1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

117 10,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 879,94 KB

Nội dung

Đề tài Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuộc nhóm từ định danh chỉ cảm xúc trong sáng tác Nguyễn Quang Sáng Chương 3: Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuộc nhóm từ phi định danh chỉ cảm xúc trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Đề tài Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số quan niệm về từ Từ là khái niệm quan trọng đã được bàn luận nhiều trong suốt quá trình lịch sử của ngôn ngữ học. Cho đến nay, có hàng trăm định nghĩa về từ, song chưa có định nghĩa nào thoả mãn các nhà nghiên cứu. Bởi lẽ trong khoảng trên 5000 ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới, từ được biểu hiện dưới những hình thái rất đa dạng. Viện sĩ L.V.Sherba đã viết: Trong thực tế, từ là gì? Thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó, tất sẽ không có khái niệm từ nói chung. F.de.Saussure nhận xét: “Ngôn ngữ có tính chất kỳ lạ và đáng kinh ngạc là không có những thực thể mà thoạt nhìn có thể thấy ngay được, thế nhưng người ta vẫn biết chắc là nó tồn tại và chính sự giáo lưu giữa những thực thể đó mà làm thành ngôn ngữ”. [23, tr.133]. Đó chính là từ. Từ có vai trò quan trọng đối với đời sống ngôn ngữ và đời sống con người. Sự biểu hiện của từ là biểu hiện sự tồn tại của ngôn ngữ. Ngôn ngữ càng có nhiều từ thì khả năng diễn đạt của ngôn ngữ đó càng đa dạng, càng dễ dàng trong việc biểu hiện nhận thức và tình cảm của con người. Với vai trò quan trọng trên, từ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Đề tài Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ, đơn vị trung tâm của toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, là chất liệu cơ bản dùng để tạo ra các thông điệp. Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng không tách biệt rời nhau mà luôn có những mối quan hệ nhất định về hình thức và cả về ý nghĩa. Trong lịch sử phát triển, nhiều nhà Ngôn ngữ học đã có những quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt. Họ đều khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của từ, đều thừa nhận tính chất trung tâm cơ bản của từ trong ngôn ngữ. Thế Đề tài Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng nhưng để đi đến một định nghĩa thoả đáng về từ thì đa số các nhà nghiên cứu vẫn cảm thấy khó khăn. Có nhiều lý do dẫn đến việc khó có thể tìm một định nghĩa về từ có tính chất phổ quát cho tất cả các ngôn ngữ. Trước hết là tính chất thoạt nhìn không thể thầy ngay được của từ đã khiến cho việc nhận diện từ thật sự gặp rất nhiều khó khăn. Việc nhận diện từ khó khăn kéo theo việc định nghĩa về từ cũng không thể đi đến thống nhất. Lý do thứ hai, từ vựng là một hệ thống lớn và phức tạp. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới bắt buộc phải có tên gọi ngắn gọn, cố định, mang tính quy ước chung của cộng đồng. Chúng đã trở thành đơn vị tinh thần được nhận thức và được sử dụng trong giao tiếp và tư duy. Bên cạnh đó, từ trong mỗi ngôn ngữ sẽ khác nhau về loại hình, nguồn gốc, đặc trưng nên việc đưa ra một định nghĩa sẽ không dễ dàng. Theo Nguyễn Thiện Giáp, hiện nay có trên 300 định nghĩa về từ nhưng không có định nghĩa nào phản ánh bao quát hết được bản chất của từ trong mỗi ngôn ngữ. Từ điển do Asher chủ biên đã định nghĩa: “Từ là một trong hai đơn vị cơ bản của ngữ pháp kết hợp với nhau để tạo nên các cụm từ, mệnh đề hay tiểu câu và câu, đôi khi từ được phân biệt như là câu nhỏ nhất có thể có”. Đề tài Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng Còn từ điển do W.Bright chủ biên đã cho rằng: “Từ là một đơn vị để tạo nên các biểu thức trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết…Ở một bậc (level) trừu tượng hơn thì từ là một đơn vị ngữ pháp do các hình vị tạo thành (có thể tối thiểu là một hình vị) và hành chức (functioning) để tạo nên các cụm từ, tiểu câu và câu”. Nguyễn Kim Thản đưa ra một định nghĩa về từ như sau: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách ra khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, về nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”. 8 Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất, có ý nghĩa, dùng để tạo nên câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ viết rời”. [11, tr 69] Trước tình hình có nhiều quan niệm khác nhau về từ như vậy thì việc đưa ra một định nghĩa về từ cho chính xác và thống nhất là rất khó. Mặt khác các quan niệm khác nhau về từ trên đây xét ở góc độ nào đó đều đúng bởi thật sự là chúng đều xuất phát từ những sự kiện quan sát được trong nhiều ngôn ngữ thuộc về các loại hình khác nhau. Ở đây chúng tôi không tranh luận đến vấn đề định nghĩa nào về từ là chính xác và phù hợp nhất. Để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi dựa vào định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu như sau: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số và giống…) và cú pháp trong câu, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với mỗi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu. 1.2 Nghĩa của từ Nghĩa của từ thuộc về bình diện tinh thần nên là một khái niệm khó có được định nghĩa chính xác. Xung quanh vấn đề nghĩa của từ, có nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài và trong nước đưa ra. A.I.Smirniski quan niệm: Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về tính chất hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ. Trong ngôn ngữ học hiện đại, quan điểm coi nghĩa của từ là chính cái sự vật, hiện tượng… mà từ biểu thị đã bị phản bác. P.H. Nowell – Smith đã chỉ 9 ra: “Nói rằng từ có ý nghĩa không phải chính là nói từ biểu thị một cái gì đó, còn nói ý nghĩa là gì thì không phải là nói nó biểu thị cái gì”. Còn L. Wittgenstein khẳng định: “Gọi vật tương ứng với từ là ý nghĩa thì cách dùng này của từ ý nghĩa mâu thuẫn với các quy tắc ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là lẫn lộn ý nghĩa của tên gọi với cái mang tên gọi; khi nói ngài NN chết thì người ta có ý nói người mang tên này đã chết chứ không phải ý nghĩa của tên gọi đã chết. Mặt khác, trong vốn từ của một ngôn ngữ có nhiều kiểu loại từ khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định nghĩa về nghĩa của từ như nêu trên chỉ mới có thể có vẻ phù hợp với các thực từ (chủ yếu gồm danh từ, động từ và tính từ…) có nghĩa cụ thể. Còn những từ loại khác như: đại từ (này, kia, ấy, nọ, sao…), cảm từ (ôi, ối, á…), hư từ (nếu, thì, tuy, nhưng, với…) thì nghĩa của chúng không lọt vào các định nghĩa như thế”. Quan niệm nghĩa của từ như một quá trình nhận thức thực tại được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tán thành. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố liên quan đến nhận thức, các nhà khoa học còn bổ sung các yếu tố liên quan đến quá trình tâm lý. Hoàng Văn Hoành cho rằng: “Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả của quá trình nhận thức mà còn là hệ quả của các quá trình có tính chất tâm lý xã hội, có tính chất lịch sử nữa”. Trên thực tế, trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ có khá nhiều các định nghĩa về nghĩa của từ. Khó có thể điểm lại một cách đầy đủ và toàn diện về nghĩa của từ. Ở luận văn này, chúng tôi tiếp thu định nghĩa: “Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình thức âm thanh ngôn ngữ nhất định”.. Nội dung tinh thần rất đa dạng và có nhiều thành phần khác nhau. Trong nội dung đó có những thành phần chung cho cộng đồng và có những thành phần mang tính cá nhân, phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tiếp xúc với các sự vật, sự việc, hiện tượng liên quan tới vỏ âm thanh của từ. 10 Chẳng hạn từ lũ, ngoài định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): Nước lũ dâng cao ở vùng nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra thì khi nhắc đến lũ, thường gợi ra những ý nghĩa như: phá huỷ, thiệt hại, chết chóc… Nếu chỉ công nhận nghĩa của từ thuộc về phần nội dung định nghĩa trong từ điển thì chúng tôi nghĩa rằng quan niệm như vậy là hẹp và chỉ mới tập trung vào nghĩa của từ trong hệ thống, tức còn ở trạng thái tĩnh, chưa đi vào sử dụng. Như vậy, bên cạnh những nội dung ổn định chung cho cả cộng đồng, gắn với nghĩa trong từ điển thì ta cũng cần chú ý đến những yếu tố nội dung khác liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân hoặc hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Trong hoạt động, mỗi khi chúng ta phát ra từ hoặc lĩnh hội từ trong lời nói của người khác thì từ luôn mang lại những ý nghĩa khác, không ổn định. Các nhà nghiên cứu đi trước gọi trường hợp này là nghĩa liên hội của từ. Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm nghĩa của từ không chỉ ở phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng (gọi là nghĩa hạt nhân) mà còn cả những phần nội dung xuất hiện trong suy nghĩ của người sử dụng hoặc người tiếp nhận (phần nghĩa liên hội). Theo quan niệm này, tồn tại từ điển giải thích nghĩa của từ chung cho cả cộng đồng giải thích phần nghĩa hạt nhân của từ, nhưng cũng tồn tại những từ điển của cá nhân mỗi người sử dụng, liên quan đến nghĩa liên hội của từ. Việc nắm được và phân tích được ý nghĩa liên hội của từ giúp ta tìm ra những quan niệm, nhận thức của cộng đồng, của thời đại và của chủ thể sáng tác. Chẳng hạn hình ảnh trầu cau trong tư duy người Việt tượng trưng cho sự hoà quyện, gắn bó và đi vào văn hoá Việt với ý nghĩa tình duyên. Chính vì

