, mắm ba khía, mắm ruốc, mắm nêm Cách chế biến cũng rất đa dạng và đặc sắc: mắm sống, mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm, bún mắm
Từ các nguồn nguyên liệu thuỷ sản này kết hợp với các loại rau trái phong phú, người Nam Bộ đã sử dụng các kỹ thuật nấu nướng khác nhau như nướng, hấp, chưng, luộc, kho, xào, khô, mắm để chế biến ra các loại món ăn khác nhau với những hương vị độc đáo Rất nhiều món ăn bình dân nhưng hấp dẫn: canh chua cá kèo, chuột đồng xào sả ớt, cháo cá rau đắng, cá lóc hấp bầu, bún mắm Đồng Tháp, bánh canh Trảng Bảng, v.v đã có mặt trong thực đơn của các "làng ẩm thực", nhà hàng sang trọng trong vùng
Một đặc điểm thú vị nữa là cách thưởng thức các món ăn của người
Trang 38Nam Bộ hết sức giản dị, dân dã gắn với không gian sông nước, miệt vườn Đặc biệt trong khẩu vị ăn của người Nam Bộ thường ăn rất cay, rất ngọt, hoặc rất chua Có thể kể đến các món ăn mà Nguyễn Ngọc Tư nhắc đến trong truyện ngắn của chị như: cá chốt nấu mẻ, cá trê nướng, cá lóc Món nào gắn với gia vị và cách chế biến riêng của món đó, nếu thiếu gia vị sẽ mất ngon và người thưởng thức cũng không thích Nói như chồng Sáo trong truyện ngắn
Nước như nước mắt thì phải đủ gia vị và chế biến đúng cách mới được gọi là
đúng điệu “Ăn cá chốt nấu cơm mẻ mà thiếu sả ớt, cá trê nướng mà không
gừng là anh băn khoăn lắm Anh nói thà không ăn, chứ ăn vầy không đúng điệu” [Nước như nước mắt, KTLL, tr11] Hay chế biến các lóc thì phải “Con
cá lóc này phải có rơm khô chất lên đốt nướng trui mới đúng điệu” [Nước
như nước mắt, KTLL, tr11]
Chất Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ được thể
hiện đôi khi chỉ hiện lên một cách giản dị, dân dã qua một món ăn “canh chua
bông súng và cá sặc kho khô” rất quen thuộc trong mâm cơm của người dân
quê nghèo khó, lam lũ Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng chứa đựng cả một giá trị lịch sử và văn hóa khẩn hoang của cha ông thời trước được dân gian lưu truyền qua câu ca dao quen thuộc:
Muốn ăn bông súng cá (mắm) kho Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm
(Ca dao Nam bộ)
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, những món ăn dân dã được chị miêu tả với tần suất lớn trong tác phẩm Có thể kể đến các món như:
bông súng nấu chua (Lí con sáo sang sông, tr71) Thiếu
Với người Nam Bộ, một khi đã có mồi ngon là phải nhậu Quả thật, họ
rất thích nhậu, nhất là dân miền Tây Vì thế, họ được gọi là “bợm nhậu”:
“Đàn ông nhậu một mâm thì đàn bà cũng một mâm Đàn ông say thì ca vọng
cổ đàn bà say chỉ nhảy múa cho vơi hơi rượu đi” Những món ăn đơn giản
cho bữa nhậu thường là: “ dĩa mắm lóc trộn gừng Một chút bổ sung thêm
Trang 39chén khế chua xắt lát Chúng tôi kéo lại ngồi với nhau Và với gió” (LCSSS,
tr76,77) Trong Dòng nhớ, nhà văn miêu tả: “Ở cái xóm quê, mười người đàn
ông thì nhậu nhẹt hết chín, trong chín người hết năm nhậu về chửi vợ, đánh
