Chọn đề tài “Chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận” chúng tôi mong muốn vận dụng những kiến thức lí luận văn học vào việc tiếp cận một cách
Trang 1LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
CHñ §Ò §¤ THÞ HO¸ TRONG S¸NG T¸C CñA
NGUYÔN NGäC T¦
(QUA TËP TRUYÖNC¸NH §åNG BÊT TËN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thái Nguyên – 2016
Trang 2LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
CHñ §Ò §¤ THÞ HO¸ TRONG S¸NG T¸C CñA
NGUYÔN NGäC T¦
(QUA TËP TRUYÖNC¸NH §åNG BÊT TËN)
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
Thái Nguyên - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy khoá 8 chuyên nghành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa sau đại học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 9
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 10
7 Đóng góp của luận văn 11
CHƯƠNG 1: CHỦ ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 12
1.1 Đô thị hoá Việt Nam và sự tác động của nó đến xã hội 12
1.1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hoá 12
1.1.2 Sự tác động của đô thị hoá tới văn hoá xã hội Việt Nam 15
1.2 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại 16
1.2.1 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.16 1.2.2 Cảm thức đô thị trong Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay 21
1.3 Chủ đề đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.28 1.3.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 28
1.3.2 Đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 29
Tiểu kết 31
CHƯƠNG 2: CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN 33
2.1 Cuộc sống đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận 33
Trang 52.1.1 Không gian làng quê đang dần bị thu hẹp 33
2.1.2 Sự xâm lấn của không gian đô thị 36
2.2 Con người đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 37
2.2.1 Những kiếp người trôi dạt 37
2.2.2 Những con người cô đơn 39
2.2.3 Những con người trượt chân sa ngã và đánh mất mình 47
2.2.4 Những đứa trẻ - nạn nhân của những gia đình bị cuộc sống đô thị làm cho rạn nứt, đổ vỡ 52
Tiểu kết 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 59
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 59
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 60
3.1.2 Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật 62
3.1.3 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 65
3.1.4 Nghệ thuật xây dựng hành động của nhân vật 68
3.1.5 Nghệ thuật xây dựng lời đối thoại của nhân vật 70
3.1.6 Nghệ thuật miêu tả nội tâm, dòng ý thức nhân vật 72
3.2 Nghệ thuật trần thuật 75
3.2.1 Giới thuyết khái niệm 75
3.2.2 Điểm nhìn trần thuật 79
3.2.3 Giọng điệu trần thuật trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 87
Tiểu kết 92
KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Đô thị đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người nhưng ởViệt Nam đô thị với đúng nghĩa của nó chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thế kỉXIX đầu thế kỉ XX Sau 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và chínhsách mở cửa, chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phầnnhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức tạp này đãdẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội,đặc biệt là quá trình đô thị hoá hết sức ồ ạt và nhanh chóng
Không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hoá cùng với nền kinh tế thịtrường giàu tính cạnh tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượngcuộc sống của con người, xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước Tuy nhiên,
sự phát triển nhanh, có phần ồ ạt của các đô thị cũng gây ra nhiều hệ lụyđáng suy ngẫm
Sự biến đổi về đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của con người (đặcbiệt là người dân đô thị ) trong cơ chế kinh tế thị trường nhanh chóng trởthành vấn đề nóng của văn học nghệ thuật nói chung và thể loại văn xuôi nóiriêng Ngày càng có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô thị để triển khai tác phẩmcủa mình Họ lột tả con người đời thường với những cô đơn, băn khoăn, vấpngã, xót xa, đứt gãy, quay cuồng trong cơn lốc khủng hoảng giá trị của xã hộihiện đại Những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới đang hình thànhcòn nhiều bất ổn, chông chênh
1.2 Nguyễn Ngọc Tư chính là một cây bút tiêu biểu trong số đó Với vốnsống, vốn văn hoá của mình, chị đã thể hiện trên những trang văn của mìnhnỗi băn khoăn, trăn trở về những biến đổi của con người cũng như đất nướctrước quá trình đô thị hóa Do vậy “đô thị hoá” đã trở thành đề tài xuyên suốttrong các truyện ngắn của chị như một mạch nguồn khơi cảm hứng sáng tạo
Trang 7Niềm trăn trở của chị qua ngòi bút bắt đầu được bạn đọc và giới phê bình đónđọc, tham gia các ý kiến về tác phẩm của chị không kém phần nhiệt huyết.Người khen lắm, kẻ chê cũng nhiều nhưng có lẽ ai đã quan tâm đến văn học,đặc biệt đọc từng tác phẩm của chị dù ít hay nhiều cũng không thể dửng dưng.Nguyễn Ngọc Tư đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác Chị buộcngười đọc phải băn khoăn, phải day dứt để rồi ngoái lại quá khứ hướng đếntương lai và đối diện với thực tại Một hiện tại tàn nhẫn, gay gắt nhưng cũngrất ngọt ngào ấm áp tình người.
1.3 Một trong những sáng tác văn học gần đây nhất gây được sự chú ý
của độc giả là tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Với
mười bốn truyện, mỗi truyện để lại một dấu ấn riêng, tập truyện được coi là
“hiện tượng văn học trong năm 2005” và đạt giải thưởng Hội nhà văn năm
2006 Chọn đề tài “Chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
(qua tập truyện Cánh đồng bất tận)” chúng tôi mong muốn vận dụng những
kiến thức lí luận văn học vào việc tiếp cận một cách hệ thống và khoa họcnhằm đi sâu tìm hiểu và khám phá những giá trị đặc sắc của tác phẩm
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn của vùng sông nước phương Nam,tuổi thơ của chị gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn,những cánh đồng thẳng cánh cò bay Ở trên mảnh đất bao la phù trú ấy lànhững con người tần tảo, chịu thương chịu khó, chị may mắn được quê hươngvun đắp, ban tặng cho một tâm hồn nhạy cảm với cuộc đời Quê hương sôngnước Cà Mau, mảnh đất tận cùng của tổ quốc đã hiện lên trong trang sách củachị thật rõ ràng, chân thật y như ngoài cuộc đời Chị đã không ngần ngại phơibày những sự thật chua xót đang từng ngày từng giờ trên quê hương thân yêucủa chị chính vì vậy khối lượng bài viết và công trình về tác giả Nguyễn Ngọc
Tư chiếm số lượng rất lớn
Xuất hiện trên văn đàn từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc
Tư dần khẳng định được chỗ đứng và tên tuổi của mình Chị đã tạo ra mộtgiọng điệu riêng, mang đậm dấu ấn và bản sắc văn hoá Nam Bộ
Trong số các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến bài viết
“Nguyễn Ngọc Tư như thế nào” của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn
nghệ Nhà văn từng bộc bạch: “ Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào?
bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen người ta dành cho Solokhov: “ Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông” Nhà văn đã bày tỏ sự vui mừng: “ Khi tập truyện Ngọn đèn không tắt vào giải Nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” năm 2000, ban Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn nghệ đã
in cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…) Nhiều tiếng khe, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu” [28; 3]
Trang 9Sau thành công ban đầu ấy, các tác phẩm của chị được đăng liên tục trên
các báo Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời liên tiếp các tập truyện ngắn: Ông ngoại (2001), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008) càng
ngày chị càng dành được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả bởi một giọngvăn Nam Bộ chân chất và một phong cách riêng không lẫn vào ai
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Mấy năm nay chúng tôi đều rất thích
Nguyễn Ngọc Tư Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lê giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ
đi trước” [10; 5]
Theo như GS Trần Hữu Dũng một việt kiều ở Mĩ cũng từng nhận định:
“Nguyễn Ngọc Tư là một đặc sản miền Nam”( ) trong đó mỗi truyện viết của
Nguyễn Ngọc Tư là “ một bữa ăn vặt thình soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống” [10; 6] Với sự
mến mộ của mình, Trần Hữu Dũng đã làm hẳn trang web: http:// www.viet.Studies Info về Nguyễn Ngọc Tư Trang web là nơi bạn đọc có thể tìm thấynguồn tư liệu phong phú về nữ tác giả tài năng này Có khá nhiều bài viết vềtác giả Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật như:
Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam (Trần Hữu Dũng), Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (Kiệt Tuấn)
Đặc biệt khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận xuất hiện thì có rất nhiều ý
kiến đánh giá, nhận xét được đăng tải trên các báo tạo thành “ hiện tượng vănhọc” đáng chú ý năm 2005 Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Nam cho rằng: “Trước “ Cánh đồng bất tận”, cái hay của Nguyễn Ngọc Tư
là cái hay “ xinh xẻo mong manh”, còn “Cánh đồng bất tận” đã có đột phá
về bút pháp, về dung lượng cuộc sống trong tác phẩm” Ông nhấn mạnh:
Trang 10“Đây là một tác phẩm văn chương chứ không phải bút kí hay phóng sự Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự
do sáng tạo của người nghệ sĩ Đây là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương (…) Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lí gì
cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình”
[37; 54]
Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận ở “ Hội nghị lí luận, phê bình
văn học” lần thứ II đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận” không chỉ là truyện
ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại (Đừng lo Nguyễn Ngọc Tư còn quá trẻ mà ngại xếp loại, vì khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo Văn nghệ, tác giả đã tròn ba mươi, so với Vũ Trọng Phụng khi viết Giông Tố, Số đỏ…thì đã bắt đầu già”
Hay Tuấn Kiệt khi nhận định về tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã
cho rằng: “Cánh đồng bất tận Bất tận như một nỗi buồn Như một buổi chiều
chạng vạng trời mưa lâm râm, ngồi ngó trời đất mênh mông mà rầu rĩ một mình Cánh đồng bất tận Hay là “ Cái rầu bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư”.