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH MỸ GIANG

TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA

CHỈ CẢM XÚC, THÁI ĐỘ TRONG SÁNG TÁC

CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH MỸ GIANG

TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA

CHỈ CẢM XÚC, THÁI ĐỘ TRONG SÁNG TÁC

CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

Chuyên ngành: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Việt Hùng

HÀ NỘI, NĂM 2014

Trang 3

- Thầy Đỗ Việt Hùng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình

trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này

- Các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm nói chung và các thầy cô

bộ môn Ngôn ngữ nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện cũng như đóng góp các ý kiến thiết thực để luận văn này hoàn chỉnh hơn

Với sự nghiêm túc, sự đam mê, tìm tòi, học hỏi, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Học viên thực hiện

Nguyễn Đình Mỹ Giang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa của đề tài 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Bố cục 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 Một số quan niệm về từ 6

1.2 Nghĩa của từ 8

1.3 Sự kết hợp từ 12

1.4 Nét nghĩa 16

1.5 Trường nghĩa 18

1.5.1 Một số quan niệm về trường nghĩa 18

1.5.2 Phân loại trường nghĩa 21

1.5.2.1 Trường nghĩa ngang 22

1.5.2.2 Trường nghĩa biểu vật 22

1.5.2.3 Trường nghĩa biểu niệm 24

1.5.2.4 Trường nghĩa liên tưởng 25

1.6 Phân bổ các từ ngữ trong trường nghĩa và hoạt động của chúng 26

1.6.1 Phân bổ các từ ngữ trong trường nghĩa 26

1.6.2 Hoạt động của từ ngữ theo quan hệ trường nghĩa 27

1.7 Đặc điểm của nhóm từ chỉ tình cảm, cảm xúc trong tiếng Việt 27

1.7.1 Khái niệm 27

1.7.2 Đặc điểm ngữ pháp 29

1.7.3 Đặc điểm ngữ nghĩa 31

1.8 Vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng 33

1.8.1 Cuộc đời 33

1.8.2 Sự nghiệp sáng tác 34

Chương 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THUỘC NHÓM TỪ ĐỊNH DANH CHỈ CẢM XÚC TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG 36

2.1 Hệ thống từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng 36

2.2 Phân loại theo từ loại 57

2.2.1 Danh từ - ngữ danh từ 58

Trang 5

2.2.2 Động từ - ngữ động từ 63

2.3 Phân loại theo ngữ nghĩa 65

2.3.1 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực 66

2.3.2 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực 67

2.3.3 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trung hoà 70

2.4 Từ ngữ trung tâm của trường nghĩa chỉ thái độ, tình cảm trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng 71

2.5 Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng 72

2.5.1 Từ diễn tả cảm xúc của con người được dùng cho đối tượng là sự vật 72

2.5.2 Từ diễn tả cảm xúc của con người được dùng để chỉ giọng nói 73

2.5.3 Từ chỉ cảm xúc con người được dùng để chỉ cho đối tượng mặt 74

2.5.4 Từ ngữ chỉ cảm xúc được dùng để chỉ cho đôi mắt 75

2.5.5 Từ ngữ chỉ trọng lượng được dùng để chỉ cảm xúc con người 76

2.6 Màu sắc văn hoá thể hiện qua cảm xúc nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng 77

2.7 Cảm xúc, tâm lí con người biểu hiện thông qua phản ứng về mặt sinh học 83

2.8 Gía trị biểu đạt của từ ngữ định danh chỉ cảm xúc, thái độ trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng 85

2.9 Tiểu kết 93

CHƯƠNG 3: TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THUỘC NHÓM TỪ PHI ĐỊNH DANH CHỈ CẢM XÚC, THÁI ĐỘ TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG 95

3.1 Thán từ 95

3.1.1 Khái niệm 95

3.1.2 Phân loại 95

3.1.2.1 Thán từ gần nguyên dạng 95

3.1.2.2 Thán từ không nguyên dạng 95

3.1.2.3 Từ gọi – đáp 96

3.1.3 Vị trí 96

3.2 Gía trị biểu đạt của trường từ vựng – ngữ nghĩa thuộc nhóm từ phi định danh trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 97

3.3 Đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nguyễn Quang Sáng 102

3.4 Tiểu kết 107

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Trang 6

có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu đề tài, nội dung được nói đến trong tác phẩm Trường từ vựng – ngữ nghĩa là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà Ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước như F.Saussare, M Pokrovxkij, J Trier, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán…Song, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa trong các sáng tác văn chương để làm rõ tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn hướng đến người đọc

Nguyễn Quang Sáng là tác giả Nam Bộ đặt nhiều tâm huyết vào các sáng tác diễn tả cuộc sống của con người với những tâm trạng, cảm xúc đời thường Vì vậy, việc nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc trong sáng tác của ông sẽ giúp ta hiểu được nội dung, tư tưởng, tình cảm mà ông gửi gắm qua các nhân vật Từ đó ta sẽ thấy được tâm hồn, cốt cách, tâm lý con người Việt Nam Ngoài ra, đề tài còn là tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh Bên cạnh đó, đề tài là cơ

sở để các nhà nghiên cứu vận dụng vào một số công trình liên quan

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ cảm xúc trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng làm đề tài luận văn của mình

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa được đưa ra bởi hai nhà Ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber Trước đó đã có những lý thuyết khẳng định về quan hệ giữa các từ trong một ngôn ngữ

Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có nhiều công trình về lý thuyết trường Định nghĩa trường của ông được rất nhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn

vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa

- Năm 1973, ông có công trình Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa

- Năm 1975, Giáo sư Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc nghiên cứu từ vựng

Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống

lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa

Theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu và một số nhà nghiên cứu Việt Nam, trường từ vựng ngữ nghĩa được chia làm bốn loại căn cứ vào các loại ý nghĩa của từ bao gồm: Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tác phẩm văn học Ví dụ một số công trình tiêu biểu như:

- Năm 1988, Nguyễn Đức Tồn có luận án Trường từ vựng bộ phận cơ thể người

- Năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết "Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ trong tác phẩm hệ thống"

Trang 8

- Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt Ở chương thứ 8 đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trường gọi thực vật

- Năm 2007, GS TS Đỗ Thị Kim Liên có bài báo Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007)

- Năm 2007, Phan Thị Thúy Hằng bảo vệ luận văn Thạc sĩ Trường từ vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt

- Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi

- Năm 2009, TS Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến có bài báo Trường nghĩa

ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 (165) - 2009)

- Năm 2010, Trần Thị Mai có bài báo Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2 (171+172) - 2010)

Ở các công trình trên lý thuyết trường được vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở tập hợp từ để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau Các công trình của tác giả Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh, Phan Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Kim Liên tập hợp các trường từ để nghiên cứu về đặc trưng văn hóa Tác giả Đinh Thị Oanh nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi các vị từ Tác giả Lê Thị Thanh Nga nghiên cứu về mặt đặc điểm của từ ngữ Tiến sĩ Hoàng Anh và Lê Thị Yến nghiên cứu trường nghĩa ẩm thực trong các bài viết về bóng đá để chỉ ra sự sinh động trong cách sử dụng từ ngữ Bài viết

Trang 9

của tác giả Trần Thị Mai áp dụng lý thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu về ngôn ngữ thơ

Có thể nhận thấy rằng việc áp dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa vào việc nghiên cứu tác phẩm của một tác giả cụ thể chỉ mới xuất hiện những năm gần đây và với số lượng không nhiều

Với lịch sử nghiên cứu vấn đề trên, có thể khẳng định luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên áp dụng lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa vào sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng Vậy nên đây là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, không trùng lặp và sao chép với bất kỳ công trình nghiên cứu ngôn ngữ học nào khác

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Việc nghiên cứu đề tài nhằm xác lập trường từ vựng chỉ cảm xúc trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, từ đó chỉ ra đặc điểm hoạt động của nhóm từ này khi tham gia vào giao tiếp Đồng thời thấy được nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Quang Sáng

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:

- Sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp các công trình nghiên cứu, các đề tài, bài viết của những nhà nghiên cứu đi trước để xây dựng phần cơ sở lý thuyết cho đề tài của chúng tôi

- Tổng hợp các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, thống kê các đơn vị từ vựng thuộc trường nghĩa chỉ cảm xúc trong các sáng tác đó

- Phân tích, miêu tả để thấy được tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng, cảm xúc chủ đạo của tác phẩm

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các từ ngữ chỉ cảm xúc, tình cảm, tâm trạng được sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

vụ cho quá trình giao tiếp, làm văn và lĩnh hội tác phẩm văn học Từ đó, hiểu được cảm xúc chủ đạo, tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm qua các sáng tác

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả đồng đại và một số thủ pháp như: Thống kê, phân loại, phân tích ngữ nghĩa…

