Văn hóa gia đình nền tảng nuôi dưỡng nhân cách con người

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 50)

6 Cấu trúc luận văn

2.1.2.Văn hóa gia đình nền tảng nuôi dưỡng nhân cách con người

Gia đình là nhân tố quan trọng quyết định sự vững bền và phát triển của một xã hội, một cộng đồng dân tộc. Gia đình cũng chính là cái nôi, là bước đệm đầu tiên cho sự hình thành nhân cách mỗi con người. Văn hóa gia đình truyền thống Việt

luôn lấy “đạo hiếu”, “hòa thuận” làm kim chỉ nam cho mọi hành động và triết lý

sống. Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học dân tộc nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng, đề tài “trẻ em trong gia đình” đã trở thành những mảnh đất màu mỡ thu hút biết bao cây bút tài năng chăm chỉ khám phá tìm tòi những giá trị văn hóa phù hợp với thời đại. Những tác phẩm đã một thời làm rung động biết bao trái tim người đọc bởi tình cảm gia đình thiêng liêng ngấm sâu vào

51

Phan Thị Thanh Nhàn, Dòng sông thơ ấu của Duy Khán, Hành trình thơ ấu của

Dương Thu Hương, Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang Thân…

Không giống như tổ ấm gia đình thiếu vắng tình cảm mẹ cha trong Côi cút

giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, cũng không phải những đứa trẻ bị lưu lạc, gia

đình bỏ rơi như bé An trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, nhỏ Tấm trong

Đứa con nuôi của Nguyễn Khải…, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng những tổ ấm

tuyệt hảo cho trẻ thơ với thế giới tình thân sâu lắng. Người đọc có thể thấy văn hóa gia đình thẫm đẫm trong những trang văn của Anh. Anh đã dụng công góp nhặt những nét đẹp tinh túy trong mỗi mái nhà Việt để xây dựng những lối sống, lối suy nghĩ và hành xử giữa những con người ruột thịt giàu tình cảm. Nhà văn đã rất khéo khi hòa trộn những tinh túy của gia đình truyền thống từ xa xưa truyền lại với những nét hiện đại của gia đình thời hội nhập. Nó không còn là ngôi nhà của nhiều thế hệ với những tập tục cũ mèn “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” mà hóa thành ngôi nhà vừa mang nét truyền thống vừa mang nét hiện đại. Các thành viên trong gia

đình có mối quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng từ nhau. Dường như, những kí ức

tươi đẹp về tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Thuần trong mái ấm gia đình thân thương đã trở thành chất liệu quý báu cho những tác phẩm thiếu nhi mà anh kỳ công mài giũa.

Dưới phạm vi của đề tài, chúng tôi xét văn hóa gia đình trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần thể hiện qua các mối quan hệ : cha mẹ và con cái, anh (chị) và em, vợ và chồng. Nguyễn Ngọc Thuần đã lưu giữ những giá trị văn hóa đó bằng khả năng xây dựng những mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các thành viên trong gia đình. Trong mối quan hệ ấy, luôn diễn ra sự tác động hai chiều để chuyển thụ những cảm thức bản thân vào nhau, tạo thành một địa hạt văn hóa trong lòng cuộc sống gia đình. Từ việc tìm hiểu đó, chúng tôi đi sâu khai thác những giá trị truyền thống và hiện đại được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm, để từ đó làm rõ được triết lý sống cũng như tư tưởng ngợi ca, ngưỡng vọng văn hóa gia đình của nhà văn.

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 50)