Bên cạnh đó, còn có những phát hiện trên phương diện nghệ thuật như: Lời đề
từ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Phú Phong) Phạm Phú
Phong cho rằng, Nguyễn Ngọc Tư rất hay sử dụng lời đề từ trong các tác
phẩm của mình: “Cánh đồng bất tận có 14 truyện thì 11 truyện được tác giả
sử dụng lời đề từ” Lời đề từ như một ẩn dụ của câu chuyện Nó góp phần
thâu tóm tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hay đơn giản nó là tâm trạng, quanđiểm của tác giả trước cuộc sống, con người Nguyễn Ngọc Tư đã tạo chomình một dấu ấn riêng, thể hiện ở lời đề từ trong mỗi câu chuyện đúng như
Phạm Phú Phong nhận xét “chị có sự đậm đặc của một giọng điệu văn
chương Nam Bộ, trong đó có những kế thừa thế hệ trước, nhưng lại là giọng
Trang 11điệu của đời sống hiện đại, không trộn lẫn với bất kỳ ai Đó là điều đáng quý, cần khẳng định ở Nguyễn Ngọc Tư” Một khía cạnh khác trên phương diện
nghệ thuật ở văn chương Nguyễn Ngọc Tư mà tác giả Nguyễn Thanh Tú đã
chỉ rõ, đó là “Bi kịch hoá trần thuật - một phương thức tự sự” Theo Nguyễn Ngọc Tú, trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã sử
dụng: bi kịch hoá tình huống, bi kịch hoá không gian - thời gian, và bi kịch
hoá hoàn cảnh, tính cách nhân vật Và như vậy “cách kể bi kịch hoá trần
thuật đã góp phần tạo nên thành công của Cánh đồng bất tận” - một trong
những những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư Các tác giả cũng có sựphát hiện, tìm tòi trên cả phương diện giọng điệu và ngôn ngữ trong tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Trọng Bình với bài viết: Đặc trưng ngôn ngữ
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thì “ qua cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ truyện ngắn của chị thể hiện rất rõ những phẩm chất về văn hoá, xã hội và con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách cụ thể sinh động Đặc điểm này ở góc độ nào
đó cũng có thể xem như “cảm hứng về nguồn” rất mãnh liệt trong cái nhìn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hoá - một phong cách riêng độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư” Trần Thị Dung trong bài viết: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận đã có
phát hiện về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cho rằng:
“Trong cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một thế giới nhân vật có tính cách, số phận riêng khá độc đáo Quả thật, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư luôn gây cho chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc xong tác phẩm” Nguyễn Ngọc Tư đã có sự tìm tòi và thể hiện nhân vật qua
việc miêu tả ngoại hình, hành động những tình huống cụ thể và đặc biệt quaviệc khám phá đời sống nội tâm của nhân vật Vì thế, nhân vật của NguyễnNgọc Tư mang một nét riêng và có sức ám ảnh riêng đối với người đọc Có
rất nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Tư như: Ngày đầu năm đọc cánh đồng bất
Trang 12tận với sức hút kì lạ (Nguyễn Tý), Hình tượng cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thái Lê), Đôi điều cảm nhận về Cánh đồng bất tận
(Đỗ Nguyên Thương)… Mỗi tác giả đều có sự khám phá, thể hiện tìm tòi trênmột phương diện khác nhau đã đem đến cho bạn đọc bức tranh phong phútrong những hiện tượng của văn học đương đại
Bên cạnh đó, có nhiều luận văn tìm hiểu Nguyễn Ngọc Tư ở nhiều góc
độ khác nhau và cũng có nhiều phát triển thú vị về nhà văn nàỳ Có thể điểm
qua như sau : Khám phá thế giới truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Vũ Hà
-khoá luận tốt nghiệp 2006) Khoá luận đã phát hiện thế giới nghệ thuật trongtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là một thế giới thiên nhiên đậm chất Nam Bộ
và thế giới con người sông nước miệt vườn Nam Bộ Khoá luận của Nguyễn
Thị Lan Hương cũng đề cập tới: Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn
văn hoá Tác giả đã phát hiện một không gian văn hoá Nam Bộ, con người và
đời sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ rất riêng trong tác phẩm củaNguyễn Ngọc Tư…
2.1 Những công trình nghiên cứu, phê bình về vấn đề đô thị hoá trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
Việc nghiên cứu văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn Việt Nam sau đổimới là hết sức rộng rãi Từ sau năm 1975 cho đến nay, ở Việt Nam vấn đề đôthị hoá là đề tài mới, xoay quanh cuộc sống con người và những vấn đề nhứcnhối của xã hội đã thu hút được sự quan tâm của các nhà văn, các nhà nghiêncứu Nếu như trước đây hình tượng văn học thường trở đi trở lại là nông thôn,nông dân, rồi chiến tranh, người lính - những khía cạnh được đề cập thườngxuất phát từ những vấn đề của nông thôn, của chiến tranh, của cách mạng vàtheo đó đời sống của mỗi cá nhân luôn đặt trong mối quan hệ với tập thể - thìtrong thập niên gần đây văn học lại hướng nhiều đến việc thể hiện đời sốngthị dân, đời sống cá nhân trong môi trường của những đô thị hiện đại, bao
Trang 13gồm cả không gian sinh tồn, bầu sinh quyển đô thị và những hoạt động trạngthái tinh thần của con người trong bối cảnh đó Trong nhiều tác phẩm, hìnhảnh đời sống đô thị đã phần nào được biểu lộ qua truyện ngắn, chẳng hạn:
Thành phố đi vắng, Thành phố không mùa đông (Nguyễn Thị Huệ), Huyền thoại phố phường (Nguyễn Huy Thiệp), Lạc chốn thị thành (Phong Điệp); tên
tác phẩm gắn với những địa danh cụ thể của các đô thị: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Phố nhà binh (Chu Lai) Hình ảnh đô thị hoá trong truyện
ngắn đương đại không chỉ là hình ảnh hào nhoáng sang trọng, lịch lãm màcòn là những góc khuất, những sự xáo trộn trong đời sống và tâm hồn conngười Không ít truyện ngắn mang thông điệp về sự biến đổi của đô thị vànhững mặt trái của nó Có thể nói tiến trình đô thị hoá đã tác động đến đờisống văn học, không chỉ ở số lượng tác phẩm viết về đô thị mà còn ở nhữngvấn đề của đời sống, con người, xã hội đô thị được chuyển tải trong sáng tác Đối với Nguyễn Ngọc Tư chị cũng đã có rất nhiều tác phẩm viết về đề
tài đô thị như tập truyện Cánh đồng bất tận, Gió lẻ… Các tác phẩm phê phán
những mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề đô thị hoá nông thôn trong xu thếcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Xung quanh vấn đề “đô thị hoá” trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư, có nhiều bài viết có giá trị khoa học bởi sự tâm huyết và đồng điệu của
nhà phê bình: Trong bài “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ
phương diện nội dung tự sự” của Nguyễn Trọng Bình tác giả đã nhận thấy
một trong những điểm nổi bật và thường lặp lại trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư là: “ Phê phán những mặt trái của vấn đề đô thị hoá nông
thôn” [5; 25]
Trong: Cảm quan phật giáo trong thế giới nghệ thuật của “Cánh đồng
bất tận” (Bình luận văn học – Niên giám 2011, Tạp chí Đaị học Sài Gòn, số
chuyên đề 2011) có viết: Cánh đồng bất tận có bối cảnh rất thời sự về đời
Trang 14sống người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa, nơi “những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt
sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành” [42;208]
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định tài năng vàgiá trị tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Chị là một nhà văn Nam Bộ, luôntrăn trở với cuộc sống và số phận con người nói chung và người nông dânvùng đồng bằng sông nước nói riêng Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ cóbản lĩnh, không ngần ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp Đồngthời có cái nhìn tinh tế, cách khai thác và thể hiện cuộc sống – con ngườimột cách độc đáo, ám ảnh người đọc… nhưng điểm lại thì chưa có côngtrình nào nghiên cứu về chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận, từ đó, chúng tôi mạnh dạn thực hiện
hướng nghiên cứu này
3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu chủ
đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng
bất tận.