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi gồm các phần sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuộc nhóm từ định danh chỉ

cảm xúc trong sáng tác Nguyễn Quang Sáng

Chương 3: Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuộc nhóm từ phi định danh

chỉ cảm xúc trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

Trang 11

sẽ không có khái niệm từ nói chung

F.de.Saussure nhận xét: “Ngôn ngữ có tính chất kỳ lạ và đáng kinh ngạc

là không có những thực thể mà thoạt nhìn có thể thấy ngay được, thế nhưng người ta vẫn biết chắc là nó tồn tại và chính sự giáo lưu giữa những thực thể

đó mà làm thành ngôn ngữ” [23, tr.133] Đó chính là từ

Từ có vai trò quan trọng đối với đời sống ngôn ngữ và đời sống con người Sự biểu hiện của từ là biểu hiện sự tồn tại của ngôn ngữ Ngôn ngữ càng có nhiều từ thì khả năng diễn đạt của ngôn ngữ đó càng đa dạng, càng dễ dàng trong việc biểu hiện nhận thức và tình cảm của con người Với vai trò quan trọng trên, từ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm

Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ, đơn vị trung tâm của toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, là chất liệu cơ bản dùng để tạo ra các thông điệp Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng không tách biệt rời nhau

mà luôn có những mối quan hệ nhất định về hình thức và cả về ý nghĩa

Trong lịch sử phát triển, nhiều nhà Ngôn ngữ học đã có những quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt Họ đều khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của

từ, đều thừa nhận tính chất trung tâm cơ bản của từ trong ngôn ngữ Thế

Trang 12

nhưng để đi đến một định nghĩa thoả đáng về từ thì đa số các nhà nghiên cứu vẫn cảm thấy khó khăn

Có nhiều lý do dẫn đến việc khó có thể tìm một định nghĩa về từ có tính chất phổ quát cho tất cả các ngôn ngữ Trước hết là tính chất thoạt nhìn không thể thầy ngay được của từ đã khiến cho việc nhận diện từ thật sự gặp rất nhiều khó khăn Việc nhận diện từ khó khăn kéo theo việc định nghĩa về từ cũng không thể đi đến thống nhất Lý do thứ hai, từ vựng là một hệ thống lớn và phức tạp Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới bắt buộc phải có tên gọi ngắn gọn, cố định, mang tính quy ước chung của cộng đồng Chúng đã trở thành đơn vị tinh thần được nhận thức và được sử dụng trong giao tiếp và tư duy Bên cạnh đó, từ trong mỗi ngôn ngữ sẽ khác nhau về loại hình, nguồn gốc, đặc trưng nên việc đưa ra một định nghĩa sẽ không dễ dàng

Theo Nguyễn Thiện Giáp, hiện nay có trên 300 định nghĩa về từ nhưng không có định nghĩa nào phản ánh bao quát hết được bản chất của từ trong mỗi ngôn ngữ

Từ điển do Asher chủ biên đã định nghĩa: “Từ là một trong hai đơn vị cơ bản của ngữ pháp kết hợp với nhau để tạo nên các cụm từ, mệnh đề hay tiểu câu và câu, đôi khi từ được phân biệt như là câu nhỏ nhất có thể có”

Còn từ điển do W.Bright chủ biên đã cho rằng: “Từ là một đơn vị để tạo nên các biểu thức trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết…Ở một bậc (level) trừu tượng hơn thì từ là một đơn vị ngữ pháp do các hình vị tạo thành (có thể tối thiểu là một hình vị) và hành chức (functioning) để tạo nên các cụm từ, tiểu câu và câu”

Nguyễn Kim Thản đưa ra một định nghĩa về từ như sau: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách ra khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, về nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”

Trang 13

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất,

có ý nghĩa, dùng để tạo nên câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ viết rời” [11, tr 69]

Trước tình hình có nhiều quan niệm khác nhau về từ như vậy thì việc đưa ra một định nghĩa về từ cho chính xác và thống nhất là rất khó Mặt khác các quan niệm khác nhau về từ trên đây xét ở góc độ nào đó đều đúng bởi thật

sự là chúng đều xuất phát từ những sự kiện quan sát được trong nhiều ngôn ngữ thuộc về các loại hình khác nhau

Ở đây chúng tôi không tranh luận đến vấn đề định nghĩa nào về từ là chính xác và phù hợp nhất Để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi dựa vào định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu như sau: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ

âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số và giống…) và cú pháp trong câu, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với mỗi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu

1.2 Nghĩa của từ

Nghĩa của từ thuộc về bình diện tinh thần nên là một khái niệm khó có được định nghĩa chính xác Xung quanh vấn đề nghĩa của từ, có nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài và trong nước đưa ra A.I.Smirniski quan niệm: Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về tính chất hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ

Trong ngôn ngữ học hiện đại, quan điểm coi nghĩa của từ là chính cái sự vật, hiện tượng… mà từ biểu thị đã bị phản bác P.H Nowell – Smith đã chỉ

Trang 14

ra: “Nói rằng từ có ý nghĩa không phải chính là nói từ biểu thị một cái gì đó, còn nói ý nghĩa là gì thì không phải là nói nó biểu thị cái gì” Còn L Wittgenstein khẳng định: “Gọi vật tương ứng với từ là ý nghĩa thì cách dùng này của từ ý nghĩa mâu thuẫn với các quy tắc ngôn ngữ Điều này có nghĩa là lẫn lộn ý nghĩa của tên gọi với cái mang tên gọi; khi nói ngài NN chết thì người ta có ý nói người mang tên này đã chết chứ không phải ý nghĩa của tên gọi đã chết Mặt khác, trong vốn từ của một ngôn ngữ có nhiều kiểu loại từ khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau Cách định nghĩa về nghĩa của

từ như nêu trên chỉ mới có thể có vẻ phù hợp với các thực từ (chủ yếu gồm danh từ, động từ và tính từ…) có nghĩa cụ thể Còn những từ loại khác như: đại từ (này, kia, ấy, nọ, sao…), cảm từ (ôi, ối, á…), hư từ (nếu, thì, tuy, nhưng, với…) thì nghĩa của chúng không lọt vào các định nghĩa như thế” Quan niệm nghĩa của từ như một quá trình nhận thức thực tại được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tán thành Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố liên quan đến nhận thức, các nhà khoa học còn bổ sung các yếu tố liên quan đến quá trình tâm lý Hoàng Văn Hoành cho rằng: “Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả của quá trình nhận thức mà còn là hệ quả của các quá trình có tính chất tâm lý xã hội, có tính chất lịch sử nữa”

Trên thực tế, trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ có khá nhiều các định nghĩa về nghĩa của từ Khó có thể điểm lại một cách đầy đủ và toàn diện về nghĩa của từ Ở luận văn này, chúng tôi tiếp thu định nghĩa: “Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình thức âm thanh ngôn ngữ nhất định”

Nội dung tinh thần rất đa dạng và có nhiều thành phần khác nhau Trong nội dung đó có những thành phần chung cho cộng đồng và có những thành phần mang tính cá nhân, phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tiếp xúc với các sự vật, sự việc, hiện tượng liên quan tới vỏ âm thanh của từ

Trang 15

Chẳng hạn từ lũ, ngoài định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): Nước lũ dâng cao ở vùng nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra thì khi nhắc đến lũ, thường gợi ra những ý nghĩa như: phá huỷ, thiệt hại, chết chóc… Nếu chỉ công nhận nghĩa của từ thuộc về phần nội dung định nghĩa trong từ điển thì chúng tôi nghĩa rằng quan niệm như vậy là hẹp và chỉ mới tập trung vào nghĩa của từ trong hệ thống, tức còn ở trạng thái tĩnh, chưa đi vào sử dụng Như vậy, bên cạnh những nội dung ổn định chung cho cả cộng đồng, gắn với nghĩa trong từ điển thì ta cũng cần chú ý đến những yếu tố nội dung khác liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân hoặc hoàn cảnh lịch sử - xã hội Trong hoạt động, mỗi khi chúng ta phát ra từ hoặc lĩnh hội từ trong lời nói của người khác thì từ luôn mang lại những ý nghĩa khác, không ổn định Các nhà nghiên cứu đi trước gọi trường hợp này là nghĩa liên hội của từ

Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm nghĩa của từ không chỉ ở phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng (gọi là nghĩa hạt nhân) mà còn

cả những phần nội dung xuất hiện trong suy nghĩ của người sử dụng hoặc người tiếp nhận (phần nghĩa liên hội) Theo quan niệm này, tồn tại từ điển giải thích nghĩa của từ chung cho cả cộng đồng giải thích phần nghĩa hạt nhân của từ, nhưng cũng tồn tại những từ điển của cá nhân mỗi người sử dụng, liên quan đến nghĩa liên hội của từ

Việc nắm được và phân tích được ý nghĩa liên hội của từ giúp ta tìm ra những quan niệm, nhận thức của cộng đồng, của thời đại và của chủ thể sáng tác Chẳng hạn hình ảnh trầu cau trong tư duy người Việt tượng trưng cho sự hoà quyện, gắn bó và đi vào văn hoá Việt với ý nghĩa tình duyên Chính vì vậy, ta thấy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và trong văn học, hình ảnh trầu cau xuất hiện với những ý nghĩa liên quan đến hoàn cảnh giao tiếp, văn hoá cộng đồng và cả cảm quan nghệ thuật của cá nhân sáng tác:

Trang 16

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Trầu cau trở thành nét văn hoá giao tiếp, trở thành một nghi thức không thể thiếu trong sinh hoạt của người Việt:

Có trầu thì giở giầu ra Trước là đãi bạn, sau ta với mình

Trầu cau thể hiện khát vọng, mong muốn về tình yêu đôi lứa và kết tóc

se duyên:

Anh về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké dây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia sai trái lập nên cửa nhà

Trầu cau trở thành đối tượng để nhân vật nói bóng gió về tình cảm của mình:

Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm

Những ví dụ trên cho ta thấy rằng nghĩa của từ còn phụ thuộc vào nhận thức của thời đại, văn hoá của dân tộc Bên cạnh đó, nó còn bị chi phối bởi tư tưởng của tác giả:

Qủa cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Nếu như trầu cau trong ca dao là hình ảnh thiêng liêng gắn liền với phong tục tập quán thì trầu cau trong thơ Hồ Xuân Hương lại trở thành những

sự vật rất đỗi bình thường, thậm chí là tầm thường: “Qủa cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” Lúc này hình ảnh trầu cau bị chi phối bởi tư tưởng, tính cách đầy

cá tính của Hồ Xuân Hương, tức nó không còn mang nội dung chung cho cả cộng đồng mà đã in dấu ấn cá nhân tác giả

Trang 17

1.3 Sự kết hợp từ

Ngôn ngữ là phương tiện phục vụ cho hoạt động giao tiếp Qúa trình giao tiếp ấy bao gồm cả giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Dù là nói hay viết thì các từ sẽ không đứng độc lập, riêng rẽ mà phải kết hợp với nhau để tạo nên các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn như: cụm từ, câu

Trong “Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt” (1999, Nxb GD), Bùi Minh Toán cho rằng: “Khi nói hay viết, đối với từ, ngoài việc lựa chọn từ thì việc kết hợp các từ thành cụm từ và câu là việc thường xuyên cần tiến hành

Có kết hợp các từ thì mới tạo thành các cụm từ để diễn đạt được các nội dung

cụ thể hơn và cũng phức tạp hơn; đặc biệt là có kết hợp các từ thì mới tạo được câu – đơn vị mà bắt đầu từ đó ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng thông báo” [19, tr 192]

Như chúng ta đã biết tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, khác với các ngôn ngữ Ấn – Âu Do đó, đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng Từ trong tiếng Việt không thể đồng thời xuất hiện mà phải được sắp xếp theo trật

tự tuyến tính, tức có từ đi trước, có từ đi sau Đối với ngôn ngữ viết, các từ sẽ được tách biệt bằng các khoảng trống không gian Đối với ngôn ngữ nói, từ sẽ được tách biệt bởi thời gian Ngoài ra, hư từ và ngữ điệu cũng là các phương tiện để biểu hiện sự kết hợp của từ

Trong từ có hai loại ý nghĩa lớn là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp

Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ, ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa mang tính đồng loạt, chung cho nhiều từ Ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến khả năng kết hợp của từ với những từ khác, cũng như khả năng đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp trong câu

Tuy có sự phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ nhưng chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ Chỉ có thể biết được khả năng hoạt động ngữ pháp của từ khi biết được ý nghĩa từ vựng của từ và ngược lại, nhờ vào

Trang 18

hoạt động ngữ pháp của từ trong câu cụ thể, ta có thể xác định được đặc điểm

ý nghĩa ngữ pháp của từ [8, tr.198]

Khi kết hợp các từ với nhau để tạo nên cụm từ và câu thì giữa chúng hình thành các mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp Vì vậy, khi kết hợp các từ lại với nhau ta cần thiết lập được quan hệ ý nghĩa hợp lý và quan hệ ngữ pháp chuẩn của tiếng Việt [8 , tr.192]

Muốn kết hợp được với nhau, các từ cần phải có sự tương hợp về ý nghĩa Sự tương hợp này có thể ở mức độ rất chặt chẽ, lúc đó gần như mỗi từ chỉ có khả năng kết hợp với một từ duy nhất trong vốn từ vựng chung của ngôn ngữ Nếu kết hợp với các từ khác thì giữa chúng không thể hình thành quan hệ ý nghĩa hoặc quan hệ ý nghĩa không thể chấp nhận được về mặt logic Tức là có những từ sử dụng được cho đối tượng này nhưng không thể sử dụng cho đối tượng khác

Chẳng hạn: Từ “cười” chỉ có thể kết hợp phía sau từ “miệng” mà không thể kết hợp với các bộ phận khác trên cơ thể người như: mắt, mũi, tai, tay, chân…và từ “cườ”i cũng không thể kết hợp với các từ chỉ sự vật khác như: chó, mèo, xe, bút, sách…

Những từ có khả năng kết hợp hạn chế như vậy là những từ có nghĩa rất

cụ thể, xác định Nghĩa của từ càng cụ thể, càng xác định thì sự kết hợp với các từ khác càng hạn chế Lý giải cho hiện tượng này, Đỗ Việt Hùng cho rằng chính đặc trưng vị trí của nét nghĩa được hiện thực hoá đã quy định hoạt động ngữ pháp của từ

Ví dụ:

Sủa: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của chó)

Hót: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của chim)

Hí: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của ngựa)

Trang 19

Qua ví dụ trên ta thấy chính nét nghĩa cuối cùng đã quy định sự kết hợp của các từ đang nói đến với những từ khác Đó là lý do giải thích tại sao từ

“sủa , hót” và “hí” không thể kết hợp với bất kỳ từ nào mà cần phải kết hợp một cách hợp lý và chính xác

Ở đây chúng tôi không kể đến trường hợp cách kết hợp từ của các tác giả trong các tác phẩm văn chương hay cách kết hợp từ có chủ ý trong giao tiếp hàng ngày Ví dụ như:

Hắn sủa lên mấy tiếng rồi phóng xe đi

Vợ tôi hót cả ngày…

Sự tương hợp về ngữ nghĩa giữa các từ dựa trên mối quan hệ giữa các sự vật, các đối tượng hay hoạt động, trạng thái, tính chất mà từ gọi tên Cho nên khi các từ kết hợp với nhau không phản ánh đúng mối quan hệ thì sự kết hợp

đó là sai và không thể chấp nhận

Ví dụ:

Trung Quốc hiên ngang đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng lãnh thổ đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Sở dĩ sự kết hợp trên là không thể chấp nhận vì theo Từ điển tiếng Việt

do Hoàng Phê chủ biên thì hiên ngang có nghĩa là: đường hoàng, tự tin, không chịu cúi đầu khuất phục trước những sự đe doạ Mặt khác, với nội dung của câu, việc dùng từ hiên ngang cho Trung Quốc là hoàn toàn không hợp lý Trong trường hợp này, cần thay từ “hiên ngang” bằng từ “ngang nhiên” thì mới phản ánh đúng, khách quan vấn đề

Với sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng sự kết hợp từ có quan hệ chặt chẽ với sự lựa chọn từ: nếu lựa chọn từ đúng thì sự kết hợp từ được chấp nhận, nếu chọn không đúng thì kết hợp sai Tuy nhiên từ trong ngôn ngữ có thể có nhiều nghĩa, và nghĩa của từ còn có sự chuyển hoá ngay trong quá trình giao tiếp Như chúng ta đã khẳng định nghĩa của từ luôn được xét ở hai trạng

Trang 20

thái là từ ở trạng thái tĩnh (bình diện hệ thống) và từ ở trạng thái động (hoạt động) Do đó, có nhiều trường hợp nếu xét theo nghĩa gốc và tách rời khỏi hoàn cảnh giao tiếp thì sự kết hợp từ đó là sai Nhưng nếu xét theo nghĩa chuyển hoá hay đặt trong hoàn cảnh diễn ra giao tiếp thì sự kết hợp đó là có thể chấp nhận được

Ví dụ:

Anh ấy tốn bao nhiêu tiền để chạy việc mà vẫn không được

Cậu cưa cô ấy lâu thế mà cô ấy không đổ à?

