1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc

90 3,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 914,74 KB

Nội dung

Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Tây Nguyên – một vùng đất hoang sơ hùng vĩ, với những thác nước ngày đêm réo gọi, những cao nguyên bao la, bát ngát, những ngọn gió mải miết thổi suốt bốn mùa… nhưng không kém phần diễm lệ, nên thơ. Nơi đây có những rừng cà phê, cao su bạt ngàn chạy tít tắp đến cuối chân trời. Đặc biệt, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ nhưng nhân dân Tây Nguyên vẫn một lòng thủy chung, sắt son với Đảng, với Bác Hồ, luôn kiên cường, bất khuất đứng lên chống lại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ buôn làng, bảo vệ Đất Nước. Mặt khác, có thể nói Tây Nguyên là vùng văn học giàu tiềm năng, chứa đựng trong lòng nó nhiều điều bí ẩn thẳm sâu kỳ lạ. Tuy nhiên số lượng tác phẩm viết về vùng đất này chưa nhiều, Nguyên Ngọc là người đầu tiên trong số những nhà văn Việt Nam khai phá thành công mảnh đất màu mỡ này, cấy trồng trên đó những hạt mầm văn chương để rồi đơm hoa kết trái thành những tác phẩm văn học có giá trị, góp phần làm phong phú thêm vườn hoa văn học nước nhà. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng: Nguyên Ngọc là nhà văn viết nhiều nhất và hay nhất về Tây nguyên. 1.2 Từ vựng - ngữ nghĩa học là vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ học. Trong đó, trường từ vựng - ngữ nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu gần đây mới xuất hiện, được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Việc tìm hiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa và vận dụng những lí thuyết về trường nghĩa trong văn học đã làm sáng tỏ nhiều mối quan hệ giữa các từ ngữ, tính hệ thống của từ vựng nói riêng và ngôn ngữ nói chung. Đồng thời cho thấy ưu thế của nó trong việc khảo sát một số sự kiện văn học đặc biệt là việc nghiên cứu về trường nghĩa trong các sáng tác của các nhà văn khác nói chung và trong sáng tác của Nguyên Ngọc nói riêng. 2 Với những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc”. 2. Lịch sử vấn đề Tây Nguyên luôn là một vùng đất chứa dựng trong nó quá nhiều điều bí ẩn. Do vậy, nó luôn là một mảnh đất màu mỡ để các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sỹ khai phá, tìm hiểu. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đi trước tìm hiểu về các sáng tác của Nguyên Ngọc như: Đỗ Kim Hồi, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Trường Lưu, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Long, Hà Văn Thư, Đinh Hài… Nhà nghiên cứu văn học Đỗ Kim Hồi cho rằng Nguyên Ngọc chính là người đầu tiên khai phá và gieo trồng những mầm văn chương trên một vùng đất hoàn toàn mới lạ: Tây Nguyên. Ông nhận xét “Trong ký ức của chúng ta, Nguyên Ngọc sẽ được nhớ như nhà văn của Tây Nguyên, hiểu trên hai nghĩa: người viết hay nhất về Tây Nguyên cho tới hôm nay, và người mà cũng cho tới hôm nay – những sáng tác về Tây Nguyên cũng làm nên phần hay nhất, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của mình” Phong Lê – nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi khảo sát sáng tác của Nguyên Ngọc, đã phát hiện ra mối quan hệ khắng khít giữa con người và thiên nhiên “Vẻ đẹp của con người đã truyền đến cho thiên nhiên và thiên nhiên góp phần tô điểm cho con người” Đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc, ông đã khẳng định rằng: “Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói Nguyên Ngọc suốt đời đi săn tìm những tính cách anh hùng… Nguyên Ngọc đích thực là một tri thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên” Trong lời giới thiệu cho tác phẩm Đất nước đứng lên (NXB Giáo dục Giải phóng, 1973) nhận xét: “Qua tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyên 3 Ngọc muốn giới thiệu cho người đọc rõ thêm về đất nước, về con người ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Đất nước ấy hùng vĩ mà hiền hòa, giàu đẹp và nên thơ” Còn tác giả Nguyễn Văn Long cho rằng: “Nguyên Ngọc là một trong số hiếm hoi những cây bút gắn bó am hiểu Tây Nguyên – một xứ sở vô cùng phong phú và đầy sức hấp dẫn cả thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa độc đáo mà hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn” Nhìn một cách tổng thể, phần lớn các bài nghiên cứu trên đều có chung một khẳng định: Nguyên Ngọc đã trở thành người viết nhiều nhất và hay nhất về mảnh đất Tây Nguyên hùng vỹ. Song, ở bình diện ngữ nghĩa học đặc biệt là khía cạnh trường nghĩa nghiên cứu về tác giả Nguyên Ngọc thì chưa có nhiều. Từ việc tiếp thu ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một hướng nghiên cứu mới đó là: Tìm hiểu trường nghĩa về thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và xác lập trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tổng hợp tài liệu khoa học để từ đó xây dựng cơ sở lí thuyết của đề tài. - Thống kê, xác lập trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Thiên nhiên Tây Nguyên trên các phương diện: Sông suối, núi rừng, thời tiết, thực vật, động vật… - Chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở bộ "Tuyển tập Nguyên Ngọc", tập 1, 2, 3 NXB Hội nhà văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc tìm hiểu trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong luận văn này được thực hiện bằng các phương pháp sau đây: - Phương pháp thống kê phân loại Thống kê và phân loại các từ, cụm từ thuộc trường nghĩa chỉ đặc trưng thiên nhiên Tây Nguyên. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa Phân tích các khả năng diễn đạt khác nhau có thể có trong các tiểu trường nghĩa, và nhận xét giá trị nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật trong các sáng tác về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc. 6. Đóng góp của luận văn Qua việc khảo sát trường nghĩa về thiên nhiên Tây Nguyên, luận văn muốn góp phần làm nổi rõ bản sắc thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc với nhiều đường nét, màu sắc độc đáo, sinh động… để một lần nữa khẳng định về những đóng góp to lớn của Nguyên Ngọc đối với Tây Nguyên. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc Chương 2: Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Chương 3: Giá trị của trường nghĩa thiên nhiên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Luận văn Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Bùi Minh Toán

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành

và sâu sắc tới: GS.TS Bùi Minh Toán, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển

khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: "Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc”

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tây Nguyên, cùng tập thể các Thầy Cô giáo Phòng sau đại học, Khoa Ngôn ngữ của hai Trường

Xin cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành ngôn ngữ cho bản thân tác giả trong suốt hai năm vừa qua

Xin gởi tới Ban giám hiệu Trường THPT Chu Văn An và giáo viên Tổ Ngữ văn lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học này

Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu của các bạn học viên lớp Ngôn ngữ khóa 22 Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, khuyến khích của gia đình, bạn bè và người thân…đã động viên tôi trong quá trình học tập