3.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra và phân tích chủ đề đô thị hoá
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận nhằm
khẳng định đây là một vấn đề quan trọng trong sáng tác của chị và thấy đượccách nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về bức tranh xã hội của đô thị Từ đó luậnvăn cũng góp phần xác định vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam
Trang 15cũng như trong hành trình vận động của truyện ngắn theo xu hướng đổi mớisau 1975, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm vững và biết vận dụng những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài
để xác lập một khung lí thuyết cho đề tài luận văn
Khảo sát , thống kê các chủ đề đô thị hoá qua tập truyện Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống: Người viết xâu chuỗi các hiện tượng văn họcđơn lẻ, đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau để làm rõ chủ
đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng
bất tận
- Phương pháp xã hội học: Xem xét sự phát triển của đô thị hoá Việt
Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra các đề tài đô thị hoá trong các thời kỳ
Từ đó thấy được dòng chảy của đề tài này và những nét riêng của NguyễnNgọc Tư
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Qua việc phân tích hình thức nghệthuật tác phẩm để làm rõ chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận bởi nội dung của tác phẩm phải dược
suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”
- Phương pháp so sánh: So sánh để làm nổi bật nét tương đồng, khác biệt
để thấy được sự tiếp nối, đổi mới Vấn đề đô thị hoá trong sáng tác củaNguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác
Trang 165 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu được thể hiện ngay trong đề
tài Đó là chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập
truyện Cánh đồng bất tận vì vậy chúng tôi tập trung khảo sát tập truyện
“Cánh đồng bất tận” (2005).
- Để làm nổi rõ vấn đề đô thị hoá chúng tôi có tiến hành so sánh sáng táccủa Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn trước và cùng thời
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Chủ đề đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại và sự xuấthiện của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2 : Cuộc sống và con người đô thị trong tập truyện Cánh đồng
bất tận
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật thể hiện chủ đề đô thị hoá
trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
7 Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu làm sáng tỏ vấn đề đô thị hoá trong sáng tác củaNguyễn Ngọc Tư qua đó khẳng định đây là một xu hướng nổi bật trong sángtác của văn học đương đại
- Khẳng định sự độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình nghiềnngẫm và biểu đạt đô thị hoá trong thế giới nghệ thuật của của nhà văn
Trang 17CHƯƠNG 1 CHỦ ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1 Đô thị hoá Việt Nam và sự tác động của nó đến xã hội
1.1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hoá
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn giữa các quốc gia vềcách hiểu đô thị Phần lớn các quốc gia dựa trên tiêu chí quy mô dân số,nhưng có bao nhiêu dân cư tập trung sinh sống ở một nơi mới được gọi là đôthị lại tuỳ thuộc vào từng quốc gia Cũng có những quốc gia dựa vào tiêu chíchính trị để xác định các khu đô thị, chẳng hạn như Brazil, người ta không
dựa vào quy mô dân số mà dựa vào chức năng chính trị Theo từ điển “Bách
Khoa Việt Nam”, “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống
Trang 18tập trung và hoạt động trong khu vực kinh tế cộng đồng người sống tập trung
và hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp” [43;12]
Ở Việt Nam, đô thị được hình thành sớm cùng với sự hình thành của cácquốc gia cổ đại như Văn Lang, Âu Lạc Đến thời phong kiến, cùng với ThăngLong, những Phố Hiến, Hội An lần lượt ra đời, không ngừng mở rộng từ Bắcvào Nam Tuy nhiên, các đô thị thời phong kiến chủ yếu là các trung tâmchính trị, văn hoá hơn là trung tâm kinh tế Sau khi thực dân Pháp xâm lượcnước ta, do chương trình khai thác thuộc địa và chính sách chia để trị, mạnglưới đô thị tăng lên nhanh chóng Cùng với đó, lối sống thị dân phương Tây
du nhập vào Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, văn hóa củathị dân Bộ mặt đô thị thời kỳ này có nhiều khác biệt so với thời phong kiến.Theo Nghị định số 72/ 2001/ NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chínhphủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị vì vậy đô thị cónhững đặc điểm sau: về cấp độ quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấnđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; về trình độ pháttriển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như sau: là trung tâm tổng hợphoặc trung tâm chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộcTrung ương: vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện Đối với khu vực nộithành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt65% tổng số lao động: cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tốithiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số ít nhất là 4000 người vàmật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km2
Từ sau 1986, đất nước dường như đã dần “ thay da đổi thịt”, con ngườiViệt nam lúc này đã có những thay đổi lớn trong đời sống Với suy nghĩ vàhiện thực cũng khác trước, họ đã dần dần khẳng định mình trong xã hội Bộmặt nông thôn ngày nay cũng khác nhiều so với trước đây Người nông dân
Trang 19bây giờ đã không còn thô mộc như người nông dân xưa Sự thay đổi ấy hiệndần lên từ tấm áo, manh quần lành lặn, sạch sẽ Nhiều người dã rời bỏ côngviệc nặng nhọc mà trước đây phải dùng sức lực lao động thủ công thì giờđược thay thế bằng máy móc công nghiệp Con người có thời gian để ngheđài đọc báo nhiều hơn, quan tâm đến đời sống chính trị nhiều hơn Từ đó trình
độ dân trí của nông dân được nâng cao Nền kinh tế thị trường dần lấn át vàođời sống con người
Quá trình đô thị hoá là một quá trình tất yếu Các nhà khoa học thuộcnhiều chuyên ngành khoa học khác nhau đã nghiên cứu quá trình đô thị hoá
và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quantrọng và dự báo tương lai cho quá trình này Trong số đó, phổ biến là địnhnghĩa về quá trình đô thị hoá dựa trên cơ sở cách tiếp cận nhân khẩu học vàđịa lý kinh tế Theo định nghĩa này, quá trình đô thị hoá chính là sự di cư từnông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trongnhững vùng lãnh thổ địa lý hạn chế Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ
có thể làm chậm lại chứ không thể ngăn cản hoàn toàn quá trình đô thị hoá vànhững luồng di dân của người nghèo vào thành phố Cuộc sống đô thị trở nênhấp hẫn và cuốn hút hơn, con người muốn thay đổi cuộc sống của mình khiđặt chân lên thành thị Từ những miền quê nghèo, người dân bước chân vàocuộc sống phồn hoa đô thị, với ước vọng đổi đời, những vòng xoáy cuộc sống
đã cuốn con người vào cơn lốc của cơ chế thị trường thời mở cửa Có thể đấy
là bước ngoặt lớn thay đổi vận mệnh con người, và cũng có thể đấy là bướcchân hụt khi chạm tới môi trường thành thị
Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn hoá: “
Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá
xa Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị Quá trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh
Trang 20trở thành nền sản xuất hàng hoá đa ngành nghề Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời” Nếu như nông
thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều Quátrình đô thị hoá nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước Cáiđược là rất lớn Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người
đã nảy sinh dần dần trong nông thôn Đời sống được nâng cao khiến chongười ta xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn Đường sá nông thôn đi lạithuận tiện Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mởrộng quan hệ ra bên ngoài Tuy nhiên những nét đẹp truyền thống trong giađình, họ hàng làng xóm bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ham chơi, đua đòi;quan hệ con cái với cha mẹ trong một gia đình ngày càng xa cách; thế hệ trẻtiếp thu nhanh xu thế hiện đại…
Dù các đô thị được hình thành khắp đất nước nhưng nói chung quá trình
đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra không đồng đều Các vùng phía Bắc có tỷ lệdân số đô thị ít hơn với vùng phía Nam Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, quátrình đô thị hoá ở nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh Trong đó các loại hình
đô thị vừa và nhỏ sẽ chiếm ưu thế Điều đó đồng nghĩa với việc các vùngnông thôn sẽ bị xé vụn bởi sự xuất hiện của các đô thị vừa và nhỏ, tạo nên sựgiao thoa giữa văn hoá nông thôn và thành thị, tạo nên những “ phố làng”,
“phố huyện”
1.1.2 Sự tác động của đô thị hoá tới văn hoá xã hội Việt Nam
Có thể nói, đô thị hoá là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thếgiới, trong đó có Việt Nam Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thịhoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh Đô thị hoá góp phần đẩy mạnh pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đờisống nhân dân
Trang 21Tuy nhiên, sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở nước ta đã gây ra vôvàn vấn đề nan giải trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - văn hoá và môitrường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ănviệc làm, giải quyết giao thông đô thị, ảnh hưởng đến sinh thái – kinh tế, tácđộng xấu đến sự phân hoá xã hội, gây ra nhiều vấn đề như suy đồi giá trị đạođức, mai một truyền thống tốt đẹp.