Nếu chỉ xét nghĩa của từ chạy và cưa ở trạng thái tĩnh thì ta có các định nghĩa sau:

Chạy: (hoạt động) (người hoặc động vật) (di chuyển thân thể bằng

những bước nhanh)

Cƣa (1): (dụng cụ) (dùng để xẻ, cắt gỗ, kim loại và vật liệu cứng khác)

(lưỡi bằng thép mỏng, có nhiều răng sắc nhọn)

Cƣa (2): (hoạt động) (tác động vào sự vật) (chia sự vật thành nhiều phần)

Dựa vào nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh thì sự kết hợp trên hoàn toàn không thể chấp nhận được Nhưng khi xét từ ở bình diện hoạt động, tức từ trong quá trình sử dụng và chuyển nghĩa thì ta thấy các trường hợp trên nghiễm nhiên được cộng đồng chấp nhận

Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng: Sự kết hợp giữa các từ là dựa trên cơ sở sự tương hợp về nghĩa của các từ và trên cơ sở mối quan hệ trong thực tế giữa các đối tượng, hoạt động, tính chất…mà từ biểu thị Do đó, muốn kết hợp đúng cần có sự lựa chọn các từ thích hợp Đồng thời, một sự kết hợp đúng còn phụ thuộc vào sự hiện thực hoá nghĩa của từ (nghĩa nào trong số các nghĩa của từ nhiều nghĩa được hiện thực hoá trong hoạt động giao tiếp) và sự chuyển hoá nghĩa của từ (nghĩa chuyển hoá có thể thích hợp với sự kết hợp mà nghĩa gốc lại không thích hợp)

Trang 21

1.4 Nét nghĩa

Vì nét nghĩa không được thể hiện ra bằng vỏ vật chất của từ, chúng được phân xuất một cách gián tiếp trên cơ sở đối chiếu nghĩa của các từ khác nhau nên quan niệm về nét nghĩa và cách xác định nét nghĩa chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu

V.G Gak cho rằng: “Mỗi nét nghĩa là một sự thể hiện trong nhận thức người bản ngữ những đặc điểm khác nhau tồn tại khách quan cho sự vật hoặc được môi trường ngôn ngữ gán cho nó, và do đó, nó là khách quan với người dùng” Tuy nhiên, sự vật tồn tại với nhiều đặc điểm khác nhau Vậy, đặc điểm nào là nét nghĩa, đặc điểm nào không phải là nét nghĩa? Chẳng hạn tính chất chuyển hoá thành hơi của nước ở một nhiệt độ nhất định có phải là nét nghĩa của từ nước hay không? Định nghĩa về nét nghĩa của V.G Gak khó có thể trả lời được những câu hỏi như vậy

Khi bàn về nét nghĩa, Hoàng Phê cho rằng nét nghĩa là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm Nét nghĩa được diễn đạt bằng từ (hoặc tổ hợp từ) Bản thân mỗi nét nghĩa lại cũng có thể coi như là nghĩa và cũng có thể phân tích thành những nét nghĩa

Sự phân tích có thể tiếp tục cho đến khi đạt đến những yếu tố ngữ nghĩa cơ bản, không còn có thể phân tích được nữa (gọi là những nghĩa vị) Tuy nhiên tác giả cũng lưu ý rằng: Đó là nói trên lý thuyết chứ trong thực tế, sự phân tích này vô cùng khó khăn, phức tạp

Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt cho rằng: “Chỉ những thuộc tính nào tạo nên sự đồng nhất và đối lập

về mặt ngữ nghĩa giữa các từ thì thuộc tính đó mới trở thành nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm Do đó, để phát hiện ra nét nghĩa, cần phải tìm ra những nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa

Trang 22

chung đó với nhau để tìm ra những nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi chúng ta gặp những nét nghĩa chỉ có riêng trong một từ” [2, tr 117]

Quan niệm của Đỗ Hữu Châu rõ hơn so với quan niệm của V G Gak Nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm được những nét nghĩa của từ

Theo Đỗ Việt Hùng, ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp Một trong những đặc điểm thể hiện sự phức tạp của ngôn ngữ là tính phân đoạn hai bậc Kết quả phân đoạn ở bậc một cho các đơn vị có tính hai mặt (vừa có mặt hình thức, vừa có mặt nội dung), phân đoạn tiếp theo ở bậc hai cho kết quả là các đơn vị một mặt (hoặc chỉ có mặt hình thức, hoặc chỉ có mặt nội dung)

Từ quan niệm của Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng đã so sánh các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của một từ với mô hình phân loại nghĩa từ vựng trong một ngôn ngữ theo chủ đề và đi đến định nghĩa về nét nghĩa Theo đó, giữa cấu trúc các nét nghĩa trong một từ và mô hình phân loại từ vựng thành các nhóm từ vựng – ngữ nghĩa có một sự tương ứng rõ rệt

Để một từ có thể thuộc một nhóm nào đó, nó phải có đặc điểm mà dựa vào đó, ta có thể xếp nó vào nhóm đó Đặc điểm này chính là nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ

Như vậy, nét nghĩa có thể được định nghĩa là những phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị, dựa vào đó mà từ có thể thuộc vào một trong các nhóm từ vựng – ngữ nghĩa được phân chia theo chủ đề

Theo đó, từ lưu giữ trong nghĩa của mình những thông tin về các nhóm

từ vựng – ngữ nghĩa ở các cấp độ khác nhau mà nó thuộc vào Trong đó, thông tin về mỗi nhóm là một nét nghĩa Lý tưởng nhất là số lượng nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ bằng đúng số nhóm từ vựng – ngữ nghĩa mà nó thuộc vào [13 ,tr 66] Mỗi nét nghĩa sẽ phản ánh một đặc trưng nhất định của sự vật, hiện tượng trong thế giới được gọi tên và đồng thời mỗi

Trang 23

nét nghĩa luôn chiếm một vị trí nhất định trong cấu trúc lời giải nghĩa Theo

đó, nét nghĩa sẽ có hai đặc trưng là đặc trưng bản chất và đặc trưng vị trí Chẳng hạn khi xét từ “máy bay”, ta sẽ có định nghĩa như sau:

Máy bay là phương tiện vận tải hay chiến đấu, bay trên không nhờ động cơ Với định nghĩa trên ta thấy một số tính chất, đặc điểm của máy bay được phân biệt so với các sự vật khác Ta có thể thấy rõ đặc trưng này khi so sánh với định nghĩa “xe đạp” như sau:

Xe đạp là xe người đi, có hai hoặc ba bánh, tay lái nối với bánh trước, dùng sức người đạp cho quay bánh (hoặc hai bánh) sau

Ngoài đặc trưng bản chất, nét nghĩa còn có đặc trưng vị trí Mỗi nét nghĩa phải chiếm một vị trí xác định trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ Trật tự của các nét nghĩa thay đổi có thể làm thay đổi nghĩa của từ Vị trí của nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm quy định giá trị, tính chất của nét nghĩa Nét nghĩa càng cao thì giá trị hệ thống càng lớn, nét nghĩa càng thấp thì giá trị chức năng càng cao

1.5 Trường nghĩa

1.5.1 Một số quan niệm về trường nghĩa

Theo “Nhập môn ngôn ngữ học”, từ vựng là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ Song, từ vựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các đơn vị này Từ vựng là một hệ thống Do đó, giữa các đơn

vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hệ nhất định Một trong những mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ về nghĩa Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tập hợp thành trường nghĩa

Hoạt động giao tiếp của con người gồm hai quá trình cơ bản là quá trình tạo lập (sản sinh) và quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) diễn ngôn Để tạp lập diễn ngôn, người giao tiếp phải biết huy động vốn từ ngữ có liên quan đến hiện thực được nói tới, trên cơ sở đó, lựa chọn các từ ngữ phản ánh chính xác nhất

Trang 24

nội dung cần diễn đạt Qúa trình huy động từ ngữ để tạo lập diễn ngôn chính

là quá trình xác lập trường nghĩa

Trong cuốn “Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động”, Đỗ Việt Hùng đã trình bày rõ các quan niệm khác nhau của các nhà Ngôn ngữ học nước ngoài và trong nước

Ju X Xtepanov là một trong những tác giả người Nga quan tâm đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong từ vựng Ông cho rằng trong vốn từ của một ngôn ngữ có các kiểu nhóm từ có quan hệ chặt lỏng khác nhau, như loạt đồng nghĩa, loạt trái nghĩa; các nhóm nội dung như nhóm từ tính cách, nhóm các động từ chuyển động của người…là biểu hiện của một hiện tượng gọi là trường từ vựng hay trường ngữ nghĩa

Tuy nhiên, bản thân hiện tượng được gọi là trường như vậy có cách hiểu khá rộng, tuỳ mỗi tác giả, tuỳ mỗi quan điểm nghiên cứu mà có thể có những cách xác lập các trường từ vựng khác nhau

Nhà bác học người Nga M.M Pokrovxki cho rằng: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức của chúng ta thành những nhóm nhất định Cơ

sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất và trái ngược trực tiếp với chúng về nghĩa” Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau, hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau Chúng ta cũng biết rằng những

từ này được dùng trong tổ hợp cú pháp giống nhau [Đỗ Hữu Châu (1998), cơ

sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD, tr 243] Đây là quan niệm vào loại sớm nhất về trường từ vựng – ngữ nghĩa được nghiên cứu những năm 20 của thế

kỷ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W Humboldt và F

De Saussure Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G Ipsen (1924), A Jolle

Trang 25

(1934), W Porzig (1934)… và đặc biệt là J Trier (1934) được coi là người đã

mở ra một giai đoạn trong lịch sử ngữ nghĩa học

J Trier là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ trường vào ngôn ngữ học Song, bản thân Trier không dùng khái niệm trường ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng Theo J Trier, trường khái niệm là một

hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm Mỗi trường khái niệm được các từ phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm Ông cho rằng: “Trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định, rằng trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như quan hệ với trường của mình” Mặc dù còn có những điểm cần tranh luận như vấn đề phân biệt giữa ý nghĩa của từ với khái niệm nhưng những đề xuất của J Trier thực sự là nền móng quan trọng cho những nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này

L Weisgerber là một tác giả quan tâm nhiều đến mối quan hệ trường nghĩa giữa các đơn vị từ vựng Theo ông, cần phải tính đến các góc nhìn khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống

Các quan niệm của J Trier và L Weisgerber đều có những hạn chế nhất định Khắc phục những hạn chế dó, W Porzig đã phân chia trường thành những nguyên tắc khác Từ năm 1934, W Porzig đã đề nghị nguyên tắc liên tưởng Theo quan niệm của ông, một từ nào đó xuất hiên thể nào cũng gợi đến

sự tồn tại của những từ khác Chẳng hạn từ “ăn uống” sẽ gợi đến sự tồn tại của từ “miệng”, nhưng quan hệ ngược không xảy ra vì miệng không nhất thiết

là phải ăn – uống mà còn thực hiện rất nhiều hoạt động khác như nói, cười…Dựa trên cơ sở này, từ vựng được chia ra thành các trường nghĩa cơ

Trang 26

bản mà hạt nhân của nó bao giờ cũng là động từ hoặc tính từ, tức là chúng thường làm vị ngữ

Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng [6, tr 156] Từ đó, Đỗ Hữu Châu đưa ra định nghĩa về trường từ vựng – ngữ nghĩa như sau: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa [6, tr 157]

Mối quan tâm về trường từ vựng – ngữ nghĩa và biểu hiện của tính hệ thống trong từ vựng đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục Song, việc nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa đã không còn bị bó hẹp trong nội bộ hệ thống từ vựng mà đã được mở rộng ra cả lĩnh vực hoạt động của ngôn ngữ với những biểu hiện đa dạng Điều này cho thấy các quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng đã được quan tâm từ nhiều góc độ khác nhau, cả từ bình diện hệ thống đến bình diện hoạt động của ngôn ngữ

1.5.2 Phân loại trường nghĩa

Để chỉ ra tính hệ thống của ngôn ngữ, F De Saussure trong “Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng loại của ngôn ngữ, đó là quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) Cũng dựa trên hai mối quan hệ này, trường từ vựng – ngữ nghĩa cũng được phân loại thành các trường từ vựng – ngữ nghĩa theo quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính)

và trường từ vựng – ngữ nghĩa theo quan hệ dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm) Bên cạnh hai loại trường nghĩa cơ bản đó, trong ngôn ngữ còn tồn tại một loại trường nghĩa khá đặc sắc, đó là trường nghĩa liên tưởng

Trang 27

1.5.2.1 Trường nghĩa ngang

Để lập nên trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm

từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ

Chẳng hạn trường tuyến tính của từ “mắt” là: bồ câu, lươn, bò, lồi, nai, trợn, liếc, lúng liếng, trừng…Trường tuyến tính của từ “đi” là nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng, lên, xuống, ra, vào, giày, dép…

Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản Phân tích ý nghĩa của chúng, ta có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó [2, tr 187]

Ví dụ: Các từ nằm trong trường tuyến tính của từ “viết” sẽ là các từ chỉ tính chất như: nhanh, chậm, xấu, đẹp hoặc các từ chỉ sự vật như: bài, thiệp, nhật ký, báo…, không thể là những từ chỉ nơi chốn Trái lại, trong trường tuyến tính của các từ “tại, ở, tới”…thường là những từ chỉ nơi chốn như: Hà Nội, sân, vườn, trường…

Nói một cách khác, các từ chỉ nơi chốn có quan hệ cú pháp chặt với các

từ chỉ hoạt động dời chỗ, chỉ tư thế nhưng lại có quan hệ cú pháp lỏng với các động từ chỉ hành động phá vỡ, tạo tác…Các từ có quan hệ cú pháp chặt thường hiện thực hoá các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ Các trường tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ có cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ [2, tr.187]

1.5.2.2 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật (về phạm vi biểu vật)

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với

Trang 28

danh từ được chọn làm gốc đó Các danh từ được chọn làm gốc phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các trường biểu vật như: người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu…Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ và một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên

Ví dụ: Chọn từ hoa làm gốc, ta có thể thu thập các từ đồng nhất về phạm

vi biểu vật với hoa như:

- Các loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa lan…

- Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhuỵ…

- Tính chất, trạng thái của hoa: nở, tàn, tươi, héo, đẹp, xấu…

- Màu sắc của hoa: đỏ, hồng, vàng, tim tím…

- Mùi của hoa: thơm, ngát, ngào ngạt

- Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ…

Tuỳ theo mục đích của việc huy động vốn từ mà ta có thể lựa chọn số lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa Ví dụ: có thể chọn thêm các tiêu chí liên quan đến trường nghĩa hoa như: cách trồng hoa, chăm sóc hoa…

Có những từ chỉ số trường là 1, có nghĩa là từ đó chỉ có thể nằm trong một và chỉ một trường mà thôi (các từ: bồng, xách, quắc, trợn…) Đó là những từ điển hình của trường

Bên cạnh đó lại có những từ đi vào hầu hết các trường biểu vật có thể có của một ngôn ngữ như: tốt, xấu, cao, thấp…Các từ có chỉ số trường biểu vật thấp là những từ bị quy định về biểu vật rất mạnh, trái lại, những từ càng đi vào nhiều trường thì tính bị quy định về biểu vật càng yếu, ý nghĩa càng khái quát Các trường nghĩa khác nhau có thể có một số lượng từ ngữ nhất định chung nhau Các trường nghĩa đó được gọi là trường nghĩa giao nhau Chẳng hạn: trường nghĩa CHÓ và CHIM là hai trường nghĩa giao nhau vì ngoài các

Trang 29

từ ngữ của riêng từng trường nghĩa, cả hai trường nghĩa này đều có chung một

số từ ngữ về:

- Bộ phận cơ thể: đầu, mình, mắt, lông…

- Hoạt động: ăn, uống…

- Kích thước: to, nhỏ

Như vậy, theo quan hệ với trường nghĩa, có thể phân chia từ vựng thành các từ đơn trường nghĩa và các từ đa trường nghĩa

1.5.2.3 Trường nghĩa biểu niệm

Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ Như vậy trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ ngũa có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm

Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó

Ví dụ:

Chọn cấu trúc biểu niệm: (hoạt động) (A tác động vào X) (X dời chỗ) làm gốc, ta có thể thu thập được các nhóm từ ngữ cùng trường nghĩa biểu niệm như sau:

Trang 30

Ví dụ:

Các từ: hót, sử, hí, …có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm (hoạt động) (phát ra âm thanh), song, chúng thuộc về các trường nghĩa biểu vật khác nhau: hót thuộc trường nghĩa biểu vật CHIM, sủa thuộc trường nghĩa biểu vật CHÓ, hí thuộc trường nghĩa biểu vật NGỰA

Do hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm nên một tư có thể đi vào những trường biểu niệm khác nhau Vì vậy, cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận từ trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi

Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường thích hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của từ

1.5.2.4 Trường nghĩa liên tưởng

Từ không chỉ là một thực thể cấu trúc, một sự kiện của hệ thống ngôn ngữ mà còn là một thực thể xã hội và cá nhân sống động Các ý nghĩa liên hội

sẽ đắp máu thịt cho cái lõi biểu niệm, giảm bớt một phần nào đó tính khái quát của ý nghĩa biểu vật của từ và đưa vào đó một tâm hồn [2, tr.188]

Các sự vật, hoạt động tính chất…được phản ánh trong nhận thức của con người theo những mối quan hệ nhất định Các sự vật, hiện tượng…có quan hệ liên tưởng với nhau là các sự vật, hiện tượng mà từ một sự vật hiện tượng…này, người ta nghĩ ngay đến các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…khác [13, tr 195]

Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…có quan hệ liên tưởng với nhau

Đối với trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, người ta có thể xây dựng các từ điển trường nghĩa nhưng khó có thể có từ điển các trường

Trang 31

nghĩa liên tưởng Sở dĩ như vậy vì trường nghĩa liên tưởng có tính chủ quan cao, nó phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, thời đại sống, kinh nghiệm sống…của mỗi cá nhân Có những liên tưởng có ở người này nhưng không tồn tại hoặc xa lạ đối với người khác và ngược lại Tuy nhiên, mỗi thời đại, mỗi ngành nghề, mỗi địa phương lại có thể có một điểm liên tưởng chung nhau Ví

dụ như khi nhắc đến sinh nhật thì người thành thị lại liên tưởng đến những hình ảnh khác với người ở nông thôn; khi nhắc đến trang phục thì người thời xưa sẽ liên tưởng đến những hình ảnh khác với người ở thời hiện đại…

Trường liên tưởng thường không ổn định nên ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng nhưng nó có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ nào đấy để nói hay viết, sự tránh né đến kiêng kị những từ nhất định…[2, tr 189]

Nắm được những điểm chung trong liên tưởng cho mỗi thời đại, mỗi nhóm xã hội…là điều kiện cần thiết để lý giải những hiện tượng ý tại ngôn ngoại, vẽ mây nẩy trăng hay các biểu tượng, biểu trưng văn học

1.6 Phân bổ các từ ngữ trong trường nghĩa và hoạt động của chúng

1.6.1 Phân bổ các từ ngữ trong trường nghĩa

Theo Đỗ Việt Hùng, trong mỗi trường nghĩa, các từ ngữ được phân bổ thành các từ ngữ trung tâm (hướng tâm) và các từ ngữ ngoại vi (hướng biên) Các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa là các từ biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ…đặc trưng cho trường nghĩa đó Các từ ngữ ngoại vi

là các từ ngữ biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ…không chỉ thuộc về trường nghĩa đó mà còn có thể thuộc về trường nghĩa khác