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của luận văn 4

7 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN, NGUYÊN NGỌC 5

1 Lý thuyết trường nghĩa 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Cơ sở xác lập trường nghĩa 7

1.3 Phân loại trường nghĩa 9

1.3.1 Trường nghĩa biểu vật 9

1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm 12

1.3.3 Trường nghĩa tuyến tính 12

1.3.4 Trường nghĩa liên tưởng 13

1.4 Sự dịch chuyển trường nghĩa 14

1.4.1 Khái niệm sự chuyển trường nghĩa 14

1.4.2 Các phương thức chuyển trường nghĩa 15

1.4.3 Tác dụng của sự chuyển trường nghĩa 17

2.Tổng quan về vùng đất Tây nguyên 17

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

2.1.1.1 Địa hình 18

2.1.1.2 Sông suối 19

Trang 7

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 19

2.1.2.1 Tài nguyên nước 19

2.1.2.2 Khí hậu 20

2.1.2.3 Tài nguyên đất 21

2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản 21

2.1.2.4 Tài nguyên rừng 22

2.2 Đặc điểm cư dân, dân số và dân tộc 23

2.1 Dân cư 23

2.2 Dân số 24

2.3 Dân tộc 25

3.Nguyên Ngọc và sự nghiệp sáng tác về Tây Nguyên 27

TIỂU KẾT 29

Chương 2: PHÂN LOẠI TRƯỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN TÂY NGUYÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC 30

2.1 Tiểu trường nghĩa về địa hình 30

2.1.1 Nhận định chung về tiểu trường 30

2.1.2 Một số từ tiêu biểu 32

2.1.2.1 Rừng 32

2.1.2.2 Những từ khác chỉ địa hình 36

2.2 Tiểu trường nghĩa về thực vật 42

2.2.1 Nhận định chung 42

2.2.2 Một số loài cây tiêu biểu 43

2.2.2.1 Những loài cây đặc trưng Tây Nguyên 43

2.2.2.2 Những loài cây khác 48

2.3 Tiểu trường nghĩa về động vật 51

2.3.1 Nhận định chung 51

2.3.2 Một số loài vật tiêu biểu 52

2.3.2.1 Những loài vật đặc trưng của Tây Nguyên 52

2.3.2.2 Những loài vật khác 53

Trang 9

2.4 Tiểu trường nghĩa về hiện tượng tự nhiên 55

2.4.1 Nhận định chung 55

2.4.2 Một số hiện tượng tiêu biểu 57

2.4.2.1 Gió 57

2.4.2.2 Đêm 58

2.4.2.3 Mưa 61

2.4.2.4 Các hiện tượng khác 63

TIỂU KẾT 66

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA TRƯỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC 67

3.1 Giá trị về nội dung tư tưởng 67

3.2 Giá trị về nghệ thuật 71

TIỂU KẾT 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tây Nguyên – một vùng đất hoang sơ hùng vĩ, với những thác nước ngày đêm réo gọi, những cao nguyên bao la, bát ngát, những ngọn gió mải miết thổi suốt bốn mùa… nhưng không kém phần diễm lệ, nên thơ Nơi đây

có những rừng cà phê, cao su bạt ngàn chạy tít tắp đến cuối chân trời Đặc biệt, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ nhưng nhân dân Tây Nguyên vẫn một lòng thủy chung, sắt son với Đảng, với Bác Hồ, luôn kiên cường, bất khuất đứng lên chống lại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ buôn làng, bảo vệ Đất Nước Mặt khác, có thể nói Tây Nguyên là vùng văn học giàu tiềm năng, chứa đựng trong lòng nó nhiều điều bí ẩn thẳm sâu

kỳ lạ Tuy nhiên số lượng tác phẩm viết về vùng đất này chưa nhiều, Nguyên Ngọc là người đầu tiên trong số những nhà văn Việt Nam khai phá thành công mảnh đất màu mỡ này, cấy trồng trên đó những hạt mầm văn chương để rồi đơm hoa kết trái thành những tác phẩm văn học có giá trị, góp phần làm phong phú thêm vườn hoa văn học nước nhà Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng: Nguyên Ngọc là nhà văn viết nhiều nhất và hay nhất về Tây nguyên 1.2 Từ vựng - ngữ nghĩa học là vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ học Trong

đó, trường từ vựng - ngữ nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu gần đây mới xuất hiện, được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Việc tìm hiểu trường từ vựng

- ngữ nghĩa và vận dụng những lí thuyết về trường nghĩa trong văn học đã làm sáng tỏ nhiều mối quan hệ giữa các từ ngữ, tính hệ thống của từ vựng nói riêng và ngôn ngữ nói chung Đồng thời cho thấy ưu thế của nó trong việc khảo sát một số sự kiện văn học đặc biệt là việc nghiên cứu về trường nghĩa trong các sáng tác của các nhà văn khác nói chung và trong sáng tác của Nguyên Ngọc nói riêng

Trang 12

Với những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trường

nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc”

2 Lịch sử vấn đề

Tây Nguyên luôn là một vùng đất chứa dựng trong nó quá nhiều điều bí

ẩn Do vậy, nó luôn là một mảnh đất màu mỡ để các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sỹ khai phá, tìm hiểu Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đi trước tìm hiểu về các sáng tác của Nguyên Ngọc như: Đỗ Kim Hồi, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Trường Lưu, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Long, Hà Văn Thư, Đinh Hài…

Nhà nghiên cứu văn học Đỗ Kim Hồi cho rằng Nguyên Ngọc chính là người đầu tiên khai phá và gieo trồng những mầm văn chương trên một vùng

đất hoàn toàn mới lạ: Tây Nguyên Ông nhận xét “Trong ký ức của chúng ta,

Nguyên Ngọc sẽ được nhớ như nhà văn của Tây Nguyên, hiểu trên hai nghĩa: người viết hay nhất về Tây Nguyên cho tới hôm nay, và người mà cũng cho tới hôm nay – những sáng tác về Tây Nguyên cũng làm nên phần hay nhất, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của mình”

Phong Lê – nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi khảo sát sáng tác của Nguyên Ngọc, đã phát hiện ra mối quan hệ khắng khít giữa con người và

thiên nhiên “Vẻ đẹp của con người đã truyền đến cho thiên nhiên và thiên

nhiên góp phần tô điểm cho con người”

Đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nghiên cứu về các sáng tác của

nhà văn Nguyên Ngọc, ông đã khẳng định rằng: “Nếu nói Nguyễn Tuân suốt

đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói Nguyên Ngọc suốt đời đi săn tìm những tính cách anh hùng… Nguyên Ngọc đích thực là một tri thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên”

Trong lời giới thiệu cho tác phẩm Đất nước đứng lên (NXB Giáo dục Giải phóng, 1973) nhận xét: “Qua tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyên

Trang 13

Ngọc muốn giới thiệu cho người đọc rõ thêm về đất nước, về con người ở vùng núi rừng Tây Nguyên Đất nước ấy hùng vĩ mà hiền hòa, giàu đẹp và nên thơ”

Còn tác giả Nguyễn Văn Long cho rằng: “Nguyên Ngọc là một trong số

hiếm hoi những cây bút gắn bó am hiểu Tây Nguyên – một xứ sở vô cùng phong phú và đầy sức hấp dẫn cả thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa độc đáo mà hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn”

