Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 43)

6 Cấu trúc luận văn

2.1.1.2.Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội

Con người tồn tại không chỉ trong thiên nhiên mà còn trong các mối quan hệ xã hội. Một xã hội được coi là văn minh khi các mối quan hệ giữa người với người được xây dựng bằng lối hành xử giao tiếp có văn hóa. Tức là nền tảng cơ bản nhất để đánh giá sự văn minh của một Quốc gia dân tộc đó chính là văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Người Việt Nam yêu chuộng lối ứng xử trọng tình, trọng nghĩa. Người ta nhìn nhận văn hóa ứng xử ở chữ “tâm” và chữ “nhẫn”. “Tâm” là khi các đối tượng tham gia giao tiếp phải có tấm lòng, tình cảm chân thành, thiện chí. Còn “nhẫn” tức là phải có sự kiên trì nhẫn lại, nhường nhịn nhau, thậm chí một vài trường hợp còn chịu thiệt thòi đôi chút. Người Việt cho rằng khi ứng xử mà có cả “tâm” lẫn “nhẫn” thì lúc đó con người mới thực sự đạt được hiệu quả giao tiếp. Văn hóa ứng xử trong quá trình giao tiếp được xây dựng trên các mối quan hệ của con người : ứng xử trong gia đình, họ hàng; ứng xử trong làng xóm; ứng xử nơi trường học; ứng xử giữa những người cùng giới và khác giới ; ứng xử giữa những người đồng nghiệp…hay cao hơn cả là ứng xử giữa tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc, giữa những quốc gia trên thế giới. Xét theo quy phạm đạo đức truyền thống xưa, người Việt trọng tình hơn trọng lý, tình cảm hơn vật chất, coi trọng gia đình và quan hệ cộng đồng, trọng kinh nghiệm và tuổi tác. Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp ứng xử đó là “quan hệ trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu, vợ chồng ân tình, anh em thuận hòa, bạn bè tình nghĩa”[24, tr.97].

Chắt lọc những tinh túy của phương thức ứng xử tình nghĩa truyền thống, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng những mối quan hệ xã hội đậm đà hương sắc Việt. Đó là tình cảm làng xóm thân thiết, tình bạn gắn bó keo sơn, và cao hơn cả là tình cảm chân thành với cả những người “lạ mặt”.

Trong dân gian thường có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”,... Đó là những kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc sống của cha ông ta. Khi chúng ta sống chân thành và thân thiết với những người xung quanh thì chúng ta sẽ thấy họ cũng như anh em ruột thịt của mình. Sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng những nhân vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, không phân biệt thân sơ và xem nhau như người thân trong gia đình. Họ cùng

44

nhau chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cùng giúp nhau vượt qua mọi khó khăn

thử thách trong cuộc sống. Trong truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, những

người hàng xóm thân thiết với nhân vật chính đó là chú Hùng, cô Hồng và ông Tư. Chú Hùng là “người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố”. Dù chỉ là láng giềng, hai chú cháu không hề ruột thịt nhưng cái cách nựng cậu bé khiến chúng ta trân trọng về tình cảm con người thật đáng quý. Buổi sáng nào chú cũng sang chơi với cậu bé, và thứ trò khởi đầu cuộc gặp gỡ ấy là trò ú tim “Những buổi sáng chú hay chui đầu vào cái mền tôi đang đắp hỏi:

- Có ai ở nhà không?

Tôi nói:

- Có, có …!

- Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè.

Tôi nói:

- Tui cũng không biết nữa chú hai ơi!

- Vậy ai lên tiếng với tui vậy cà? - Đó là cái nhà. Tui là cái nhà đây! Chú rờ lên người tôi nói:

- Vậy cái cửa sổ đâu? Sao tui tìm hoài không thấy cái chốt hè! Ô! Đây có phải

cái chốt không? Tôi hét lên:

- Không phải, đó là con cu!

Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú”[56, tr.23].

