Quan hệ giữa anh (chị) và em

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 59)

6 Cấu trúc luận văn

2.1.2.2. Quan hệ giữa anh (chị) và em

Nguyễn Ngọc Thuần không chỉ xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ anh (chị) em trong gia đình. Nhà văn không trực tiếp nói đến tình nghĩa anh (chị) em như ca dao tục ngữ xưa từng ca tụng “Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”, “Chị em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc mọi đường yên vui”, hay “chị ngã em nâng”…mà nhà văn chỉ gián tiếp đề cập đến tình cảm thiêng liêng đó bằng việc xây dựng những nét văn hóa truyền thống như khuôn thước xây dựng nhân cách con người. Bằng hệ thống những hình ảnh, lời nói và cách yêu thương giữa những nhân vật trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Thuần đã cho người đọc chiêm ngưỡng những trang văn đầy ắp tình cảm thâm trầm, sâu lắng.

Trước hết, tình cảm anh (chị) em trong gia đình được bộc tả bằng sự yêu thương chân thành, gắn bó như hình với bóng giữa những nhân vật trẻ thơ. Mái nhà bé nhỏ, nơi có cha có mẹ thân thương, có những bài học đường đời sâu sắc đã nhen

60

nhóm thứ tình anh em kết lại đẹp như một giấc mơ. Chúng truyền cho nhau hơi ấm,

sức mạnh và niềm tin vững chãi vào cuộc sống chẳng mấy may mắn. Trong Một

thiên nằm mộng, Nguyễn Ngọc Thuần đã phác thảo một hình ảnh như là sự hóa thân

kỳ diệu của tình cảm anh em gắn bó keo sơn không thể tách rời “lúc nào cũng ở bên mình, ăn chung với mình, ngủ cùng một lúc với mình; đã vậy, cùng đi một nơi, cùng đắp chung một tấm chăn” [52, tr.23]. Khi thằng Tí em bị “bệnh”, thằng Tí anh đã gắng “ăn thật no” để thằng Tí em nhanh khỏi bệnh. Và lúc đó, tình cảm anh em trỗi dậy giống như tạo hóa sinh ra thằng Tí anh là để gắn liền với thằng Tí em “Anh em tao là một mà. Tụi tao sẽ bệnh chung. Tụi tao cũng sẽ cùng hết bệnh. Bao giờ cũng vậy. Thằng Tí em hay bệnh lắm. Nó rất yếu. Nó lại không chịu ăn. Nên tao

luôn ăn hộ cho nó” [52, tr.111]. Hay nhân vật tôi trong Một thiên nằm mộng cũng

có một người anh, một người anh hay “quát em dậy sớm”, trêu chọc em “có ma kìa”, nói dối ở nhà với em rồi “đi bắn bi”,…nhưng người anh ấy cũng luôn cưng chiều em, kể chuyện cổ tích “dù là chuyện bịa” khi em muốn, luôn ôm em thật chặt, nắm lấy tay em khi lạnh căm căm và nhất là không bao giờ bỏ rơi em dù hoàn cảnh nào xảy ra. Và em nhận ra rằng “Trong giấc mơ em cũng hay nhìn thấy anh. Có lẽ mẹ nói đúng, em đã thương anh mà em không biết, chỉ có giấc mơ mới cho em biết tình yêu của em nằm ở nơi nào” [52, tr.45].

Tình cảm thiêng liêng đó còn được Nguyễn Ngọc Thuần nhấn mạnh ở tính

nhường nhịn, đức hi sinh của một người anh dành cho một người em. Trong Một

thiên nằm mộng, nhà văn miêu tả cái cảnh hai thi thể gắn chùm vào nhau cò cưa vì

thằng anh ngồi xuống mà không hỏi ý kiến thằng em. Cuộc giằng co diễn ra nhưng rồi thằng em ngồi được một chút thì buồn ngủ, ngủ luôn, ngủ ngon, nó ngáy hồn nhiên. Ngắm nhìn đứa em bé bỏng, thằng anh bỗng dưng thấy ân hận và nhận ra em trai nó thật đáng thương, nhận ra tình máu mủ gắn bó. Rồi nó cứ ngồi đó đến tận tối mịt chỉ để ngắm thằng em đang ngủ ngon lành và nó mong sao những giấc mơ đẹp hãy bay đến trong giấc ngủ dịu hiền của em nó. Rõ ràng “đôi giàu có” ấy rất thương nhau, bên ngoài cái vẻ bất cần của thằng anh đó là tấm lòng yêu mến em rất mực. Trong tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, đức hi sinh đã phát triển đến đỉnh cao của tình cảm người chị dành cho các em. Không có mẹ, chẳng còn cha, người