Chẳng hạn:

Từ ngữ trung tâm của trường nghĩa NGƯỜI là suy nghĩ, tư duy

Trang 32

Từ ngữ trung tâm của trường nghĩa CHÓ là sủa, lu

Ngoài những từ ngữ trung tâm của riêng từng trường nghĩa đó, ta sẽ tìm được những từ ngữ có thể thuộc về cả hai trường nghĩa Đó là những từ như:

ăn, uống, ngủ…

1.6.2 Hoạt động của từ ngữ theo quan hệ trường nghĩa

Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ chi phối hoạt động kết hợp với nhau trong giao tiếp Có ba trường hợp kết hợp sau:

Thứ nhất, từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trường

Ví dụ: Cô gái suy nghĩ, anh ấy học bài, chim hót, ngựa hí,…

Thứ hai, từ ngữ kết hợp với các từ ngữ ngoại vi của trường

Ví dụ: Ông ấy ăn cơm, cô ấy ngủ, con chó uống nước,…

Thứ ba, từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa khác

Ví dụ: Thầy Lý vội sủa lên mấy tiếng Anh chồng bèn lấy thước phang

cho một trận (Truyện cười dân gian)

“Sủa” là từ ngữ trung tâm của trường nghĩa CHÓ nhưng lại được sử dụng kết hợp với thầy Lý

Câu trên có thể được nhìn nhận ở hai góc độ:

Một là, sự kết hợp sai (đúng về ngữ pháp nhưng sai về ngữ nghĩa)

Hai là, tác giả dân gian đang sử dụng sự kết hợp sai với mục đích nhấn mạnh, mỉa mai đối tượng được nói đến

Việc chuyển trường nghĩa của các từ ngữ có giá trị diễn đạt rất lớn Một mặt, các từ ngữ được chuyển trường thích ứng với giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường nghĩa mới, đồng thời, chúng mang theo những sắc thái biểu đạt của các từ ngữ chuyển trường nghĩa có sức mạnh lớn hơn so với các từ ngữ được dùng đúng với trường nghĩa của chúng [12, tr 201]

1.7 Đặc điểm của nhóm từ chỉ tình cảm, cảm xúc trong tiếng Việt

1.7.1 Khái niệm

Tình cảm, cảm xúc là một phương diện thuộc đời sống tinh thần của con

Trang 33

người Đời sống đó vô cùng phong phú và phức tạp Không chỉ tiếng Việt mà tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới đều tồn tại nhóm từ chỉ tình cảm cảm xúc, thái độ… Trong tiếng Việt, nhóm từ này tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau như: nhóm từ chỉ tâm lý – tình cảm; nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lý – tình cảm; nhóm từ biểu thị tri giác và trạng thái tinh thần; nhóm động từ cảm nghĩ; nhóm từ chỉ tình cảm…

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng như các công trình nghiên cứu ngữ nghĩa có liên quan không định nghĩa khái niệm nhóm từ ngữ chỉ tình cảm nói riêng cũng như các nhóm từ vựng phân chia theo ý nghĩa biểu thị nói chung Cách phân chia này còn quá mới mẻ, chỉ mới được đề xuất

ở một số công trình nghiên cứu riêng lẻ chứ chưa phổ biến rộng rãi Và trong khi nghiên cứu người ta không quan tâm định nghĩa Theo khái niệm trường nghĩa đã nêu trên, ta có thể tạm hiểu từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ là tập hợp những từ ngữ mà trong cấu trúc ngữ nghĩa có những nét nghĩa chỉ những hiện tượng thuộc về tâm lý, tình cảm, thái độ của con người…Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ là một tiểu hệ thống có chủ đề ý nghĩa chung là biểu thị tâm lý – tình cảm, thái độ của con người

Theo thống kê của Nguyễn Ngọc Trâm, trong Từ điển tiếng Việt, 2000, Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, có tới 300 từ cơ bản có nghĩa chỉ tình cảm Đó là các từ như: yêu, ghét, giận, hờn, sợ, hy vọng, căm thù, tin tưởng, oán trách, phân vân, đau đớn, bàng hoàng…Tác giả gọi đó là những từ chỉ tình cảm nguyên dạng, thuần khiết [23, tr.11]

Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng tiếng Việt, có một số lượng rất lớn các đơn vị tương đương, đó là từ phái sinh, các ngữ đoạn cố định và lâm thời được tạo ra để biểu thị ý nghĩa tâm lý tình cảm, trong đó có những ngữ đoạn đặc trưng cho lối tư duy và giao tiếp của người Việt như: vênh mặt, xót ruột xót gan, nóng mặt, bầm gan, tím ruột, đau lòng, lo ngay ngáy, nơm nớp sợ, sợ

Trang 34

toát mồ hôi…Đây là những đơn vị có tần số sử dụng rất cao trong giao tiếp tiếng Việt, thể hiện lối tri nhân đặc thù của người Việt Nếu tính cả những đơn

vị này thì có đến 3600 – 3800 đơn vị (chiếm khoảng 10% số lượng từ vựng trong Từ điển tiếng Việt) [23, tr.11]

1.7.2 Đặc điểm ngữ pháp

Nói tới đặc điểm ngữ pháp của một nhóm từ là nói đến đặc điểm từ loại, quan hệ kết hợp cú pháp và vai trò ngữ pháp (chức năng ngữ pháp) của nó trong câu Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các đặc điểm ngữ nghĩa và sự biến đổi ngữ nghĩa của nhóm từ tình cảm nên chúng tôi chỉ chú chú trọng vào đặc điểm từ loại của nhóm từ chỉ cảm xúc

Theo Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp Việt Nam”, từ có thể được xét trong Từ vựng học và Ngữ pháp học Trong ngữ pháp, từ được nghiên cứu

ở hai phương diện: cấu tạo từ và từ loại Từ loại được hiểu là phạm trù từ vựng – ngữ pháp của từ

Từ loại là sản phẩm của cách phân chia vốn từ vựng dựa trên tập hợp các tiêu chí như: thuộc tính cú pháp, hình thái ngữ nghĩa và các chức năng cú pháp của từ trong ngữ đoạn và câu Những từ cùng loại thì có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong chuỗi ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định trong câu Do đó, từ loại chính là bản chất ngữ pháp của từ

Sự phức tạp của vấn đề từ loại tiếng Việt được biểu hiện rõ nét trong nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ Đây là một trong những nhóm từ có tần số sử dụng cao nhất, phổ biến nhất và quen thuộc nhất trong tiếng Việt nhưng phân chia chúng theo từ loại là vấn đề không dễ Xung quanh vấn đề nhóm từ chỉ cảm xúc, thái độ, có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu được đưa ra Đinh Văn Đức cho rằng đại đa số từ chỉ tình cảm tiếng Việt là tính từ

vì chúng bao gồm những đặc trưng hình thành theo nhận thức chủ quan của

Trang 35

con người trong quan hệ với đối tượng, là những quan hệ của trạng thái tình cảm Nhưng ông cũng thừa nhận có thể coi chúng là những động từ chỉ cảm xúc [10, tr 20]

Hoàng Tuệ lại xem nhóm từ chỉ tình cảm là trạng từ, tức là một từ loại trung gian giữa động từ và tính từ

Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Kim Thản thì quan niệm đại đa số từ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Việt là động từ

vì nó chỉ hoạt động, trạng thái tâm lý tình cảm của con người, ghi lại trạng thái động của tâm hồn Mặt khác, họ còn dựa vào tiêu chí kết hợp với các yếu

tố ngôn ngữ khác để xác định tính động từ của nhóm từ này [23, tr 20]

Mỗi quan niệm trên đều ít nhiều tồn tại những nhận định chưa rõ ràng đối với nhóm từ chỉ tình cảm Hơn nữa các tiêu chí mà họ phân loại như: xác định từ trong chu cảnh chỉ diễn ra trong một giới hạn nhỏ hẹp, ít nhiều mang tính chất ngẫu nhiên nên quá ít ỏi so với vốn từ và những điều từ biểu đạt trong thực tế giao tiếp Khó khăn này xuất phát từ đặc trưng loại hình đơn lập của tiếng Việt Từ tiếng Việt chỉ có một hình thức ngữ âm bất biến trong mọi chu cảnh, mọi chức năng, bản thân từ không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ bản chất ngữ pháp của chúng Ý nghĩa ngữ pháp của từ biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của chúng với các từ khác

Cũng giống như các nhóm từ khác trong tiếng Việt, hiện tượng đa loại chiếm một tỉ lệ lớn trong nhóm từ chỉ tình cảm Thực tế là trong nhóm từ này đã

có sự nhập nhằng giữa những đơn vị được coi là tính từ với nhưng đơn vị được coi là động từ Những đơn vị này vừa mang đặc trưng ý nghĩa của từ loại tính từ, vừa mang đặc trung ý nghĩa của từ loại động từ Khảo sát 300 đơn vị từ vựng cơ bản mang ý nghĩa biểu thị tình cảm trong Từ điển tiếng Việt (1988), Nguyễn Ngọc Trâm đã tìm thấy 115 đơn vị đa loại, chiếm 38,3% [ 22 , tr 80]