Người đọc có thể thấy trong những đoạn hội thoại đáng yêu ấy một thứ tình người ấm áp. Chú Hùng không còn là người “ngoài” nữa, chú đã hóa thành những niềm vui, hạnh phúc của cậu bé vào mỗi ban mai thức dậy. Những hành động của chú Hùng như hành động của một người cha, người chú ruột thịt. Chúng ta khó có thể tìm ra ranh giới tình cảm ở đây, không thể phân biệt những hành động đó là của người hàng xóm hay của người thân nữa. Nguyễn Ngọc Thuần đã phát triển tình cảm làng xóm ở một mức cao nhất khi “Bố tôi gọi chú là người nhà vì việc lớn nhỏ

45

chú đều làm giùm, và khi làm thì làm rất cẩn thận”[56, tr.25]. “Người nhà” tức là người trong gia đình, cùng làm chung mọi việc, thương nhau như “máu mủ ruột già”. Và thế là cậu bé đón chờ tình cảm thiêng liêng ấy “mỗi buổi sáng tôi đều nằm nán lại chờ chú. Tôi luôn nghĩ mình phải đóng vai gì để chú cười to nhất. Tôi yêu giọng cười của chú lắm! Nằm trong mền tiếng cười thật vang. Nó cứ âm âm trong đầu tôi như một bài hát. Có một bữa sáng nọ, chú không ghé, tôi chờ mãi đến sốt cả ruột”[56, tr.24]. Tình cảm của cậu bé dành cho chú hàng xóm cũng thật lớn, yêu giọng cười và mong ước có thể làm thật nhiều trò để giọng cười ấy vang lên, niềm vui của cậu bé lúc này chính là tiếng cười của chú Hùng.

Thứ tình cảm thiêng liêng khi con người biết lấy niềm vui, nỗi buồn của người khác làm nụ cười và giọt nước mắt của chính bản thân mình. Những lúc hạnh phúc hay những khi buồn đau thì họ luôn bên nhau, chia sẻ với nhau để cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Khi chú Hùng lấy vợ là cô Hồng, nhân vật người bố đã “tặng chú Hùng nguyên một con bò, cột dây dẫn lên sân khấu đàng hoàng… Bố cười ha hả. Chưa bao giờ tôi thấy bố tôi vui như vậy. Bố không ngớt nói chuyện. Khi nói chuyện, bố còn nhổ cả râu cằm” [56, tr.38]. Người bố đã tặng một món quà “sang”, một món quà được tặng đi như niềm vui nhận lại, món quà ấy là thứ tình làng nghĩa xóm thân thiết như ruột thịt, món quà của sự sẻ chia ngày hạnh phúc. Nguyễn Ngọc Thuần còn lột tả sự thương yêu chân tình nhất khi cô Hồng sinh non, bị thiếu máu, chính nhân vật bố đã cho máu để cứu lấy mạng sống của cô. Trước nỗi đau của vợ chồng chú Hùng, nhân vật bố và nhân vật mẹ như người anh trai, chị gái đã an ủi động hai đứa em của mình. Họ an ủi bằng lời nói “Cứng rắn lên. Mày mà như vầy thì sao cô Hồng sống nổi. Rồi sẽ có những đứa con khác. Chúng mày còn trẻ mà. Mày phải giúp nó vượt qua. Người đàn ông cần nhất lúc này đó” [56, tr.119] và cả hành động nữa, họ lo toan, thu xếp và chăm chút từng li từng tí một, từ bữa ăn đến việc đồng áng, từ những việc lặt vặt đến to tát, họ đều giúp đỡ chân tình. Rồi tất cả mọi người trong làng khi hay tin đều “kéo đến trạm y tế đông nghẹt. Họ ngồi im lặng và chờ đợi” [56, tr.117 ]. Họ chờ đợi những điều may mắn đến với gia đình của đôi vợ chồng trẻ, chờ đợi và mong ước như cho chính bản thân mình vậy.

46

Nguyễn Ngọc Thuần còn xây dựng tình cảm của cậu bé Dũng với ông Tư, một người hàng xóm luôn hết lòng vì người khác. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, ông đã để lại một phần thân thể nơi chiến trường xưa. Nhưng sự mất mát ấy không làm ông bận tâm, điều khiến ông buồn khổ là ông đã không cứu được một đứa bé trong một cuộc chạy bom năm ấy. Hành động và cách ứng xử của ông khiến cậu bé vô cùng khâm phục và nhận ra những ý nghĩa giản dị của cuộc sống “Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những người không còn đầy đủ thân thể.” [56, tr.31]. Và thế là cậu bé an ủi ông lão rằng “con sẽ cho ông ngón út. Con kể bí mật này cho ông nhé, trong mười ngón tay, con thương nhất là ngón út. Nó là ngón thiệt thòi nhất, bé tí. Nó yếu nữa....Nhưng mà thôi, con sẽ cho ông mười ngón” [56, tr.30]. Chú bé đã tình nguyện làm đôi tay của ông như bù đắp những thiệt thòi mà ông phải chịu đựng bấy lâu. Những nơi thôn quê ấm áp tình người, người ta sống với nhau bằng tình cảm chân thành không vướng bận vật chất, cái nghèo nàn nhếch nhác không che lấp được tình cảm lớn lao sáng trong giữa những người hàng xóm bình dị.