Nhìn một cách tổng thể, phần lớn các bài nghiên cứu trên đều có chung một khẳng định: Nguyên Ngọc đã trở thành người viết nhiều nhất và hay nhất

về mảnh đất Tây Nguyên hùng vỹ

Song, ở bình diện ngữ nghĩa học đặc biệt là khía cạnh trường nghĩa nghiên cứu về tác giả Nguyên Ngọc thì chưa có nhiều Từ việc tiếp thu ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một hướng nghiên cứu mới đó là: Tìm hiểu trường nghĩa về thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa và xác lập trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu khoa học để từ đó xây dựng cơ sở lí thuyết của đề tài

- Thống kê, xác lập trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Thiên nhiên Tây Nguyên trên các phương diện: Sông suối, núi rừng, thời tiết, thực vật, động vật…

- Chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở bộ "Tuyển tập Nguyên Ngọc",

tập 1, 2, 3 NXB Hội nhà văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc tìm hiểu trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong luận văn này được thực hiện bằng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp thống kê phân loại

Thống kê và phân loại các từ, cụm từ thuộc trường nghĩa chỉ đặc trưng thiên nhiên Tây Nguyên

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

Phân tích các khả năng diễn đạt khác nhau có thể có trong các tiểu trường nghĩa, và nhận xét giá trị nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật trong các sáng tác về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc

6 Đóng góp của luận văn

Qua việc khảo sát trường nghĩa về thiên nhiên Tây Nguyên, luận văn muốn góp phần làm nổi rõ bản sắc thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc với nhiều đường nét, màu sắc độc đáo, sinh động… để một lần nữa khẳng định về những đóng góp to lớn của Nguyên Ngọc đối với Tây Nguyên

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc

Chương 2: Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Chương 3: Giá trị của trường nghĩa thiên nhiên trong sáng tác của Nguyên Ngọc

Trang 15

Theo các tác giả nước ngoài thì Ju.X.Xtepanov là một trong những tác giả người Nga quan tâm đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong từ vựng.Ông cho rằng trong vốn từ của một ngôn ngữ có các kiểu nhóm từ có quan hệ chặt lỏng khác nhau, như loạt đồng nghĩa, loạt trái nghĩa; các nhóm nội dung như “nhóm từ tính cách” , “nhóm các động từ chuyển động của người” là biểu hiện của một hiện tượng gọi là trường từ vựng hay trường ngữ nghĩa

Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa, trường từ vựng ngữ

nghĩa (semantic filed, lexcal filed) Lí thuyết về các trường được các nhà

ngôn ngữ Đức và Thuỵ Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX

Lí thuyết này bắt nguồn từ những tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các

từ trong ngôn ngữ của W Humboldt, M Pokrovxkij, Meyer Nhưng tiền đề thúc đẩy một cách quyết định sự hình thành nên lí thuyết về các trường là những nguyên lí của F De Saussure, đặc biệt là luận điểm “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định” [5, 243] và “chính

Trang 16

phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố

mà nó chứa đựng” [5, 244] của ông

Nói đến lí thuyết về trường nghĩa, ta phải nhắc đến tên tuổi của hai nhà ngôn ngữ người Đức là J Trier và L Weisgerber Với J Trier (theo đánh giá của S Ullmann), lịch sử ngữ nghĩa học đã mở ra một giai đoạn mới Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học và đã thử áp dụng quan điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa J Trier cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các

từ khác trong trường quyết định Còn L Weisgerber, ông lại có một quan điểm rất đáng chú ý về các trường – theo ông, cần phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống

Các trường kiểu của J Trier và L Weisgerber là những trường có tính chất đối vị, gọi tắt là trường trực tuyến (dọc)

Ngoài hai tác giả trên, trường trực tuyến cũng được nhiều nhà ngôn ngữ khác đề cập đến Có thể kể đến các tác giả như Cazarès, P M Roget, R Hallig, W Von Warburg, W P Zaleskij, Duchacek, H Husgen, K Reuning

Khác với các nhà nghiên cứu trên, W Porzig lại xây dựng quan niệm

về các trường tuyến tính hay trường ngang Theo ông, trường là những cặp từ

có quan hệ kiểu như “gehen” – “fuber” (“đi” – “chân”), “greifen” – “hand” (“cầm” – “tay”), “sechen” – “auge” (“nhìn” – “mắt”)… Đây không phải là những quan hệ chung nhất, những quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ bản của ý nghĩa” Trung tâm của “các trường cơ bản của ý nghĩa” là các động

từ và tính từ vì chúng thường đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu, do đó chúng thường ít nghĩa hơn các danh từ

Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng… Trong đó, Đỗ

Trang 17

Hữu Châu là người đi đầu trong việc đưa ra lí thuyết về trường nghĩa cũng

như những phạm trù ngôn ngữ liên quan đến trường nghĩa Theo ông, “Những

quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng” [2, 156] Trên cơ sở vận dụng lí thuyết về trường

nghĩa của các tác giả nước ngoài để xây dựng những quan niệm của mình về trường nghĩa Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa về trường từ vựng – ngữ

nghĩa như sau: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa

Đó là những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa [2, 157] Quan điểm này lấy

tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa Đây là quan niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các tác nhà Việt ngữ khác sau ông

1.2 Cơ sở xác lập trường nghĩa

M Pokrovxkij nhận định: Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau và liên kết với nhau trong tư tưởng chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy

là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa H Osthoff cũng quan niệm: Có những hệ thống nhất định những ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó.”

Theo Nguyễn Văn Tu : Tiêu chí của trường nghĩa hoàn toàn là tiêu chí ngôn ngữ học Chính tiêu chí ngôn ngữ học khiến cho từ thuộc về nhóm này hay nhóm kia giá trị của từ trong nhóm phản ánh tính tương đẳng của các từ Theo Đỗ Hữu Châu, việc phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trường từ vựng - ngữ nghĩa nhằm mục đích phát hiện ra tính hệ thống và cấu

Trang 18

trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa, từ đó có thể giải thích các cơ chế đồng loạt chi phối sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp Tác giả đã

có những nhận định về việc tiêu chí phân lập trường nghĩa như:

“Các trường từ vựng - ngữ nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu chí để phân lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ.” [5, 252] Cơ sở để phân lập (trường trực tuyến) là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của các từ

“Cơ sở để phân lập trường là ý nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa ngôn ngữ Có thể có những sự kiện, sự vật, những khái niệm lĩnh hội được nhưng nếu không được biểu thị bằng từ thì chúng vẫn không phải là yếu tố của một trường trong một ngôn ngữ nào đấy.” [5 252]

Nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu nhận thấy khi đi vào trường nghĩa, giữa các từ tồn tại tình trạng thiếu đường ranh giới dứt khoát và tình trạng một từ có thể có mặt trong một số trường nghĩa khác nhau Tuy vậy việc phân lập trường nghĩa là rất quan trọng Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đề ra phương thức xác lập như sau:

- Tìm những trường hợp điển hình, tức là những trường hợp mang và chỉ mang các đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa được lấy làm cơ sở Những từ điển hình này lập thành tâm cho trường

- Xác lập vùng ngoại vi bằng những từ có khả năng đi vào một số trường Chúng ta sẽ dựa vào các từ điển hình để xác định một trường, sau đó chúng ta sẽ xử lý các trường hợp khó phân định nhờ cấu trúc ngữ nghĩa trong các từ điển

Cơ sở để lập trường biểu vật không phải là nhận thức về các phạm vi sự vật trong thực tế mà là ý nghĩa biểu vật của từ Như vậy tất cả các ý nghĩa

Trang 19

biểu vật nào có chung một nét nghĩa biểu vật (nét nghĩa hạn chế biểu vật) thì

có thể đi vào một trường

Tuy nhiên, việc phân chia hiện thực thành những lát cắt để nghiên cứu (tức là việc phân chia trường nghĩa) mang tính chủ quan và khó thực hiện một cách triệt để bởi hiện thực thế giới khách quan là một chuổi liên tục Mặt khác một từ có thể có nhiều nghĩa, có thể tham gia vào nhiều trường nghĩa khác nhau

Ví dụ: Từ “cao” thuộc trường nghĩa Tính chất Nét nghĩa duy trì của cao

là “hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả ” Với nét nghĩa này, từ cao có thể thuộc nhiều trường khác nhau “Cao” trong kết hợp “cây cao” thuộc trường thực vật, trong kết hợp “người cao” thuộc trường con người, tiểu trường ngoại hình, trong kết hợp “tinh thần cao, ý chí cao” thuộc trường nghĩa con người, tiểu trường tinh thần, trong kết hợp “tay nghề cao” thuộc tiểu trường năng lực của con người

Vấn đề hệ thống tất cả các trường nghĩa trong ngôn ngữ, phân lập trường nghĩa như thế nào, các cấp độ của trường nghĩa chưa có được

sự phân lập rõ ràng, mạch lạc, sự nhất trí trong giới nghiên cứu Việc xác lập trường biểu vật một cách đầy đủ càng không phải một việc dễ dàng

1.3 Phân loại trường nghĩa

Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc và quan hệ ngang, Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại khác nhau: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm (hai trường nghĩa dựa vào quan

hệ dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang) và trường nghĩa liên tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang)

1.3.1 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị

Trang 20

sự vật gốc, rồi trên cơ sở đó tiến hành thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc đó

Chẳng hạn, chọn từ HOA làm gốc, ta có thể thu thập các từ đồng nhất về

phạm vi biểu vật với từ hoa, như :

- Các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa dã quỳ, hoa quỳnh

- Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhụy

- Tính chất, trạng thái của hoa: đẹp, xấu nở, tàn tươi, héo

- Màu sắc của hoa: đỏ, vàng, hồng, trắng

- Mùi của hoa: thơm, ngát, ngào ngạt

- Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ

v.v

Tùy theo mục đích của việc huy động vốn từ mà chúng ta có thể lựa chọn

số lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa Ví dụ, có thể chọn thêm các tiêu chí có liên quan đến trường nghĩa hoa như: cách trồng hoa, chăm sóc hoa Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể

phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa Chẳng hạn, trường

nghĩa biểu vật về tay có thể chia thành các trường nhỏ: trường biểu vật về bàn tay (gồm: ngón tay, vân tay, hoa tay, đốt ngón tay, chỉ tay, mu bàn tay…), trường biểu vật về cánh tay (gồm: cổ tay, xương cánh tay, cùi chỏ…)

Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác nhau Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các trường nhỏ trong một trường lớn Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa

Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ)

là một “miền” của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác nhau Có những miền trống - tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng

Trang 21

không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia

Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều trường biểu vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể “giao thoa”,

“thẩm thấu” Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về động vật, ta

sẽ thấy rất rõ điều này Trường nghĩa người sẽ gồm các từ: đầu, tóc, mắt, cổ,

bụng, tay, chân, mũi, miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn, uống, đi, chạy, nhảy, khóc, cười, nói, hát, hét, ngủ, nằm, to, nhỏ

… Trường nghĩa động vật sẽ gồm các từ: đầu, đuôi, sừng, gạc, cổ, bụng, mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn, uống, đi, chạy, nhảy, hót, hí, ngủ, nằm, to, nhỏ … Hầu hết các từ nằm trong

trường động vật đều nằm trong trường người, ví dụ các từ: đầu, cổ, bụng,

mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, ăn, uống, đi, chạy, nhảy…

Ta nói trường người và trường động vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau Mức

độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các trường với nhau

Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không giống nhau Có những từ điển hình cho trường được gọi là các từ hướng tâm, có những từ không điển hình cho trường được gọi là các từ hướng biên Từ hướng tâm gắn rất chặt với trường làm thành cái lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi Ở ví dụ về trường người

và trường động vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở trường này mà

không có ở trường kia, từ hướng tâm của trường người như khóc, cười, buồn,

hát…, từ hướng tâm của động vật là các từ hí, hót, đuôi… Từ hướng biên của

chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như đầu, chân, mắt, mũi, ruột,

da, dạ, dày, xương, máu, chạy, nằm, uống, ăn, đi,…

Trang 22

1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm

Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc

biểu niệm Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế

hoặc tăng cường công tác lao động) (bằng tay): dao, cưa, búa, đục, khoan, lưới, nơm, dao, kiếm…

Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với những mật độ khác nhau

Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi

1.3.3 Trường nghĩa tuyến tính

Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ

Chẳng hạn, trường nghĩa tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm,

lạnh…nắm, cầm, khoác…

Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm

từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ

Ví dụ : Trường nghĩa ngang của từ “chạy”

- Chạy 100m, chạy 200m, chạy tiếp sức…(môn thi)

- Chăm chỉ, lười biếng…(mức độ luyện tập)

- Nhanh, chậm…( tốc độ chạy)

Các từ trong trường nghĩa ngang thường kết hợp theo chuẩn mực ngữ nghĩa phổ biến của một ngôn ngữ chung Thực tế chúng là những từ có cùng

Trang 23

một trường biểu vật đi với nhau sao cho nét nghĩa biểu vật của chúng phải phù hợp với nhau Các từ trong cùng một trường ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa trong nghĩa biểu vật của từ

Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ

và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những

đặc điểm hoạt động của từ

1.3.4 Trường nghĩa liên tưởng

Các sự vật, hoạt động tính chất được phản ánh trong nhận thức của con người theo những mối quan hệ nhất định Các sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với nhau là các sự vật, hiện tượng mà từ một sự vật, hiện tượng này người ta nghĩ đến các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất khác

Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất có quan hệ liên tưởng với nhau Chẳng

hạn, trường nghĩa liên tưởng của từ trắng gồm các đơn vị từ vựng: trong

trắng, tinh khiết, không màu, không mùi, không vị, hoa mơ, tuyết, áo dài, bác

Trang 24

1.4 Sự dịch chuyển trường nghĩa

1.4.1 Khái niệm sự chuyển trường nghĩa

Sự chuyển trường nghĩa là hiện tượng “một từ ngữ thuộc một trường ý niệm này được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm khác” [9, 68]