Là một phần tạo nên văn hoá xã hội, văn học nghệ thuật cũng phản ánhsâu sắc cuộc sống thực tại của con người Các tác giả luôn theo sát những nhucầu của thời đại, phản ánh hiện thực theo góc nhìn riêng để khám phá đượcmọi giá trị, cảm xúc, khao khát của con người trong mỗi thời kì lịch sử khácnhau
Đứng trước quá trình đô thị hoá của đất nước, mỗi người có một cảm xúc,thái độ, tư thế khác nhau Người hồ hởi lao vào lòng đô thị để tìm kiếm những
cơ hội đang rộng mở Người nhẹ nhành xa lánh đô thị vì sợ cái xô bồ, đôngđúc, bụi bặm, bon chen Đô thị là một lòng chảo dung chứa cả những điều tốtđẹp và cả những thứ tù đọng, xấu xa…
Đề tài đô thị ở đây, được hiểu là một phạm vi hiện thực được các nhà vănnhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm của mình Họ trăn trở vớimái ngói, tường nâu trước sự thay thế bởi cao ốc, chung cư, siêu thị, nhà máy
và đặc biệt là cung cách, lối sống, ứng xử của con người trước tác động củacuộc sống đô thị Qua đề tài này, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện được nănglực quan sát, phân tích và cách tiếp nhận hiện thực của mình đối với nhữngvấn đề mang tính cập nhật, đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ Khác với đề tàinông thôn được phản ánh trong văn học những năm trước 1975 với sự lưỡngphân tốt - xấu khá rõ ràng, con người và không gian đều bình lặng, giản dị,chất phác và có chăng một vài bon chen toan tính, cũng chỉ là toan tính của
Trang 22người nông dân vương lại chút tư tưởng phong kiến thì con người trong đề tài
đô thị đôi khi không “trùng khít” với chính nó
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước pháttriển mạnh mẽ, cuộc sống ở các đô thị trở nên sôi động và phức tạp hơn Lốisống, văn hoá đô thị theo nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí tràn vàocác miền quê Những vấn đề xã hội của con người nảy sinh ngày một nhiều
Sự biến đổi tâm lý của dân đô thị cũng ngày một lớn Văn học dành khá nhiềutrang viết để phản ánh hiện thực của đô thị Không ít nhà văn quan ngại về sựtha hoá của con người trong vòng xoáy bạc tiền đô thị, hay làm sao để gìn giữvăn hoá truyền thống của thị thành Đề tài đô thị hẳn sẽ là một đề tài đượckhai thác nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI
1.2 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Có thể thấy cảm thức đô thị hình thành như một quy luật tất yếu của đời
sống văn hoá, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Trước đó thế kỷ XIX, với sự hiện diện của loại hình nhà nho tài tử, tính chất đô thị đã bắt đầu xuất hiện trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ… và người đi xa nhất cho khuynh hướng này là Tú Xương Nhưng cơ bản, văn họctrung đại Việt Nam vẫn là văn học của môi trường nông thôn
Khi văn hoá phương Tây du nhập vào Việt Nam thì nền văn hoá này đãđem đến cho đô thị một bộ mặt và một vai trò lịch sử mới Và cảm thức đô thị
đã được hình thành như một hệ quả của quá trình đô thị hoá những năm đầuthế kỉ XX
1.2.1.1 Giai đoạn từ đầu 1900 đến 1932
Trang 23Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của quá trình đô thị hóa,văn hoá đô thị trong đời sống và trong văn học ngày càng trở nên phổ biến.Điều ấy minh chứng rõ rệt ở sự đậm đặc dần của cảm thức đô thị trong sángtác của nhà văn.
Năm 1925, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách chính thức ra mắt
độc giả Hà Nội, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành vàphát triển của cảm thức đô thị Đạm Thủy với Tố Tâm thật khác xa với KimTrọng hay Thuý Kiều của thế kỷ XIX Đặt câu chuyện vào xã hội Việt namnhững năm 20 thì tác phẩm của Hoàng Ngọc Phách đã thành công trong côngviệc miêu tả sự du nhập những cái mới theo lối Tây Âu trước sức kháng cự,
sự cưỡng chế của cái cũ theo tinh thần luân lý đạo đức Khổng Mạnh HoàngNgọc Phách vừa viết văn theo Đạo, tôn trọng những giá trị truyền thống, nửamuốn rung động đến tận cùng với mối tình vô vọng vủa Tố Tâm - Đạm Thủy
Có thể nói Tố Tâm là sáng tác của một nhà văn gần với nghệ sĩ hơn là thánh
hiền Đối lập nghệ sĩ – thánh hiền lại lắm lúc trùng lặp với sự khu biệt thànhthị - nông thôn Hoàng Ngọc Phách có thể xếp vào lớp nhà văn mới, nhà vănchuyên nghiệp, nhà văn đô thị với số độc giả khá đông thuộc tầng lớp thị dân,rất khác với những nhà văn trí sĩ tiêu dao phong nguyệt lớp trước
Bên cạnh Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, không thể không nhắc đếnnhà văn nổi tiếng ở Nam Bộ - Hồ Biểu Chánh Trước 1930, Hồ Biểu Chánh là
người viết nhiều tiểu thuyết nhất ở Việt Nam: Cay đắng mùi đời, Tiền bạc bạc
tiền, Thầy thông ngôn, Kẻ làm người chịu…Tác phẩm của ông bao quát
những mảng hiện thực khác nhau ở thành thị và thôn quê Nam Bộ trong đónổi bật là không gian của những đô thị kiểu mới: Sài Gòn, Cần Thơ…đồngthời các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã tái hiện bức tranh đô thị với nhiềutầng lớp người khác nhau, từ giới giang hồ ở nhà ga, bến xe tới những tri thứctân học…Tuy vẫn nhìn cuộc đời bằng con mắt đạo đức nhưng nhà văn đã
Trang 24bước đầu thể hiện cái nhìn sắc sảo về đời sống đô thị và đưa văn hóa đô thịvào những trang văn của mình với tất cả sự đa tạp của nó.
