Giọng điệu trữ tình, trong trẻo

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 95)

6 Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu trữ tình, trong trẻo

Khi viết cho trẻ thơ thì hầu hết các tác phẩm thường mang giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng, trong trẻo để phù hợp với sự tiếp nhận của các em và như một sự ngẫu nhiên nhưng hợp lý, nó vô tình chạm đến một nét phổ quát trong văn hóa ứng xử

96

người Việt. Đó là kết quả của một nền văn hóa coi trọng tinh thần hơn vật chất, yêu chuộng sự nhẹ nhàng, tình cảm, dịu ngọt. Trên khu vườn văn học thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần góp mình cho việc ươm mầm tâm hồn trẻ và để có thể thành công, không thể thiếu điệu hồn dân tộc len lỏi vào từng nhịp điệu ngôn từ. Với giọng điệu trữ tình trong trẻo, Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho người đọc những trang truyện giàu cảm xúc và tràn đầy chất thơ.

Trước hết, giọng điệu trữ tình, trong trẻo được thể hiện qua những bức tranh “tuyệt hảo” bằng điểm nhìn trẻ thơ. Với trẻ thơ, chúng thích những gì đó mang ấn tượng mạnh từ cuộc sống phả vào các giác quan của chúng. Nắm bắt được nhu cầu tinh thần này, Nguyễn Ngọc Thuần đã kết hợp các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ và giọng văn đầy chất cổ tích để tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với độc giả và giữa độc giả với tác giả. Đó là một bức tranh “tinh khiết” của một vùng quê

tươi đẹp mà bình dị trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Nơi đó, cả thiên nhiên và

con người đều trữ tình, đằm thắm. Những khu vườn xum xuê cây trái, hương sắc hoa phủ kín không gian ngôi làng. Ngôi làng ấy còn được bao bọc bởi con sông uốn lượn dòng nước trong mát chảy êm đềm, nó hiền hòa như chính con người nơi đây vậy. Không chỉ hứng chút tình của dòng sông thơ mộng, làng quê ấy còn thừa hưởng một khu rừng nguyên sơ chứa đựng trong đó nhiều điều bí mật. Một bức tranh mộng mộng mơ mơ, sơn thủy hữu tình đã khiến độc giả như lạc vào xứ sở của bình yên, thanh tịnh. Hay đó còn là một bức họa trữ tình tinh khôi được vẽ bởi một

đôi mắt “thiên thần”, giấc mơ “thiên sứ” trong Một thiên nằm mộng. Với bút pháp

lãng mạn và thi pháp đậm chất cổ tích, Nguyễn Ngọc Thuần đã để nhân vật emnhìn

đời qua những giấc mộng hiền hòa. Tất cả vạn vật xung quanh cuộc sống thân thương đều trở nên lung linh, huyền ảo trong giấc mơ kéo dài triền miên của em. Chẳng hạn như khi em mơ về sự ra đời của cây hoa mồng gà bằng một câu chuyện cổ tích thời hiện đại “em mơ đến một ngày, một ngày nào đó của năm, một người khách lạ đi ngang, họ sẽ ngồi xuống và kể rằng, ngày xưa, xưa lắm có một sinh vật bé bỏng chưa được bay nhảy, chưa được cất tiếng ca đã nằm ở đây, và từ ngôi mộ đó mọc lên những đóa hoa đỏ thắm, người ta gọi nó là hoa mồng gà.” [52, tr.120].

97

Bằng một tâm hồn rộng mở, một giọng điệu hồn nhiên vui tươi, nhà văn đã tạo ra mối giao hòa sóng sánh giữa thiên nhiên và con người.

Trong tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ giọng điệu trữ tình, trong trẻo tiếp tục ngự trị khi nhà văn đã tạo ra một khu vườn tươi đẹp với muôn vàn nhựa sống. Khu vườn như một công viên thu nhỏ với những lối đi uốn lượn quanh co, những bông hoa hút hồn du khách bởi hương sắc kì diệu. Đó là mùi hương “nức nở” của những khóm nhài, ngào ngạt của những khóm cúc. Chúng như dùng sắc đẹp và hương thơm của mình để mời gọi, quyến rũ người xem. Nơi đó còn có chiếc xích đu “mầu nhiệm” mà mọi người có thể lướt nhẹ nhàng theo nhịp để cùng gieo mình vào cảnh sắc thiên nhiên. Những buổi tối dưới ánh trăng lung linh mờ ảo, mọi người cùng ngồi trên những thảm lá “vàng đang ngủ” cùng ngắm trăng và cùng ngẫm ngợi về những câu chuyện cổ tích. Trong không gian yên bình, tràn ngập chất trữ tình thanh thoát ấy, con người yêu thương và trao tặng cho nhau những món quà đẹp nhất của họ.