Trang 36

Vì sự phức tạp ấy, trong quá trình thống kê, phân loại các từ chỉ cảm xúc trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi sẽ căn cứ vào ngữ cảnh để xác lập từ loại

1.7.3 Đặc điểm ngữ nghĩa

Ở đặc điểm ngữ nghĩa, chúng tôi không đề cập đến các vai nghĩa của nhóm từ tình cảm trong tiếng Việt mà chỉ đề cập tới cấu trúc ngữ nghĩa, các quan hệ ngữ nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của chúng

Theo Nguyễn Ngọc Trâm, các từ trong nhóm chỉ tâm lí - tình cảm có cấu

trúc ngữ nghĩa chung bao gồm hai thành tố nghĩa phổ quát là trạng thái tâm lí

- tình cảm và sự đánh giá tác động tâm lí - tình cảm Hai thành tố nghĩa này

đặc trưng cho mọi quá trình diễn biến tâm lí - tình cảm trong con người nói chung [21, tr.41] Trong hai thành tố đó, trạng thái tâm lí - tình cảm là đặc trưng ngữ nghĩa chung của tất cả các từ trong nhóm, có tính chất phạm trù, chủng loại Nó có chức năng khu biệt các nhóm từ tình cảm với các nhóm từ khác trong hệ thống từ vựng và nó chính là tiêu chí để xác lập trường nghĩa chỉ tình cảm Còn thành tố nghĩa đánh giá sự tác động tâm lí - tình cảm là đặc trưng riêng, có giá trị khu biệt nghĩa các từ trong nội bộ nhóm chỉ tình cảm Hai thành tố nghĩa này có quan hệ mật thiết với nhau và đều thực hiện chức năng của vị từ là thông báo Về cấu tạo nội bộ, mỗi thành tố nghĩa lại bao gồm các nét nghĩa nhỏ hơn, chúng được nhận ra bởi sự đối lập giữa nghĩa của các từ cụ thể với nhau

Trong nhóm từ chỉ tình cảm, đa nghĩa là hiện tượng khá phổ biến Đó là hiện tượng một cấu trúc (một từ) gồm nhiều ý nghĩa từ vựng khác nhau trên

cơ sở có chung một ý nghĩa phạm trù - ý nghĩa từ loại, giữa những ý nghĩa từ vựng này có quan hệ chuyển nghĩa chặt chẽ Chuyển nghĩa trong nhóm từ chỉ tình cảm diễn ra rất phức tạp Theo Nguyễn Ngọc Trâm, trong nhóm từ chỉ tình cảm thường diễn ra những kiểu chuyển nghĩa sau:

Trang 37

- Chuyển nghĩa tình cảm trạng thái sang tình cảm nhận thức, Ví dụ:

Tôi lo lắng quá / Tôi lo lắng sẽ bị điểm thấp

- Chuyển nghĩa trạng thái cảm giác sang trạng thái tình cảm, ví dụ:

Xót mắt → xót ruột, đau chân → đau lòng, tức ngực → tức tối…

- Chuyển nghĩa trạng thái tâm lí - tình cảm sang có tác dụng gây ra

trạng thái tâm lí tình cảm, ví dụ:

Bà ấy buồn - chuyện buồn, họ chán ông ta - bộ phim rất chán…

- Chuyển nghĩa tâm lí - tình cảm sang không trực tiếp biểu thị tâm lí tình cảm, ví dụ:

ghê (sợ) - ghê răng

Quan hệ ngữ nghĩa trong nội bộ nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ rất đa dạng, phức tạp, giữa các từ này có thể có quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, Ví

dụ: ngại - e, lo- lo lắng, vui - vui vẻ, yêu - yêu thương, thương - thương

hại ;quan hệ trái nghĩa: vui - buồn, yêu - ghét, tin - ngờ, hi vọng - thất vọng, kính trọng - kinh thường, tự hào - xấu hổ…

Vì quan hệ ngữ nghĩa của các từ ngữ trong trường nghĩa tình cảm là đa dạng và phức tạp nên việc phân loại chúng chỉ là một sự phân loại có điều kiện, ranh giới giữa các tiểu nhóm chỉ mang tính chất tương đối mà thôi Phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa, từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ sẽ được chia làm hai loại cơ bản là từ ngữ chỉ tình cảm trạng thái (cảm xúc nhất thời) và từ ngữ chỉ tình cảm quan hệ (tình cảm bền vững) Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa,

căn cứ vào đặc điểm của thành tố nghĩa trạng thái tình cảm, là dương tính,

âm tính hay trung hòa mà từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ chia làm ba nhóm lớn:

từ chỉ tình cảm, thái độ tích cực ( vui, yêu, thích, quý); từ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực (ghét, thù, lo, tuyệt vọng); từ chỉ tình cảm thái độ không đặc thù - pha trộn nhiều tình cảm ( xao xuyến, bâng khuâng, xúc động) Nhằm vạch rõ những

mối quan hệ nhiều mặt của nhóm từ này, như đồng nghĩa, trái nghĩa, gần

Trang 38

nghĩa,… Nguyễn Ngọc Trâm đã phân loại từ tình cảm trong tiếng Việt thành

19 nhóm bao gồm: vui - buồn, tự hào - xấu hổ, thỏa mãn, chán, giận, tiếc,

thương, thích, hi vọng - tuyệt vọng, sợ, tin - ngờ, trọng - khinh, yêu - ghét, ngạc nhiên, dửng dưng, muốn, đau, nhớ - quên, xúc động [23, tr.71] Tuy nhiên tác

giả cũng khẳng định sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối

1.8 Vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng

Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ giải phóng

1972, ông trở về Hà Nội và tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn

Sau ngày Đất nước thống nhất, tháng 04 năm 1975, ông về Thành phố

Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư kí Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khoá I, II, III

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội khoá II, III và là Phó Tổng bí thư Hội khoá IV

Trang 39

Ông mất tại nhà riêng, lúc 17h ngày 13 tháng 02 năm 2014, hưởng thọ

Câu chuyện bên trận địa pháo (Truyện vừa, 1966) Chiếc lược ngà (Truyện ngắn, 1966)

Bông cẩm thạch (Truyện ngắn, 1969) Cái áo thằng hình rơm (Truyện vừa, 1975) Người con đi xa (Truyện ngắn, 1977) Dòng sông thơ ấu (Tiểu thuyết, 1985) Bàn thờ của một cô đào (Truyện ngắn, 1985) Tôi thích làm vua (Truyện ngắn, 1988)

25 truyện ngắn (1990) Paris –tiềng hát Trịnh Công Sơn (1990) Con mèo của Joujita (Truyện ngắn, 1991) Nhà văn về làng (Truyện ngắn, 2008) Người đàn bà Tháp Mười

Chị Nhung

KỊCH BẢN PHIM

Cánh đồng hoang (1978) Pho tượng (1981)

Trang 40

Cho đến bao giờ (1982) Mùa nước nổi (1986) Dòng sông hát (1988) Câu nói dối đầu tiên (1988) Thời thơ ấu (1995)

Giữa dòng (1995) Như một huyền thoại (1995)

GIẢI THƯỞNG

Ông Năm Hạng – Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959)

Tư Quắn – Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)

Dòng sông thơ ấu – Giải thưởng Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội nhà văn (1985)

Con mèo của joujita – Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1994)

Cánh đồng hoang – Huy chương Vàng Liên hoan phim toàn quốc (1980), huy chương Vàng Liên hoan phim ở Moskva (1981)

Mùa gió chướng – Huy chương Bạc Liên hoan phim toàn quốc (1980) Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II năm 2011

Ngày đăng: 29/03/2016, 02:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đỗ Hữu Châu (1973), " Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng" , Tạp chí Ngôn ngữ ( số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1973
7. Đỗ Hữu Châu (1974), " Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ trong tác phẩm nghệ thuật", Tạp chí Ngôn ngữ (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ trong tác phẩm nghệ thuật
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1974
8. Lê Đông (1991), " Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt : ý nghĩa đánh giá của các hư từ", Ngôn ngữ (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt : ý nghĩa đánh giá của các hư từ
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1991
9. Đinh Văn Đức (1992), " Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt", Ngôn ngữ ( số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Năm: 1992
17. Lí Toàn Thắng (1983), " Vấn đề ngôn ngữ và tư duy", Ngôn ngữ (số 2) 18. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NxbGiáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề ngôn ngữ và tư duy
Tác giả: Lí Toàn Thắng (1983), " Vấn đề ngôn ngữ và tư duy", Ngôn ngữ (số 2) 18. Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Nguyễn Ngọc Trâm (1975), " Tìm hiểu nghĩa nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lí tình cảm", Tạp chí Ngôn ngữ (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nghĩa nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lí tình cảm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Trâm
Năm: 1975
1. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
3. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
4. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
5. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Thiện Giáp (1973), Những khái niệm cơ bản về Ngôn ngữ học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, in lần 2, Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh (1978) Khác
11. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
12. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
13. Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
14. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội Khác
15. Hà Quang Năng (1998), Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
16. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Hà Nội Khác
19. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Khoa học xã hội Khác
21. Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của nhóm từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tiếng Việt, Luận án Phó Tiến sĩ, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w