Do nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng và phức tạp của con người, từ (đơn hoặc phức) lúc mới xuất hiện chỉ có một nghĩa biểu vật nhưng sau khi được sử dụng một thời gian nó có thêm nhiều nghĩa biểu vật mới Đó là sự chuyển biến ý nghĩa biểu vật của từ Khi nghĩa biểu vật của từ thay đổi thì nghĩa biểu niệm của từ cũng có nhiều khả năng thay đổi Từ đó, nghĩa biểu thái của từ cũng có thể thay đổi theo

Sự chuyển nghĩa trên của từ chính là cơ sở của sự chuyển trường nghĩa của từ Không phải bất cứ hiện tượng chuyển nghĩa nào cũng dẫn đến sự chuyển trường nghĩa của từ, nhưng có thể khẳng định rằng, sự chuyển trường nghĩa bắt đầu từ sự chuyển nghĩa của từ Bởi vì, từ chuyển nghĩa - nội dung biểu thị của từ thay đổi - thì từ cũng chuyển sang trường nghĩa mới tương ứng với nội dung biểu thị mới của nó

Chẳng hạn từ lá ( một bộ phận của cây, thường có bề mặt mỏng, thường

có màu xanh, ở trên cành cây) là từ có nhiều nghĩa, mỗi lần chuyển biến ý nghĩa, từ lại chuyển sang một trường nghĩa khác

1 Bộ phận của cơ thể con người (lá gan, lá phổi, lá mỡ…)

→ Từ thuộc trường con người hoặc trường động vật

2 Là một vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày(lá thư, lá đơn, lá phiếu…)

→ Từ thuộc trường phương tiện hành chính

3 Là một vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày (lá cờ, lá buồm, lá

chiếu…)

→ Từ thuộc trường đồ vật

Trang 25

4 Tình cảm con người (lá lành, lá rách,…)

→ Từ thuộc trường tư tưởng

5 Phương tiện chiến đấu (lá chắn…)

→ Từ thuộc trường quân sự

Khi các từ ngữ chuyển từ trường nghĩa này sang trường nghĩa khác, chúng mang theo những đặc điểm vốn có của nó ở trường nghĩa ban đầu

1.4.2 Các phương thức chuyển trường nghĩa

Như đã trình bày ở trên, hiện tượng chuyển trường nghĩa bắt đầu từ sự chuyển nghĩa của từ Bởi thế, phương thức chuyển trường nghĩa cũng chính là phương thức chuyển nghĩa của từ

Hai phương thức chuyển trường (chuyển nghĩa) phổ biến của từ trong tất

cả ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu, ẩn

dụ và hoán dụ được hiểu như sau:

Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật A vốn

là tên gọi của x (tức x là ý nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y đi đôi với nhau trong thực tế

Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau Sự chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức của con người về sự giống nhau giữa chúng Trái lại, trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không tuỳ thuộc vào nhận thức của con người Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, ẩn dụ và hoán dụ được chia thành nhiều tiểu loại nhỏ:

Trang 26

*Các loại ẩn dụ:

Dựa vào tính cụ thể/ trừu tượng của x và y, ẩn dụ được chia thành ẩn dụ cụ

thể - cụ thể (x và y đều cụ thể, ví dụ: chân núi, chân bàn, cổ chai); ẩn dụ cụ thể - trừu tượng (x cụ thể còn y trừu tượng, ví dụ: suy nghĩ già, trình độ lùn)

Dựa vào các nét nghĩa phạm trù, ẩn dụ được chia thành:

Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự

vật, hiện tượng Ví dụ: răng người – răng lược, răng bừa, râu người – râu bắp

Ẩn dụ vị trí: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện

tượng Ví dụ: gốc cây – gốc vấn đề, đầu người – đầu làng

Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện

giữa các sự vật, hiện tượng Ví dụ: cắt giấy – cắt hộ khẩu, vặn ốc – vặn nhau

Ẩn dụ chức năng: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các

sự vật, hiện tượng Ví dụ: cửa nhà – cửa sông, cửa rừng

Ẩn dụ kết quả (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về kết quả tác động của các sự vật, hiện tượng Ví dụ: chanh chua –

giọng nói chua, căn phòng sáng sủa – tương lai sáng sủa

*Các loại hoán dụ:

Hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận – toàn thể Ví dụ: nhà có năm miệng

ăn (dùng từ miệng chỉ bộ phận để gọi người – toàn thể), đêm biểu diễn (dùng

từ đêm– chỉ toàn bộ để chỉ một phần của đêm, thường vào buổi tối)

Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa Ví dụ: uống năm

chai (dùng từ chai để chỉ cái đựng trong chai – rượu, bia, nước…), cả làng

tỉnh dậy giữa đêm khuya (dùng từ làng để chỉ những người trong làng)

Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa sự vật, hiện tượng, hoạt động… với các

đặc điểm của chúng Các đặc điểm có thể là: màu sắc – sự vật (hai đen – dùng đen để chỉ cà phê), vị - sự vật (có chút cay cay – dùng cay để chỉ rượu), nhãn mác – sự vật (hai Sài Gòn – dùng “Sài Gòn” để chỉ bia), chất liệu – sự vật

Trang 27

(mua cái gương – gương là chất liệu của dụng cụ dùng để soi), âm thanh – hành động (bịch, bốp – bịch là âm thanh của hành động ngã, bốp là âm thanh

của hành động đấm)…

1.4.3 Tác dụng của sự chuyển trường nghĩa

Tác dụng đầu tiên của hiện tượng chuyển trường nghĩa đối với ngôn ngữ

là làm giàu vốn từ vựng Khi một từ chuyển trường nó biến thành từ đa nghĩa,

từ vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm cũ nhưng lại mang một nội dung mới hay nghĩa mới, nội dung mới này luôn có quan hệ tương sinh với nội dung cũ (nghĩa cũ, nghĩa gốc) của từ Từ càng chuyển qua nhiều trường nghĩa thì càng mang nhiều nghĩa mới - nội dung biểu đạt của nó càng phong phú Chẳng

hạn, từ tóc vốn thuộc về trường con người, biểu hiện sợi lông mọc trên đầu

người; khi chuyển qua trường sự vật nó biểu hiện dây kim loại (vônfram)

trong bóng đèn tròn (tóc bóng đèn); khi chuyển qua trường thực vật, nó biểu hiện bộ phận của cây như cành, lá (Rặng liễu đìu hiu đúng chịu tang/ Tóc

buồn buông xuống lệ ngàn hàng – Xuân Diệu; Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre – Tế Hanh)

Sự chuyển trường nghĩa của từ không chỉ có tác dụng làm giàu cho vốn

từ vựng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người mà còn góp phần làm tăng khả năng diễn đạt, tăng sức biểu cảm của ngôn từ

Khi từ chuyển trường nghĩa, ngoài những giá trị biểu đạt mới xuất hiện

ở trường nghĩa mới, từ còn giữ được những ấn tượng ngữ nghĩa vốn có ở trường nghĩa cũ Đặc tính này làm cho giá trị biểu đạt của từ càng phong phú