Giọng trữ tình, trong trẻo còn được nhà văn thể hiện bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Đó là thế giới của những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, những thành tố

tình thái, cảm xúc, yếu tố thơ cũng được sử dụng tinh diệu. Trong Vừa nhắm mắt

vừa mở cửa sổ, nhà văn đã sử dụng rất nhiều câu cảm thán và câu hỏi tu từ để tạo ấn

tượng mạnh đến độc giả. Mỗi câu văn gợi từng cảm xúc dạt dào khó tả: “Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì?” [56, tr. 21]; “Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người dẫn lối? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là những bông hoa… Những bông hoa chính là người đưa đường!” [56, tr.22]. Những câu văn của Nguyễn Ngọc Thuần đặc biệt bởi sự đơn giản của nó, đó là những kho chứa cảm xúc khiến con người có điều kiện để thả hồn mình vào những quãng ngưng nhất định. Qua đó, nhà văn thể hiện được tất cả mọi góc cạnh của đời sống tâm hồn trẻ thơ, vui hay buồn cũng thoảng qua nhanh và rồi mọi thứ lại hồn nhiên tinh khôi trở lại. Hay trong Một thiên

nằm mộng, bằng nghệ thuật lặp nhà văn đã thực hiện một lối kể nhẹ nhàng, yên bình

bậc nhất “Người ta nói bà Cả Sề đi tìm con đã 17 năm rồi. Người ta nói, 17 năm, một đứa bé vẫn không thể biến khỏi trí nhớ của bà. Người ta nói, những đêm ròng

98

nằm ngụp trong mưa vẫn không giết chết được bà, người mẹ này.... và sức mạnh đó người ta gọi bằng một cái tên rất lạ lùng. Người ta gọi là yêu thương. Người ta gọi là tình yêu. Người ta gọi là trái tim. Và người ta gọi mãi cho đến khi không còn thể gọi được nữa” [52, tr.61]. Những yếu tố nghệ thuật như một “trợ thủ” đắc lực để nhà văn diễn tả thành công giọng điệu trữ tình, tha thiết, trong trẻo trong tâm thức văn hóa trẻ thơ.

Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Thuần còn sử dụng yếu tố thơ để làm gia tăng cảm xúc cũng như “thổi” vào tác phẩm của mình một giọng điệu trữ tình ngây ngất. Yếu tố thơ trước hết thể hiện ở những chi tiết, hình ảnh mang chất thơ. Tất cả mọi thứ, từ khu vườn, dòng sông, cách đồng, khoảng rừng, khoảng trời, thiên đường...đều là những hình ảnh đượm chất thơ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần. Yếu tố thơ còn thể hiện đậm đặc bằng những bài thơ tự do được hóa hình dưới khúc hát, bài

đồng dao của trẻ thơ, nó tràn ngập trong từng trang truyện. Trong Một thiên nằm

mộng, những câu thơ tự do xuất hiện hầu hết trong từng mẩu chuyện, nó cứ ào ạt

chảy như sự tuôn ra của cảm xúc:

“Trong bóng mát những thiên thần sợ nắng Trốn chui trốn nhủi cùng với thúi thơm Cánh đồng vun nắm thóc

Vì muốn làm cánh đồng phải chứa đầy hạt giống Chứa đầy túi thơm...” [52, tr.27]

Trong tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ những bài thơ, bài hát cũng

được xuất hiện để ngợi ca về cuộc sống, về những gì đang diễn ra đối với con người. Nguyễn Ngọc Thuần có cả một “Bài ca ngợi chỗ ngồi” với những câu thơ dài ngắn khác nhau, khi đọc lên nó giống như đang đu đưa theo những nhịp đưa của chiếc xích đu, nếu đưa nhẹ thì nhịp nó ngắn gọn và nếu đưa mạnh thì nhịp đưa dài ra, lướt nhẹ nhàng trong khoảng không gian bất tận “Hãy tập nghe lời bài ca xưa / Về những con chim / Bay lượn / Làm sao chúng ta có thể ngồi lại trong thế giới hài lòng / Chúng ta khôi hài mình trong lớp vỏ…” [54, tr.73]. Từng bài thơ là từng câu chuyện nhỏ, được kết dính bởi âm điệu và sắc từ. Đó là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những thiên sứ sống cách biệt với thế giới bên ngoài trong một

99

khu vườn tuyệt đẹp. Bằng câu chuyện về chiếc xích đu, về khung cảnh mùa thu tươi đẹp, bài ca về bóng đêm hay về một thế giới không có thật, Nguyễn Ngọc Thuần đã nêm những yếu tố thơ vào trong tác phẩm như một cứu cánh cho nhân vật của mình. Từng hình ảnh, ngôn từ cho đến những bài thơ đều mang đậm chất trữ tình đằm thắm. Giọng điệu ngân nga, trong trẻo như từng bài ca, tiếng hát cứ reo rắt mãi trong tâm hồn bé bỏng.

Bằng điểm nhìn của con mắt trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Thuần đã viết với giọng trữ tình, trong sáng, mềm mại và giàu chất thơ. Giọng điệu như được tắm gội bởi những “luồng nước” trong trẻo, tinh khôi trong lối sống, lối ứng xử văn hóa nghĩa tình của con người Việt Nam nói chung, trẻ thơ Việt Nam nói riêng. Những trang văn thấm đượm tình người, tình đời, những âm vang đằm thắm dịu dàng nhất. Qua đó, nhà văn như muốn lưu giữ những trạng thái cảm xúc khởi nguyên, những gì là hồn nhiên, thuần khiết trong thế giới tâm hồn trẻ thơ.

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)