vợ như đánh bịch muối” (Dòng nhớ, tr 56, GT) Vui họ tìm đến rượu: “Hết mùa lưu diễn, bữa đó cả đoàn được thưởng một bữa nhậu tại Mũi So Le Ai cũng vui nên say quá chừng, say vùi” (Duyên phận So Le, tr147, CĐBT)
Buồn họ cũng tìm đến rượu Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta bắt gặp những người đàn ông thất tình, người yêu bỏ đi lấy chồng thường tìm
đến rượu và mượn tiếng hát để giải sầu Đó là nhân vật Hiện trong Nhớ sông:
“Ngày vui của Giang mà Hiện lầm lì Hiện ca “tình anh bán chiếu” mà nước mắt chảy ròng ròng” (Nhớ sông, tr 122, CĐBT) Nỗi buồn của Thàn
khi nhìn thấy Diễm Thương - một cô gái tiếp viên mà anh đem lòng yêu quí, trong một lần bị công an phòng chống tệ nạn xã hộibắt khi đang tiếp khách, bị
đưa lên ti vi cũng khiến anh tìm đến rượu để giải sầu: “Thằng Thàn thấy cảnh
người yêu tỉnh bơ ngồi trên đùi ông khách, buồn quá, bỏ đi uống rượu” (Cải
ơi !, tr12, CĐBT) Ngày đoàn tụ của Tứ Phương với gia đình sau khi đã hoàn
thành việc đi lính cũng được đón tiếp bằng một bữa nhậu “Chị Thể mua thức
ăn ngon hơn, nấu bữa cơm canh tươm tất hơn thường ngày Trẻ con no bụng chạy đi mở ti vi xem, còn lại bốn người cùng nhau uống rượu tới khuya”
(Nhà cổ, CĐBT, tr74) Có khi chỉ là cuộc gặp gỡ của hai cha con nhưng họ
cũng uống rượu để cùng tâm sự Đó là cha con nhân vật “tôi” trong Cái buồn
rất lạ: “Buổi tối, tôi rủ ba tôi nhậu Hai ba con thôi Ở đây hay về quê cũng
vậy, hai ba con tôi thường ngồi với nhau” (Cái buồn rất lạ, tr33, Ngọn đèn
không tắt) Như vậy nhậu đã trở thành thói quen khi người ta gặp
Trang 402.3 đến tâm lí, tính cách con người Nam Bộ
2.3.1 Tính bộc trực, thẳng thắn
Thành ngữ dân gian “Ăn mặn nói ngay” chính là tính cách điển hình
của người Nam Bộ Họ nghĩ sao nói vậy không rào đón trước sau như người Bắc Bộ Ví như trong tình yêu, người con trai Bắc Bộ muốn tỏ tình thì thường rất khéo léo, tế nhị thường nói vòng chứ rất ít khi nói trực tiếp:
Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Và đây là cách đáp của cô gái Bắc Bộ:
Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Còn với người Nam Bộ thì họ bộc lộ thẳng tình cảm, ý muốn của mình:
Bớ cô má lúm đồng tiền Cho hun một chút đỡ nghiền khi xa
Hoặc :
Trứng vịt đổ lộn trứng gà Thấy em nhỏ thó anh đà muốn hun
(Dẫn theo Nguyễn Phương Thảo, Văn hoá dân gian Nam Bộ những
phác thảo, NXB Văn hoá thông tin, trang 31)
Điểm khác biệt trong tính cách của người Nam Bộ với con người ở các vùng miền khác chính là ở nét tính cách bộc trực thẳng thắn này Họ yêu hay ghét đều tỏ rõ thái độ chứ không né tránh, không quanh co như người miền Bắc Với họ chỉ có hai thái cực hoặc là yêu hoặc là ghét, chứ không có loại ở giữa vừa yêu vừa ghét Yêu thì yêu hết mình mà ghét thì cũng tận cùng Vì thế mà ta gặp nhiều nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư mang nét tính cách này
Nhân vật chú Sa trong Chuyện vui điện ảnh bị mọi người xa lánh chỉ vì chú
đóng một vai ác trong một bộ phim
Ta cũng bắt gặp tính cách này ở một số nhân vật trong Truyện Lục Vân