2.Tổng quan về vùng đất Tây nguyên

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Tây Nguyên là một trong 8 vùng địa lí – kinh tế của nước ta, thuộc Trường Sơn Nam của dãy Trường Sơn, kéo dài từ 1100

đến 1500 vĩ bắc và

Trang 28

1070 đến 1090 kinh đông; có chiều bắc – nam dài trên 450km và chiều đông – tây khoảng 150km

Từ năm 2004, Đắk Nông tách khỏi Đắk Lắk thành một tỉnh riêng, Tây Nguyên do vậy có 5 tỉnh, tính từ bắc vào nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với diện tích trên 54.400km2 chiếm 16,5% diện tích cả nước, mật độ dân số trung bình 93 người/km2 Giáp với Tây Nguyên, phía bắc là tỉnh Quảng Nam, phía đông là tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; phía nam là hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước; phía Tây là hai nước bạn Lào và Campuchia Trong

5 tỉnh Tây Nguyên chỉ có Kom Tum là có đường biên giới với cả hai nước trên; hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ giáp với Campuchia; còn Lâm Đồng hoàn toàn là một tỉnh nội địa không có đường biên giới quốc tế

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Địa hình

Như chúng ta đã biết, đặc thù của Tây Nguyên như là một sơn nguyên,

có hàng rào núi non ở phía đông, nếu nhìn từ phía biển vào, có cảm giác như những bức tường dựng đứng, nhưng nếu nhìn từ phía tây, tức là phía sông Mê Kông, thì không phải vậy, mà là một mái dốc thoai thoải rất dài như chiếc đai chỗ dày, chỗ mỏng Dẫu sao, địa hình Tây Nguyên nói chung có vách gần như dựng đứng về phía đông và thoải dần về phía tây, đường gồ hình cánh cung, phần lồi quay về hướng đông ôm lấy các cao nguyên và đồng bằng phía tây tạo nên ranh giới tự nhiên về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn Có các dạng địa hình sau đây:

- Địa hình đồi núi

- Địa hình đồng bằng

- Địa hình trũng giữa núi

Trang 29

2.1.1.2 Sông suối

Trên địa bàn Tây Nguyên có mật độ sông suối khá dày, tựu chung có 4

hệ thống sông chính, đó là: Sê San; Sêrêpốc, sông Ba và Đồng Nai.Tính từ bắc vào nam có các sông lớn sau đây:

- Sông Pô Cô

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Tài nguyên nước

Thực ra khi nói đến hệ thống sông suối là đã đè cập đến tài nguyên nước

Ở đây sẽ đi vào hai loại nguồn nước là nước mặt và nước ngầm

Nước mặt, các hệ thống sông suối trong toàn vùng đã cung cấp cho Tây

Nguyên lượng nước trung bình hàng năm là 972.000m3

/km2 Môđun dòng chảy giữa các khu vực, các vùng rất khác nhau Chẳng hạn ở vùng trũng Kom Tum là 25l/s/km2, vùng cao nguyên Đắk Lắk là 21l/s/km2,

vùngKrông Pắc – Lắk 25l/s/km2, vùng bình nguyên Đà Lạt 28l/s/km2…

Tây Nguyên có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô, rất đặc biệt Trong khi mùa mưa tập trung rất nhiều mưa làm cho các con sông đều đầy nước, ngược lại, về mùa khô lại rất ít mưa nên dòng chảy của các con sông suối nhỏ hầu như bị cạn kiệt

Nước ngầm, nước ngầm ở Tây Nguyên phần lớn phân bố ở độ sâu 50m –

150m Riêng ở phía bắc, thuộc địa phận Kon Tum khoảng trên dưới 30m lưu lượng lỗ khoan1-31/s Chất lượng nước tốt về thành phần hóa học, nhưng về mặt sinh học, có nơi còn bị nhiễm bẩn, khi khai thác nước ngầm để sử dụng

Trang 30

và sản xuất và sinh hoạt cần có những biện pháp xử lí.Tài nguyên nước trong vũng nói chung mất cân đối nghiêm trọng giữa hai mùa trong năm Ngoài các

hệ thống sông suối, ở Tây Nguyên còn có rất nhiều hồ nước với diện tích khá lớn, dưới đáy các hồ này chứa một lượng nước đáng kể

Tiềm năng thủy điện, Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện rất lớn với trữ lượng lý thuyết đạt tới 57 tỉ kw, chiếm trên 20% thủy năng toàn quốc.Tiềm năng thủy điện nhỏ ước tính khoảng 1,5 tỉ kw/h Sông Sê San có nhiều ghềnh thác, lớn nhất là thác Ia Ly cao 40m, có nhà máy thủy điện với sản lượng khoảng 3 tỉ kw/năm.Tiềm năng thủy điện của Sê San đứng thứ ba trong hệ thống sông của nước ta sau sông Đà và sông Đồng Nai

500 – 800m, nhiệt độ bình quân năm thấp hơn vùng đồng bằng cùng vĩ độ

3-50+c Nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 160c (Đà Lạt), cao nhất là 280

c (Cheo Reo)

Độ ẩm giữa các khu vực và các mùa chênh lệch nhau khá lớn, chẳng hạn, mùa khô ở Kon Tum độ ẩm giảm mạnh, nhưng tháng 2 chỉ còn 62%, ngược lại độ ẩm về mùa mưa thường lên tới 82 – 84% Sự chênh lệch về độ

ẩm ở Lâm Đồng giữa các mùa còn lớn hơn

Bức xạ mặt trời ở Tây Nguyên khá dồi dào, thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển Bức xạ tổng cộng trung bình năm là 120 – 140 kcal.cm2, năng lượng gió có tốc độ trung bình 3 – 6m/s là nguồn năng lượng sạch rất thuận lợi cho vùng

Trang 31

2.1.2.3 Tài nguyên đất

Đất đai ở Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, sự phân chia các loại đất ở đây còn có những ý kiến khác nhau Theo một số nhà nghiên cứu thì ở Tây Nguyên có 8 nhóm đất:

Kết quả kiểm kê đất Tây Nguyên năm 2004 cho các số liệu sau :

- Tổng diện tích đất tự nhiên 5.447.459ha, chiếm 100,00%,

- Diện tích đất đang sử dụng : 4.397.239ha, chiếm 80,72%,

Trong đó :

+ Đất nông nghiệp : 1.233.699ha, chiếm 22,65%,

+ Đất lâm nghiệp có rừng : 2.993.257ha, chiếm 54,95%,

+ Đất chuyên dùng : 137.065ha, chiếm 2,52%,

+ Đất đô thị: 6.483ha, chiếm 0,12%,

+ Đất ở nông thôn:26.375ha, chiếm 0,48%,

- Diện tích đất chưa sử dụng: 1.050.211ha chiếm 19,28%,

Trong đó:

+ Đất đồi núi: 879.777ha, chiếm 16,15%

2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Tây Nguyên có các loại khoáng sản như: Bauxit, đồng, chì, vàng, sắt, thiếc, titan Bauxit có trữ lượng lớn nhất, phân bố ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm

Trang 32

Đồn, Gia Lai Đồng có hai dạng: Dạng vàng phân tán trọng sa và quang phổ bùn, dạng mạch thạch anh có ở phần rìa địa khối Kon Tum, Trà Lam, Con Sò Niken – Các bon khá phong phú, có ở Plei Ku, Thuận Mẫn, Buôn Hồ Chì, kẽm có ở thị trấn Ma Lâm Thiếc có ở các bãi bồi ven suối Asen có ở một số nơi như: Mang Yang và một vài địa phương của Lâm Đồng

Về kim loại quý, đáng kể nhất là vàng(khoảng 8,82 tấn).Các khoáng kim loại khác có: Đá vôi, cao lanh, đá xây dựng,fenpat, laterit, bentorit Ngoài ra còn có các loại đá quý như Ruby, ngọc ôpan

2.1.2.4 Tài nguyên rừng

Tính đến 31 tháng 12 năm 2009 rừng toàn Tây Nguyên, mặc dù bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn còn khoảng 2.925 nghìn ha, trong đó, rừng tự nhiên khoảng 2.715 nghìn ha(chiếm 49,7% diện tích tự nhiên), rừng trồng có khoảng 209 nghìn ha, độ che phủ toàn vùng vào khoảng 52,9% (xem bảng 1)

Bảng 1: Diện tích rừng tự nhiên Tây Nguyên tính đến 31.12.2009

Nguồn: Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09.8.2010

Tây Nguyên là vùng có tiềm năng trữ lượng gỗ lớn nhất trong cả nước với hơn 288.559 triệu m3 (chiếm khoảng 35,5%) với 4 loại rừng chính: Lá

Tổng số Rừng tự

Nhiên

Rừng trồng

Trang 33

rộng thường xanh, lá rộng rụng lá vào mùa khô, rừng thông và rừng tre Rừng nhiệt đới phân bổ hầu khắp các địa phương trong vùng, còn rừng á nhiệt đới phân bổ chủ yếu ở Măng Đen( bắc Tây Nguyên), Gia Nghĩa, Lâm Viên(nam Tây Nguyên) Tài nguyên rừng bao gồm:

- Tài nguyên thực vật

- Tài nguyên động vật

2.2 Đặc điểm cƣ dân, dân số và dân tộc

2.1 Dân cư

Lịch sử một vùng đất được đánh dấu bởi sự xuất hiện con người cư trú và

khai phá theo cách hiểu này thì Tây Nguyên có lịch sử từ thời đá cũ, ít ra cách đây khoảng 3 vạn năm Nhưng lịch sử theo tiêu chí là sự xuất hiện nhà nước

và văn tự thì lịch sử Tây Nguyên xuất hiện cách đây chưa lâu.Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học có được cho đến nay thì cách đây vài vạn năm trên đất Tây Nguyên thực sự tồn tại văn hóa của cư dân Hậu kì đá cũ Họ chế tạo và sử dụng công cụ đá theo khuynh hướng đồ đá lớn, không chỉ chặt cây, phát rừng,

xẻ thịt động vật, mà còn gia công chế tác đồ tre đồ gỗ trong việc làm nhà ở, tạo ra công cụ lao động mới

Vào thời kì đá mới, ở nhiều nơi trên thế giới cư dân bắt đầu sống định cư, trồng trọt và chăn nuôi, còn ở Tây Nguyên dấu hiệu định cư còn rất mờ nhạt Đến giai đoạn đá mới muộn, cư dân tiền sử Tây Nguyên có sự thay đổi cơ bản lối sống từ không định cư sang định cư, từ săn bắt, hái lượm sang làm nông nghiệp, sự hoàn thiện kĩ thuật chế tác công cụ đá và đồ gốm có bước phát triển rõ rệt Nét nổi bật ở Tây Nguyên là hoạt động nông nghiệp sử dụng cuốc rất phong phú và đa dạng

Như vậy cư dân tại chỗ tại Tây Nguyên trước đây chủ yếu là những người nói tiếng Nam Á (nhóm Môn – Khơ me) và nói tiếng Nam Đào (Malayô – Polinedi) Người Việt, có mặt ở Tây Nguyên từ thế kỉ XI nhưng

Trang 34

mãi đến thế kỉ XV mới có đông người Việt di chuyển đến vùng đất này, nhưng chỉ phân bố chủ yếu ở miền tây các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên Vào giữa thế kỉ XVIII có khoảng 400 – 500 người Việt chuyển đến Kon Tum lập nghiệp Đến thế kỉ XX, cư dân tại chỗ Tây Nguyên chiếm tới trên 95% Sau hiệp định Giơne vơ 1954, có trên 700 nghìn người bị cưỡng ép di cư từ miền Bắc vào miền Nam, trong đó có khoảng 60 nghìn người chuyển cư đến Tây Nguyên Và cũng từ đó, dân cư Tây Nguyên trở nên đa dạng, gồm nhiều tộc người nói ngôn ngữ khác nhau cư trú

Từ sau năm 1975, thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, trong vòng 10 năm ( 1976 – 1986 ), Tây Nguyên đã đón nhận trên 500 nghìn dân từ các vùng, miền khác nhau đến xây dựng vùng kinh tế mới.Từ năm 1986 đến 1996 có trên 80 vạn người di cư tự do từ miền Bắc vào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, làm cho dân số Tây Nguyên tăng vọt.Sau 33 năm ( 1976 – 2009), dân số Tây Nguyên tăng 4,2 lần

2.2 Dân số

Về quy mô dân số, năm 2009 Tây Nguyên có trên 5 triệu người, là vùng

có số dân ít nhất trong 6 vùng của cả nước, nhưng tốc độ phát triển dân số lại

rất cao

Bảng 2: Dân số Tây Nguyên qua các cuộc Tổng điều tra dân số

Trang 35

Như vậy dân số Tây Nguyên tăng cao nhất ở thập kỉ 80 của thế kỉ trước Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỉ lệ tăng dân

số bình quân/năm của Tây Nguyên cũng cao thứ hai sau Đông Nam Bộ.Trong khi tỷ lệ này của cả nước là 1,2%.Rõ ràng tỷ lệ tăng dân số ở Tây Nguyên, chủ yếu là tăng cơ học, tức là do di dân từ các vùng khác đến

2.3 Dân tộc

Cho đến năm 2009, Tây Nguyên là vùng có nhiều thành phần dân tộc

nhất nước ta Ở bảng 3 dưới đây là các dân tộc tại chỗ, còn bảng 4 là các dân tộc không có nguồn gốc tại chỗ

Bảng 3: Dân số các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, năm 2009

STT Dân tộc

Dân số (người) STT Dân tộc

Dân số (người)

Trang 36

Bảng 4: Dân số các dân tộc Tây Nguyên không có nguồn gốc tại chỗ, năm 2009

STT Dân tộc (người) Dân số STT Dân tộc (người) Dân số

Trang 37

không có mặt ở vùng này Trong số 53 dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay có 15 dân tộc có nguồn gốc tại chỗ và 38 dân tộc không có nguồn gốc tại chỗ

