Giọng điệu suy tư, triết lý

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 99)

6 Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lý

Trân trọng và nâng niu những giá trị văn hóa dân tộc, Nguyễn Ngọc Thuần đã dùng tác phẩm của mình để nêu lên những chiêm nghiệm, nhận định mang tính triết lý về các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa như : ứng xử, mỹ tục, lối sống, lối suy nghĩ… Đây cũng chính là một đặc điểm quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt. Người Việt thường ưa “Giọng sâu cay, triết lý. Nói phải ẩn ý, tế nhị và có nhiều tầng nghĩa bên trong” [8, tr.134]. Chất suy tư, triết lý góp phần tạo cho tác phẩm một trình độ tư duy thẩm mỹ và chiều sâu khái quát “Vừa miêu tả, vừa bình phẩm, vừa tha thiết, vừa gai góc, nhà văn vừa cảnh báo cho người đọc, lại vừa trì kéo người ta đi đến tận cùng tác phẩm. Nó cuốn hút trẻ em bởi hình thức ngộ nghĩnh, hóm hỉnh và hấp dẫn người lớn ở sự sâu sắc có thể mở ra những suy ngẫm để người ta nhìn sâu hơn vào ý nghĩa trong mối tương quan giữa con người, giữa các sự vật của cuộc sống” [25, tr.234]. Có thể nhận thấy giọng điệu suy tư, triết lý bao phủ toàn sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần. Theo khảo sát của chúng tôi, trong hầu hết các tác phẩm của anh đều chứa đựng những câu nói mang tầm triết lý cao, được thể hiện bằng tiếng nói của cả nhân vật trẻ em và nhân vật người lớn.

100

Trước tiên, giọng suy tư triết lý được biểu hiện ngay ở nhan đề tác phẩm.

Đằng sau ngôn từ bình dị Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ một là những tầng nghĩa vô

cùng to lớn. Vừa nhắm mắt và vừa mở của sổ, để lắng nghe những âm thanh của cuộc đời vọng lại. Mỗi chúng ta thử nhắm mắt lại để thụ cảm mùi hương quen thuộc của các loài hoa trong khu vườn, đển đoán biết được loài hoa nào đang nở. Hơn nữa, có thể nghe từng tiếng bước chân, từng hơi thở của những người thân trong gia đình. Chúng ta sẽ phát hiện ra những điều vô cùng thú vị từ những âm thanh quen thuộc đó. Tầng triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm đằng sau nhan đề bình dị ấy, phải chăng đó là : Mỗi chúng ta hãy lắng lòng mình xuống, bình yên đón nhận những giây phút không thời gian của cuộc sống để hiểu được giá trị của biết bao điều nhỏ nhoi mà mình đang có, để biết yêu thương luôn nằm quanh ta. Hay nhan đề tiểu

thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ là sự chứa đựng của những lớp nghĩa kỳ thú.

Không có thời gian cũng chẳng có hiện thực nhân gian, những cô bé trong khu vườn trên đồi chẳng khác gì những thiên sứ nhỏ đang đi vẽ thiên đường cho chính mình. Đó là sức mạnh vạn năng của những thiên thần trong việc chống lại thế lực kỳ bí hiểm ác. Ngay ở nhan đề tác phẩm đã vẽ ra thế giới hoang đường, một thế giới không có thật ở cuộc sống nhưng lại rất thật trong tâm tưởng. Nhà văn như muốn nói đến sức mạnh của con người, những thiên thần bé nhỏ gồng mình vượt qua khỏi những lời tiên đoán của tiên tri, của số phận. Sự mạnh mẽ cần được vực dậy, con người cần những niềm tin, khát vọng, dù đôi khi nó thật ảo ảnh mơ hồ như những đôi cánh thiên thần.