Không chỉ riêng Hồ Biểu Chánh, sự phát triển của thành thị cũng thôithúc các nhà văn khác biến đô thị hiện đại thành đối tượng quan sát và miêu tả
trong sáng tác của mình như Nguyễn Lân với Cậu bé nhà quê, Trần Quang Nghiệp với Ai muốn làm giàu, Giả thiệt là ai Nhiều lớp người thành thị,
nhiều nhân vật lai căng đã xuất hiện nhưng nhìn chung, các tác giả này vẫnkhông thể dứt bỏ cái nhìn truyền thống trong việc nhìn nhận, đánh giá cuộcsống, con người
Có thể nói, cảm thức đô thị đã vượt qua những bỡ ngỡ buổi đầu và dần khởi sắc trong văn học Tồn tại bên cạnh cảm thức nông thôn, cảm thức đô thị
đã chiếm ưu thế nhất định trong sáng tác của những nhà văn mới
1.2.1.2 Giai đoạn từ 1932 – 1945
Bước sang đầu những năm 30 của thế kỷ XX, đô thị ngày càng khẳngđịnh được vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, vănhoá của đất nước và như một tất yếu nó tác động mạnh mẽ tới văn học.Không những đô thị đã trở thành đề tài quá quen thuộc của văn chương giaiđoạn này mà các nhà văn đã tập trung thể hiện trong tác phẩm của mìnhnhững góc nhìn khác nhau về vấn đề đô thị nhưng chủ yếu là sự tác độngcủa môi trường đô thị đến đời sống cũng như nếp nghĩ của con người Cảmthức đô thị không còn đơn giản, nhất quán mà phân chia thành hai tuyếnđối lập, tương ứng với hai xu hướng văn học chính thời bấy giờ là văn họchiện thực và văn học lãng mạn
Đối với xu hướng văn học lãng mạn thì quá trình đô thị hoá mang đếnmột luồng gió mới mẻ và dân chủ, bứt tung mọi rào cản của những giá trị vănhóa cổ truyền Dưới ngòi bút của họ, thị thành có một sức cuốn hút đặc biệt,khiến cho con người choáng ngợp trong ánh sáng tráng lệ của cái mới Họ say
Trang 25mê với những phong trào Âu hoá, họ vui vẻ trẻ trung những mốt thời thượng.Khi nhóm Tự lực văn đoàn ra đời vào năm 1932, các tác giả tiếp nhận mạnh
mẽ nền văn minh đến từ phương Tây cùng với tôn chỉ sáng tác xem như tuyênngôn của các nhà văn lãng mạn.Với nhóm Tự lực văn đoàn họ không chỉ viếtcuộc sống yên ả chốn thôn quê mà họ thường hướng ngòi bút đến các đô thịlớn bởi với họ đô thị là “mảnh đất châu thành tráng lệ”, là miền đất nơi conngười thành nghiệp, thành danh, là nơi nuôi dưỡng những tư tưởng trào lưumới Các nhân vật ở chốn phồn hoa này phong phú, tiến bộ, mạnh mẽ và có
cá tính hơn khi mạnh bạo thể hiện cái tôi cá nhân cùng các quan điểm củamình Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đều đề cao những côgái tân thời, những chành trai tiến bộ ở các đô thị lớn Họ coi trọng vẻ đẹphình thức, vẻ đẹp thân thể, của trang phục hiện đại, tô đậm đặc trưng giới tính
và sự trẻ trung Họ cũng thường mang nhiều lý tưởng, khát vọng tự do, dânchủ, nhân văn, luôn muốn thoát khỏi thực tại và vượt qua mọi rào cản để xâydựng tình yêu Tuy nhiên trong tác phẩm của họ cũng không bỏ qua mặt trái
đô thị hoa lệ Đó là cuộc sống trụy lạc với rượu, với thuốc phiện… ThạchLam cũng viết về đô thị, nhưng thường là những phố huyện nhỏ bé, còn tốităm, nghèo nàn, làm con người quẩn quanh bế tắc
Không chỉ riêng nhóm Tự lực văn đoàn mà Nguyễn Bính - một nhà thơ lãngmạn cũng dành không ít giấy mực để nói về cảnh quan nếp sống đô thị :
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
( Chân quê - Nguyễn Bính)
Trang 26Trái ngược với cái nhìn thiên về sự hào nhoáng của đời sống thành thị ởvăn học lãng mạn, các nhà văn hiện thực lại nhìn đô thị bằng những cảm quanriêng Với Nguyễn Công Hoan đô thị hiện lên trong tác phẩm của ông có phầnnhố nhăng, bỉ ổi, như những tấn bi hài kịch đầy bất công Ở đó kẻ giàu phèphỡn ức hiếp người nghèo Còn đối với Vũ Trọng Phụng đô thị hiện lên hỗntạp như chính nó đang tồn tại Thậm chí, ông có phần nhạy cảm hơn với sựgiả tạo, học đòi, lố lăng của những thị dân mới Thêm vào đó là các tệ nạnnghiện hút, cờ bạc, mại dâm, tham nhũng Nam Cao lại tập trung khai tháccuộc sống bế tắc của người tri thức nơi đô hội Họ quanh năm đối mặt với
cơm áo gạo tiền như Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng Có thể thấy lật từng
trang đời nằm nép mình dưới cái bóng hào nhoáng của đô thị, các nhà vănhiện thực đã vạch trần những sự thật kinh khủng, những bí mật ghê gớm của
xã hội, phát hiện những cảnh đời éo le, bi thảm của lớp thị dân nghèo Họkhông có tâm trí để mơ mộng, để lãng mạn, để đa sầu đa cảm, bởi còn phảivật lộn với miếng cơm manh áo để mưu sinh Có thể kể đến Tam Lang với
những phóng sự: Tôi kéo xe (1932), Đêm sông Hương (1932) hay những tên
tuổi khác góp mình vào dòng văn xuôi đô thị bên cạnh những tên tuổi như:Nguyễn Đình Lạp, Nguyên Hồng, Trương Tửu
Có thể thấy được sự khác nhau trong cách nhìn nhận đô thị của hai dòngvăn học lãng mạn và hiện thực Các nhà văn lãng mạn thường tìm cách thoát
ly thực tại nên đời sống trong đô thị của họ thường có chiều hướng xa rời hiệnthực, xu hướng văn học này chủ yếu tập trung vào thế giới nội tâm của nhânvật, đó là những con người đa sầu, đa cảm, tinh tế Trong khi đó các nhà vănhiện thực họ bám chặt vào đời sống và có xu hướng phơi bày tận gốc, rễ bảnchất, những mặt trái, những tệ lậu đáng loại bỏ của con người qua sự tiếp xúcvới môi trường, hoàn cảnh Hai thái độ này tưởng chừng như đối lập nhau,nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung là chúng đều mang đậm màu sắc đô thị,đều là sản phẩm của văn hoá đô thị Vậy giai đoạn 1932 – 1945, cảm thức đô
Trang 27thị đã bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống văn học và nó tạo ra tiền đề mớicho văn học đô thị Việt Nam.
1.2.2 Cảm thức đô thị trong Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay
1.2.2.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Trong nhiều tác phẩm viết về đô thị thuộc giai đoạn văn học 1945 –
1975, các nhà văn tập trung miêu tả cuộc sống thành thị với cảm hứng phêphán những lối sống thực dụng, buông thả, không lí tưởng, coi đồng tiền là
trên hết, bất chấp luân thường đạo lý.Tiểu thuyết Hai dòng con của Hoàng
Thị Như Mai, cô Lan của anh Huy… là cảnh báo sự xuống cấp về mặt đạođức, sự tha hoá của tầng lớp tri thức trước làn sóng vật chất và văn minh
phương Tây Cẩm Tâm trong Hai dòng con từ một cô gái hiền lành trở thành
kẻ phá nát sự nghiệp của cha, đẩy hai người anh đến cảnh khốn cùng Bảnthân Cẩm Tâm cũng phải nhận lấy cái chết đau đớn và để lại các con còn thơ
dại chỉ vì chạy theo cuộc sống vật chất Còn Lan trong Cô Lan sau hai lần bị
cưỡng hiếp cuộc đời Lan bắt đầu trượt dốc, tất cả cũng bởi cô coi thường cácgiá trị truyền thống để chạy theo lối sống thực dụng, mờ mắt trước đồng tiền
và cuộc sống xa hoa nơi phố thị.Có thể nói qua hai nhân vật Lan và Cẩm Tâmcác tác giả cũng đã chỉ ra sự lầm lạc của họ một phần là do hoàn cảnh xã hộitạo nên
Từ sau hoà bình lập lại ở miền Bắc vào năm 1954, số tác giả viết về hiệnthực đô thị tuy không nhiều nhưng thành tựu sáng tác trên đề tài này thì rất
đáng chú ý Nguyễn Huy Tưởng với Sống mãi với thủ đô một tác phẩm mang
tầm vóc sử thi về ba ngày đêm chiến đấu của quân dân thủ đô Không khí
kháng chiến len lỏi vào từng ngõ phố Hay Hà Nội hiện lên trong Hà Nội ta
đánh Mĩ giỏi – Nguyễn Tuân với hình ảnh hiên ngang hào hoa, đi qua công
Trang 28cuộc đánh Mỹ anh hùng, mảnh đất thủ đô được khắc hoạ như hương đất, hồnngười của dân Việt Nam qua những đêm trăng, nhành hoa.