Xét theo văn hóa ứng xử trong môi trường xã hội, nếu tình làng nghĩa xóm được coi là ứng xử trong môi trường làng xã, thì tình bạn bè chính là văn hóa ứng xử nơi trường học. Trong dân gian có nhiều ca dao, tục ngữ ca ngợi “Bạn bè là nghĩa tương thân / Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau / Bạn bè là nghĩa trước sau / Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”,… Nguyễn Ngọc Thuần dùng trang văn của mình để ngợi ca những tình bạn đẹp “như một giấc mơ” ấy.

Không giống như thế giới đa sắc màu của “tình bạn thăng hoa” tuổi học trò ngốc nghếch tinh nghịch trong Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương, … Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng những mối quan hệ bè bạn mang đậm hơi thở yêu thương. Đó là tình bạn giữa nhân vật tôi và thằng Tí, chúng thân nhau lắm, thân đến mức hàng đêm chúng vẫn rủ nhau trèo lên cái chảng ba sau nhà để thưởng thức bầu trời đêm. Chúng chọn cho mình một vì sao và nhất định hai vì sao đó phải gần nhau, gần thật gần như tình bạn của chúng. Tình bạn ấy trải qua cơn giông tố khi thằng Tí nghịch dại bị rắn độc cắn, Dũng – nhân vật tôi đã “òa lên khóc” vì “hình ảnh thằng Tí vẫn không buông tha”. Nó nhận ra rằng bố nó nói thật đúng “khi một

47

người thương yêu của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa từng khoảng trời trong trái tim mình. Đó là một khoảng trời rất rộng mà ta hít thở từng ngày. Ta được nuôi sống” [56, tr.170]. Rõ ràng chúng đã coi nhau là “một người thương yêu” nghĩa là tình bạn đã chạm đến ngưỡng của tình thân, tình cảm tri kỷ. Chúng vẫn là trẻ con thôi, chúng mới chưa tròn mười tuổi vậy mà chúng thương nhau, lo lắng cho nhau như anh em trong nhà. Và khát vọng của một tâm hồn thánh thiện đó chính là tình bạn cần được nhân rộng thêm ra “Người ta nói khi một người mất đi, ngôi sao của người ấy sẽ tắt. Tôi hú vía vì vẫn thấy ngôi sao của bạn tôi trên bầu trời, càng lúc càng rực rỡ chạm dần đến ngôi sao của tôi” [56, tr.185].

Tình cảm bạn bè luôn được “thử sức”, những lúc hoạn nạn mới biết lòng nhau.

Trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần đã khắc họa đậm

nét thế giới tình bạn đáng được ngưỡng vọng. Khi con Dung bị ngất lịm đi như chết, cả lũ đứa nào cũng bị “chảy máu” và hoảng sợ, thằng Toàn thường ngày mít ướt lại anh hùng hơn tất cả. Thằng Toàn không bỏ mặc bạn, nó lay con Dung dậy rồi cõng bạn và hô hào cả lũ mạnh mẽ bước tiếp tìm đường thoát ra khỏi khu rừng. Tất cả bọn chúng dúm lại, ôm nhau, truyền cho nhau chút hơi ấm còn rớt lại, và dìu nhau tìm đường trở về nhà. Từ lúc này chúng không rời nhau một bước, đứa này ôm đứa kia và động viên nhau rằng “sắp về đến nhà rồi”. Chính thằng Toàn là người đã cứu sống con Dung, và cho tất cả bạn bè thấy được tình bạn “đẹp thật là đẹp”, thằng Toàn được vinh danh là “đứa anh hùng nhất”. Những người bạn tri kỷ là trong gian khó không bỏ mặc nhau, giúp đỡ nhau vượt qua những nỗi đau của cuộc sống. Nhân vật tôi đã nhận ra một điều “trong hoạn nạn con người mới học được một bài học về sự yêu thương” và chúng biết tự đáy lòng “từ nay chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau được nữa” [56, tr.78]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Một thiên nằm mộng, tình bạn còn được khắc họa sâu đậm giữa nhân