Giọng suy tư, triết lý được thể hiện qua những lời trần thuật của nhân vật trẻ thơ, ấy là lúc tác giả cần phải lên tiếng trước một hiện thực nào đó của cuộc sống. Chính cách xây dựng nhân vật và lựa chọn kết cấu của cốt truyện đã ẩn ý một lời bình luận. Không giống với tư tưởng triết lý về hình tượng bông hoa mảnh mai bị cuộc sống vày vò, trải qua biến động để trở thành hòn cuội trắng đẹp, rắn chắc và

thơm tho trong Sự tích hòn cuội trắng của Nguyễn Thị Miền, cậu bé Dũng trong

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần đã triết lý về “điều bí mật”

bằng những lời văn hết sức nhẹ nhàng nhưng đong đầy ý nghĩa: “Mỗi con người đều có một bí mật của riêng mình, khi bạn để ý bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bí

101

mật về những người xung quanh mình. Và khi bạn kể cho một người biết giữ bí mật thì người đó sẽ giữ giùm bạn bí mật và bí mật ấy vẫn còn” [56, tr.102 ]. Hay những suy tư trong sự bất tử hóa cho tình yêu thương vĩnh viễn, về quy luật sinh sôi của con người “Người ta nói khi một người mất đi, ngôi sao của người ấy sẽ tắt. Tôi hú vía vì vẫn thấy ngôi sao của bạn tôi trên bầu trời… bầu trời sẽ như một tấm thảm sáng kết liền lại. Vì đơn giản thôi, trên trái đất này, trẻ con vẫn không ngừng được

sinh ra và lớn lên…” [56, tr.185]. Hay trong Một thiên nằm mộng, nhân vật em nhìn

đời qua những giấc mộng dài hằng đêm, vì thế, triết lý hồn nhiên thơ ngây của cậu cũng được khúc xạ từ chính những giấc mộng đó. Em cho rằng: “Khi một người đi ngủ là người ấy đã đi vắng. Họ vẫn nằm đây nhưng thực ra họ đang đi đâu đó rất xa. Những lúc họ mỉm cười là lúc họ chạy vụt về thăm lại ngôi nhà của mình là thân thể của họ… sau đó họ an tâm đi tiếp.” [52, tr.68]. Trước ý kiến của tất cả mọi người cho rằng bà Cả Sề là một người điên nhưng đối với em đó là một ý kiến sai lầm, bởi vì “Em nhìn sâu vào đôi mắt ấy. Ai dám nói bà là một người điên nào. Một người điên không thể có một đôi mắt như vậy. Một đôi mắt biết ướt vì nhớ con, lại biết đau khổ khi nhìn.” [52, tr.113]. Một cậu bé ở cái độ tuổi còn non nớt, tưởng chừng sự trải nghiệm còn mỏng manh nhưng lại có những lời nói khiến người lớn chúng ta

phải giật mình suy nghĩ. Sự đồng cảm và thấu cảm trong tâm hồn đã khiến cậunhìn

thấy được những giọt nước mắt chảy âm thầm của một người mẹ nhớ con, thấy được nỗi buồn găm mạnh vào trái tim người phụ nữ đang mong mỏi tìm được đứa con đã đánh mất. Khi vệt sáng long lanh trên mắt bà xuất hiện trong bóng tối nhập nhoạng em cho rằng đó là thứ ánh sáng “lạ lùng, đẹp nhất”. Tác giả đã khái quát cho một triết lý lớn lao về nhân sinh con người đó là: khi nhìn nhận về một con người chúng ta không nên xét đoán từ bề ngoài mà hãy nhìn sâu vào trong tâm hồn họ, hãy đánh giá bằng trái tim biết yêu thương chân thành để đồng cảm và thấu hiểu nhau hơn.