Ngoài ra, có một bộ phận các nhà văn sáng tác ở miền Nam những năm
1954 – 1975 “Lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống và chủ yếu hướng tới hiệnthực cuộc sống, tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đáp ứng được khá linh hoạtnhu cầu của người đọc tại các vùng đô thị” Các tác phẩm văn xuôi sau 1954không chỉ giới hạn ở các đề tài cổ điển như nói về cuộc sống của người trithức, người thành thị hay nỗi nhọc nhằn, đói khổ của những người nghèo.Văn xuôi hướng đến tất cả mọi vấn đề từ cao cả đến thấp hèn, hướng đến mọiđối tượng từ người lớn đến trẻ em, từ giới tri thức đến người lao động, nhưngtập trung nhất vẫn là đề tài tình yêu với đủ mọi cung bậc, biến thái khácnhau”
Trải qua hơn 30 chiến tranh, đề tài trung tâm của văn học đương nhiênphải là đề tài chiến tranh Trong số hàng trăm tiểu thuyết, có gắn với đề tài đô
thị đặc biệt là đề tài Hà Nội có thể kể đến Những tầm cao ( 2 tập – 1973, 1977) của Hồ Phương cho đến Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh
Châu (1930 - 1989) Đây là những cuốn tiểu thuyết in đậm một thời hàohùng và bi tráng của dân tộc, được viết trong cảm hứng khẳng định vẻ đẹp vàsức mạnh của nhân dân
1.2.2.2 Giai đoạn từ 1975 đến nay
Văn học thời kì này với lăng kính đa chiều, dưới nhiều góc độ khácnhau, tạo nên mảng màu sinh động, đa màu sắc, chân thực, sống động và đadạng của cuộc sống muôn mặt đời thường Dưới lăng kính soi chiếu ấy, conngười trong văn học Việt Nam hiện lên đầy những phức tạp Vấn đề đô thịsau năm 1975 gắn liền với cuộc sống thị dân nhiều thay đổi khi nền kinh tế thịtrường đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của văn hóa – xã hội Nhiều tác
giả viết về đô thị như Nguyễn Minh Châu (Khách ở quê ra), Nguyễn Huy
Trang 29Thiệp – “Không có vua”, Ma Văn Kháng – “Mùa lá rụng trong vườn”, Phong Điệp, Nguyễn Khải, Hồ Anh Thái – “Mười lẻ một đêm”, Thụy Anh,
cảnh đô thị hoá chóng mặt Tác phẩm Khách ở quê ra của Nguyễn Minh
Châu, tình cảm của mụ Huệ - một người con gái thị thành - lấy một anh chồngdân quê và buộc phải cùng với người chống thích nghi trở lại với đất đainguyên thuỷ đã cho thấy rõ nét điều này Xuất thân từ một cô gái thành thị,
mụ Huệ đã chấp nhận lấy lão Khúng không phải vì tình yêu, cũng không phảimong muốn cuộc sống thôn quê Sự ra đi của mụ là để từ biệt một cuộc tìnhphụ bạc và cũng là để che dấu đứa con không được thừa nhận đang mangtrong bụng Nỗi nhớ anh người yêu thành phố hay không gian, cuộc sống ởthành phố lúc nào cũng hiển hiện trong tâm trí của chị, ngay cả khi bị lãoKhúng biến thành cái máy đẻ Sức quyến rũ không chỉ đến với mụ Huệ màcòn hiển thị rất rõ trong những đứa con của mụ: “Đời sống đô thị - cái niềm
mơ ước thật xa lạ cứ mỗi ngày một hiện ra trong lòng những đứa con của mụHuệ một cách cụ thể, như một tiếng gọi của thời đại nhất là vào tháng cuốimùa”
Sau Nguyễn Minh Châu nhà văn Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong
vườn (1984) cũng là một tác phẩm viết về đô thị Tác phẩm báo động lối sống
của xã hội buổi giao thời, vụ lợi, đầy dục vọng rồi những rạn nứt trong đờisống gia đình trước sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường Qua đó tác giảcũng nhấn mạnh vai trò của gia đình truyền thống trong cuộc sống mới, dù nó
Trang 30đang bị rạn nứt Bên cạnh Ma Văn Kháng chúng ta cũng phải kể đến NguyễnKhải đã có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống, con người Hà Nội, được tập
hợp qua tập truyện: Một người Hà Nội (1990) Ông viết văn để trải lòng mình
với mảnh đất từng gắn bó, nhiều duyên nợ, và phản ánh vùng đất kinh đô
chứa đựng nhiều điều hấp dẫn bí ẩn Truyện ngắn Một người Hà Nội kể về
những chuyện bà Hiền và gia đình trong một khoảng thời gian dài suốt mấychục năm, chủ yếu từ sau kháng chiến chống Pháp, Hà Nội được giải phóngtrong những năm đầu đổi mới Thông qua nhân vật bà Hiền - một “ hạt bụivàng” cặm cụi lưu giữ những nét văn hoá của thủ đô ngàn năm
Chu Lai qua tiểu thuyết Phố (1993) lấy từ đề tài “ phố nhà binh” Chỉ
riêng tên truyện cũng đã gợi nên những góc nhìn mới, những màu sắc lạ trongthời kỳ đất nước mở cửa Đến cả những pháo đài kiên cố như “phố nhàbinh” cũng không tránh được những rạn vỡ, lung lay để có những hình hàimới cho cả phần xác và phần hồn của nó
Cùng với những tác giả nói trên ta còn phải kể đến Nguyễn Huy Thiệpmột trong những nhà văn có cái nhìn đa sắc và nhiều chiều về đề tài đô thị.Ông nhìn cuộc sống, con người đô thị bằng cái nhìn sắc lẹm để thấy đó con
người biến dạng với những giành giật, toan tính, vụ lợi, ích kỷ - Tướng về
hưu; Huyền thoại phố phường hay Chuyện tình kể trong đêm mưa Trong đó, Chuyện tình kể trong đêm mưa kể về cuộc tình tan vỡ giữa Bạc Kỳ Sinh và
Muôn, thực chất là sự chia rẽ vì họ bất đồng trong quan điểm sống Muôn tinvào sự hứa hẹn mới của con đường đô thị hoá Ngược lại, Bạc Kỳ Sinh lạihoài nghi điều này Anh khó chịu với việc nhiều người Kinh lên Tây Bắc vớinhững khẩu hiệu “ khai hoá văn minh”, “ Thắp sáng lên ánh sáng văn hoá”.Muôn đã từ chối Bạc Kỳ Sinh như từ chối cuộc sống gần gũi với thiên nhiên
Sự đánh đổi ấy mà cô có được cuộc sống trưởng giả theo mô hình “ dânthành thị”
Trang 31Một tác giả khác cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của
con người nơi phố thị là Hồ Anh Thái ông cho ra mắt tập truyện Tự sự 265
ngày qua câu chuyện nhà văn phản ánh quá trình một công chức bằng mọi giá
ngoi lên từng nấc thang danh vọng qua bức chân dung méo mó, hài hước, xấu
xí, có phần cay nghiệt Ở đô thị vẫn còn vương thói tủn mủn của thời bao cấp,thói học đòi thời mở cửa
Trong khi đó, Nguyễn Việt Hà là nhà văn viết về đô thị với cái nhìn từbên trong Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên nặng lòng với thủ đô là điềukhông khó hiểu Trước tình trạng dân thủ đô ngày càng nhiều, ông càng xót
xa quý mến con người Hà Nội thực sự Nguyễn Việt Hà cho Hà Nội là “ vũngtrũng “ của văn hoá, nơi tiếp nhận, giao thoa văn hoá của mọi miền Hà Nộivừa lắng đọng cái tinh hoa, trong trẻo, lại vừa chứa đựng những cái cặn bã, ôhợp Hà Nội là bức tranh nhiều màu sắc, bên ngoài cái đông vui náo nhiệt làdòng chảy âm thầm của sự tù túng, xấu xa Ông viết một loạt các tác phẩm
như: Của rơi, Con giai phố cổ…
Gần đây đọc truyện ngắn của Đỗ Phấn người đọc bắt gặp nhiều cuộc
chạy trốn Những câu chuyện của ông trở đi trở lại mô típ giã từ thành thị.Những chuyến đi ấy, lần nào cũng phải đi rất xa Có nhiều khi để tìm kiếm sựthanh thản, người ra đi đã tìm về với dòng sông hoang vắng, để mặc cho dòngnước, cho tự nhiên cuốn mình đi Có thể nói Đỗ Phấn đã dùng con mắt hộihoạ của mình và sự rung động của trái tim yêu văn đã viết lên hàng loạt tác
phẩm về cuộc sống, con người đô thị như tiểu thuyết: Rừng người, Chảy qua
bóng tối, Con mắt rỗng… Không kể hàng loạt các truyện ngắn, các tản văn
của ông được xuất bản và đăng trên các trang web
Cũng có thể kể đến Có một kẻ rời bỏ thành phố của Nguyễn Quang
Thiều Tập truyện là cách nhà văn trực tiếp nêu lên một tư thế, một thái độsống hay có thể nói là một phản ứng quyết liệt trước cuộc sống nhiễu nhương
Trang 32xô bồ nơi phồn hoa đô thị “ Rời bỏ thành phố”, ở đây thực chất chính là sựrời bỏ tất cả những gì đang nhân danh là văn minh, công nghệ, kĩ thuật, tiếnbộ… để bóp nghẹt và giết chết con người, biến tất cả chúng thành bộ máy vôcảm chỉ biết bao bọc mình trong lồng kính Nguyễn Quang Thiều không phântích chung chung, ông soi vào từng không gian cụ thể nơi con người đô thịđang sống Đó là căn nhà riêng của mỗi chúng ta, là trường học, nơi công sở.Dường như cũng phải soi chiếu vào mình khi đọc những dòng văn ấy Để biết
tự cảnh tỉnh mình, rằng mình đang sống trong không gian bất ổn và khủngkhiếp như thế nào và cuối cùng tìm về với tâm hồn trong sạch, với truyềnthống văn hoá ngàn đời, biết quay lưng rời bỏ những cám dỗ của vật chất
Tạ Duy Anh cũng viết Làng quê đang biến mất trong một nỗi niềm
thương tiếc như thế Tốc độ đô thị hóa quá nhanh tưởng như không buông tha
bất cứ một cảnh quan nào còn dung hòa với vẻ đẹp thiên nhiên: “Trước kia,
chỉ cần ra khỏi thành phố ồn ào chừng mươi cây số, là có thể mãn nhãn với những cánh đồng lúa xanh mướt, tha hồ hà hít thứ hương vị đồng quê không
gì có thể thay thế Rồi nào là hồi tưởng về thời thơ bé, tìm sự thư thái cho tâm hồn, tìm lại nhịp sống chậm để cân bằng với những thứ tốc độ luôn quá tải”.
