Thế giới tâm linh – cội nguồn những ý niệm văn hóa của con người

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 65)

6 Cấu trúc luận văn

2.1.3. Thế giới tâm linh – cội nguồn những ý niệm văn hóa của con người

Theo Nguyễn Đăng Duy thì văn hóa tâm linh là “Văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong

cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo [12, tr.26]. Văn hóa tâm linh có những biểu hiện

vô cùng phong phú trong cộng đồng người Việt. Người Việt cho rằng trong một con người luôn tồn tại cả thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng khó nắm bắt nên người xưa đã thiêng hóa nó thành khái niệm linh hồn. Người xưa quan niệm khi hồn lìa khỏi xác là lúc con người trút hơi thở cuối cùng. Khi đó, thể xác hòa vào cát bụi còn linh hồn vẫn tồn tại, được thần linh mang đi.

66

Sau đó tiếp tục chuyển sang “sống” ở một cõi khác. Đó là thế giới bên kia, là “cõi âm” theo triết lý âm dương (hồn đi từ cõi dương gian, dương thế sang cõi âm-âm ti, âm phủ). Hồn không thể tiêu tan cho nên con người sau khi chết vẫn còn lại linh hồn, “thác là thể phách, hồn là tinh anh” [12, tr.127]. Hồn ấy có bản chất như thần linh, ma quỷ. Tuy thuộc về thế giới khác, linh hồn vẫn tác động trực tiếp đến đời sống con người, gây họa hay tác phúc cho con người. Đó chính là cơ sở của lòng tin vào linh hồn, vào hiện tượng âm phù và hình thành tục thờ cúng người chết - một hình thức tín ngưỡng cổ xưa nhất của loài người.

Theo dòng chảy của văn học Việt, thế giới tâm linh thể hiện sức mạnh nội tại của mình với đời sống tinh thần con người. Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn học dân gian. Tín ngưỡng ẩn tàng trong nhiều thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao dưới những dạng thức khác nhau. Kế thừa những yếu tố tâm linh trong văn học dân gian, văn học trung đại hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó : phản ánh tâm linh của người Việt thời trung đại, đồng thời lưu giữ một cách khá đầy đủ, bản chất giá trị văn hóa tâm linh của thời đại sản sinh ra nó. Đó là một hệ thống tín ngưỡng, phong tục, những ứng xử, quan niệm tâm linh.... tạo thành thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đến thời kì văn học Việt Nam hiện đại, ngoài sức mạnh nội sinh của bản sắc truyền thống, ảnh hưởng xu hướng văn học kỳ ảo phương Tây thế kỉ XX cùng những yêu cầu của thời đại đã khiến nó “vận hành” thích ứng với guồng quay nhân loại. Văn hóa tâm linh trong sáng tác văn học hiện đại được biểu hiện ở hai mặt: nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đó là sự thức nhận những giá trị thiêng liêng trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ giữa con người với xã hội và

với chính mình; là sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng và sự tôn kínhvề Chúa,

Phật, thần thánh như một biểu tượng về những giá trị tốt đẹp, vĩnh hằng... Về nghệ thuật, đó là việc nhà văn xây dựng những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng làm khơi dậy những xúc cảm cao quý ở con người.

Dưới sự chi phối của đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thế giới tâm linh thật độc đáo. Độc đáo ở chỗ thế giới tâm linh tồn tại trong tâm hồn trẻ thơ nên điểm nhìn sáng tác cần thay đổi. Tác giả không thể miêu

67

tả thế giới tâm linh rõ ràng như trong tâm thức của người lớn (bằng các hình thức: thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng lịch sử văn hóa, thờ tà thần) mà thế giới tâm linh nó đáng yêu, gần gũi, chân thật. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin xét thế giới tâm linh trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần ở hai điểm nổi bật: một là những ý niệm về “hồn” và “ma”; hai là những ý niệm về niềm tin cổ tích.

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)