61

chị cả chống chọi với sự khắc nghiệt của tạo hóa, chứng bệnh khùng của con bé ba tăng lên, con út trên chiếc xe lăn thì luôn lăm le những viên thuốc ngủ, chỉ chờ những “nỗi đau tiếp đến” là nó sẽ uống, sẽ nuốt sự chết vào trong người. Và người may mắn nhất cũng là kẻ đau khổ nhất, người chị cả không nhiễm bất cứ thứ bệnh gì nhưng lại là kẻ luôn phải gồng mình lên để nuôi dưỡng và yêu thương các em. Cho đến một ngày, người chị ấy không buồn được nữa vì nỗi buồn đã thành thói quen, không khóc được nữa vì bản năng phải mạnh mẽ đã che lấp. Người chị ấy đã hi sinh cho những đứa em và chưa bao giờ có một ngày cho riêng mình.

Tình cảm anh (chị) em cũng cần vượt qua thử thách mới cứng cáp, trưởng thành, mới thấu hiểu “giọt máu đào hơn ao nước lã”. Thử thách lớn để biết tình thân rộng đến nhường nào. Một ngày “người ta định cưa hai anh em thằng Tí ra làm hai” và “khi cưa ra có thể một trong hai sẽ phải chết” [52, tr.123]. Tình cảm của người anh được đặt lên một bàn cân, nó sẽ thế nào khi sự sống phải giành giật nhau? Một là nó chết hai là đứa em nó chết. Tạo hóa luôn trớ trêu, luôn thử sức loài người, luôn tạo ra những huy chương vàng chiến thắng và bắt con người ta phải thử lửa để giành lấy nó. Và thằng Tí anh đáng được tặng huy chương lắm, huy chương ấy không phải một cuộc đua, một trận chiến mà nó là nhường nhịn và yêu thương, sự lên ngôi của tình cảm ruột thịt “Thằng Tí anh nó sẽ chết vì nó chỉ có một tay. Nó lại luôn thương yêu em nó. Nó sẽ chẳng bao giờ giành phần sống cho mình. Nó sẽ chết để Tí em được sống thật hạnh phúc” [52, tr.123]. Trong truyện này, Nguyễn Ngọc Thuần đã để người đọc chiêm nghiệm về tình anh em ruột thịt chan hòa yêu thương, chúng sống với nhau tình nghĩa, một thứ tình nghĩa cao thượng mà đôi khi trong

cuộc sống quá ưa vật chất, người lớn vô tình lãng quên đi. Trong tiểu thuyết Trên

đồi cao chăn bầy thiên sứ, sau khi người cha qua đời, thử thách đặt lên đôi vai bé

nhỏ. Người chị cả với những giọt nước mắt khóc đến cạn, sự sợ hãi đeo bám chẳng buông tha, lũ trẻ như chim non không cha không mẹ. Cuộc sống của ba đứa trẻ trên “đồi cao”, bên nấm mồ còn chưa xanh cỏ của cha, không một bóng người qua lại trở nên đáng thương ghê gớm. Chúng thương nhau bằng hành động, chúng kết lại thành những tràng sức mạnh để chống lại sự bất hạnh đang ngày đêm reo rắc lên mái ấm gia đình. Không gục ngã trước tử thần hay những lời tiên đoán ác độc, chúng tìm

62

những hạnh phúc cho riêng bản thân và cho cả ba chị em, vẫn gắng sống như những

gì đẹp nhất có của tuổi thần tiên. Hay trong thiên truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa

sổ, sau trò thách đố khờ dại “đêm lạnh không đắp chăn”, hai anh em đã hạnh phúc

nhận ra rằng “em và anh thương nhau nhiều mà bấy lâu nay không ai nói không ai biết” [56, tr.123]

Có thể nói, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng những mối quan hệ anh (chị) em thấm đượm tình cảm yêu thương. Những đứa trẻ mến yêu nhau bằng thứ tình cảm gia đình chân thành của riêng mình. Nguyễn Ngọc Thuần giữ nguyên cái cốt tình nghĩa anh em ruột già máu mủ, thương nhau từ tiếng nói nhưng anh đã thực sự sáng tạo khi xây dựng những hình ảnh dị thường để miêu tả thứ tình cảm đẹp đẽ ấy. Dù chúng chỉ là những đứa trẻ, giận hờn nhau chuyện hằng thường như cơm bữa nhưng chúng cũng đáng để cho người lớn ngẫm ngợi về tình máu mủ, ruột thịt không gì có thể làm cho phai nhạt hay chia lìa được. Sự vươn dậy của đức hi sinh người anh, người chị, sự tiếp nhận yêu thương của người em là mối quan hệ ràng buộc của kẻ cho và kẻ nhận. Nhưng có một điều tuyệt hảo mà nhà văn muốn nói, đó là cả kẻ cho và người nhận đều vượt qua bao giông tố của cuộc đời.

Một phần của tài liệu Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)