Vậy mà, chỉ sau vài năm, khao khát tìm về những cảnh quan cũ ấy đã trở
thành vô vọng: “Không thể còn tìm thấy bất cứ cảm hứng thẩm mĩ nào từ
những cái làng đang bị bê tông hóa nhanh đến chóng mặt với quá trình phá nát không gian làng còn chóng mặt hơn Mỗi mảnh làng bị xé nhỏ đều méo
mó, dị dạng, thậm chí là quái đản” Những không gian làng quê đã bị hủy
hoại Không ai khác, chính con người đã gây nên những thay đổi ấy, đã chặnđứng con đường của sự trở về
Cuối cùng không thể bỏ qua những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Chị
đã dùng trái tim rung động của một người viết văn, trái tim của một người dânNam Bộ viết nên hàng loạt tác phẩm về cuộc sống, con người và những câuchuyện nhỏ nhẹ, man mác buồn Những câu chuyện ấy đều kể thật giản dị,
Trang 33chân thành cuộc đời, thân phận, nhỏ hơn nữa là niềm vui, nỗi buồn, ướcmong… của những con người nhỏ bé, thân thuộc đang vất vả mưu sinh giữađời thường, rồi sự đàn cài cảm xúc và suy tưởng của nhân vật chính trênphông nền là cuộc sống của những kiếp người nhọc nhằn, tủi cực khi tốc độ
đô thị hoá đang trên đà phát triển như: Tập truyện Cánh đồng bất tận, Ngọn
đèn không tắt, Khói trời lộng lẫy…
Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới tư duy, chủ nghĩa đề tàitrong sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học không còn được đặt ra cấpthiết như trước Việc lựa chọn không gian thành thị hay nông thôn chưa hẳn
đã có ý nghĩa trong việc tạo nên sự thành công của tác phẩm Tuy nhiên mộtđiều không thể phủ nhận, là tác phẩm trực tiếp hay gián tiếp viết về đời sống
đô thị vẫn xuất hiện ngày một nhiều (dù rằng “đô thị” ở mỗi thời đoạn xã hội
và văn học có những tính chất khác nhau) Quan sát sự vận động của truyệnngắn đương đại, có thể thấy các nhà văn đã có sự nhạy bén và linh hoạt trongcách tiếp cận, thể hiện và lý giải nhiều vấn đề của đời sống trong đó có đờisống của con người đô thị Sự mở rộng cái nhìn của người viết về một phạm
vi, phương diện mới của đời sống xã hội hôm nay đã cho thấy những thay đổitrong tư duy nghệ thuật, ở đây là truyện ngắn – một thể tự sự năng động luôn
đi đầu trong chiếm lĩnh, khái quát hiện thực
Như vậy có thể thấy tiến trình đô thị hóa đã tác động đến đời sống vănhọc, không chỉ ở số lượng tác phẩm viết về đô thị mà còn ở những vấn đề củađời sống, con người, xã hội trước những tác động của đô thị đã được chuyểntải trong rất nhiều những sáng tác Điều đó cho thấy văn học Việt Nam đã vàđang chuyển động cùng sự chuyển động của đô thị
Trang 341.3 Chủ đề đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
1.3.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt,huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư là hội viên Hội nhà văn trẻtuổi nhất hiện nay Chị đã từng đạt giải nhất cuộc thi “ Văn học tuổi 20 lầnthứ 2” của Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn TPHCM, báo tuổi trẻ tổ chức năm
2000 với tập truyện “Ngọn đèn không tắt” và giải thưởng văn học của hội nhà
văn Việt Nam năm 2001 cũng với tập truyện này Nguyễn Ngọc Tư cũng đãđạt giải 3 cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003 – 2004 của báo Văn nghệ với
truyện ngắn “Đau gì như thể ” Sau đó chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại
nhiều thiện cảm cho bạn đọc bằng giọng văn tưng tửng như tình cảm củamình Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên trong tuyển tập truyện ngắn ViệtNam được dịch và in ở Mỹ, do đó chị được vinh dự lên hình trong chương
trình “Người đương thời” năm 2005 Hiện tại nhiều truyện ngắn của chị còn
được in ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với bạn đọc nước ngoài
Vốn là học sinh giỏi của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng Nguyễn Ngọc
Tư chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn Những năm tháng sốngcùng với ông bà ngoại, sớm lao vào cuộc sống mưu sinh (làm văn thư cho tạpchí Bán đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc
Tư bước vào lĩnh vực viết văn “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của chị nhưng chị thực sự được độc giả biết đến khi tập truyện ngắn “Ngọn đèn
không tắt” ra đời năm 2000 Cũng từ đó nhiều truyện của chị đã được độc giả
trong nước và nước ngoài biết đến như: Nước chảy mây trôi (2004), Truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa (đoạt một giải thưởng Hội văn học
-Nghệ thuật Việt Nam) Và đến tập truyện Cánh đồng bất tận (2005) thì có thể
Trang 35nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng định tên tuổi và tài năng của mình trênvăn đàn của Việt Nam.
Có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ có sức sáng tạo dồi dào, chỉtrong vòng ba năm chị đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn).Điều đó chứng tỏ chị là nhà văn miệt mài “sống” và tích luỹ vốn sống để nuôidưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không nhờ vào năng khiếu thiênbẩm Qua chặng đường cầm bút với hai thể loại truyện ngắn và tạp văn,Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũnhững người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một phong cách riêngbiệt mang dấu ấn của Nguyễn Ngọc Tư - một văn phong mang đậm chất Nam
Bộ hiền hoà, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn đếntận ngày nay
1.3.2 Đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Từ khi bước vào làng văn học Việt Nam, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra mắtnhiều truyện ngắn Các sáng tác của chị đã được bạn đọc hân hoan đón nhận
và một điều đặc biệt là trong sáng tác của chị hầu hết đều tập trung vào đề tài
đô thị hoá Khắp những trang văn của Khói trời lộng lẫy là những câu chuyện
tìm kiếm về cái đẹp hay nói đúng hơn kiếm tìm một không gian đẹp, rồinhững bối cảnh rất thời sự của đời sống nông dân Đồng bằng sông Cửu Longtrong quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá
Nguyễn Ngọc Tư vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn Đồng bằngsông Cửu Long Và chị cũng không xa lạ gì với những chuyện người dân quêhàng ngày phải lăn lộn bươn trải kiếm sống trên những dòng sông, cánhđồng…Vì thế cũng giống như bao nhà văn khác, khi viết văn chị thường lấythực tế mà mình đã trải qua và chứng kiến làm đề tài cho những sáng tác củamình Trong các truyện ngắn của chị thường xuất hiện những cảnh ngộ khốncùng, nghèo khó của người dân quê thông qua những câu chuyện mà trong đó
Trang 36hầu hết những nhân vật chính đều có một điểm chung là cái nghèo đói cứ bámriết lấy họ dù họ cũng đã cật lực làm lụng Tuy nhiên khi tìm hiểu truyện ngắncủa Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy bên cạnh tình cảm trân trọng, ca ngợi dànhcho những con người với những đức tính, những cách ứng xử cao đẹp trongcuộc sống, bên cạnh việc tái hiện những bức tranh thanh bình, êm ả mang đặctrưng văn hoá ruộng vườn của đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Ngọc Tưcũng quyết liệt nhưng kín đáo bày tỏ sự không đồng tình của mình trước khánhiều vấn đề có thể gọi là tiêu cực của xã hội trước những tác động của đô thịhoá nông thôn.