vật em và anh em thằng Tí tật nguyền. Nhân vật em luôn tự nhủ cần phải bù đắp cho sự thiếu thốn, thậm chí là bất hạnh của hai đứa bạn. Khi nó coi anh em thằng Tí là bạn thì niềm thương chân thành bung nở như một điều hiển nhiên. Nó thấy mình cần phải cho đi tình cảm để xoa dịu những đau đớn, gom nỗi buồn để ném thành những niềm vui. Khi đó, nó thấy mình thật lớn mạnh. Cái ngày mà anh em thằng Tí

48

phải cưa đôi để giữ lấy sự sống thì nhân vật em chẳng thấy sợ nữa, nó đã đến bên để an ủi động viên như người bạn thân thiết nhất “mày cho tao chụp chup với. Tao sẽ giả vờ như dính chùm với anh em mày luôn. Tụi mình sẽ thành ba thằng giàu có. Nếu muốn nữa tao sẽ kéo thêm anh Toàn của Tao, bốn thằng mình sẽ dính chùm thành bốn thằng giàu có” [52, tr.123]. Trước những lời động viên của cậu bạn, cả lũ “cùng cười hí hí, cười hà hà, cười ha ha”, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên của ba đứa trẻ cũng chính là bài học về sự sẻ chia, về ứng xử con người. Trong xã hội ngày nay, cần lắm những tấm lòng hảo tâm, tấm lòng ấy đôi khi không phải là vật chất mà chỉ là những lời động viên, an ủi, là những cái nắm tay thật chặt để rũ bỏ khoảng cách mà xích lại gần nhau hơn.

Độc đáo hơn nữa, trong những trang viết tâm gan của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã đẩy lối ứng xử nghĩa tình đến đỉnh cao nhất khi những con người chưa từng quen biết, chưa từng nghe tên nhưng họ thương nhau thật nhiều, thương nhau như đã gắn bó từ rất lâu. Đáng khâm phục thứ tình cảm ấy, dù “xa lạ” nhưng họ như đã “thân quen”, họ đối xử với nhau thân thiết, trao tặng những món quà cho nhau, nụ cười cho nhau.

Trong truyện Bà Ma – Xơ đàn, người bố đã phát hiện ra một thằng bé ăn xin

“lạ mặt” trong lùm hoa sau vườn. Ông cũng không lên tiếng, cũng chẳng đuổi đi mà dành cho nó một vinh dự đặc biệt “từ dạo phát hiện nó ngủ trong vườn, bố tôi bảo kệ nó, làm lơ cho nó. Thỉnh thoảng bố còn để một vài trái ổi dưới bụi lài. Có hôm, tôi còn thấy bố ra vườn nhìn nó ngủ. Bố nói, nó là món quà của bố. Khi trồng một khu vườn mà không ai đến thăm, không có ai yêu nó thì đó là một nỗi buồn hơn là niềm vui. Những buổi trưa, bố cấm ngặt tôi ra vườn. Bố để dành khu vườn cho nó”[56, tr.134]. Rồi ngay cả cậu bé cũng đã rủ lũ bạn cùng nhau tặng con dế cho đứa bé ăn xin như một món quà bí mật. Nhưng rồi có một xích mích nhỏ vì cái tính ương ngạnh của cả hai, cậu bé đã cãi nhau với “thằng ăn xin”, và nó đã trả lại món quà tuyệt vời kia “con dế”. Nó bỏ đi để lại nỗi ân hận triền miên trong lòng cậu bé “Tôi vĩnh viễn đứng bên đây, hun hút xa cùng với nỗi ân hận. Bố tôi nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy “nỗi nhớ” của

49

yêu đồng loại vô hạn. Bà Cả Sề là một người đàn bà xa lạ, cũng chẳng biết bà đến từ đâu, chỉ biết bà bị điên, bà luôn trốn trong bụi lúa, và bà bị mất con nên lúc nào cũng lang thang tìm con. Rồi một ngày, chính bà khùng lên, túm lấy em và làm em bị thương, nhưng em không hề sợ cũng không hề trách mà chỉ thương khi thấy bà bị

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 43)