Thêm nữa, giọng suy tư triết lý còn được khúc xạ qua những lời trần thuật của nhân vật người lớn. Đó là những lời răn dạy, triết lý được ghim lại trong tâm thức trẻ, trở thành tấm gương soi sáng mọi suy nghĩ, hành động của trẻ (điều này chúng tôi đã làm rõ ở phần 2.1.2). Đó là thế giới của những triết lý về tình yêu với thiên

102

nhiên cây cỏ, về tình cảm gia đình, về niềm thương bè bạn, về tình làng nghĩa xóm, về mỹ tục văn hóa của quê hương… Cao hơn cả, đó là thế giới tình yêu thương giữa con người với con người không chỉ trong một quốc gia dân tộc mà còn vươn ra thế giới, đồng loại thân yêu. Tất cả hội tụ như một mảng sáng rực rỡ nhất chiếu rọi những mẩu chuyện mà nhà văn xây dựng lên. Nhà văn như muốn truyền lửa cho những nhân vật ông bố, bà mẹ để khơi gợi những phương cách ứng xử hoàn hảo nhất với trẻ. Nhà văn như muốn thay lời nhân vật mà giáo dạy lứa tuổi thần tiên rằng : Hãy yêu thương và trân trọng cuộc sống, hãy gìn giữ những mỹ tục của cha ông, hãy tìm cho mình một tâm hồn đẹp nhất để hạnh phúc tràn đầy muôn nơi, để trẻ thơ luôn cất tiếng cười, để tương lai đất nước “ngập tràn trong bình yên tiếng hát”.

Tính triết lý không chỉ có ở nhan đề, lời trần thuật mà còn được thể hiện trong cấu trúc tác phẩm. Đó là một cấu trúc chặt chẽ, giàu ý nghĩa tư tưởng và mang dấu

ấn sáng tạo của nhà văn. Giống như Nhạc dế của Phượng Liễn, Vừa nhắm mắt vừa

mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần có một cấu trúc mới lạ và giàu cảm xúc. Thực

chất đó là hành trình vừa nhắm mắt và vừa cửa sổ để xem cuộc đời nói gì với mình? Trong cuộc hành trình ấy, cậu bé đi tìm kiếm những niềm yêu thương từ cuộc sống. Đó là niềm yêu thương về mẹ, về cha, về bạn bè thầy cô, về thiên nhiên vạn vật…để rồi cậu tìm đến một niềm nhớ mong kỳ diệu hay cũng chính là triết lý của toàn tập truyện “Tôi biết mình sẽ không bao giờ quên được, vì tôi vẫn còn nhớ lắm. Tôi nhớ tất cả những gì đã bay qua bầu trời của tôi. Tôi nhớ từng bông hoa, từng mùa mưa

nắng, từng rẻo đất, từng con người…” [56, tr.184]. Hay trong Một thiên nằm mộng,

Nguyễn Ngọc Thuần đã gắn kết rất nhiều mẩu chuyện be bé xinh xinh để diễn tả con đường lục tìm kí ức trong giấc mơ của nhân vật em. Đó là con đường của những gì thân thuộc nhất, chảy dài trong mênh mông nỗi nhớ hằn sâu vào ý thức. Từng quãng ngưng trên con đường ấy là phút ngoái lại về những niềm yêu thương, về mẹ, về anh Toàn, về bà Cả Sề, về anh em thằng Tí…Và cho đến cuối con đường, nhân vật đã tìm thấy điều kỳ diệu trong hành trình lục tìm kí ức, tìm thấy vị thần chân lý của đời mình “Vị thần đó chính là một người mẹ. Và trên tay người mẹ luôn

103

có một thiên thần để yêu, để ca hát, để bay lượn. Và từ đó, một đứa trẻ được ra đời….Đó là điều vĩ đại nhất trên thế gian này” [52, tr.129]

Đối với Nguyễn Ngọc Thuần, những điều bé nhỏ trong cuộc sống lại luôn chứa đựng những giá trị vô cùng to lớn. Bằng cách “câu mồi nhỏ”, những chi tiết đắt giá đã được nhà văn lựa chọn để thể hiện tư tưởng triết lý của mình. Với một giọng kể nhẹ nhàng tinh tế, những câu chuyện diễn ra thường ngày được tái hiện một cách sinh động và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện của anh là tiếng nói của tình thương yêu và lòng nhân ái mà mỗi người tự đi tìm trong đó những bài học cuộc sống cho chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)