Như vậy, Tây Nguyên là vùng đất không những giàu có, phong phú về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà còn đa dạng về tộc người và dồi dào về nguồn nhân lực Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, Tây Nguyên cũng có những hạn chế về tự nhiên và con người.Do vậy, để phát triển và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, rõ ràng là phait thấm nhuần quan điểm: “ Tây Nguyên vì cả nước, cả nước vì Tây Nguyên”

3.Nguyên Ngọc và sự nghiệp sáng tác về Tây Nguyên

Nguyên Ngọc là bút danh của một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả,

một nhà văn quân đội, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, từng được phong hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ông tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 quê ở xã Bình Triều huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc

Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc và viết tiểu thuyết Đất nước

đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người Ba Na, tiêu biểu

là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Đinh Núp Tác phẩm khi xuất bản được nhiều người yêu thích và hâm

mộ Sau này, cuốn truyện được dựng thành phim

Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy bí danh Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ,

Trang 38

phụ trách Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng của quân khu V Thời gian này

ông sáng tác truyện Rừng xà nu Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó

Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ Trong thời

kỳ đổi mới, ông đã có những thay đổi quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài Ông cũng dành nhiều tình cảm trân trọng đối với các nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải

Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam Ông

đã tiếp tục viết về mảnh đất Tây Nguyên chính vì vậy hàng loạt tác phẩm về vùng đất ba zan màu mỡ này đã ra đời : Tây Nguyên mùa hoa quỳ Với những đóng góp to lớn của mình, năm 2001 ông đã được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Tản mạn nhớ và quên, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004

Nghĩ dọc đường, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005

Lắng nghe cuộc sống, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006

Bằng đôi chân trần, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008

Các bạn tôi ở trên ấy, Nhà xuất bản Trẻ, 2013

Trang 39

TIỂU KẾT

- Có thể nói, Trường nghĩa và hiện tượng chuyển trường đã làm phong phú phú thêm cho vốn từ trong Tiếng việt và đem đến cho người đọc những

sự trải nghiệm thú vị về mặt ngôn từ

- Tây Nguyên là vùng đất tiềm năng, chứa đựng nhiều loại sản vật và cũng là mảnh đất màu mỡ để cho các nhà văn trải nghiệm và khá phá những

vẻ đẹp bí ẩn của nó

- Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về

đề tài Tây Nguyên Nhân vật của ông đều là những người tốt, ông không những là nhà văn viết hay nhất, thành công nhất về Tây Nguyên mà bản thân Nguyên Nguyên đã từng là người lính cầm súng đi qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ nên trong từng trang viết của ông luôn

có hơi thở của chiến tranh Chính vì vậy, chúng có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà văn viết nhiều nhất và hay nhất về mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ này

Trang 40

Chương 2 PHÂN LOẠI TRƯỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN TÂY NGUYÊN

TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC

2.1 Tiểu trường nghĩa về địa hình

2.1.1 Nhận định chung về tiểu trường

Cảm hứng sáng tác văn học đến với mỗi nhà văn là hoàn toàn khác nhau; có những nhà văn đi từ suy tưởng, tâm tư để trở thành tác phẩm, nhưng cũng có những nhà văn lại xuất phát từ thực tế đời sống qua lăng kính cá nhân của mình để cho ra đời những câu chuyện đầy lí thú, hấp dẫn người đọc

Văn học Việt Nam cũng tuân theo quy luật đó, nếu Tô Hoài chọn Tây Bắc là điểm nhấn cho cuộc đời của mình để rồi đem đến cho độc giả những

cô Mị, bà Ảng… đồng hiện lên trong không gian của dốc khuỷu, đồi thẳm, của những làn sương mờ mịt khắp núi đồi, của những bản làng nơi kẽ gió, chân mây, của những khu ruộng bậc thang nối tiếp nhau chạy dọc hết núi này đến núi khác; thì Nguyên Ngọc lại đưa mình vào với những huyền bí, xa xưa trong âm vang cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Đến với vùng đất ấy không phải dễ dàng, phải vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ, bao la, chúng ta mới được chiêm ngưỡng cao nguyên đất đỏ bazan: Kon Tum, Lâm Viên, Di Linh, Đắk Lắk… đây là xứ sở của những cánh rừng cà phê, cao su chạy bạt ngàn, tít tắp đến tận chân trời Đồng thời đây cũng là vùng quần cư, hội tụ của hơn 20 dân tộc cùng chung sống, nổi lên với rất nhiều các nét đẹp văn hóa, vừa phổ biến vừa đặc trưng Đó là cao nguyên của những nhà Rông, nhà Sàn dài, của những ché rượu cần say mê lòng người; đó là nhịp ngân dài như dòng sữa mẹ trong ngần, thánh thiện của tiếng chiêng, tiếng cồng… Tây nguyên là quê hương của những dân tộc bản địa có nguồn gốc di cư từ bán đảo Inđônêxia: Êđê, Bana, Gia rai, M’nông, K’ho… Đời sống của những dân tộc này rất phong phú và đa dạng cả về vật chất và tinh thần Họ cùng theo

Ngày đăng: 15/04/2016, 23:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán – Đại Cương ngôn ngữ học (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Cương ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
2. Đỗ Hữu Châu – Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo Dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
3. Đỗ Hữu Châu – Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Đỗ Hữu Châu – Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
5. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Ngân Hoa, ĐỗViệt Hùng – Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo Dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
6. Đỗ Kim Hồi – Rừng xà nu một con đường lý giải, Văn học và tuổi trẻ, NXB Giáo dục Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng xà nu một con đường lý giải
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
7. Đỗ Việt Hùng - Ngữ nghĩa học, NXB Đại Học sư phạm, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học
Nhà XB: NXB Đại Học sư phạm
8. Phạm Thị Hà – Trường nghĩa thiên nhiên xứ Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, ĐHSP Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường nghĩa thiên nhiên xứ Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
9. Nguyễn Thị Thu Hiền – Trường từ vựng về con người Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, ĐHSP Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng về con người Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc
10. Nguyễn Văn Long – Đất nước đứng lên, Từ điển văn học, Tập 1, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Đất nước đứng lên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
11. Nguyễn Đăng Mạnh – Nhà văn chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn chân dung và phong cách
Nhà XB: NXB Trẻ
12. Nguyên Ngọc – Nguyên Ngọc tác phẩm, tập 1, NXB Hội nhà văn, 2007. 13 . Nguyên Ngọc – Nguyên Ngọc tác phẩm, tập 2, NXB Hội nhà văn, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Ngọc tác phẩm", tập 1, NXB Hội nhà văn, 2007. 13 . Nguyên Ngọc – "Nguyên Ngọc tác phẩm
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
14. Nguyên Ngọc – Nguyên Ngọc tác phẩm, tập 3, NXB Hội nhà văn, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Ngọc tác phẩm
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
15. Nhiều tác giả - Đất và người Tây Nguyên, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất và người Tây Nguyên
Nhà XB: NXB Văn hóa Sài Gòn
16. Bùi Minh Toán – Ngôn ngữ với văn chương, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ với văn chương
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w