Nhìn bề ngoài truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là bức tranh tái hiệncuộc sống và sinh hoạt của người dân nghèo vùng Đồng bằng Sông CửuLong Tuy vậy quan sát kỹ hơn có thể nhận thấy trong bức tranh sinh hoạt ấybắt đầu là sự vận động biến chuyển theo hướng nông thôn ra thành thị, từruộng đồng sông nước ra những khu đô thị, những khu công nghiệp đang trên
đà đô thị hoá Và đặc biệt hơn là đằng sau những hiện thực ấy là tiếng thở dàichua xót của Nguyễn Ngọc Tư trước những va chạm, những rạn nứt và những
đổ vỡ những giá trị văn hoá truyền thống của làng quê nông thôn như một vấn
đề tất yếu không thể nào tránh khỏi Nói khác đi đây cũng chính là thái độkhông đồng tình của Nguyễn Ngọc Tư về những mặt trái đô thị hoá với nguy
cơ tàn phá cấu trúc văn hoá làng quê nông thôn cả về vật chất lẫn tinh thần
Khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư người đọc gặp cô Bông trong Bến
đò xóm Miễu bị cuộc sống nửa chợ nửa quê làm cho ô uế khi từ một cô bé
đang độ tuổi cắp sách đến trường chỉ trong một ngày đã lột xác thành cô tiếp
viên ở quán “bia ôm” “Đêm sầu” bên sông kia Hay thậm chí những vấn đề
có tính chất thời sự rất nóng bỏng như đẻ mướn, tình yêu đồng giới vốn không
xa lạ gì với đời sống của những con người thành thị bắt đầu len lói xuống tậnvùng sâu, vùng xa cũng được Nguyễn Ngọc Tư đã cập nhật và phản ánh rất
kịp thời trong Làm mẹ, Tình thầm…
Trang 37Có thể thấy qua các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt là tập truyện
ngắn Cánh đồng bất tận sự tác động của đô thị hoá làm cho cuộc sống của
người dân quê ít nhiều bị xáo trộn Sự êm ả thanh bình vốn có của không gianlàng xã bắt đầu có sự thay đổi Làng quê nông thôn trong truyện của NguyễnNgọc Tư bắt đầu đã xuất hiện thêm những dịch vụ vốn được xem là sản phẩm
tệ nạn của vùng đô thị
Như vậy có thể thấy, thông qua những trang văn của mình, NguyễnNgọc Tư đã kín đáo và gián tiếp cho thấy nền kinh tế thị trường cùng vớicuộc sống hiện đại tạo ra biết bao điều mới lạ hấp dẫn đối với con ngườinhưng cũng chính cuộc sống ấy đã tạo ra không ít những dâu bể, thăng trầm.Khi người ta ồ ạt kéo nhau về phía thành thị chừng nào thì sau lưng họ, vùngtrời nông thôn lại lộ ra từng mảng lở loét, gập ghềnh, chông chênh… chừng
ấy Ở nơi đó, trên những “Cánh đồng bất tận” có những người dân quê do
không theo kịp vì không có tri thức nên phải tìm mọi cách để sinh tồn mà bấtchấp hậu quả Và điều nguy hiểm hơn hết là, chính cuộc sống ấy đã và đanghình thành nên lối sống giả dối và thiếu trung thực đến mức tinh vi và khôngbiết xấu hổ của con người Đau đớn và chua xót hơn là điều ấy đang dần trởthành một thói quen rất đáng sợ trong suy nghĩ của không ít người đủ mọithành phần và lứa tuổi
đề tài văn học được nhiều nhà văn lựa chọn phản ánh trong các sáng tác của
Trang 38mình Trong số đó phải kể tới nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, các sáng tác của chị
nói chung và tập truyện ngắn Cánh đồng bất nói riêng đã cho thấy sự tác động
mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đến cuộc sống và con người Bên cạnhnhững những tác động tích cực như: thúc đẩy kinh tế phát triển, không ngừngnâng cao chất lượng cuộc sống,… “đô thị hóa” cũng khiến cho không ítnhững con người rơi vào những “vòng xoáy – cạm bẫy đô thị”, những vấn đề,
tệ nạn xã hội,… Qua đề tài này, cũng như các nhà văn khác, Nguyễn Ngọc Tư
đã cho thấy được năng lực quan sát, phân tích và cách tiếp cận hiện thựcmang tính cập nhật, đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ…
CHƯƠNG 2 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ
TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN2.1 Cuộc sống đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình
hóa bức tranh cuộc sống “Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở,
Trang 39để mô hình hóa các kiểu tính cách con người Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học” [15;135]
Trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, không gian nghệ thuật được
xây dựng, khắc họa chủ yếu từ cuộc sống của những những người dân Nam
Bộ với những nét thô sơ, mộc mạc vốn có Đó là hình ảnh của những conkênh dạt dào sóng nước như tình cảm nồng nàn, đậm sâu của những conngười nơi đây Đó cũng có thể là hình ảnh của những cánh đồng bất tận nhưtính cách phóng khoáng, niềm nở, hồ hởi của người dân Nam Bộ Cảnh vậthiện lên tưởng chừng như vô cùng bình yên nhưng bên trong nó như mộtdòng chảy ngầm, các yếu tố của đô thị hóa đã và đang dần xâm chiếm, thaythế là biến đổi dần cuộc sống của những con người nơi đây
2.1.1 Không gian làng quê đang dần bị thu hẹp
Như đã trình bày, không gian chủ đạo xuyên suốt trong tập truyện ngắn
Cánh đồng bất tận là không gian của những cánh đồng quê nắng khô, cỏ
cháy, của sông nước Nam Bộ gắn liền với những hình ảnh quen thuộc như:bến quê, cái sàn nước, những chiếc ghe thương hồ rày đây mai đó Tuynhiên, những không gian ấy không chỉ đang dần bị thu hẹp mà còn ảnh hưởngđến chính cuộc sống của những con người nơi đó Trong truyện ngắn cùng tên
– Cánh đồng bất tận hình ảnh những cánh đồng trải dài đến vô tận gợi lên
không gian hun hút, mênh mang Nơi đó có những kiếp người lầm lũi, vô tìnhvới chính đồng loại mình Bối cảnh cánh đồng xuất hiện nhiều lần trong tácphẩm: cánh đồng được miêu tả với những bông lúa rày còn sót lại của một vụmùa thất bát, nắng hạn như đốt cháy hết những đám rạ, làm nứt nẻ mặt ruộng.Tưởng như không thể có một sinh vật nào có thể tồn tại trên khung cảnh khô
khốc, cằn cỗi này. “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng Và khi
Trang 40chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hán hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn” [42;155] Ở
cánh đồng đó, cứ mỗi mùa lúa đến, những người thợ gặt, những người chănvịt lại hội tụ về Họ là tập hợp những người nghèo khổ bần cùng.
Con người bị vây bủa bởi cuộc sống khắc nghiệt của thiên nhiên và tạohóa, họ cố vùng vẫy, cố thoát khỏi cái nghèo đói khốn khó của cuộc sốngnhưng càng vùng vẫy họ càng bị thắt chặt, bóp nghẹt dưới bàn tay khốc liệtcủa tạo hóa buộc họ phải cam tâm, quy thuận tự nhiên khắc nghiệt Bởi
“chúng tôi chẳng có chỗ nào để đi nữa, từ bờ bên kia của con sông Bìm Bịp là
vùng đệm cho những cánh rừng tràm lớn Mùa này, người ta lấy nước từ tất
cả các dòng sông nhỏ, các con kinh để bơm vào rừng để chống cháy Chúng tôi không thể ngược sông Bìm Bịp băng qua vùng Kiên Hà, ở đó họ kiểm dịch thú y rất gắt gao Và dịch cúm gia cầm nghe đâu còn bùng phát khắp đồng bằng” [42; 163] Đối lập với cái rộng lớn, mênh mông của kênh, rạch, sông,
ngòi là không gian gian sống chật hẹp, tù túng Ghe vừa phương tiện kiếm
sống vừa tổ ấm gia đình “Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét,
dài năm bảy mét Nhỏ bé chật hẹp Nhưng có một cái gì đó khác thường, thế giới đó hẹp đến nỗi chỉ vừa để xoay lưng, để nằm co, để cúi người… mà cũng dài rộng vô phương bởi cuộc sống rày đây mai đó ” [42; 112] Không gian
lưu lạc kéo theo những mảnh đời, những số phận, những kỷ niệm…đồng hiện,đứt nối làm cho thời gian “nhoè” đi tính biên niên nên không khí truyện bịkéo căng ra, ngột ngạt, bức bối Điều đó làm cho sự ý thức về thân phận conngười giằng xé hơn, day dứt và đau đớn hơn Nhân vật hiện lên thoáng chốcnhưng đọng lại trong tâm trí người đọc vấn đề nhân sinh nhức nhối Khônggian ở đây giãn nở từ hẹp đến rộng; từ đóng đến mở Cho nên, dòng sông,cánh đồng không chỉ là đất đai màu mỡ mà còn mang số phận của những kiếp